Trang này thật có ích đối với mình. Mình rất cảm ơn những bài viết đã giúp mình công tác chuyên môn, nhất là đồng chí Thế Anh người đã lập ra trang web này.
Xem bảng in
Trang này thật có ích đối với mình. Mình rất cảm ơn những bài viết đã giúp mình công tác chuyên môn, nhất là đồng chí Thế Anh người đã lập ra trang web này.
Chung ta phải từ định nghĩa để đọc văn bản, chi phí để chỉ tất tả các loại chi phí bỏ ra để thực hiện một công việc nào đó, còn lệ phí là thu một phần còn lại Nhà nước bù. Vì vậy theo anh 1751 thì đây là chi phí để thẩm tra TK-DT, nếu chủ đầu tư tự thực hiện thì được hưởng toàn bộ, nếu đi thuê thì lấy tiền đấy mà trả (có cả thuế). Còn lệ phí theo anh 109 chỉ trả cho cơ quan quản lý Nhà nước (không có thuế).
mình xin hỏi chủ đầu tư có được quyền thẩm định dự án không và nếu có thì cần năng lực như thế nào?
xin hỏi các bạnThiết kế cây xanh thuộc loại công trình nào trong NĐ số 2009
theo NĐ số 12/2009 về quản lý dự án đầu tư công trình " dưới 15 tỷ là Báo cáo KTKT" vậy theo CV 1751 thì các hệ số của tư vấn đầu tư áp dụng như thế nào. Minh đang bí, mình nghĩ chỉ có Bộ XD mới giải quyết phải không?
Đây là câu trả lời của bạn:
Như vậy, bạn vẫn áp dụng định mức lập BC KTKT tại Công văn 1751 của BXD để xác định chi phí tư vấn lập BC KTKT.Trích dẫn:
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 2009-07-09 08:58:29.196
Câu hỏi của bạn Nguyễn Huy Định Tại hòm thư nguyenhuydinh_102hc@yahoo.com hỏi :
Theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình, “Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng” khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư mà chỉ phải lập Báo cáo kinh tế kĩ thuật. Theo Công bố định mức 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng, quy định định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình chưa có các chi phí phù hợp với quy định điều chỉnh theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình.
Tôi xin hỏi Bộ Xây dựng vấn đề sau:
Dự án đầu tư xây dựng công trình của đơn vị tôi dự kiến có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng nên chỉ phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Tại Công bố định mức 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng chỉ có định mức chi phí lập Báo cáo KTKT có giá trị đến 7 tỷ đồng, tôi xác định định mức chi phí lập Báo cáo KTKT và Định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công theo phương pháp nội suy như sau:
- Định mức chi phí lập Báo cáo KTKT: Áp dụng Bảng số 2: Định mức chi phí lập dự án đối với công trình có cận trên 20 tỷ và cận dưới là 10 tỷ.
- Định mức chi phí thiết kế bản vẽ thi công: Áp dụng Bảng số 5: Định mức chi phí lập dự án đối với công trình có cận trên 20 tỷ và cận dưới là 10 tỷ.
Vì chưa có văn bản nào quy định định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình điều chỉnh theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ, vậy cách tính trên có đúng không?
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Trong khi chưa công bố định mức chi phí quản lý dự án và định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng công trình điều chỉnh theo qui định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 thì các công trình có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất) được áp dụng định mức chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật tại công bố số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 để xác định chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình.
Chủ đầu tư có được quyền thẩm định hay không bạn phải xem nguồn vốn của dự án. Nếu dự án không phải là vốn nhà nước thì chủ đầu tư là người thẩm định dự án còn năng lực thì với nguồn vốn này không qui định năng lực cụ thể còn những vấn đề liên quan như: thiết kế, phòng cháy, tác động môi trường... thì đơn vị đầu mối của chủ đầu tư xin ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề đó. Đối với vốn nhà nước thì theo điều 10 của Nghị định 12/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của chính phủ, về các địa phương sẽ có quyết định phân cấp tới các cơ quan thuộc quyền tương ứng với các loại vốn
Xin cho mình hỏi khi tính chi phí quản lý dự án trong Tổng mức đầu tư sẽ không tính thuế VAT vào đúng không vậy? Tại vì mình thấy nhiều người khi lập Tổng mức đầu tư có tính cả thuế VAT vào??? Cảm ơn nhiều
Chi phí quản lý dự án (CP QLDA) trong Tổng mức đầu tư :
CP QLDA = Định mức CP QLDA % (theo bảng số 01-CV 1751) x [chi phí Xây dựng chưa có thuế GTGT+chi phí Thiết bị chưa có thuế GTGT];
Nội dung Định mức CP QLDA : xem mục 2.3 khoản 2 Hướng dẫn áp Định mức CP QLDA -CV 1751. ... , các khoản phí, lệ phí, thuế và các chi phí khác.
Tổng mức đầu tư bao gồm các chi phí (7 loại tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 99) cộng lại, trong từng loại chi phí bằng các chi phí nhỏ cộng lại, trong từng chi phí nhỏ có loại có thuế GTGT, có loại không.
Do đó, CP QLDA = Định mức CP QLDA % (theo bảng số 01-CV 1751) x [chi phí Xây dựng chưa có thuế GTGT+chi phí Thiết bị chưa có thuế GTGT] : là chính xác.
Và trong Tổng mức đầu tư đã bao gồm thuế GTGT.
Mình làm ở ban QLDA của nhà nước, có một công trình đã được phê duyệt và triển khai thi công từ năm 2004 nhưng sau đó có yêu cầu của chủ đầu tư dừng thi công. Nay yêu cầu đơn vị thi công triển khai thi công tiếp phần công việc còn lại nên phải lập lại dự toán bổ sung và kèm theo một số thay đổi thiết kế. Vậy thủ tục và trình tự phê duyệt lại hồ sơ thiết kế và dự toán bổ sung phải như thế nào? Phần khối lượng chưa thực hiện có phải lập phụ lục hợp đồng bổ sung không? Xin hỏi ai đang làm ở ban quản lý dự án của nhà nước đã gặp phải trường hợp trên xin chỉ giúp
Em có cái này muốn hỏi các bác: em có 1 khu đất 1.2ha, dự đinh xây biệt thự sinh thái, em thuê 1 đơn vị tư vấn lập BCKTKT (là bản vẽ thi công luôn) phần hạ tầng kỹ thuật. sau khi thẩm tra BCKTKT có cần phải lấy ý kiến tham gia của cơ quan quản lý nhà nước không ? em đọc trong điều 13 của nghị đinh 12, chả thấy nói gì đến lấy ý kiến cả, còn trong điều 10 của nghị định này cũng chỉ nói là các cơ quan QLNN tham gia ý kiến với các dự án đầu tư mà thôi chứ không đề cập đến BCKTKT
các bác trả lời giúp em nhé
Chào các bạn.
Mình đang phải làm lại QD điều chỉnh dự án và QD điều chỉnh TKKT, các bạn cho mình xin mẫu QD điều chỉnh với, chủ yếu cho mình hỏi trong QD điều chỉnh này có cần phải nêu lại nội dung và giá trị của QD cũ hay không? hay chỉ nêu giá trị mới sau khi điều chỉnh???
thks và mong nhận được hồi âm sớm của các bạn.
Chào mọi người: Mình đang lập dự án khu tổng hợp văn phòng, thương mại, chung cư cao cấp tại hà nội thì cần thu thập thông tin ở đâu
Thu thập thông tin để lập dự án thì rất rất nhiều, thông tin về các văn bản pháp lý liên quan đến dự án, về phần điều tra tình hình, nhu cầu thị trường để đánh giá sự cần thiết phải đầu tư..., bạn phải tìm rất nhiều thông tin trên mạng cũng như thực tế ở ngoài. Một số thông tin đáng tin cậy là các báo cáo của các cty chuyên về bất động sản như CBRE, SAVILLS...và sở kế hoạch đầu tư, sở xây dựng, cục thống kê, các trang web chuyên về địa ốc, bất động sản....
Mình đã làm QĐ điều chỉnh dự án như bạn rồi và vẫn lấy Mẫu QĐ điều chỉnh dự án vẫn dựa trên mẫu QĐ phê duyệt dự án mới thôi, nội dung cũng chỉ nêu như một nội dung mới không nêu lại nội dung và giá trị cũ, và chỉ thay từ "phê duyệt điều chỉnh dự án".(mẫu QD bạn xem ở phục lục ND12).
mình làm về thủy điện. mình hỏi các bác là chi phí thẩm tra giai đoạn bản vẽ thi công các hạng mục cơ khí thủy công, cơ khí thủy lực, phần điện trong và ngoài nhà máy thì tính dựa vào đâu nhỉ?trong văn bản 1751 cũng như 957 chỉ tính theo chi phí xây dựng mà không có thiết bị.vậy những chi phí này tính thế nào? cảm ơn các bác!
CHÀO CẢ NHÀ ! MÌNH VỪ MỚI VỀ NHẬN CÔNG TÁC MỚI, CHUYÊN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ! (CHỦ YẾU LÀ XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ THỦY LỢI)
Mong các anh chị trong diễn đàn chỉ bảo giúp : ĐỂ TRỞ THÀNH CHUYÊN GIA THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN , LÀM TỐT VỊ TRÍ CỦA MÌNH THÌ CẦN PHẢI NẮM NHỮNG THÔNG TƯ, NGHỊ ĐỊNH GÌ , ĐI HỌC LỚP GÌ ĐỂ HỔ TRỢ TỐT CHO CÔNG VIỆC ! Mong các Anh , Chị trong diễn đàn chỉ bảo ! cảm ơn nhiều nhiều !
(BQL: Việc viết bài hoàn toàn bằng chữ hoa là vi phạm nội quy của diễn đàn. Bạn lưu ý nhé!)
1. Về văn bản cần nắm: bạn kiếm một cuốn thẩm định mới nhất, hoàn thiện nhất, do một chuyên gia xuất sắc nhất tại địa phương bạn. Sau đó nghiên cứu các văn bản được ghi trong phần căn cứ thẩm định.:D
2. Về các khóa học cần tham gia: học - học nữa - học mãi. Không một khóa học nào là thừa cả. Nên nếu có thời gian thì bạn tham gia tất cả các khóa học có liên quan. Đây sẽ là một công cụ hỗ trợ tốt nhất cho bạn.
3. Ngoài ra, để thẩm định dự án tốt, bạn cũng cần có kinh nghiệm thực tế và thường xuyên học hỏi những thế hệ xuất sắc đi trước. Họ sẽ dạy cho chúng ta những kinh nghiệm bổ ích.
4. Tham gia thường xuyên tại diễn đàn www.giaxaydung.vn tại các mục bạn lưu tâm cũng là một trong những phương pháp học nhanh và hiệu quả nhất. Có vướng mắc, bạn có thể trao đổi trên diễn đàn. Các đồng nghiệp trong cả nước sẽ giúp đỡ bạn.
Chúc bạn thành công./.
Cảm ơn Bác nhiều, E vừa được sếp giao Thẩm định nội dung Báo cáo KTKT của dự án nạo vét nạo vét kênh (ct cấp IV), mong Bác chỉ dạy dùm là những nội dung gì mình quan tâm trong hồ sơ BC KTKT này. xét tính họp lý trong BC KTKT cần dựa trên cơ sở nào ? cảm ơn Bác nhiều ! chúc sức khỏe !
Theo mục 1.đ, thuộc điều 3, thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trìnhBạn tham khảo thêm nội dung thông tư tại đây: http://giaxaydung.vn/diendan/bo-xay-...html#post83436Trích dẫn:
đ) Nội dung thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật:
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả, bao gồm: sự cần thiết đầu tư; quy mô; thời gian thực hiện; tổng mức đầu tư, hiệu quả về kinh tế – xã hội.
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi, bao gồm: nhu cầu sử dụng đất, khả năng giải phóng mặt bằng; các yếu tố ảnh hưởng đến công trình như quốc phòng, an ninh, môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Xem xét kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán.
Chào bác!
Thôi thì bây giờ chúng ta không nói theo nguyên văn luật mà nói chuyện cho thực tế một xíu.
Bác đang thẩm định công trình nào vét kênh mương, đầu tiên bác xem thử sau khi nạo vét kênh mương đó thì hiệu quả mang lại cho diện tích được tưới có nhiều không? Tức là điều đầu tiên nói đến hiệu quả kinh tế xã hội. Tổng mức đầu tư làm cái nạo vét đó như thế nào, có cao quá không?Khi thực hiện nạo vét trên tuyến kênh cũ, liệu có ảnh hưởng đến 2 bên tuyến kênh cũ không? Vì điều này liên quan đến việc giải phóng mặt bằng.
Tiếp theo bác xem khối lượng trong thiết kế và khối lượng trong dự toán như thế nào.
Thân chào!
vừa ròi xem kỹ trong dự toán mà đơn vị TVTK lập có phần này e khong biết xử lý sao:Phần Bóc dự toán có bóc phông hóa, vậy khi thẩm định có nên cát bỏ ra khong ! vì thực tế thi công có đơn vị nào bóc phong hóa đâu, chỉ đổ đất lên, cứ thế là xong, mà khi đó trên dự toán vài chục triệu !
Việc này em có ý kiến với bác như thế này.
Việc nạo vét kênh mương chắc chắn là phải có phần bóc phong hóa rồi. Việc bác thẩm định khối lượng này thì phải trao đổi lại với tư vấn thiết kế. Vì những công trình này đã có khảo sát của đơn vị này.
Việc mình thẩm định cắt phần khối lượng này là không đúng. Bác nói đơn vị thi công không thực hiện bóc phong hóa khi thi công là việc sau này trong quá trình thi công.
Trên hồ sơ thiết kế chắc chắn có khối lượng đó thì mình phải để lại cho người ta. Việc chi phí tăng lên chỗ nạo vét này bác phải xem lại chỗ biện pháp thi công bằng máy hay thủ công. Chỉ kiến nghị với đơn vị thiết kế áp dụng cái định mức này cho hợp lý mà thôi.
Thân chào.
Cảm ơn a Linh , nhưng có điều này: Chổ cơ quan của e mấy tiền bối làm vậy đó, theo a có sai không, khi gặp đơn vị tvtk thì mấy tiền bối bảo vệ ghê quá, và tư nào giờ vẫn căt bỏ phần bóc phong hóa (đắp bờ bao đường giao thông và bờ bao nói chung). e không biét làm thế nào cho đúng! a có văn bản nào nói đến phần này khong a cho e xin hay mách bảo e thêm một số kinh nghiệm xử lý đi ! cảm ơn nhiều !
Vấn đế này như sau:
Đã nói tới việc nạo vét kênh mương là phải có phần khối lượng bóc phong hóa.
Việc công trình bác nói là đắp bờ bao thì phải xem vào tình hình thực tế của hiện trường. Đối với nền cũ tốt rồi thì đâu cần bóc phong hóa làm gì nữa.
Mình đưa 1 ví dụ như thế này nhé: Có 1 công trình đường nhựa, bây giờ trải nhựa đường GTNT loại A chẳng hạn được làm trên nền đường cấp phối đá đồi cũ (nền đường này vẫn khá tốt). Nếu như trong trường hợp này đơn vị tư vấn thiết kế tình bóc phong hóa nền đường là .. có vấn đề rồi đây.
Nhưng đối với việc làm công trình trên nền đất thì sao? Nền đất yếu thì phải xử lý bóc phong hóa để gia cố lại nền đường để chuẩn bị làm mới.
Thân chào!
a chị trong diễn đàn cho e hỏi này với ! khi e thẩm định dự toán có phần tính ĐẤT ĐẤP BỜ sau khi tính cho mỗi mặt cắt tìm được diện tịch ta tìm được thể tích đấp đất. Vậy phải nhân với hệ số bao nhiêu mới ra thể tích đấp thực. nếu nhân hệ số này tương đương với tính cho khối đất chặt phải khong anh chị ?
Một phần nửa là công thức để tính số lượng cừ đóng với chiều dài L, gọi n là số cừ đóng/1m thì số cừ đóng cho chiều dài L ta áp dụgn công thức nào a chị chỉ với ! THẬT XẤU HỔ NHƯNG CÁI NÀY KHONG BIẾT TÍNH ! HIHIHI !:">
1. Từ "đấp" mình hiểu là "đắp". Phải vậy không ạ? Khi tính được thể tích đắp thì đó chính là thể tích đắp thực. Không cần phải nhân với bất kỳ một hệ số nào cả.
Nếu cần phải tính toán lượng đất đào dùng để đắp, ta sẽ căn cứ vào khối lượng đất để đắp và độ chặt của khối đắp. Ứng với mỗi một độ chặt (tính theo K hoặc gamma), lượng đất đào dùng để đắp sẽ được nhân với một hệ số. Ví dụ: cần đắp 1m3 đất, có độ chặt K=95 thì cần: 1x1,13=1,13m3 khối đất đào để đắp. Bảng hệ số này bạn xem phần thuyết minh tại Chương II - Định mức 1776.
2. Phần chữ màu xanh: mình không hiểu ý bạn hỏi?:-w
hiihihihi ! viết sai mà ! cảm ơn a nhiều lắm ! mấy anh chị trong diễn đàng cho e hỏi vơii: ĐỂ CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN TRỞ THÀNH CHUYÊN VIÊN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN, ngoài trình dộ chuyên môn thì phải học qua lớp nào vậy a chị ! mong anh chị chỉ bảo .:confused:
nếu a đã từng làm thì sẽ không nói vậy ! chiều dài đóng cừ là L, trên chiều dài đó a bỏ đi một đoạn m ko đóng cư, vậy thì số cừ đóng cho 2 bên bờ kênh sẽ là bao nhiêu ??! nếu cừ dài >4.5m, hay <4.5m đơn giá sẽ khác nhau.:-w
tất cả các mục bạn nêu là công việc CĐT phải làm trong 1 số năm nên hơi khó trả lời cụ thể. xin tư vấn là bạn hãy đọc toàn bộ các quy định về đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở,... rồi lên mạng vào các trang web các Bộ, ban ngành, địa phương để được hướng dẫn các thủ tục hành chính. đến bước nào sẽ có câu trả lời bước đó. Thân:))
Bài viết này đã được thảo luận tại đây.
BQL: Thời gian gần đây, BQL thường xuyên phải can thiệp vào bài viết của thành viên do vi phạm nội quy. Kính đề nghị các thành viên post bài chỉ post 01 lần tại đúng chủ đề thảo luận. Việc viết nhiều bài trùng nội dung trong một hoặc nhiều đề tài sẽ bị BQL xóa mà không thông báo trước tới thành viên (theo nội quy của diễn đàn). Trân trọng kính báo./.
Bạn có thể tham khảo quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009, trang 29, 30.
em đang làm báo cáo thẩm định dự án đầu tư của 1 cty con gửi lên Cty mẹ (là chỗ em đang làm).
bây giờ nhiệm vụ của em là thẩm định dự án đó rồi viết Báo cáo Thẩm định để trình Ban giám đốc.
em mới vào hành nghề Dự án nên còn gà mờ lắm.
Các nội dung thẩm định thì em đã biết rồi
vấn đề là ở chỗ viết nó theo hình thức, cách thức trình bày như thế nào.
bác nào có mẫu "Báo cáo thẩm định dự án đầu tư" nào đó, gửi cho em với để em tham khảo với.
cám ơn các bác nhiều !
Chào các anh chị, mình có một thắc mắc mong các anh chị giúp đỡ.
có văn bản pháp luật nào cho phép đối với dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 thì chủ đầu tư có thể trình thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở từng công trình riêng lẻ trong dự án (trình thẩm định thiết kế cơ sở nhiều lần của 1 dự án) không?
Cảm ơn các anh chị !
Theo tôi:
1. Không có VBPL nào quy định như thế.
2. Theo quy định hiện hành, việc lập, thẩm định, phê duyệt và quyết định đầu tư phải được thực hiện cho toàn bộ dự án, trừ trường hợp dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A chia thành nhiều dự án độc lập thì có thể lập, thẩm định (trong đó có thẩm định TKCS), phê duyệt và quyết định đầu tư từng dự án thành phần.