Kiểm tra chi tiết của đơn giá chào thầu
Trích dẫn:
Gửi bởi
Capcon
Muốn xác định đơn giá đúng hay sai thì mình phải kiểm tra chi tiết của đơn giá đó, kiểm tra vật liệu, nhân công, máy móc, các hệ số nhân trong đơn giá, các phép tính cụ thể trong đơn giá đó. Còn phần giá vật liệu mình thấy bất hợp lý thì cần làm rỏ với nhà thầu để xem giá đó căn cứ ở đâu.
Từ đó mình có thể thấy được đơn giá đó đúng hay sai.
Vấn đề này còn cần thảo luận thêm. Tuy nhiên theo tôi trong HSDT có phải nhà thầu thuyết minh cụ thể việc chiết tính tất cả các đơn giá chào thầu đâu mà có thể "kiểm tra chi tiết của đơn giá đó"! Về nguyên tắc BMT chỉ có thể đánh giá đơn giá của nhà thầu chào là hợp lý hay ko hợp lý (đơn giá bất thường), trong trường hợp thấy nhà thầu chào đơn giá bất hợp lý thì BMT có thể đề nghị nhà thầu làm rõ. Nếu giải trình của nhà thầu BMT thấy ko đủ rõ thì xem như sai lệch và hiệu chỉnh sai lệch chứ sao có thể xác định lại đơn giá bằng cách lấy thành tiền chia cho khối lượng? Hơn nữa lấy gì đảm bảo rằng thành tiền là đúng để lấy mà chia?
Rất mong bạn tham luận thêm để mọi người cùng rõ nhé.
Quy định về sơ tuyển nhà thầu
1. Thay đổi quy định về sơ tuyển nhà thầu:
* khoản 2, điều 14, NĐ58: TBMST (theo mẫu hướng dẫn của Bộ KH&ĐT) phải được đăng tải trên báo đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu; đối với đấu thầu quốc tế còn phải đăng tải đồng thời trên 1 tờ báo bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Sau khi đăng tải theo Quy định trên, có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện đại chúng khác
* khoản 2, điều 14, NĐ85: TBMST (kể cả tiếng Anh đối với đấu thầu Quốc tế) phải được đăng tải trên báo đấu thầu 3 kỳ liên tiếp và trên trang thông tin điện tử về đấu thầu. Ngoài việc đăng tải theo Quy định trên, có thể đăng tải đồng thời trên các phương tiện đại chúng khác
* Mục đích: : - Tập trung thông tin về một mối, tạo sự giám sát thông tin chặt chẽ hơn đối với việc thực hiện đấu thầu rộng rãi quốc tế và tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đấu thầu
- Việc đăng tải đồng thời trên các phương tiện thông tin đại chúng khác giúp tăng tính cạnh tranh cho gói thầu
2. Thay đổi về thời gian sơ tuyển: (mốc thời gian phát hành HSMST và thời gian chuẩn bị HSDST)
* khoản 2, điều 14, NĐ58: TBMST được cung cấp miễn phí cho các nhà thầu sau 10 ngày, kể từ ngày đăng tải đầu tiên TBMST và được kéo dài đến thời điểm hết hạn nộp HSDST (đóng sơ tuyển)
* khoản 2, điều 14, NĐ85: TBMST được cung cấp miễn phí cho các nhà thầu kể từ ngày đầu tiên đăng tải TBMST và được kéo dài đến thời điểm hết hạn nộp HSDST (đóng sơ tuyển)
* Mục đích: Báo đấu thầu đã được phát hành rộng rãi trên phạm vi toàn quốc đã cho phép tăng mạnh và mở rộng khả năng tiếp cận thông tin của nhà thầu. Do đó quy định là sự thay đổi phù hợp với hoàn cảnh, vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch thông tin, vừa rút ngắn thời gian trong đấu thầu và đẩy nhanh tiến độ dự án
3. Nâng thời gian chuẩn bị HSDST:
* khoản 3, điều 14, NĐ58 Thời gian chuẩn bị HSDST tối thiểu là 7 ngày đối với đấu thầu trong nước và 15 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành HSMST
* khoản 3, điều 14, NĐ85: Thời gian chuẩn bị HSDST tối thiểu là 10 ngày đối với đấu thầu trong nước và 20 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày đầu tiên phát hành HSMST
việc thương thảo HĐ có cần lập thành biên bản không?
theo quy định thì sau khi lựa chọn được nhà thầu thì 2 bên tiến hành thương thảo HĐ. tuy nhiên việc thương thảo có nhất thiết phải lập thành biên bản không? bên em thường sau khi xem xét HĐ thấy ok là trình sếp ký luôn, nếu có thỏa thuận chủ yếu bằng miệng với nhau vạy thì có vấn đề gì không?
Kết quả đàm phán hợp đồng phải được lập thành biên bản
Trích dẫn:
Gửi bởi
naat
theo quy định thì sau khi lựa chọn được nhà thầu thì 2 bên tiến hành thương thảo HĐ. tuy nhiên việc thương thảo có nhất thiết phải lập thành biên bản không? bên em thường sau khi xem xét HĐ thấy ok là trình sếp ký luôn, nếu có thỏa thuận chủ yếu bằng miệng với nhau vạy thì có vấn đề gì không?
Theo quy định hiện hành tại TT06/2007/TT-BXD thì kết quả đàm phán hợp đồng phải lập thành biên bản. Biên bản này là một cơ sở quan trọng để CĐT và nhà thầu ký kết hợp đồng (Điều 42 - Luật Đấu thầu).
Bàn thêm về vấn đề sửa đơn giá sai quy định trong NĐ85/2009
Trích dẫn:
Gửi bởi
quantukiems
Bác đọc kỹ phần tích của em chưa? Thế này nhé, trong HSDT có một phép tính không đúng như thế này: Khối lượng (số lượng) x Đơn giá # Thành tiên (*). (= thì không có gì để bàn cãi cả)
Em giả thiết Khối lượng (số lượng) = Const = tiên lượng mời thầu, chỉ có thể xảy ra 2 tình huống (tình huống cả đơn giá và thành tiền đều sai thì nếu xảy ra cũng không xác định được, đó là bài toàn NP, không có lời giải trong miền thời gian đa thức).
(1) Nếu đơn giá sai (giả thiết nêu trong nghị định) thì đơn giá = Thành tiền/khối lượng.
(2) Nếu thành tiền sai (khả năng này hoàn toàn có thể xảy rả nhưng nghị định không đề cập tới) thì Thành tiền = khối lượng x đơn giá.
Vấn đề là đứng trước một phép tính sai (*) thì căn cứ vào đâu để Tổ CGĐT xác định theo (1) or (2). Theo 85/2009/NĐ-CP khi có (*), nếu đơn giá sai thì (1), Vấn đề là căn cứ vào đâu để xác định đơn giá đúng hay sai?.
==> Trái Nghị định!
Theo tôi, vấn đề cần bàn là việc quy định tại điểm a khoản 1 điều 30 NĐ85: "Trường hợp ko nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiến đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá" có hợp lý ko? và vận dụng trong thực tế như thế nào? làm sao BMT khi xét thầu có thể biết là thành tiền đúng, đơn giá sai mà có thể "lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá"?
Về vấn đề tôi đã đặt ra mà bạn đã in đậm và gạch chân tôi muốn thảo luận về quy định (đoạn tôi bôi đỏ) của NĐ 85 chưa rõ ràng chứ ko muốn nói rằng nếu ko làm như thế là trái Nghị định (vì trên thực tế có những điểm trong các NĐ Chính phủ là chưa hợp lý).