1 đính kèm
128/2008/nđ-cp Ngày 16/12/2008
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008
_________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 08 tháng 3 năm 2007; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Điều 39. Hiệu lực của Nghị định
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 và thay thế Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
1 đính kèm
2861/2008/qđ-ttcp - 22/12/2008
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn thanh tra
TỔNG THANH TRA
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế giám sát, kiểm tra hoạt động Đoàn Thanh tra".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan nhà nước có liên quan; Chánh Thanh tra các cấp, các ngành; Thủ trưởng các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
1 đính kèm
2894/2008/qđ-ttcp - 23/12/2008
QUYẾT ĐỊNH
Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra
TỔNG THANH TRA
- Căn cứ Luật thanh tra số 22/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
- Căn cứ Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra;
- Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra ban hành kèm theo Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Tổng thanh tra
1 đính kèm
186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
_________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nghị định này quy định việc phân loại, đặt tên hoặc số hiệu đường bộ; tiêu chuẩn kỹ thuật của các cấp đường bộ; trình tự, thủ tục lập, phê duyệt và công bố quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phạm vi đất dành cho đường bộ; sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ; trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 3. Các hệ thống đường bộ trong cả nước là một mạng lưới liên hoàn do Nhà nước thống nhất quản lý, không phân biệt đường bộ được xây dựng bằng nguồn vốn nào.
Điều 4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Việc sử dụng, khai thác và xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải bảo đảm giao thông thông suốt, trật tự an toàn và không được ảnh hưởng tới sự bền vững của công trình đường bộ.
Điều 49. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ, Nghị định số 167/1999/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức quản lý đường bộ; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
1 đính kèm
13/2005/TT-BGTVT ngày 07/11/2005
Thông tư
Hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11năm 2004 của Chính phủ
Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Thực hiện Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là Nghị định 186/2004/NĐ-CP), Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện các quy định về phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ; giải quyết những tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ như sau:
Thông tư này thay thế Thông tư số 213/2000/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ; Quyết định số 2525/2003/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Quy định thi công công trình trên đường bộ đang khai thác” và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
>>>Ngày đăng công báo 16/11/2005
>>>Ngày có hiệu lực 01/12/2005
1 đính kèm
180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007
NGHỊ ĐỊNH 180/2007/NĐ-CP
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
_________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo quy định tại khoản 1, 2, 4, 5 và khoản 6 Điều 10; khoản 5 Điều 67; Điều 86; Điều 94 và khoản 2 Điều 120 của Luật Xây dựng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng có hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
2. Cán bộ, công chức, viên chức được phân công quản lý trật tự xây dựng đô thị và những tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm
1. Công trình xây dựng, bộ phận công trình (sau đây gọi tắt là công trình xây dựng) vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng ở công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị và tổ chức, cá nhân được phân công trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng đô thị để xảy ra vi phạm phải bị xử lý theo những quy định của Nghị định này và pháp luật liên quan.
Điều 4. Biện pháp xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thịHành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức sau đây:
1. Ngừng thi công xây dựng công trình.
2. Đình chỉ thi công xây dựng công trình, áp dụng các biện pháp ngừng cung cấp điện, nước: thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không cung cấp các dịch vụ điện nước, các hoạt động kinh doanh và các dịch vụ khác đối với công trình xây dựng vi phạm.
3. Cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm.
4. Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.
5. Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.
6. Ngoài các hình thức xử lý quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì đối với chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị còn bị nêu tên trên website của Bộ Xây dựng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 27. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
Ngày đăng công báo 20/12/2007
Ngày có hiệu lực 04/01/2008
V/v Xử lý nhà trái phép: Phân vân nhưng phải làm theo luật
Xử lý nhà trái phép: Phân vân nhưng phải làm theo luật
Có quận e dè hơn trong việc linh động cho qua những trường hợp xây dựng sai phép nhỏ trong nội thất căn nhà.
Như đã thông tin, UBND TP.HCM vừa chấp thuận kiến nghị của Sở Xây dựng về việc xử lý nhà xây trái phép sau ngày 1-7-2004 theo hướng trong thời gian chờ sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan, nhà không phép, sai phép sau ngày 1-7-2004 (ngày Luật Xây dựng có hiệu lực) chỉ được cấp “giấy hồng” với điều kiện đã xử lý vi phạm xây dựng và chủ đầu tư công trình đã chấp hành quyết định xử lý này.
Trước bỏ qua, giờ phải cân nhắc
“Trước đây, quận Tân Phú chưa phạt trường hợp nào xây dựng nhỏ hơn giấy phép hoặc thay đổi bố cục bên trong căn nhà. Tuy nhiên, đọc báo mấy ngày qua và nhất là ý kiến của chánh thanh tra Sở Xây dựng phân tích các văn bản pháp luật thì thấy khá phân vân. Luật chỉ quy định chung chung nên nếu hiểu sai phép nào cũng bị xử lý thì cũng đúng. Bỏ qua trường hợp này, xử phạt trường hợp kia là do tự linh động mà thôi” - ông Lâm Quang Thơ, Chánh thanh tra xây dựng quận Tân Phú, băn khoăn.
Trong khi đó, quận 12 lại kiên quyết tuân thủ đúng pháp luật về xử lý vi phạm trong xây dựng. “Thay đổi vị trí cầu thang, phòng ốc, kiểu dáng ban công..., nói chung làm khác giấy phép xây dựng (GPXD) thì đều là xây dựng sai phép. Chủ nhà phải điều chỉnh giấy phép trước khi thay đổi. Nếu không điều chỉnh mà xây luôn thì buộc lòng quận phải xử lý theo quy định. Nếu không xử lý trước thì khi đăng bộ cho căn nhà, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cũng chuyển qua cơ quan Thanh tra xây dựng, xử lý xong thì hồ sơ mới được giải quyết. Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn sai phép như thế nào thì không phạt nên quận phải căn cứ theo luật” - ông Lê Tấn Tài, Chánh thanh tra xây dựng quận 12, cho biết.
Không nhất nhất nhìn vào giấy phép
Theo Chánh thanh tra Xây dựng quận 4, ông Ngô Anh Phát, nếu chỉ căng theo GPXD thì quá cứng nhắc. Ông cho biết quận 4 vẫn sẽ không rập khuôn nguyên tắc mà linh động như trước nay.
“Quan trọng là tuân thủ quy chuẩn chứ không phải nhất nhất nhìn vào giấy phép” - ông Phát nói. “Đối với những trường hợp xây lố diện tích nhưng không vi phạm quy hoạch, quy chuẩn thì cũng không phạt. Nhưng chúng tôi giải thích rõ với người dân nếu không điều chỉnh giấy phép thì không đăng bộ được, lúc đó họ sẽ bị thiệt hại về quyền lợi”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tuấn - Chánh thanh tra xây dựng quận Tân Bình cho rằng phải lấy GPXD ra làm thước đo để kiểm tra chủ đầu tư có vi phạm hay không, bởi GPXD là văn bản cụ thể hóa, được dựa vào các quy chuẩn, tiêu chuẩn luật định. Những vi phạm đối với hạng mục có tiêu chuẩn, quy chuẩn, đặc biệt vi phạm về số tầng, chiều cao bị quận “soi” rất kỹ.
“Tuy nhiên, không phải vi phạm nào cũng phạt. Chẳng hạn thay đổi bên trong công trình như chuyển dịch vị trí cầu thang hay là diện tích phòng ốc trong giấy phép là 4 m2 nhưng chủ đầu tư xây 6 m2 thì chẳng sao, miễn nó không ảnh hưởng đến tổng diện tích sử dụng, nha dat . Hoặc những trường hợp tuy xây lố GPXD nhưng không vi phạm quy hoạch, quy chuẩn, nếu xin điều chỉnh giấy phép là được ngay thì quận chưa xử lý mà yêu cầu chủ đầu tư đi điều chỉnh vì đây là sai phạm nhỏ. Khi nào chủ đầu tư không chịu điều chỉnh, vẫn xây sai giấy phép thì phải đình chỉ thi công, buộc thực hiện đúng giấy phép” - ông Tuấn cho biết thêm.
Ông Hoàng Đạo Kính, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư VN:
Quản quá kỹ: Khổ dân!
Việc quản lý quá kỹ về xây dựng bên trong nhà dân làm cho nhiều quy định trở nên bất khả thi và làm khổ người dân. Mà muốn làm được việc này thì quả là có “tài thánh” chứ chính quyền ôm sao nổi. Tôi rất phản đối việc này. Cần phải bỏ ngay cung cách quản lý kiểu đó.
Người dân muốn xây cầu thang trong nhà ở vị trí nào là quyền của họ. Trước họ định xây bên phải nhưng sau thấy phải chuyển sang bên trái mới hợp lý thì đó là quyền của họ, hà cớ gì phải xin phép chính quyền? Việc mọi thay đổi thiết kế đều phải xin phép sẽ dễ nảy sinh tiêu cực, nhũng nhiễu. Đấy là chưa kể việc quản lý đô thị hiện nay giống như là đọc chính tả cho kiến trúc sư chép lại, họ bị hạn chế khả năng sáng tạo.
Theo tôi, chính quyền chỉ nên quản lý về cơ bản như chiều cao, nền móng, mỹ quan..., tức là quản về vĩ mô.
Ông Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN:
GPXD không nên quá chi tiết
Về nguyên tắc thì phải xây nhà theo đúng giấy phép. Tuy nhiên, nếu người dân xây sai phép thì cơ quan có thẩm quyền cần phải căn cứ vào từng trường hợp để xử lý. Trường hợp diện tích nhà dân xây rộng hơn GPXD nhưng phần dư ra đó là lấn chiếm đất công hoặc xâm phạm đến khoảng cách cần thiết dành cho việc trổ cửa sổ thì phải đập bỏ phần sai phép. Còn nếu người dân xây rộng hơn GPXD một chút nhưng trong phần đất của họ thì cũng không cần phải xử lý. Nhìn chung, nếu người dân xây sai GPXD nhưng phần sai đó nằm trong khuôn viên nhà, không ảnh hưởng đến ai thì cũng không cần phải xử lý phần sai đó.
GPXD cũng chỉ nên có một số nội dung cơ bản như vị trí, kích thước, cốt nền, chiều cao, màu sắc của căn nhà. Các nội dung cụ thể hơn không nên đưa vào trong GPXD. Các nhà quản lý cần thiết kế nội dung của GPXD sao cho vừa có giá trị pháp lý, vừa có giá trị thực hiện.
Nguồn theo Pháp Luật TP
2 đính kèm
NĐ 23/2009/NĐ-CP thay thế NĐ 126/2004/NĐ-CP
NĐ 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý CT HTKT; quản lý, phát triển nhà và công sở
Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2009 và thay thế NĐ 126/2004/NĐ-CP ngày 26/05/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà.
Click vào đây để: Download Nghị định 23=D>=D>=D>
Hoặc Download dưới đây:
1 đính kèm
CT 22/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
Về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
Download văn bản dưới đây:
1 đính kèm
NĐ 37/2005/NĐ-CP Ngày 18/3/2005
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 37/2005/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 2005
QUY ĐỊNH THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ
THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Trích Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh
Nghị định này quy định về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (gọi tắt là cưỡng chế hành chính) đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn tự nguyện chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành các quyết định nêu trên mà không tự nguyện chấp hành
Download văn bản dưới đây: