Theo mình nghỉ nếu hạng mục đó thuộc công trình giao thông thì phải tính nhóm nhân công theo nhom II chứ. nếu tính cho phần cống giao thông thuộc công trình ngầm thì không ổn. nếu đang là hạng mục đường ống ngầm thì mới tính nhóm III chứ.
Xem bảng in
Theo mình nghỉ nếu hạng mục đó thuộc công trình giao thông thì phải tính nhóm nhân công theo nhom II chứ. nếu tính cho phần cống giao thông thuộc công trình ngầm thì không ổn. nếu đang là hạng mục đường ống ngầm thì mới tính nhóm III chứ.
rất cảm ơn bài viết rất hay và cụ thể có thể rất nhiều thành viên thích điều này
nhưng các bác cho em hỏi là công trình nhỏ ở miền núi cao, kinh phí thì ít mà công việc thì gần như cái việc gì cũng có thì áp mức lương ở thang bảng lương nào cho hợp lý
Chào anh em trong diễn đàn! Bàn luận về vấn đề này tôi xin có vài lời tham gia như sau:
- Nhóm nhân công xác định theo công trình hoặc hạng mục công trình, không xét theo từng công việc trong hạng mục công trình đó, vì nếu xét như thế thì tất cả đều là nhóm 1 hết (đều là mộc, nề, sắt; bê tông; lắp ghép cấu kiện; ...; công việc thủ công khác). P/s: Ở đây không xét đến nhân công điều khiển máy, vì nó nằm trong giá ca máy và đương nhiên là nhóm 2.
- Khi chọn nhóm nhân công cho hạng mục công trình thì áp dụng theo nguyên tắc sau: Đầu tiên xét xem hạng mục này có thuộc nhóm 3 hay không? Nếu không phải thì xét sang nhóm 2 và nếu không phải nữa thì thuộc nhóm 1.
Đây là cách tôi hiểu và áp dụng từ trước đến nay, mọi người tham gia góp ý, trao đổi thêm.
Mình đồng ý với ý kiến của Scorpio83. nếu cứ xét cho từng công việc thì không thể có công trình nào như quy định tại bảng lương là nhóm III cả, công tác Đào hố móng của công trình đầu mối thủy lợi nếu làm bằng thủ công thì vẫn là nhân công nhóm III bởi vì công việc đó là một trong những công việc để xây dựng nên công trình đầu mối.
Bảng hệ số thang lương trong Nghị định 205/2004/NĐ-CP là đề cập đến "nghề" và "cấp bậc" để tính toán lương.
Do vậy khi lập dự toán thì ứng với mỗi công việc phải căn cứ vào nghề của công nhân cụ thể để áp lương là đúng. Đối với công trình đường giao thông cũng vậy, nếu là đổ bê tông thì áp dụng nhóm I, sắt thép nhóm I, còn những công tác như làm mặt đường thì nhóm II...chúng ta không thể đánh đồng cả công trình đường giao thông là 1 nhóm được.
Tóm lại là theo NĐ 205 là rất máy móc, không phù hợp với thực tế. Chẳng ai trả lương nhân công theo nhóm như vậy cả. Cứ như theo Quyết định số 3796/2014/QĐ-UBND Hà Nội về việc công bố đơn giá nhân công trên địa bàn, thế là xong, không cần nhóm 1,2 hay 3 gì cả :D.
Bảng giá nhân công thị trường.Ghi chú: Vùng I: Là nhóm các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội.- Vùng II: Là nhóm các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội./
Trình độ nghề nghiệp Giá nhân công bình quân thị trường (đồng/1 tháng) Ghi chú Vùng I Vùng IILao động phổ thông. 3.458.929 2.860.000Tương đương với thợ có bậc ≤ bậc 3 Lao động có tay nghề trung bình và khá. 4.837.819 3.497.000Tương đương với thợ có bậc > bậc 3 và < bậc 4,5 Lao động có tay nghề giỏi. 6.320.294 4.732.000Tương đương với thơ có bậc ≥ bậc 4,5 Bình quân gia quyền theo tỷ trọng các nhóm thợ. 4.894.654 3.558.756Bình quân ngày công (đồng/công). 188.256 136.875
co ai biet bang luong nhan cong xay dung co ban o muc luong toi thieu la 350000 khong cho minh xin nha tkmn
Cám ơn các bác đã chỉ giáo nhé
và hỏi các bác các xây dựng đơn giá nhân công theo 6168 đơn giá nhân công của UBND TP Hà Nội.
Các bán xin gửi thư cho em nhá thanhct2@gmail.com.
Tks
Mình hỏi chút. nhân công sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn tại bãi đúc (có thiết kế bãi đúc, có công tác bốc xếp và vận chuyển cấu kiện đến công trình) thì tính vào nhóm mấy? mình đang áp vào nhóm 1 thì có hợp lý không?