Phần chênh lệch đó nhà thầu đẩy vào giá vật liệu (kiểu như dự toán lập, tư vấn lấy báo giá xi măng địa phương. Còn nhà thầu dự thầu thì lấy giá xi măng trung ương -> Giá cao hơn -> Vượt giá gói thầu thực tế)
Xem bảng in
Vậy thì càng chẳng có lý do gì mà cắt tiền của họ cả.
Làm gì có ngồi thương lượng mà nhà thầu đồng ý, tự nguyện giảm 1 số hạng mục bạn. Cuộc sống là 1 bài toán cực trị mà.
Theo mình nên xem xét lại đơn giá thanh toán xem có phù hợp với chế độ chính sách, Có thể họ đưa giá vận chuyển hay giá vật liệu cao lên nhưng có phải thích cao như thế nào cũng được đâu. Ví dụ: Công tác điều tra mỏ vật liệu ở khâu khảo sát điều tra mỏ vật liệu cát cách công trình 7km, bên thi công tính 10km cũng ok à?
Mình có ý kiến thế này:
- Hợp đồng trong hoạt động xây dựng là Hợp đồng dân sự, về bản chất nó chính là các thỏa thuận giữa các bên tham gia. Các bên đều phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định ký kết. Sau khi ký kết thì không thể đơn phương thay đổi.
- Dự toán là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý của Chủ đầu tư, là một trong những tài liệu quan trọng giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu tốt nhất. Sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu thì còn một bước đàm phán trước khi ký kết hợp đồng. Mọi vấn đề còn lại sẽ được các bên tham gia thỏa thuận ở bước này, nếu chủ đầu tư cảm thấy nghi ngờ Đơn giá của nhà thầu thì yêu cầu họ giải thích. Sau khi ký hợp đồng thì Chủ đầu tư không có quyền yêu cầu nhà thầu giải thích (với mục đích để thay đổi đơn giá).
Như vậy ở giai đoạn thanh/quyết toán, không thể lấy lý do trước đây Dự toán lập sai nên cắt chi phí của nhà thầu được. Hợp đồng là thỏa thuận dân sự mà, nếu CĐT phát hiện mình bị thiệt thì chứng tỏ công tác QLý yếu kém. Khi đó căn cứ vào mức độ thiệt hại mà có hình thức sử phạt Chủ Đầu tư chứ sao lại đi cắt của ông nhà thầu để bù cho cái "yếu" của mình nhỉ.
Mình cũng gặp tình huống buồn cười: Lúc mới ra trường mình làm một dự án vốn nhà nước, Khi hồ sơ thanh quyết toán được CĐT duyệt thì chuyển qua Kho bạc để chi trả. Lúc đó các bác ở kho bạc lấy Đơn giá trong Hồ sơ thanh toán ra so với dự toán được duyệt rùi ý kiến này nọ. Đúng là bó tay thật, hợp đồng đã ký với CĐT đơn giá là A đồng rùi, chẳng nhẽ bác định chỉ trả cho em với đơn giá là B đồng vì lý do là trong dự toán chỉ được có B đồng à.
Ngày trước toàn thế đó bạn, nếu giá thấp hơn dự toán được duyệt thì ok nhưng cao hơn là sẽ bị giảm. Chả cần lý do gì và rất nhiều nhà thầu phải chịu rồi, như chơi theo luật rừng vậy :). Giờ thì thoáng hơn nhiều rồi, nhà thầu đỡ khổ hơn.
Vậy vấn đề khối lượng được gạt ra khỏi tình huống này.
Dự toán cộng sai số học -> tăng 2 tỷ. Nhà thầu không cộng sai số học, tuy nhiên tăng giá vật liệu, vận chuyển ... -> tăng 1.5 tỷ.
Thi công xong: thẩm tra quyết toán 98 tỷ, quyết toán hợp đồng xây dựng 99.5 tỷ.
--> Ngân sách nhà nước chỉ cấp cho CĐT 98 tỷ (hoặc CĐT chỉ được dùng 98 tỷ), CĐT phải trả cho nhà thầu 99.5 tỷ.
---> Công trình không có phát sinh, không có tăng giảm khối lượng giữa quyết toán và mời thầu ( hơi hoàn hảo).
Có 4 cách giải quyết:
1. CĐT tự bỏ ra 1.5 tỷ để trả riêng cho nhà thầu @@
2. Nghiên cứu xem có cách nào kéo thẩm tra quyết toán lên 99.5 tỷ không?
3. Nghiên cứu xem có cách nào kéo quyết toán hợp đồng xây dựng xuống 98 tỷ không?
4. Tìm tiếng nói chung giữa CĐT, thẩm tra QT, nhà thầu.
5. Lập tờ trình trình lên cấp quyết định đầu tư xin ý kiến chỉ đạo.
Kinh nghiệm của mình chỉ biết tăng thêm chi phí trong các hạng mục phát sinh, tìm thêm các hạng mục nhà thầu bỏ sót để đưa vào quyết toán thôi.
Qua vấn đề này mới thấm thía câu tục ngữ: "sai một li, đi một dặm"
P/s: Nếu trong hợp đồng thi công xây dựng có câu: "Nhà thầu chỉ được quyết toán hợp đồng này với giá trị tối đa bằng với giá trị của thẩm tra quyết quyết toán" thì dễ xử lý rồi, nhưng không biết có nhà thầu nào chịu ký HĐ như vậy không nhỉ?
- Theo Thông tư 19/2010/TT-BTC khi thẩm tra phê duyệt quyết toán không xem xét lại dự toán.
- Đơn vị đã trúng thầu với giá 99,5 tỷ - tức là nhỏ hơn dự toán trần (ở thời điểm chưa phát hiện ra sai số dự toán là phù hợp). Khi quyết toán cần xem xét khối lượng thực tế thi công được nghiệm thu để quyết toán, đồng thời căn cứ theo hợp đồng (đơn giá cố định hay điều chỉnh)
Lấy kết luận thanh tra, Biên bản kiểm tra, Báo cáo kiểm toán của các cơ quan: Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán độc lập, Kiểm toán Nhà nước (nếu có); kèm theo báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trên của chủ đầu tư làm cơ sở thẩm tra phê duyệt quyết toán.
Có mấy ông nói gà, nói vịt về hợp đồng, rồi khối lượng, đơn giá này nọ, anh quan tâm làm gì cho mệt đầu.
Nếu đã có báo cáo về việc không phù hợp đơn giá so với quy định của Nhà nước, khối lượng không phù hợp với thiết kế, thủ tục hóa đơn chứng từ không chuẩn và các sai sót khác mà Nhà thầu, chủ đầu tư và các bên có liên quan không giải trình được, đã được cơ quan Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đề nghị cắt giảm thì cứ thế mà làm.
Còn không phát hiện được sai sót của nhà thầu, hoặc nhà thầu "ghim" giá đúng theo quy định, không thể cắt giảm được thì hãy quên việc đó đi. Bàn nhiều lại từ vấn đề công trình ở Việt Nam chuyển sang chiến sự ở Libya cũng nên.
Kiểm toán độc lập sẽ tính lại khối lượng và đơn giá hợp lý, giá trị hợp đồng theo kiểm toán sẽ là 98 tỷ trong báo cáo kiểm toán.
Việc ra báo cáo kiểm toán này sẽ là cơ sở để chủ đầu tư có ý kiến thu hồi giá trị chênh lệch, tất nhiên trong trường hợp của bạn thì khi thanh quyết toán, giá trị pháp lý cao nhất vẫn là hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Do đó không thể cắt giảm giá trị của nhà thầu thi công được.
Lỗi này thuộc về thiết kế, tư vấn chấm thầu và chủ đầu tư. Báo cáo kiểm toán có trách nhiệm xác minh giá trị thực thi công công trình, do đó khi chủ đầu tư quyết toán sẽ bị giữ lại phần chênh lệch này.
E nghĩ khi thanh tra vào chắc là các bên sai phạm sẽ phải chịu trách nhiệm về sai lệch này.
Còn vấn đề chủ đầu tư lấy lại phần chênh lệch này từ nhà thầu thì e nghĩ là khó, vì hợp đồng đã ký giữa 2 bên là thứ có tính pháp lý cao nhất.(Giờ phải tùy vào mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhau mà xử lý thôi)
Cái đoạn này không xảy ra:
- Khối lượng không sai: Nhà thầu chào theo HSMT và thi công đúng như thế.
- Thủ tục hóa đơn: Cái này thì ít khi ảnh hưởng tới giá quyết toán vì việc họ lo hóa đơn cho tròn với công trình là việc đơn giản.
- Đơn giá không phù hợp qui định NN: Vô lý, đơn giá thầu chả ai xem xét cái này, hơn nữa theo giải thích của anh chủ topic đơn giá nhà thầu tăng là do họ thay xi măng địa phương (khi lập giá mời thầu) bằng xi măng trung ương.