Theo tôi, Nghị định quy định rõ rồi, bác cứ y như thế mà làm, mẫu KHĐT và QĐ vãn như thế, chỉ có sửa tên lại thôi mà.
x(
Theo Nghị định 85, khoàn 2, điều 12 có quy định:
Điểm này mình không hiểu lắm, có nghĩa là trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, thì người có thẩm quyềncó trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày.Trích dẫn:
Người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền quyết định đầu tư; người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định. Việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ.
Còn trong trường hợp đã có quyết định đầu tư thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt trong thời gian là bao nhiêu????
Phân tích khoản 2 điều 12 NĐ 85 nhé:
" 2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu Người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền quyết định đầu tư; người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định. Việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ".
Theo tôi, quy định này có thể viết lại như sau mà không làm thay đổi ý nghĩa:
- Người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định.
- Người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định.
Đúng như bạn nói ngữ pháp Việt Nam > phong ba bão táp.
[QUOTE=dinhdangquang;130418]Phân tích khoản 2 điều 12 NĐ 85 nhé:
" 2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu Người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền quyết định đầu tư; người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định. Việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo Quy chế làm việc của Chính phủ".
Theo tôi, quy định này có thể viết lại như sau mà không làm thay đổi ý nghĩa:
- Người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định.
- Người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan, tổ chức thẩm định.
Đúng như bạn nói ngữ pháp Việt Nam > phong ba bão táp.[/QUOT
Tôi xin nêu thêm một cách viết khác:
Thời hạn phê duyệt kế hoạch đấu thầu không quá 10 ngày,kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan,tổ chức thẩm định được quy định thẩm quyền phê duyệt như sau:
-Đối với dự án đã có quyết định đầu tư thì người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền quyết định đầu tư phê duyệt.
-Đối với trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao chuẩn bị dự án phê duyệt.
Không hiểu viết lại như trên có ổn không?
Theo mình thì điều này hoàn toàn đúng, theo mình thì luật cho phép điều này là hoàn toàn hợp lý bởi:
+ Giá gói thầu thường là được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư do vậy có thể đến khi tiến hành đấu thầu thì giá cả biến động nhiều + Thiết kế có phần chi tiết hơn nên lúc đó thì dự toán gói thầu lúc đó mới sát với giá thực nhất.
Tuy nhiên trong trường hợp đấu thầu rộng rãi thì chủ đầu tư có thể phê duyệt dự toán gói thầu hoặc không nhưng chỉ định thầu thì bắt buộc phải có dự toán được phê duyệt.
Mong anh em góp ý thêm!
Theo mình luật cho phép điều này là hoàn toàn hợp lý bởi:
+ Giá gói thầu thường là được xác định trên cở sở tổng mức đầu tư, ở bước đó thì khó có thể có giá sát với giá thực của công trình được, còn dự toán gói thầu được xác định sau và dựa trên thiết kế kỹ thuật nên chắc chắn sẽ chính xác hơn.
Theo mình thì đối với trường hợp đấu thấu rộng rãi thì có thể chủ đầu tư không cần phê duyệt dự toán gói thầu, còn trường hợp chỉ định thầu thì bắt buộc phải phê duyệt dự toán.
Mong các bạn góp ý thêm!
cho e hỏi, theo nd 85 hướng dẫn luật đấu thầu thì qui trình chỉ định thầu đối với công trình dưới 500 triệu : " Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc và giá gói thầu được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho một nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng."
bên e có công trình làm hang rào của 1 cơ quan chỉ khoảng 50 triệu thì cũng phải có kế hoạch đấu thầu (phải đăng báo mời thầu) phải không ạ? Nếu phải như vậy thì có rắc rối quá không?
Với giá trị gói thầu như thế thì tiến hành chỉ định thầu bạn sẽ tránh được các thủ tục đó, không rắc rối nữa :)):))
[QUOTE=mingtt;116343]Tôi tham gia tý: vấn đề các bạn đặt ra là làm sao để xác định đơn giá đúng hay sai?
Hiện tượng xảy ra là Khối lượng (x) Đơn giá (không bằng) Thành tiền (ví dụ: 2 x 3 = 8)
Gặp TH này, việc kiểm tra của Tổ chấm thầu là:
a- Kiểm tra Khối lượng (số 2):nếu đúng (KL=2)-> kiểm tra đơn giá và thành tiền (tiếp phần b); nếu sai -> Hiệu chỉnh sai lệch -> sau khi hiệu chỉnh thì lấy đơn giá (làm căn cứ) tức là lấy khối lượng hiệu chỉnh nhân đơn giá ra đúng Thành tiền thì OK, nếu vẫn sai thì tiếp tục kiểm tra đơn giá và thành tiền;
b- Khối lượng đã đúng, nhân đơn giá vẫn chưa = thành tiền: -> "Sửa lỗi số học và các lỗi khác", trong hầu hết các trường hợp là sẽ lấy Đơn giá làm cơ sở cho việc sửa lỗi, tức là dùng đơn giá tính tính lại thành tiền và so sánh giá trị chênh lệch để tính chênh lệch giá dự thầu sau "Sửa lỗi số học và các lỗi khác".
Có một số trường hợp đơn giá sai mà có các cơ sở để xác định kiểm chứng (biểu giá chi tiết so với biểu giá tổng hợp, đơn giá bỏ trống, đơn giá không hiển thị đầy đủ ...) thì lấy giá trị Thành tiền làm cơ sở tính Đơn giá, sau đó dùng đơn giá tính lại để làm cơ sở pháp lý hiệu chỉnh sai lệch, tức là tính toán chênh lệch giá dự thầu sau "Sửa lỗi số học và các lỗi khác".
Có một vấn đề mong nhận được sự góp ý, thảo luận của các bác.
Có 1 công trình A, đã được người có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch đấu thầu.
Chủ đầu tư đã hợp đồng với đơn vị tư vấn B lập Hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu. HIện nay hồ sơ mời thầu đã được lập xong, chuẩn bị trình chủ đầu tư phê duyệt.
Tại Mục 3, Điều 15 Nghị định 85/2010/NĐ-CP có quy định: "Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại khoản 19 Điều 2 của Luật sửa đổi trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định"
Như thế, trong trường hợp chủ đầu tư đã thuê tư vấn lập HSMT, đánh giá HSDT, thuê luôn tư vấn QLDA thì cơ quan nào sẽ là người thẩm định Hồ sơ mời thầu và sau này là Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu.
Một số ý kiến cho rằng như sau:
1. Thuê 1 đơn vị tư vấn khác thẩm tra Hồ sơ mời thầu, và sau này là Kết quả lựa chọn nhà thầu để làm căn cứ cho Chủ đầu tư phê duyệt?
2. Đơn vị tư vấn Quản lý dự án tổ chức thẩm định, trình chủ đầu tư phê duyệt?
Rất mong nhận được ý kiến của mọi người về vấn đề trên. Xin cảm ơn!
Theo tôi:
1. Vấn đề bạn nêu cần xác định một cách cụ thể là gói thầu đang nói đến thuộc dự án do ai quyết định đầu tư.
2. Điều 59 NDD85 đã quy định rõ cơ quan, tổ chức thẩm định HSMT, bạn có thể nghiên cứu xem gói thầu bạn nêu thuộc trách nhiệm thẩm định HSMT của cơ quan, tổ chức thẩm định nào.
3. Điều 59 NDD85 cũng quy định trường hợp chủ đầu tư được thuê tư vấn thẩm định HSMT (Khoản 6 điều 59).
Tại điều 40, khỏan 3, mục c của NĐ85/09 có ghi:" Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu. Không quy định nhà thầu ứng vốn để thực hiện gói thầu là điều kiện để chỉ định thầu"
Phần in đậm có phải hiểu là: không quy định nhà thầu bỏ tiền ra trước hay chủ đầu tư không được cho nhà thầu ứng vốn trước.
Dự án này do UBND tỉnh Quyết định đầu tư, việc lựa chọn nhà thầu thi công, quản lý dự án chủ đầu tư phải thuê tư vấn thực hiện.
Thầy cho e hỏi thêm 1 vấn đề nữa.
Tại Khoản 6, Điều 59 của Nghị định 85 có nói:Tức là: Trường hợp UBND huyện làm Chủ đầu tư, cơ quan được giao thẩm định HSMT là phòng Tài chính - Kế hoạch, trường hợp phòng Tài chính - Kế hoạch không năng lực thì thuê tư vấn thẩm tra.Trích dẫn:
Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu
Trường hợp này là cơ quan khác làm chủ đầu tư (không phải UBND huyện) thì họ thuê tư vấn lập HSMT, vậy khi thuê đơn vị tư vấn khác thẩm tra hồ sơ mời thầu thì:
- Chi phí cho việc thuê thẩm tra HSMT này lấy từ đâu ra? Có phải từ kinh phí quản lý dự án không?
Chào thầy.
Chào thầy.
Cái này theo định mức trong Quyết định 957/QĐ-BXD chưa công bố. Nếu lấy theo cách này phải lập dự toán rồi. Trường hợp trong TMĐT, dự toán chưa có chi phí này thì phải điều chỉnh, bổ sung vào phải không?
Ai đã gặp trường hợp này, mong có ý kiến thảo luận nhé.
XIn cảm ơn
Theo tôi, về vấn đề bạn nêu NĐ85 (Điều 18, 29) quy định cũng khá rõ rồi:
" Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định tại Điều 36 của Luật Đấu thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu thiếu tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn phù hợp và các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu."
Quy định này, theo tôi nên hiểu như sau:
1. Các tài liệu cho phép bổ sung chỉ nhằm "chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu".
2. Không được bổ sung những tài liệu liên quan đến điều kiện tiên quyết, đến đề xuất công nghệ và tài chính, thương mại của nhà thầu nêu trong HSDT đã nộp,... Ví dụ: Thiếu đơn dự thầu không được bổ sung, thiếu bản gốc HSDT không được bổ sung, thời gian có hiệu lực của HSDT không đảm bảo yêu cầu của HSMT không được thay đổi, ...
Công ty con có vốn góp của Công ty mẹ trên 50% thì có được tham gia đấu thầu các dự án của Công ty mẹ là Chủ đầu tư không nhỉ ?
Tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP có nêu rõ
Như thế trường hợp của bác thì công ty con đó không thể tham gia đấu thầu được rồi.Trích dẫn:
2. Chủ đầu tư và nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu thuộc cùng một dự án được coi là độc lập với nhau về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập với nhau về tài chính quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật sửa đổi theo quy định sau đây:
a) Đối với nhà thầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp: không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau;
b) Đối với nhà thầu là đơn vị sự nghiệp: không cùng thuộc một cơ quan, đơn vị trực tiếp ra quyết định thành lập và phải là đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính khi tham gia cung cấp dịch vụ, hàng hóa;
c) Đối với nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 thuộc diện phải chuyển đổi theo Luật Doanh nghiệp: không có cổ phần hoặc vốn góp trên 50% của nhau kể từ thời gian phải hoàn thành việc chuyển đổi theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Đối với nhà thầu là doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực đặc thù, chuyên ngành đặc biệt mà Nhà nước cần nắm giữ phần vốn chi phối thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Mọi người tiếp tục trao đổi!
Nhờ các bác giải đáp giúp cho trường hợp này:
Công ty tôi tổ chức đấu thầu rộng rãi cung cấp hàng hóa, có 4 nhà thầu tham dự, sau khi xem xét thì loại 02 nhà thầu do vi phạm đ/k tiên quyết, 02 nhà thầu còn lại (tạm gọi là A và B) vào chung kết và đã chọn được 01 nhà thầu A, còn B bị loại vì giá vượt giá gói thầu. Tình huống phát sinh là sau khi có văn bản đề nghị công nhận A trúng thầu thì chủ đầu tư mới biết B giữ 51% vốn điều lệ của A. Vậy có được xét A trúng thầu không, thực tế khả năng quân xanh, quân đỏ trong trường hợp này rất cao nhưng nếu gọi là có bằng chứng thì rất khó? Trong các văn bản thì tôi chỉ thấy quy định về tỷ lệ vốn góp của nhau giữa chủ đầu tư và các nhà thầu chứ ko nói rõ giữa các nhà thầu như thế nào.
Trường hợp này đã vi phạm điều khoản về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu (Điều 3 - Nghị định 85/2009/NĐ-CP). Nhà thầu A và cả B đều bị loại. Do đó, A không thể trúng thầu. Trong quá trình xét thầu, báo cáo kết quả đấu thầu và thẩm định kết quả đấu thầu các bên đã không nhận ra điều này. Vậy thì đây là "vô tình" hay "hữu ý". Bạn nên thay đổi quyết định để tránh bị kiện tụng về sau (nếu có). Hậu quả sẽ vô cùng tai hại đấy ạ!
Về tình huống bạn conmeo1 đưa ra, quan điểm giải quyết của tôi khác với quan điểm của nguyenhuutrinh, theo tôi:
1. A và B nếu đảm bảo tư cách nhà thầu theo điều 7 của Luật Đấu thầu thì việc tham gia đấu thầu cùng một gói thầu là hợp lệ vì các quy định hiện hành về đấu thầu không quy định các nhà thầu tham gia đấu thầu một gói thầu phải độc lập với nhau về tổ chức và tài chính.
2. Vấn đề quân xanh. quân đỏ có thể xem là "vấn nạn" trong đấu thầu nhưng nếu có đủ bằng chứng để chứng tỏ thì sẽ được xử lý theo PL.
Mong các đồng nghiệp trao đổi thêm.
Quả thực là xét về góc độ pháp lý thì không tìm thấy cơ sở để hủy thầu, điều 3 NĐ85 cũng không quy định các giữa nhà thầu phải "độc lập với nhau về tổ chức và tài chính" mà chỉ quy định giữa nhà thầu với tư vấn, nhà thầu với chủ đầu tư. Một thực tế nữa là giám đốc của doanh nghiệp B là anh họ (không phải anh ruột) của doanh nghiệp A, ai cũng hiểu là sẽ có thông thầu nhưng về bằng chứng thì không thể có được. Có lẽ đây cũng là một kẽ hở mà các văn bản nhà nước chưa bao quát được hết. Mong mọi người tiếp tục đóng góp ý kiến.
Cho em các A/C chuyên gia mấy vấn đề sau với ạ:
1. Thời gian chuẩn bị Hồ sơ dự thầu đối với đấu thầu hạn chế thì có thể ít hơn 15 ngày được không ạ? Trong NĐ 85 ko ghi rõ là đấu thầu hạn chế thì thời gian chuẩn bị HSDT là bao nhiêu.
2. Thời gian từ lúc đăng thông báo mời thầu đến thời điểm bắt đầu bán HSMT đối với thầu hạn chế là bao nhiêu ngày ạ?
3. Có quy định về thời gian chấm thầu minimum không ạ? Vì em đọc trong NĐ 85 thì chỉ thấy quy định thời gian tối đa.
Cảm ơn các A/C.
1. Chỉ thấy có q định thời gian c bị HSDT đối với các gói thầu quy mô nhỏ tối thiểu là 10 ngày (các gói khác là 15 ngày ko phân biệt rộng rãi hay hạn chế). Bạn ktra xem gói của bạn có phải gói quy mô nhỏ ko ? (điều 33 NĐ 85)
2. Điều 23, mục 4b, NĐ 85 "Thời gian từ khi gửi thư mời thầu đến khi phát hành hồ sơ mời thầu tối thiểu là 5 ngày đối với đấu thầu trong nước, 7 ngày đối với đấu thầu quốc tế"
3. Không có quy định tối thiểu. Bạn có thể nộp báo cáo đánh giá HSDT ngay trong ngày mở thầu.
Còn vấn đề em vẫn chưa rõ mà trong nghị định 85 cũng không thấy đả động:
1. Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh là gì? Theo nguồn Wikipedia: là vốn do chủ đầu tư vay tại các tổ chức tín dụng được các cơ quan nhà nước (Bộ Tài chính, Ngân hàng phát triển Việt Nam...) hoặc định chế tài chính được chỉ định (do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ) bảo lãnh.
Vậy cơ quan, tổ chức nào khác có quyền được bảo lãnh tín dụng?
2. Các loại vốn khác do Nhà nước quản lý là các loại nào? Nhà nước quản lý như thế nào thì được gọi là "vốn do Nhà nước quản lý"?
Ví dụ: Khi đi vay vốn, trường hợp nào phần vốn vay đó là "vốn nhà nước"? Hai trường hợp sau có phải vốn nhà nước hay không?
- Công ty nhà nước vay thương mại không có ưu đãi của một ngân hàng nhà nước thì phần vốn đó có phải là vốn nhà nước hay không?
- Nếu một công ty nhà nước vay thương mại nhưng lấy bảo lãnh của một ngân hàng nhà nước thì phần đó có được gọi là vốn nhà nước hay không?
Xin mọi người đóng góp và cho ý kiến!
Vốn NN quản lý theo mình hiểu là vốn do NN cấp hình thành ban đầu (có thể là TSCĐ, tiền mặt, bảo lãnh tín dụng .... ) hoặc hình thành TS trong quá trình KD (theo tỷ lệ % cỏ phần). Do vậy nếu trong quá trình KD anh đi vay NH (mà ko có ưu đãi, bảo lãnh gì của NN, thuần túy thương mại) thì vẫn bình thường. Chỉ khi anh bị sụp đổ khi đó bắt đầu mới phân chia cái nào NN phải trả, cái nào các đối tác khác phải chịu.
Cơ quan mình đang có gói thầu hiện đại hoá trạm trung gian có giá gói thầu dưới 5 tỷ đồng nhưng trong đó chủ yếu là thiết bị, liệu gói thầu này có được phép chỉ định thầu không? Nếu không nên làm thế nào để được chỉ định thầu. Xin cảm ơn
Kính chào các thành viên trong diễn đàn, tôi có một tình huống như sau nhờ các thành giải đáp và chia sẽ:
1. Điểm e Khoản 3 Điều 40 NĐ85 điều kiện áp dụng chỉ định thầu: Có thời gian thực hiện hợp đồng không quá 18 tháng, xin cho biết lý do?
2. Hiện công ty tôi đang thực hiện gói thầu tư vấn có giá gói thầu nhỏ hơn 3tỷ, nhưng thời gian thực hiện hợp đồng >18 tháng. Vậy công ty chúng tôi có được phép chỉ định thầu gói tư vấn này không?
Rất mong được sự chia sẽ của các thành viên!
Theo tôi:
1. Về ý kiến 1 của bạn, tôi nghĩ nếu hỏi lý do thì chắc ai cũng khó trả lời ngoại trừ người soạn thảo, tuy nhiên tôi suy đoán rằng quy định về thời gian thực hiện hợp đồng chỉ định thầu không quá 18 tháng được xem là một điều kiện để thực hiện chỉ định thầu.
2. Về ý kiến thứ 2 của bạn theo tôi bạn cần xin ý kiến của chủ đầu tư vì đây là tình huống trong đấu thầu chưa có hướng dẫn cách xử lý tại điều 70 NĐ 85.
Theo tôi:
1. Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh là vốn vay được nhà nước (giao cho Ngân hàng phát triển Việt Nam) bảo lãnh theo quy định tại NĐ 151/2006.
2. Các loại vốn khác do nhà nước quản lý ví dụ như vốn ODA, tiền viện trợ của các nước, các tổ chức phi chính phủ, ...
3. Trường hợp nào phần vốn vay là "vốn nhà nước": 3 trường hợp:
+ Vay tín dụng do nhà nước bảo lãnh (như đã nói trên)
+ Vay ưu đãi từ nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước (Ngân hàng phát triển VN cho vay)
+ Vay vốn ODA
2. Hai trường hợp hỏi nêu trong VD:
+ Vay thương mại của NH thương mại nhà nước không phải vốn nhà nước góp vào dự án vì ngân hàng thương mại nhà nước cũng bình đẳng với các ngân hàng thương mại khác và cũng có thể bị phá sản nếu không thu hồi được nợ vay và mất khả năng thanh toán.
+ Vay thương mại do ngân hàng nhà nước bảo lãnh cũng không phải vốn nhà nước góp vào dự án vì ngân hàng nhà nước trong trường hợp này chỉ đóng vai trò "bảo lãnh".
Đề nghị các đồng nghiệp trao đổi thêm.
Ý này ''còn nếu BQLDA là chủ đầu tư thì việc "Sở" phê duyệt HSMT đã là điều sai ''của bạn chưa đúng. Vì ở đây Ban chỉ là đại diện CĐT thui. Theo các văn bản chưa có văn bản nào nói là Ban là CĐT. Nếu là các Sở thì Sở là CĐT, chủ đầu tư thành lập Ban QLDA giúp việc theo TT03/2009/TT-BXD thì Ban QLDA chỉ là đại diện CĐT. Bạn xem lại các NĐ và TT nhe!:-w