Quan niệm về "giá gói thầu"
Trích dẫn:
Gửi bởi
nguyenxuandoi
Toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu? Nếu không bao gồm dự phòng thì theo em nên là: toàn bộ chi phí để thực hiện việc lựa chọn nhà thầu.
Quan niệm "giá gói thầu" như bạn theo tôi là không đúng.
Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.
Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.
Hy vọng không thấy sự "vòng vo" nữa
Trích dẫn:
Gửi bởi
nguyenxuandoi
Vậy thưa giá gói thầu bao gồm những gì ạ?Có thể có dự phòng trong đó không ạ?
Giá gói thầu được xác định trong KHĐT? Em không hiểu? Lập kế hoach có bao gồm việc xác đinh giá gói thầu rồi mà?
Vậy giá gói thầu lập trước hay sau KHĐT?
Như vậy e thấy vòng vo ...
Về mấy câu hỏi của bạn tôi có ý kiến như sau:
1. "giá gói thầu bao gồm những gì ạ? Có thể có dự phòng trong đó không ạ?"
--> TT02/2009 của Bộ KH&ĐT đã hướng dẫn khá kỹ, tôi trích để bạn tham khảo nhé:
b) Giá gói thầu
Giá gói thầu là toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu (bao gồm cả chi phí dự phòng) được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt (nếu có) và các quy định hiện hành.
Đối với dự án sử dụng vốn ODA, giá gói thầu còn phải được xác định trên cơ sở của điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế đã được cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết với nhà tài trợ.
Trong trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì giá gói thầu trong KHĐT cần nêu rõ giá ước tính cho từng phần.
Đối với những gói thầu lớn, phức tạp, thời gian thực hiện kéo dài, tại thời điểm lập KHĐT chưa lường trước các công việc, chi phí phát sinh thì trong giá gói thầu cần bao gồm cả dự phòng. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa thông thường, áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu không cần thiết có dự phòng.
Trường hợp giá gói thầu có dự phòng thì trong KHĐT cần phải thể hiện rõ chi phí dự phòng trong giá gói thầu. Việc xác định chi phí dự phòng và nội dung công việc cần có dự phòng căn cứ vào các quy định pháp luật có liên quan. Đối với gói thầu xây lắp cần căn cứ vào quy định của pháp luật về xây dựng.
Khi tham dự thầu, nhà thầu tính giá dự thầu dựa trên khối lượng công việc cần thực hiện của gói thầu. Vì vậy trường hợp giá gói thầu có dự phòng, việc đánh giá và xác định giá đề nghị trúng thầu cần căn cứ vào giá gói thầu không kể phần dự phòng.
Dự phòng trong giá gói thầu để giải quyết đối với những công việc phát sinh, trượt giá trong quá trình thực hiện hợp đồng và tạo thuận lợi khi điều chỉnh hợp đồng (nếu có).
Khi lập KHĐT, trường hợp đã có thiết kế chi tiết, dự toán cho hạng mục công việc xây lắp được phê duyệt thì giá gói thầu được xác định trên cơ sở dự toán cho hạng mục công việc xây lắp tương ứng với gói thầu.
Chú ý: Chi phí dự phòng chưa phân bổ nêu ở phần III (là tổng chi phí dự phòng của dự án trừ đi chi phí dự phòng đã phân bổ trong các gói thầu) để bổ sung cho chi phí tăng thêm khi dự toán được duyệt lớn hơn giá gói thầu được duyệt.
--> Ví dụ: Giá gói thầu xây lắp bao gồm: chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi công, trực tiếp khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế VAT, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công.
2. "Giá gói thầu được xác định trong KHĐT? Em không hiểu? Lập kế hoach có bao gồm việc xác đinh giá gói thầu rồi mà? Vậy giá gói thầu lập trước hay sau KHĐT?"
--> Khi lập KHĐT, với mỗi gói thầu CĐT phải xác định giá gói thầu và đưa vào KHĐT. --> Lập giá gói thầu cùng với lập KHĐT.
--> "Giá gói thầu được xác định trong KHĐT" là giá gói thầu nêu trong KHĐT đã được người QĐĐT phê duyệt.
Hy vọng những giải thích trên bạn sẽ hiểu thêm và không thấy sự "vòng vo" nữa.
Không mâu thuẫn với NĐ 85
Trích dẫn:
Gửi bởi
nguyenxuandoi
Vấn đề là thông tư của BKH phục vụ Nghị định 58. Còn tT02_BKH ra trước 85 thưa thầy!
1. Đúng là TT 02/2009 ra trước NĐ 85 nhưng không phải TT02/2009 phục vụ NĐ 58 mà phục vụ (quy định) lập kế hoạch đấu thầu của dự án.
2. Hiện nay Bộ kế hoạch và đầu tư chưa ra được TT thay thế TT02/2009 về kế hoạch đấu thầu nên theo tôi vẫn có thể sử dụng TT02/2009 trong việc lập kế hoạch đấu thầu (còn hơn chẳng biết dựa vào đâu), mặt khác vì những hướng dẫn trong TT này theo tôi không có điểm nào mâu thuẫn với NĐ 85 nên vẫn có thể sử dụng được.
3. Tôi tin rằng nếu có TT thay thế TT02/2009 thì về cơ bản nội dung vẫn như thế.
Thảo luận về phân cấp đấu thầu
- Cấp quyết định đầu tư phê duyệt KHĐT.
- Chủ đầu tư phê duyệt HSMT, kết quả lựa chọn nhà thầu.
Nhưng nếu người quyết định là UBND huyện, CĐT là UBND xã bộ phận chuyên trách xã ko đủ chức năng, năng lực thẩm định HSMT, kq lựa chọn nhà thầu... Phải thuê cq tư vấn mất một khoản. Trong khi đó cấp qđịnh đầu tư lại có Phòng Tài chính - KH đủ năng lực điều kiện để thẩm định. Theo các pro TH này ai sẽ thẩm định? Trình tự sẽ như thế nảo? Hay còn phụ thuộc vào KHĐT do cấp QĐ đầu tư phê duyệt và chao những quyền gì cho CĐTư. :-w
Sự khác biệt giữa luật đấu thầu 2005 và 2013
Chào cả nhà! em đang làm bài tập lớn về Đấu Thầu, thầy giao chủ đề: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LUẬT ĐẤU THẦU 2005 VÀ 2013...mong các bác giúp đỡ