Nếu chủ đầu tư không có năng lực thì thuê tư vấn thẩm tra trước khi phê duyệt bạn à.
Xem bảng in
Em đang thẩm định một dự án mua sắm thiết bị nhỏ thôi (dưới 1 tỷ) tuy nhiên hiện nay em đang khó khăn trong việc áp dụng các văn bản pháp luật. Theo em biết hiện nay các dự án đầu tư xây dựng thì đã có hệ thống văn bản hướng dẫn riêng như ND 16, ND 112, ND 99... còn các dự án đầu tư khác vẫn thực hiện theo Nghị định 52/1999 tuy nhiên các văn bản hướng dẫn về lập quản lý chi phí thì em không biết thực hiện theo van bản nào ? bác nào biết chỉ cho em với em đang rất cần...
Em cũng đã đọc nội dung đó của Bộ Xây dựng rồi, tuy nhiên đấy mới chỉ là chi phí QLDA và thực sự khi thực hiện theo HD đó cũng không phải dễ, còn một loạt các chi phí khác như: lập báo cáo đầu tư, chi phí giám sát lắp đạt thiết bị, thẩm định dự toán,... thì biết lấy định mức, hướng dẫn ở đâu ? Lấy định mức theo các văn bản về đầu tư xây dựng thì không hợp lý.... các bác xem tiếp tục giúp em với
Xin hòi có anh, chi nào biet cach lập hồ sơ thẩm định giá, xin chỉ giúp. Nếu có mẫu cho xin.
Cám ơn nhiều
I.Nội dung hồ sơ thẩm định giá:
Nội dung hồ sơ thẩm định giá phụ thuộc vào mục đích thẩm định giá và loại hình tài sản cần thẩm định giá. Nội dung cơ bản hồ sơ thẩm định giá bao gồm:
-Tên và số hiệu hồ sơ, ngày tháng lập và ngày tháng lưu trữ.
-Những thông tin về khách hàng yêu cầu thẩm định.
-Thư mời thẩm định.
-Hợp đồng thẩm định ký kết giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng.
-Những phân tích, đánh giá của thẩm định viên về những vấn đề thẩm định giá liên quan.
-Những ý kiến trưng cầu tư vấn về các khía cạnh kỹ thuật, pháp lý liên quan đến tài sản cần thẩm định giá (nếu có).
-Báo cáo kết quả thẩm định giá tài sản và phụ lục kèm theo báo cáo.
-Chứng thư thẩm định giá.
-Biên bản thanh lý hợp đồng thẩm định giữa doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá và khách hàng.
II. Các phương pháp thẩm định giá:
1. Phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của các tài sản tương tự với tài sản cần thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá hoặc gần với thời điểm thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Phương pháp so sánh chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản có giao dịch, mua, bán phổ biến trên thị trường.
2. Phương pháp chi phí:
Phương pháp chi phí là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản tương tự tài sản cần thẩm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Phương pháp chi phí chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản chuyên dùng, ít hoặc không có mua, bán phổ biến trên thị trường; tài sản đã qua sử dụng; tài sản không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh.
3. Phương pháp thu nhập:
Phương pháp thu nhập (hay còn gọi là phương pháp đầu tư) là phương pháp thẩm định giá dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác tài sản cần thẩm định giá thành giá trị vốn hiện tại của tài sản (quá trình chuyển đổi này còn được gọi là quá trình vốn hoá thu nhập) để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Phương pháp thu nhập chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá tài sản đầu tư (bất động sản, động sản, doanh nghiệp, tài chính) mà tài sản đó có khả năng tạo ra thu nhập trong tương lai và đã xác định tỷ lệ vốn hoá thu nhập.
4. Phương pháp thặng dư:
Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá mà giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá được xác định giá trị vốn hiện có trên cơ sở ước tính bằng cách lấy giá trị ước tính của sự phát triển giả định của tài sản trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó.
Phương pháp thặng dư chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá bất động sản có tiềm năng phát triển.
5. Phương pháp lợi nhuận:
Phương pháp lợi nhuận là phương pháp thẩm định giá dựa trên khả năng sinh lợi của việc sử dụng tài sản để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần thẩm định giá.
Phương pháp lợi nhuận chủ yếu được áp dụng trong thẩm định giá các tài sản mà việc so sánh với những tài sản tương tự gặp khó khăn do giá trị của tài sản chủ yếu phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản như khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu bóng,…
6. Các phương pháp thẩm định giá theo thông lệ quốc tế khác (nếu có) phải được Bộ Tài chính chấp thuận trước khi áp dụng.
Mình có tài liệu này, hơi cũ nhưng xài tạm được. Tài liệu của một công ty có uy tín trên thị trường đó.
Tốt nhất là bạn liên hệ với sở điện lực nơi bạn làm dự án đó cắt nguyên phần việc về đường dây và trạm đó cho họ để họ thiết kế,thẩm định và lẽ dĩ nhiên là sau này là họ thi công ( vì mấy ông điện lực này vẫn độc quyền mà ) kiểu gì rồi vẫn fải qua tay họ.
Đối với trường hợp này, các dự án của mình thường đưa cho Sở công nghiệp thẩm tra TKKT - TDT rồi làm việc với Đơn vị quản lý điện khu vực để giao cho họ làm luôn vì nó khá lằng nhằng khi xin cấp nguồn, điểm đấu nối, giám sát chất lượng nếu mình tự làm lấy.
Theo mình thì bạn có thể thuê 1 đơn vị thẩm tra có chức năng hành nghề nhưng ngoài ra còn phải làm việc với Điện lực sở tại về thỏa thuận điểm đấu nối và một số giải pháp kỹ thuật khi đấu nối công trình vào lưới điện họ đang quản lý. Vì vậy tiện nhất là thuê Điện lực thẩm tra luôn (họ có chức năng này đấy), giá cả thì theo định mức của Nhà nước thôi. Còn việc chọn nhà thầu thi công thì tuỳ bạn thôi chứ không phải chọn Điện lực đâu, Điện lực chỉ độc quyền bán điện thôi chứ họ có làm bậy gì đâu mà mình cứ có ác cảm. Nếu cứ nghĩ độc quyền thì có thể làm bậy thì loạn lên hết à, thế thì ngành điện vào khám hết à.