Kíu tui với, thế này thì còn làm ăn gì nữa, mọi người đều công nhận là "nhựa đường không có tác dụng chống thấm" thế mà vẫn khăng khăng đòi giữ lại Định mức...hic hic bác nào có thâm niên cho ý kiến cái đi, cãi nhau với mấy bác này mệt quá.:-w
Xem bảng in
theo ý tại hạ là do từ xưa mình thi công thường học bên liên xô : bên đó lạnh quét bên trong có nhiều tác dụng
chống nước đá thâm nhập gây hiện tượng đông đá khiến bê tông giãn nở không đều ,với lại còn thiều tác dụng khác
còn bên ngoài thi TV giám sát sẽ bắt buộc quét để kết dính với lớp kết cấu bên trên nó cũng như khi lên mặt cần trải bitum
có j sai sót mọi người bổ sung nhé
Thông báo!
Khả năng đây là một phát hiện mới trong ngành xây dựng đây!
Quét nhựa đường bên ngoài cống để kết dính với kết cấu bên trên!
À mà bên trên toàn đất thì dính thế nào được nhỉ?:( mình chưa tưởng tượng ra bạn có thể tả cho mình được không?:P
Thì chắc rồi! cách tối thiểu 50cm
Nhưng khả năng ở bên Tây họ không đắp cống, đắp nền đường bằng đất, mà khả năng đắp bằng đá hoặc cấp phối đá dăm, hay vật liệu khác không phải là đất. Nên thảo nào nhìn hình ảnh xung quanh cống toàn đá đây này Đính kèm 41682 ( chui vào trong cũng chịu nè)Đính kèm 41683
Do đó công dụng tiếp theo của việc quét nhựa đường ống cống để nhà thầu đắp nền đường bằng vật liệu kết dính với cống để tạo thành một khối thống nhất, TVGS có cao siêu đến đâu cũng chịu thua luôn phải không?:))
Bạn ấy nói bên liên xô chứ không phải tây đâu:-w
có thể ở bên liên xô thời chiến tranh lạnh hay bị Mỹ và bọ khủng bố phá hoại, nên tất cả các cống đều bôi nhựa đường màu đen, mới nhìn vào để địch lầm tưởng là đường ống dẫn dầu, khí đốt, chúng sẽ tập chung hỏa lực vào đấy, vậy mục đích của việc này có thể là mục đích quân sự cũng nên.
Hoặc có một giả thiết khác là bôi như thế nhìn cống rất giống một khẩu pháo, địch đi máy bay do thám từ xa sẽ lầm tưởng là trận địa pháo mà không dám tới gần.
Vậy có thể đi đến một kết luận khác, quyét nhựa đường mang mục đích quân sự. vì là giả thiết nên các bác cho thêm ý kiến nhé
Ừ thì liên xô! :DThế mà anh cứ nghĩ là ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì gọi là Tây!
Nghe chú phân tích cũng thấy có lý!
Nhưng nếu chú bảo kết luật là anh chưa đồng ý! Kết luật chỉ được một lần thôi chứ! Sao mà lắm kết luận thế! (thành ra nói róc à?)
Đề nghị chú patience_gnr viết thêm vào sổ một tác dụng nữa của việc quét nhựa đường bên ngoài cống đó là:
- Quét nhựa đường bên ngoài cống có tác dụng nghi binh!
Mời mọi người tham gia ý kiến thêm!
:D Sau đó đã thống nhất chúng ta cùng kết luận việc này nhé!
Tổng hợp ý kiến:
- Chống mối ăn cống
- Chống rêu mọc
- Chống hôi thối
- Nghi binh
- Che mắt thiên hạ
- Cho đẹp cống
- Chống trộm
Với những tính năng vượt trội này chắc là vẫn phải giữ lại định mức công tác này thôi và điều chỉnh lại chi phí một chút là ổn.
Trong video dưới đây mình thấy quẹt cả bên trong, không biết có phải nhựa đường hay không?
http://www.youtube.com/watch?v=q2mBfv-pB7o
Theo quan điểm của tôi thì tất cả các bạn đều hiểu sai bản chất của Công tác này. Ở trong Định mức 1776 phần mã hiệu AK.95100 này không có nói là QUÉT NHỰA ĐƯỜNG ỐNG CỐNG mà nói rõ là QUÉT NHỰA ĐƯỜNG CHỐNG THẤM MỐI NỐI ỐNG CỐNG. Tức là cần phải hiểu rõ công tác quét nhựa này như sau:
- Chỉ quét nhựa ở Phạm vi đầu miệng của bên ngoài ống cống tại vị trí có làm MỐI NỐI ống cống. KHÔNG QUÉT TOÀN BỘ BÊN NGOÀI ỐNG CỐNG
- Tẩm đay chét khe giữa các ống cống.
- Dán giấy dầu hết chu vi mối nối với bề rộng là phạm vi mối nối và Tiếp tục quét nhựa đường lên phần giấy dầu này.
Tất cả các công đoạn này chỉ nhằm một mục đích là CHỐNG THẤM CHO MỐI NỐI ỐNG CỐNG.