Bác nào có mẫu khảo sát địa chất công trình và thẩm định móng cho e xin với!
Xem bảng in
Bác nào có mẫu khảo sát địa chất công trình và thẩm định móng cho e xin với!
Mình đang tiến hành bước chuẩn bị dự án, rất cần các hướng dẫn, văn bản, thủ tục liên quan tới chào hàng cạnh tranh khảo sát địa hình, khoan thăm dò địa chất. Bạn nào có thông tin thì giúp mình với. Vui lòng gửi theo địa chỉ mail: dung_dt@hotmail.com.
Cám ơn rất nhiều!
Trân trong!
Xin chào các bạn!
Các câu hỏi của các bạn nhìn trên khía cạnh là nhà địa chất tôi thấy tập hợp các câu hỏi của các bạn thì phần nào phản ánh gần hết được đặc thù của ngành khảo sát địa chất công trình rồi đấy.
Các bác không cần phải xin mẫu báo cáo khảo sát địa chất công trình hay địa hình ở đâu cả mà nó nằm ngày trong các yêu cầu của quý vị đó.
Về bản chất: Báo cáo khảo sát địa chất công trình là phản ánh được tính chất cơ lý của đất nền khu vực xây dựng công trình. Đây là phần không thể thiếu.
Nhưng tùy từng dự án thuộc loại nào ( thủy lợi, giao thông, đường điện, nhà dân dụng, cảng,...) mà ta trú trọng điều tra khảo sát sâu thêm các đặc điểm gắn liền với bản chất hoạt động của công trình.
Tùy từng quy mô của dự án mà ta cần có mức độ khảo sát và báo cáo khác nhau.
Đó các bạn thấy chưa? làm địa chất đâu có quy tác gì nhất biến đâu. không như các bạn thiết kế đâu.
nếu ai đã vào ngành địa chất là sinh nghề tử nghiệp đó. mỗi công trình là một cuộc khám phá mới. thú vị hơn nhà khảo cổ đó.
Cần gì cứ liên hệ với mình qua email nhé: daiconex@gmail.com
Trân trọng cảm ơn quý vị!
mình hòan toàn đồng quan điểm với bạn, mỗi công trình ta như được phiêu một cảm giác khác nhau, mình sẽ làm phiền đến bạn nhiều đấy vì kiến thức địa chất của mình còn ạn chế nhiều lắm.
Để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, việc xây dựng các chung cư cao tầng là một giải pháp tất yếu cho cho các đô thị ở nước ta. Xây dựng các chung cư cao tầng giải quyết được vấn đề nóng bỏng về đất xây dựng nhưng cũng đặt ra cho công tác kiểm soát chất lượng những nhiệm vụ bức thiết trong đó có công tác kiểm soát chất lượng móng cho công trình. Giải pháp móng sử dụng cho các chung cư cao tầng thường là móng cọc. Loại móng này có đặc điểm chịu được tải trọng lớn, ít gây ảnh hưởng cho các công trình lân cận và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong giá trị công trình. Vấn đề kiểm soát chất lượng thi công móng để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu kinh tế được các nhà quản lý, chủ đầu tư và nhà thầu rất quan tâm. Tại Việt nam hiện nay, dang áp dụng nhiều phương pháp khác nhau dùng để kiểm tra chất lượng móng cọc tương ứng với các loại cọc. Trong khuôn khổ của hội thảo, bài báo xin đề cập tới công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng móng cọc dùng trong nhà chung cư cao tầng.Nâng cao chất lượng móng nhà
1. Thực trạng công tác thí nghiệm, kiểm định và đánh giá chất lượng móng cọc nhà chung cư cao tầng
Dưới đây là bảng tổng một số công tác thí nghiệm hiện đang được sử dụng để kiểm định và đánh giá chất lượng móng cọc nhà chung cư cao tầng tại Việt Nam.
TTCác công việc thí nghiệmTrang thiết bị sử dụngCán bộ thí nghiệmTiêu chuẩn12345Nén tĩnh cọc1
(Gia tải tĩnh)
Kích thuỷ lực và hệ dầm đỡ, đối trọng, thông thường do các đơn vị thí nghiệm tự chế tạo bằng cách ghép các thiết bị có xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau...
- Cán bộ thí nghiệm được đào tạo trong nước. Tuy nhiên, trừ một số đơn vị đã có uy tín trong công tác kiểm định là có cán bộ được đào tạo. Phần lớn, các cán bộ theo dõi quá trình thí nghiệm tại hiện trường chưa qua trường lớp đào tạo chuyên ngành.
- Việt nam: TCXD 88-1982 nhóm H (với cọc chế tạo sẵn). TCXD 196-1997 (với cọc nhồi...)
- Nước ngoài.
Siêu âm (CSL)2
Máy siêu âm cọc. Máy được nhập từ nhiều nước khác nhau như Mỹ, Hà lan, Pháp, Israel....
- Cán bộ thí nghiệm được đào tạo trong hoặc ngoài nước. Tuy nhiên, trừ một số đơn vị đã có uy tín trong công tác kiểm định là có cán bộ được cử đi đào tạo. Phần lớn, các cán bộ theo dõi quá trình thí nghiệm tại hiện trường chưa có chứng chỉ thí nghiệm.
- Nước ngoài: ASTM D6260-00... Do máy xuất xứ từ nhiều nguồn gốc khác nhau nên có rất nhiều tiêu chuẩn thí nghiệm và đánh giá khác nhau.
Biến dạng nhỏ (PIT)3
Máy thí nghiệm biến dạng nhỏ. Máy được nhập từ nhiều nước khác nhau như Mỹ, Hà lan, Pháp....
- Cán bộ thí nghiệm được đào tạo trong hoặc ngoài nước. Tuy nhiên, trừ một số đơn vị đã có uy tín trong công tác kiểm định là có cán bộ được cử đi đào tạo. Phần lớn, các cán bộ theo dõi quá trình thí nghiệm tại hiện trường chưa có chứng chỉ thí nghiệm.
- Nước ngoài: ASTM D5882-00... Do máy xuất xứ từ nhiều nguồn gốc khác nhau nên có rất nhiều tiêu chuẩn thí nghiệm và đánh giá khác nhau.
Biến dạng lớn (PDA)4
Máy thí nghiệm biến dạng lớn. Máy được nhập từ nhiều nước khác nhau như Mỹ, Hà lan, Pháp....
- Cán bộ thí nghiệm được đào tạo trong hoặc ngoài nước. Trừ một số đơn vị đã có uy tín trong công tác kiểm định là có cán bộ được cử đi đào tạo. Phần lớn, các cán bộ theo dõi quá trình thí nghiệm tại hiện trường chưa có chứng chỉ thí nghiệm.
- Nước ngoài: ASTM D4945-00
Osterberg5
Hệ kích và đo chuyển vị Osterberg. Toàn bộ hệ thiết bị do công ty nước ngoài cung cấp.
- Cán bộ thí nghiệm thường dùng người của chính hãng.
- Nước ngoài: ASTM D1143, ASTM D3966
Khoan lấy lõi6
Máy khoan lõi và máy nén mẫu BT. Máy được chế tạo bằng lắp ghép các bộ phận có xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau.
- Cán bộ thí nghiệm được đào tạo trong nước. Tuy nhiên, trừ một số đơn vị đã có uy tín trong công tác kiểm định là có cán bộ được đào tạo quy củ. Phần lớn, các cán bộ theo dõi quá trình thí nghiệm tại hiện trường không có chứng chỉ
- Việt nam: TCVN3118-93
- Nước ngoài.
Tia gama7
Máy gama. Thiết bị này ít được sử dụng do mức độ nguy hiểm cao.
- Cán bộ thí nghiệm được đào tạo ở nước ngoài.
- Nước ngoài
Camera nhỏ truyền hình8
Bộ Camera
- Cán bộ thí nghiệm được đào tạo ở trong và ngoài nước.
- Nước ngoài
Từ bảng này, có thể nhận thấy một số vấn đề về thực trạng như sau:
a. Về các đối tượng tham gia trực tiếp
- Về các phương pháp thí nghiệm:
+ Có rất nhiều phương pháp thí nghiệm tiên tiến trên thế giới được áp dụng tại Việt nam để kiểm định chất lượng cọc.
+ Ngoài ra, ở nước ta còn chưa áp dụng một số phương pháp thí nghiệm tiên tiến khác như Stanamic...
- Về trang thiết bị:
+ Có nhiều loại thiết bị khác nhau nhập từ nhiều nước khác nhau trên thế giới mà hiện tại chưa có một nhà máy sản xuất các thiết bị kiểm định tại Việt nam.
+ Nhiều thiết bị kiểm định được chế tạo từ các chi tiết đơn lẻ có nguồn gốc từ nhiều cơ sở trong và ngoài nước. Các thiết bị này chỉ được kiểm chuẩn một vài chi tiết chứ không hề được kiểm tra sự làm việc đồng nhất của cả hệ thiết bị.
- Về con người thực hiện:
+ Ngoài một số đơn vị chuyên ngành và đã có tiếng trong lĩnh vực kiểm định chất lượng, đa số cán bộ thí nghiệm có chứng chỉ được đào tạo tại trường chuyên ngành tham gia trực tiếp toàn bộ quá trình thí nghiệm là không nhiều.
- Về tiêu chuẩn:
+ Chỉ một số phương pháp thí nghiệm đã xây dựng được tiêu chuẩn chuyên ngành của Việt nam. Phần lớn, các phương pháp thí nghiệm đang dùng tiêu chuẩn nước ngoài.
+ Mặc dù Bộ Xây dựng đã cho phép sử dụng các tiêu chuẩn này, nhưng vẫn cần thiết phải xây dựng các tiêu chuẩn tương ứng của Việt nam để có những điều chỉnh cần thiết trong điệu kiện của thể của nước ta.
b. Về các đối tượng có liên quan khác
- Nhà thiết kế: Một số nhà thiết kế chưa chỉ định rõ được quy trình thí nghiệm (theo dự thảo về quản lý xây dựng mới, trách nhiệm này thuộc nhà thiết kế)
- Nhà thi công: Chưa làm chủ được công nghệ thi công, đặc biệt khi thi công các cọc tại hiện trường trong những điều kiện địa chất phức tạp.
- Chủ đầu tư: do chưa hiểu hết về các phương pháp thí thường uỷ thác cho nhà thầu, nhà tư vấn, đôi khi gây còn gây khó khăn cho công tác kiểm định quản lý chất lượng do sự thiếu hiểu biết.
2. Đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiêu quả kiểm soát chất lượng móng cọc nhà chung cư cao tầng
Công tác kiểm địnhLoại móng cọcChế tạo sẵnThi công tại hiện trường- Phương pháp thí nghiệm Siêu âm, dùng búa thử bê tông...Chất lượng cọc
- Thời gian thực hiện : Sau khi cọc đủ điều kiện kiểm tra.
- Yêu cầu thí nghiệm : Thí nghiệm 3 vùng/1 cấu kiện. Mỗi vùng 3 điểm siêu âm, 10 điểm búa thử bê tông.
- Yêu cầu kết quả : Đầy đủ các thông tin về công trình, tiêu chuẩn áp dụng, kết quả thí nghiệm tại hiện trường, đánh giá.
- Tiêu chuẩn áp dụng: TCXD239-2000
- Phương pháp thí nghiệm Siêu âm, biến dạng nhỏ, tia gama, khoan lõi...
- Thời gian thực hiện : Sau khi cọc đủ điều kiện kiểm tra.
- Yêu cầu thí nghiệm :
Thí nghiệm siêu âm, tia gama, biến dạng nhỏ 30% số lượng cọc và 100% số lượng cọc khi có nghi ngờ.
Thí nghiệm khoan lõi với các cọc đặt ống sẵn hoặc các cọc nghi ngờ sau khi thí nghiệm bằng các phép thử khác
- Yêu cầu kết quả : Đầy đủ các thông tin về công trình, tiêu chuẩn áp dụng, kết quả thí nghiệm và đánh giá
Với thí nghiệm siêu âm, tia gama cần có biểu đồ vận tốc, năng lượng và biểu đồ phổ “thác nước” theo chiều dài cọc.
Với thí nghiệm biến dạng nhỏ, cần có biểu đồ vận tốc sóng thu được tại đầu cọc với các thông số phân tích về khuyếch đại, làm trơn, lọc nhiễu, từ đó đánh giá được hình dáng của cọc ...
- Tiêu chuẩn áp dụng:
Siêu âm ASTM D6260-00
Biến dạng nhỏ ASTM D5882-00
Khoan lõi TCVN3118-93
- Phương pháp thí nghiệm: Nén tĩnh, biến dạng lớn.....Xác định sức chịu tải của cọc
- Thời gian thực hiện : Sau khi cọc đủ điều kiện kiểm tra.
- Yêu cầu thí nghiệm :
Thí nghiệm nén tĩnh với tải thí nghiệm gấp 2 lần tải trọng thiết kế của cọc.
Thí nghiệm biến dạng lớn búa sử dụng phải tạo ra lực đủ lớn hơn hoặc bằng tải trọng thiết kế của cọc. Với búa rơi tự do, trọng lượng búa » 1%-2% tải trọng thiết kế của cọc, chiều cao rơi búa » 8.5% chiều dài làm việc của cọc.
- Yêu cầu kết quả : Đầy đủ các thông tin về công trình, tiêu chuẩn áp dụng.
Thí nghiệm nén tĩnh phải có các bảng theo dõi cấp tải, chuyển vị đầu cọc theo thời gian, các biểu đồ biểu thị quan hệ tải trọng và chuyển vị.
Thí nghiệm biến dạng lớn phải có biểu đồ lực và vận tốc đo, lực đo và mô phỏng, quan hệ chuyển vị và lực của đầu và mũi cọc, phân bố sức kháng thành, các bảng phân tích thông số cọc, đất, bảng quan hệ tải trong và chuyển vị đầu cọc.
- Tiêu chuẩn áp dụng:
Thí nghiệm nén tĩnh: TCXD 88-1982 nhóm H
Thí nghiệm biến dạng lớn ASTM D4945-00
- Phương pháp thí nghiệm: Nén tĩnh, biến dạng lớn, Osterberg .....
- Thời gian thực hiện : Sau khi cọc đủ điều kiện kiểm tra.
- Yêu cầu thí nghiệm :
Với thí nghiệm nén tĩnh và thí nghiệm biến dạng lớn, tương tự như thí nghiệm với cọc chế tạo sẵn.
Với thí nghiệm Osterber, kích được chọn phải có khả năng gia tải lớn hơn tải trọng của cọc và hành trình của kích phải đủ lớn để huy động được sức chịu tải của cọc.
- Yêu cầu kết quả : Đầy đủ các thông tin về công trình, tiêu chuẩn áp dụng.
Với thí nghiệm nén tĩnh và thí nghiệm biến dạng lớn, tương tự như thí nghiệm với cọc chế tạo sẵn.
Với thí nghiệm Osterberg, phải có các bảng theo dõi cấp tải, chuyển vị đầu cọc theo thời gian, các biểu đồ biểu thị quan hệ tải trọng và chuyển vị theo phương đi lên và đi xuống của cọc.
- Tiêu chuẩn áp dụng:
Thí nghiệm nén tĩnh: TCXD 196-1997
Thí nghiệm biến dạng lớn: ASTM D4945-00
Thí nghiệm Osterberg: ASTM D1143, ASTM D3966
a. Về tiêu chuẩn
Cần xây dựng hoặc chuyển dịch từ các tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng với các phương pháp thí nghiệm trong điều kiện nước ta. Tiến tới thống nhất trong quy trình thí nghiệm, phân tích và đánh giá kết quả thí nghiệm.
b. Về thiết bị
Các thiết bị thí nghiệm phải được kiểm chuẩn toàn bộ thiết bị theo quy định của tiêu chuẩn. Việc này yêu cầu phải có đơn vị có các mẫu chuẩn, thiết bị kiểm chuẩn với cấp chính xác cao hơn các thiết bị sử dụng.
c. Về con người
Các cán bộ thí nghiệm, công nhân thí nghiệm phải được qua trường lớp đào tạo đúng chuyên ngành, phải có chứng chỉ thí nghiệm phù hợp với phép thử.
d. Về phối hợp lựa chọn áp dụng các phương pháp để đạt hiệu quả
Với móng cọc nhà chung cư cao tầng, vấn đề được các nhà quản lý, nhà thi công đặc biệt quan tâm trong và sau quá trình thi công móng là chất lượng móng cọc. Các phương pháp thí nghiệm nêu trên đều có ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của riêng chúng tuỳ thuộc vào loại cọc như cọc được thi công tại công trường (cọc nhồi, cọc barrete ...), cọc chế tạo sẵn (cọc đóng BTCT, cọc ép BTCT, cọc thép....), kích thước cọc, điều kiện mặt bằng.... Do vậy có khi người ta phải kết hợp một số phương pháp với nhau. Việc kiểm tra này gây tốn kém nhưng nếu không kiểm tra đủ có thể gây nguy hiểm cho công trình.
e. Với móng cọc chế tạo sẵn
- Kiểm tra chất lượng cọc thử trước khi thi công.
- Kiểm tra khả năng làm việc của cọc thử. Từ kết quả của thí nghiệm, quyết định chiều dài cọc thi công đại trà. Các cọc thi công đại trà phải được kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào thi công.
g. Với móng cọc thi công tại hiện trường
- Kiểm tra chất lượng cọc thử trước khi kiểm tra khả năng làm việc của cọc. Từ kết quả của thí nghiệm, quyết định chiều dài cọc thi công đại trà.
- Toàn bộ 100% các cọc thi công đại trà nên được đặt ống kiểm tra siêu âm hoặc tia gama. Kiểm tra chất lượng móng cọc sau khi thi công theo xác suất (hoặc toàn bộ khi có yêu cầu) hoặc thí nghiệm bằng các phương pháp thí nghiệm khác.
(Nguồn tin: Báo cáo tại Hội thảo"Kiểm định chất lượng nhà chung cư cao tầng”)
Người đăng: Công ty TNHH Khảo sát Tư vấn Thiết kế Thế Hệ
Web: http://thehe.vn Mail: info@thehe.vn
Hotline: 01658366666 (Mr Đinh Hoàng Kiên)
Phần I . Sự hình thành biến dạng và tác động của nó đến các công trình lân cậnBiến dạng của nền đất yếu khi thi công hầm trong đất yếu
Biến dạng nền đất
Xây dựng hầm sẽ tác động lên khối đất bao quanh hang đào và gây ra sự biến dạng của khối đất và mặt đất. Biến dạng này sẽ gây tác động bất lợi đến các công trình xây dựng gần kề trong phạm vi ảnh hưởng của việc đào hầm. Hiểu biết về biến dạng là cơ sở để tính toán và lựa chọn vì chống cho hầm cũng như là để lựa chọn các giải pháp hạn chế các hư hỏng của các công trình gần kề.
Nghiên cứu biến dạng khối đất xung quanh hang đào có thể đưa ra đặc điểm và cơ chế xuất hiện biến dạng:
1- Xây dựng hầm đi kèm với sự thay đổi trạng tháin ứng suất - biến dạng (ƯSBD) tự nhiên của khối đất và có thể gây ra sự phá huỷ không thể hồi phục lại của đất nền;
2. Sự thay đổi trạng thái ứng suất - biến dạng tương tự như vậy dẫn đến sự xuất hiện trường biến dạng (chuyển dịch) trong khối đất xung quanh hầm;
3. Sự phân bố biến dạng trong khối đất từ nguồn biến dạng (hang đào) diễn ra theo tất cả các hướng từ hang đào và mang đặc tính tắt dần;
4. Hướng của trường biến dạng tập trung vào tâm của hang đào.
Vậy quá trình chuyển dịch của đất dưới tác động của việc đào hầm bắt đầu xung quanh hang đào và diễn ra liên tục, và khi tồn tại lớp đất yếu tương đối ở phía trên hang đào chuyển dịch này đạt đến bề mặt đất. Quá trình này tiếp tục cho đến khi thiết lập sự cân bằng của trạng thái ứng suất - biến dạng trong khối đất bao xung quanh hang đào hoặc khi lắp đặt hệ thống vì chống cứng vĩnh cửu cùng với việc bơm vữa lấp khe hở thi công.
Phân tích trường véc tơ biến dạng xuất hiện trong khối đất xung quanh hầm mặt cắt tròn trong một môi trường đồng nhất, đẳng hướng, từ sự tạo thành hang có thể nhận xét sau: Biến dạng nén thẳng đứng xuất hiện trong phần đặt gần chu tuyến hang đào tại cao độ đường kính nằm ngang của hầm, còn trên và dưới hang đào theo đường kính thẳng đứng - biến dạng kéo. Chuyển dịch thẳng đứng lớn nhất trong khối đất tập trung ở trên và dưới hang đào, ở cao độ đường kính nằm ngang của hầm, chuyển dịch này bằng không, còn chuyển dịch ngang có giá trị lớn nhất ở cao độ bán kính nằm ngang của hầm và bằng không ở đỉnh và đáy của hang đào. Trường biến dạng thẳng đứng và nằm ngang của đất bao quanh hầm có tính đối xứng qua trục thẳng đứng và nằm ngang của hầm, một cách tương ứng.
Đặc điểm của sự xuất hiện biến dạng được đặc trưng bởi sự tạo thành vùng biến dạng, được xác định bởi 2 mặt cắt chính - mặt cắt ngang (settlement trough) và dọc tim hầm, kích thước và hình dạng của các mặt cắt này trên mặt đất được xác định:
(1) góc giới hạn vùng biến dạng δ và nửa chiều dài vùng biến dạng L;
(2) đường cong biến dạng f(x), f(y);
(3) biến dạng thẳng đứng trên trục hầm η với giá trị lớn nhất ηm. Lưu ý rằng, trong thực tế xây dựng hầm tồn tại các vùng biến dạng mà trong đó không chỉ xuất hiện lún mà còn sự trồi của đất.
Chuyển dịch của các điểm của khối đất trong giới hạn của vùng biến dạng có thể được thể hiện ở dạng thành phần thẳng đứng η hoặc γ ( η - độ lún, γ - độ trồi của mặt đất) và thành phần nằm ngang ξ ?.
Tính không đồng đều của biến dạng được đặc trưng bởi độ nghiêng j (mm/m) và độ cong k (1/m hay 1/km). Đại lượng ngược với độ cong biến dạng và chuyển dịch của mặt đất, người ta sử dụng khái niệm vận tốc lún V (mm/s). Giá trị j và k trong các mặt cắt chính của vùng biến dạng có thể được xác định như sau:
[IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/IMG] [IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.gif[/IMG] (1)
trong đó f(x) và f(y)- hàm số của đường cong trong các mặt cắt chính theo hướng ngang và dọc của vùng biến dạng mặt đất một cách tương ứng. Đối với các hầm đủ dài hàm số f(y) không cần tính đến, còn hàm số f(x) được miêu tả bằng các đường cong trong lời giải của giáo sư C.Г. ABEPШИH, Ю.A. ЛИMAHOB, bằng đường cong đơn vị mẫu được viết dưới dạng bảng của giáo sư B.Ф.ПOДAK, bằng đường cong phân bố Gauss theo đề nghị của giáo sư R. Peck (1969) và nhiều nhà khoa học khác,.
Các thông số chính của các đường cong kể trên là chiều dài của nửa vùng biến dạng (L) (theo đường cong của giáo sư Ю.A. ЛИMAHOB và giáo sư B.Ф.ПOДAK) hoặc hoành đồ điểm uốn của đường cong (i) (theo đường cong của giáo sư C.Г. ABEPШИH và giáo sư R. Peck) và độ lún lớn nhất. Trong các phương pháp của giáo sư Ю.A. ЛИMAHOB và giáo sư B.Ф.ПOДAK(được thiết lập phù hợp với điều kiện xây dựng hệ thống metro ở Lêningrat) L được xác định phụ thuộc vào chiều sâu đặt hầm, bán kính hầm và góc nối ma sát của lớp đất phía trên hầm. Theo đường cong của giáo sư R. Peck hoành độ điểm uốn i được các nhà khoa học lấy các giá trị khác nhau phụ thuộc vào chiều sâu đặt hầm, đường kính hầm và dạng đất. khi xác định i trong thực tế người ta thường xuyên sử dụng kết quả nghiên cứu của giáo sư R. Pẹc (1969), New and O’Reilly (1982), Clough and Schmidt (1981), Mair và nhiều tác giả (1993) và Loganathan và Poulos (1998).
B.B.Peчицкий (29005) nghiên cứu 28 đường cong có trong các tài liệu trên thế giới (7 đường cong cho mỗi loại đất) khi thi công hầm ở độ sâu 20m và đường kính hầm 9m. Trong kết quả nghiên cứu nhà khoa học đã đề xuất các giá trị sau của i: 11,4m cho đất cát, 11,3m – á cát, 13,1m- á sét và 15,4m – sét. Chiều dài vùng biến dạng trong đất dính theo quy luật sẽ lớn hơn trong đất rời.
Chiều dài vùng biến dạng có thể xác định theo giá trị góc giới hạn δ, mà giá trị này phụ thuộc vào các loại đất. Góc giới hạn có giá trị khoảng 45o và 43-48o trong điều kiện xây dựng các hầm và nhà ga của hệ thống metro ở thành phố Lêningrat, một cách tương ứng. Giá trị tương tự của góc giới hạn cũng được đưa ra trong kết quả nghiên cứu khi thi công hầm trong đất sét của Cording và Hansmire (1975). Chi (2001) và nhiều nhà khoa học khác. Ngoài ra, Cording và Hansmire đã đề xuất xác định góc giới hạn của vùng biến dạng xuất hiện khi thi công hầm trong các loại đất khác nhau, còn Chi đề nghị δ = 45o khi thi công hầm trong đất dính và 30-50o – trong đất rời.
Theo các số liệu về biến dạng lún mặt đất trong các tài liệu nghiên cứu có thể đưa ra các nhận xét sau: khi thi công hầm bằng khiên đào thông thường độ lún không vượt quá 30 – 50mm, tuy nhiên trong một số trường hợp độ lún đạt đến 100mm và lớn hơn. Ví dụ theo kết quả thống kê số liệu thi công hầm và nhà của hệ thống metro ở Lêningrat trong 25 năm đã chỉ ra rằng: biến dạng lún của mặt đất khi thi công hầm không vượt quá 15-20mm, còn khi thi công nhà ga - đến 210mm và lớn hơn. Độ lún xuất hiện khi thi công hầm bằng khiên đào không có áp lực cân bằng ở gương đào lớn hơn đáng kể so với khi thi công hầm bằng khiên đào có áp lực cân bằng ở gương đào.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến dạng của khối đất, trong đó các yếu tố liên quan đến công nghệ xây dựng, điều kiện địa chất thuỷ văn và đặc điểm kết cấu của hầm giữ vị trí quan trọng.
+ Trong đất rời ẩm, biến dạng của đất xảy ra với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với đất dính. Trong đất hỗn hợp các biến dạng và chuyển dịch này được xác định cơ bản bằng điều kiện thế nằm của nó. Bobet (2001) đã chỉ ra rằng khi hệ số ổn định của đất N (xác định theo đề xuất của R. Peck (1969) nhỏ hơn 3,8 thì độ lún mặt đất nói chung không vượt quá 30mm.
+ Độ lớn của biến dạng tăng lên cùng với sự tăng kích thước mặt cắt ngang hầm;
+ Ảnh hưởng của các công trình xây dựng gần kề đến biến dạng của khối đất liên quan đến sự xuất hiện các biến dạng ban đầu của khối đất;
+ Chiều sâu đạt hầm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dịch chuyển và biến dạng. Đối với hầm đặt nông (khi H/D 2-3) độ lún mặt đất xuất hiện nhanh và giá trị của chúng tăng lên khi
giảm chiều sâu đặt hầm.Đối với hầm đặt sâu quan sát được bức tranh ngược lại: độ lún mặt đất tăng lên khi tăng chiều sâu đặt hầm và tốc độ lún giảm gần như là tuyến tính với độ sâu;
+ Ảnh hưởng của kết cấu vỏ hầm đến biến dạng và chuyển dịch của mặt đất liên quan đến biến dạng vỏ hầm, sự nén vào trong đất và các lý do khác;
+ Độ lún mà xuất hiện khi thi công hầm bằng khiên đào, thông thường có giá trị nhỏ hơn khi so sánh với các phương pháp đào mỏ. Khi sử dụng phương pháp hạ mực nước ngầm và làm động cứng đất nhân tạo khi đào hầm bằng khiên đào có thể gây ra độ lún phụ thêm hoặc sự trồi bề mặt đất.
Khi đào hầm bằng khiên đào xuất hiện các biến dạng cố kết, biến dạng kéo dài và biến dạng tức thời (ngắn hạn) của đất. Độ lún cố kết của khối đất trên đỉnh hầm tăng lên theo thời gian và khi giảm chiều sâu từ mặt đất, còn độ lún ngắn hạn giảm xuống theo thời gian và khi giảm chiều sâu từ mặt đất.
+ Biến dạng cố kết mang đặc tính phụ thuộc vào thời gian và được quy định bởi đặc tính thủy động tự nhiên (sự chảy nước vào trong hầm và giảm mực nước ngầm) và sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng do sự di chuyển của khiên đào. Điều đó liên quan đến sự tăng ứng suất có hiệu trong đất. The kết quả nghiên cứu của Hwang, Wu và Lee quan sát thấy sự thay đổi áp lực nước lỗ rỗng khi đào hầm bằng khiên đào trong đất sét nằm trong giới hạn một lần đường kính hầm từ thành hang đào. Trong đất sét dẻo chảy và deỉo mềm, biến dạng cố kết diễn ra trong một thời gian dài và chiếm đến 30% độ lún cuối cùng;
+ Biến dạng ngắn hạn của khối đấ về cơ bản được gây ra bởi các nguyên nhân sau:
(1)sự không cân bằng áp lực ở gương đào dẫn đến sự trồi đất vào phía trong hang đã được đào hoặc sự trồi đất vào phía trong hang đã được đào hạơc sự trồi đất về phía ngược lại, và vì vậy sẽ làm xuất hiện biến dạng lún hoặc trồi của khối đất;
(2) ma sát giữa vỏ khiên đào và đất trong quá trình di chuyển khiên đào dẫn đến sự phá huỷ đất xung quanh hang đào;
(3) sự đào đất vượt quá, mà trong thực tế không thể tránh được, đặc biệt khi đào hầm trên đoạn cong;
(4) sự tồn tại của khe hở thi công trong phần đuôi của khiên đào dẫn đến sự trồi đất vào khe hở thi công và tiếp theo là biến dạng lún của đất. Độ lớn của biến dạng lún phụ thuộc vào thời gian và chất lượng lấp đẩy khe hở thi công. Lưu ý rằng, áp lực bơm vữa lấp khe hở thi công quá lớn trong đất sét sẽ dẫn đến sự trồi mặt đất. Biến dạng của khối đất có thể được gây ra bởi:
(5) sự điều chỉnh khiên đào “ngoi lên” mà thường xuyên phải điều chỉnh để bù lại sự “chìm xuồng” của nó trong khi chuyển dịch, điều đó có thể dẫn đến sự “đẩy ra” của đất phía trước khiên đào cùng với sự trồi của mặt đất;
(6) sự “sai lệch” của khiên đào khi đào hầm dẫn đến làm rời rạc khối đất ở gương đào và sập đổ đất vào trong hầm, vì vậy, dẫn đến biến dạng lún của khối đất;
(7) vận tốc di chuyển khiên đào gây ảnh hưởng đến biến dạng của đất (vận tốc càng lớn, biến dạng càng lớn). Điều đó liên quan đến mức độ phá huỷ đất xung quanh hang đào, ngoài ra vận tốc không đều trong thời gian khi đào hầm gây ra biến dạng lún lớn hơn;
+ Biến dạng lâu dài của đất gây ra bởi biến dạng (biến hình elíp nằm ngang) và chuyển dịch của vòng vỏ hầm dưới tác động của tải trọng không cân bằng và nước ngầm bao quanh hầm. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các liên kết bu lông giữa các khối vỏ hầm.
Biến dạng mặt đất là tổng hợp phức tạp của biến dạng lún và trồi gây ra bởi các nguyên nhân trên. Giá trị cuối cùng của biến dạng ngắn hạn (độ lún) đạt được sau 5 giai đoạn theo một trình tự thống nhất. Giai đoạn I và II tương ứng với biến dạng lún khi khiên đào chưa đến mặt cắt đang xem xét, giai đoạn III – trong quá trình đào, trong giai đoạn IV và V- sau khi di chuyển khiên đào ra khỏi giới hạn mặt cắt đang xét.
Lún mặt đất ở bất kỳ mặt cắt nào theo trục hầm bắt đầu khi khiên đào còn cách mặt đất đó ở khoảng cách từ (2-5) D (D- đường kính của hầm). Điều đó liên quan đến sự giảm mực nước
ngầm trong đất cát hay sự trồi đất ở gương đào trong đất sét yếu. Tiếp theo, theo sự di chuyển của khiên đào biến dạng lún mặt đất tiếp tục tăng. Lún (trồi) phái trước gương đào do phá vỡ sự cân bằng áp lực đất và áp lực nước ngầm ở gương đào. Khi di chuyển khiên đào qua mặt cắt đang xét xuất hiện lún (trồi) gây ra bởi sự phá huỷ đất do ma sát giữa khiên đào và đất và việc đào thừa đất. Ngay khi phần đuôi của khiên đàog đi qua mặt cắt đang xét xuất hiện lún (trồi) của mặt đất liên quan đến sự “nhả” ứng suất do sự tồn tại của khe hở thi công ở vỏ đuôi khiên đào hay sự vượt quá của áp lực bơm vưac lấp khe hở thi công. Độ lún này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng độ lún. Khi đào hầm trong đất sét yếu xuất hiện độ lún phụ thêm do sự bị rời rác hay phá vỡ của đất. Độ lún cuối cùng (có giá trị lớn nhất), thông thường, đạt được sau khi di chuyển khiên đào khỏi mặt cắt đang xét với khoảng cách 3-5 D, còn sau đó tắt dần và ổn định.
Ảnh hưởng của biến dạng mặt đất đến các công trình xây dựng gần kề
Lún mặt đất gây ra biến dạng của các ngôi nhà và công trình mà rơi vào trong vùng biến dạng. Mức độ ảnh hưởng của chúng phụ thuộc vào độ lún có thể của mặt đất, hình dạng, kích thước và trạng thái kỹ thuật-khai thác của kết cấu công trình và vị trí phân bố của ngôi nhà và các công trình trong vùng biến dạng của mặt đất.
Các ngôi nhà mà nằm ở phần trung tâm của vùng biến dạng phải chịu ảnh hưởng của độ cong âm (lõm) của mặt đất, và vì vậy biến dạng sẽ phát triển nói chung ở các tầng thấp và móng công trình. Ở các vùng xây dựng liền kề nhau do sự nghiêng của các ngôi nhà bên cạnh, các ngôi nhà nằm gần đó có thể chịu biến dạng phụ thêm ở dạng đè hay ép của các bức tường, điều đó kèm theo sự phá vỡ các bức tường ở các đoạn riêng biệt. Các ngôi nhà mà rơi vào khoảng biên của vùng biến dạng chịu tác động của độ cong dương (lồi) của mặt đất, mà gây ra biến dạng, trước tiên ở các tầng phía trên. Bất lợi nhất cho các ngôi nhà mà nằm ở đoạn uốn của vùng biến dạng chịu tác động kép của độ cong âm và dương của vùng biến dạng.
Ảnh hưởng lớn nhất đến các ngôi nhà gây ra bởi biến dạng thẳng đứng của mặt đất: độ nghiêng và độ cong. Độ nghiêng của móng dẫn đến sự nghiêng của các ngôi nhà, còn độ cong gây ra sự uốn trong chúng. Biến dạng ngang kéo và nén tác động lên kết cấu của các ngôi nhà ở dạng lực ma sát ở đáy và các mặt bên của móng. Ảnh hưởng của các biến dạng ngang, nói chung, nhỏ hơn nhiều ảnh hưởng của các biến dạng đứng, bởi vì rằng chúng tác động trên các đoạn ngắn, không xâm chiếm toàn bộ ngôi nhà.
Để đánh giá ảnh hưởng biến dạng lún mặt đất đến ngôi nhà tồn tại nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có thể kể đến các phương pháp của giáo sư Wahls (1981), Borcardin và Cording (1987), Attewwll (1986) và nêu trong quy trình CHиΠ 2.01.09-91.
Trong CHиΠ 2.01.09-91 phụ thuộc vào các thông số của đường cong biến dạng của vùng biến dạng có thể của mặt đất, người ta chia ra làm 4 nhóm (bảng 1). Khi đó việc sử dụng các biện pháp để bảo vệ các ngôi nhà và công trình trên các đoạn của bề mặt, nơi mà độ nghiêng nhỏ hơn 3mm/m và bán kính đường cong lớn hơn 20km, nói chung không yêu cầu.
Bảng 1. Phân nhóm hư hỏng của các công trình trên mặt đất
NhómBán kính cong R(km)Độ nghiêng J(mm/m)I1-320-10II3-710-7III7-127-5IV12-20Trong nghiên cứu của Attewell và các nhà khoa học khác sự hư hỏng của các ngôi nhà và công trình trên mặt đất được chia ra 4 nhóm phụ thuộc vào độ nghiêng và độ lún lớn nhất mặt đất (bảng 2)5-0
Bảng 2. Phân nhóm hư hỏng của các công trình trên mặt đất
Nhóm hư hỏng
Biến dạng lún mặt đất
Độ lún lớn nhất ηm(mm)
Độ nghiêng J(mm/m)
Bỏ qua
<10
<2
Không đáng kể
10-50
2-5
Trung bình
50-75
5-20
Đáng kể
>75
>20
Tóm lại, biến dạng lún mặt đất ảnh hưởng bất lợi đến các ngôi nhà và công trình gần kề. Mức độ phá huỷ của các ngôi nhà trên mặt đất về cơ bản phụ thuộc vào trạng thái kết cấu của các ngôi nhà và giá trị các thông số của vùng biến dạng mặt đất. Khi đó trong một số trường hợp yêu cầu có các biện pháp bảo vệ chúng.
Kết luận
Xây dựng hầm gây ra sự thay đổi trạng thái ứng suất - biến dạng tự nhiên của khối đất, vì đó dẫn đến xuấ hiện trường biến dạng tắt dần trong khối đất xung quanh hầm, quá trình đó diễn ra liên tục không dứt và khi tồn tại đất yếu (tương đối) ở các lớp phía trên vòm hầm, biến dạng đó đạt đến bề mặt đất và tạo thành vùng biến dạng.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cường độ biến dạng khối đất và mặt đất, trong số đó có đặc điểm công nghệ xây dựng và điều kiện địa chất công trình. Khi đào hầm bằng khiên đào trong đất yếu quá trình biến dạng lún ngắn hạn diễn ra theo 5 giai đoạn.Ảnh hưởng đến cường độ các biến dạng ngắn hạn gây ra nói chung sự “thoát” ra của đất ở gương đào và ở khe hở thi công sau đoạn vỏ phần đuôi của khiên đào. Đối với khiên đào có áp lực cân bằng ở gương đào thông thường nguyên nhân cuối cùng gây ra lượng lớn nhất.
Biến dạng lún mặt đất khi thi công hầm gây ra ảnh hưởng có hại đối với điều kiện bề mặt, mà kéo theo nó là sự hư hỏng có thể của các ngôi nhà và công trình phân bố gần kề. Mức độ hư hỏng của các ngôi nhà và công trình phụ thuộc cơ bản vào tình trạng kết cấu của chính bản thân các ngôi nhà và giá trị của các thông số của vùng biến dạng mặt đất.
(Nguồn tin: T/C Cầu đường Việt Nam, số 12/2007)
Người đăng: Công ty TNHH Khảo sát Tư vấn Thiết kế Thế Hệ
Tel: (84-8) 37186116 Fax: (84-8) 62549246
Web: http://thehe.vn Mail: info@thehe.vn
Hotline: 01658366666 (Mr Đinh Hoàng Kiên)
Bạn ơi cho mình hỏi giá trung bình 1m khoan khảo sát theo định mức đơn giá NN khoảng bao nhiêu? (khoảng thôi vì mình biết còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa), có đnn 2tr/m không? không tính giá chào của các công ty nhé ( thuờng thấy chào giá là 300-500k/m)
cám ơn các bạn.
1. Mở đầuPhân tích trạng thái ứng suất - biến dạng xung quanh hố đào có kể tới yếu tố không gian
Trong thời gian gần đây, đánh giá trạng thái ứng suất - biến dạng (ƯS - BD) của khối đất nền và thành hố đào khi thi công hố đào sâu( cóp độ sâu >5m) trong khu vực dân cư là một vấn đề cấp thiết đang được đặt ra, đặc biệt là trong các đô thị lớn có điều kiện địa chất phức tạp như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… Trạng thái ƯS-BD khi thi công hố đào sâu chịu nhiều yếu tố tác động như điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, tính chất cơ lý của đất nền, hình dáng hố đào, độ cứng hệ chống đã, trình độ kỹ thuật thi công…trong đó yếu tố hình học của hố đào là một vấn đề không thể bỏ qua.
2. Ảnh hưởng của kích thước hình học hố đào
Để xem xétd ảnh hưởng của yếu tố không gian trong việc phân tích trạng thái ƯS - BD khi thi công hố đào sâu, chúng ta xem xét việc phân tích kết quả của một bài toán mô phỏng việc thi công một hố đào có các kích thước thay đổi trong khối đất đồng nhất có chiều cao là 100m, chiều rộng 100m, chiều dài là 200m. Sơ đồ tính toán được thể hiện trong hình 1. Các phương án khảo sát được đưa ra trong bảng sau.
[IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image003.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image004.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image005.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image005.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image005.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image006.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image007.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image006.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image007.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image006.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image006.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image008.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image009.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image010.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image011.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image012.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image013.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image014.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image015.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image015.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image016.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image017.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image017.gif[/IMG][IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image014.gif[/IMG] 100m
a
b x
200m
[IMG]file:///C:/Users/VNTC/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image018.gif[/IMG] h
z
y
100m
Hình 1. Mô hình tính của bài toan khảo sát với hố đào có kích thước dài, rộng, sâu là a,b,c
Bảng 1. Các phương án khảo sát được đưa ra trong bảng sau
Các trường hợp khảo sátTrường hợp 1Trường hợp 2a=b=10mTrường hợp 3
a)h=5m
b)h=10m
a=20m;b=40m
a)h=10m
b)h=20m
a=30;b=60m
a)h=10m
b)h=20m
- đàn hồi tuyến tính – ECác mô hình địa cơ học được sử dụng
- đàn dẻo Morh – Coulum – MK
- hardening soil (tái bền) – HS
Eoed=E50 = 60000kN/m2; Eur = 3E50 = 180000 kN/m2Các thông số của đất đất nền
γ = 10kN/m3 c= 1000kN/m2 φ = 30o
Việc phân tích các kết quả dự tính trạng thái ƯS-BD của khối đất và hố đào trong các trường hợp hố đào có kích thước thay đổi khác nhau sẽ cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố độ sâu, chiều rộng, chiều dài hố đào tới trạng thái ƯS-BD của khối đất nền.
Việc phân tích kết quả các phương án tính toán cho thấy khi tỷ lệ kích thước giữa chiều dài và chiều rộng của hố đào tăng lên thì trạng thái ƯS-BD của khối đất nền quanh hố đào cũng thay đổi, phạm vi ảnh hưởng tăng lên và tiến gần tới trạng thái ƯS-BD của bài toán phẳng. Mặt khác việc sử dụng mô hình địa cơ học cũng cần phải xem xét để thích ứng với mô hình làm việc của bài toán và sự ứng xử của đất nền.
3. Ảnh hưởng của các yếu tố hình học hố đào
Để xem xét ảnh hưởng của hình dạng hố đào tới trạng thái ƯS-BD của khối đất nền chúng ta xem xét kết quả khảo sát bài toán độ lún bề mặt khi thi công hố đào ở gần một công trình có sẵn.
Kết quả trên hình vẽ cho thấy kích thước hố đào có ảnh hưởng tới độ lún của công trình lân cận. Sự phân bố và giá trị độ lún bề mặt trên khối đất khi thi công hố đào ở gần công trình có sẵn phụ thuộc vào vị trí của công trình nằm gần cạnh dài hay cạnh ngắn của hố đào. Công trình nằm ở phía cạnh dài của hố đào sẽ có độ lún hơn là công trình nằm ở phía cạnh ngắn.
4. Ảnh hưởng của yếu tố không gian trong một công trình hố đào thực tế
Xem xét vấn đề ảnh hưởng của yếu tố không gian trong việc dự tính trạng thái ƯS-BD của đất nền và hố đào tại khách sạn “PACIFIC-LLACE” ở 83 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Công trình “PACIFIC-LLACE” là khối nhà cao 18 tầng (cao 65,75m) và 5 tầng hầm (sâu 17m). Kết cấu móng công trình sử dụng móng bè bê tông cốt thép dày 2m, nằm trên hệ cọc khoan nhồi đường kính 1m và 1,2m. Tầng hầm công trình có chiều rộng 80x70m, sâu 17m được thi công theo phương pháp “topdown” sử dụng hệ chống đỡ là hệ dầm công trình kết hợp với hệ kết cấu “tường trong đất” dày 0,8m, sâu 23m.
Để kiểm soát công trình trong quá trình thi công có bố trí 3 điểm đo chuyển dịch ngang, 33 điểm đo lún, có bố trí các vị trí các điểm bố trí quan trắc.
Quá trình thi công các tầng hầm được mô phỏng lại trên máy tính bằng các chương trình plaxis 3D Foundation cho bài toán không gian và plaxis 2D cho bài toán phẳng. Các kết quả tính toán được so sánh với số liệu đo thực tế.
Các kết quả cho thấy vùng ảnh hưởng và giá trị độ lún bề mặt khi thi công hố đào của công trình có sự khác biệt rõ rệt: Vùng ảnh hưởng lún khi tính toán theo sơ đồ bài toán phẳng lớn gấp 1,5 lần so với khi tính toán không gian và giá trị độ lún tăng gấp đôi. Chuyển dịch ngang của thành hố đào trong trường hợp tính theo sơ đồ bài toán phẳng có giá trị lớn gấp 3 lần so với khi tính theo sơ đồ bài toán không gian. Giá trị độ lún bề mặt và chuyển dịch ngang của thành hố đào tính theo sơ đồ không gian tương đối gần với giá trị đo được trong thực tế.
5. Nhận xét
Qua việc phân tích kết quả mô phỏng các bài toán có liên quan tới sự thay đổi kích thước hố đào, chúng ta thấy yếu tố không gian trong bài toán hố đào là một vấn đề không thể bỏ qua khi dự tính trạng thái ƯS-BD của khối đất nền khi thi công hố đào.
(Nguồn: T/C KHCN Xây dựng, số 1/2008)
Người đăng: Công ty TNHH Khảo sát Tư vấn Thiết kế Thế Hệ
Tel: (84-8) 37186116 Fax: (84-8) 62549246
Web: http://thehe.vn Mail: info@thehe.vn
Hotline: 01658366666 (Mr Đinh Hoàng Kiên)
Em ở Hà Nội, hiện nay em thấy nhiều nhà dân trong khu vực Hà Nội bị lún lệch. Vậy theo các bác việc xây nhà từ 3-5 tầng trong khu vực Hà Nội có cần khảo sát địa chất hay không?