bên em họ còn lamg như này các bác cho em xin ý kiến:
HỌ chỉ thay 1 số mã công việc trong 462 ... rồi lấy giá nhân công (NC) nhân với hệ số lương của (nghị định 103/ nghị định 70)
tức là NC x 1.175 vậy có được không các bác??
Xem bảng in
bên em họ còn lamg như này các bác cho em xin ý kiến:
HỌ chỉ thay 1 số mã công việc trong 462 ... rồi lấy giá nhân công (NC) nhân với hệ số lương của (nghị định 103/ nghị định 70)
tức là NC x 1.175 vậy có được không các bác??
Chưa biết CĐT "có dám" cho anh điều chỉnh theo Nghị định 103 hay không? Nhưng chắc chắn là nếu dùng hệ số 1,175 theo cách tính trên là sai. Cách tính lương trong Đơn giá Hà Nội 2011 có liên quan đến mức lương tối thiểu chung nên hệ số kia không thể đúng được. Đó là những đơn giá trong bộ Đơn giá Hà Nội 2011. Nếu dùng ĐG 462 mà cũng sử dụng hệ số đó thì càng sai, không có căn cứ nào cả. Đơn giá 462 tính theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP.
Các bác lại cho em hỏi với những công việc không có trong 5481 và 462 mà phải chiết tính thì lấy lương nhân công theo cái nào?
Công văn 462 của thành phố Hà Nội đưa ra cho một số công việc không áp dụng cho toàn bộ công trình. Đúng là thách đố người làm dự toán và nhà thầu thi công. Không làm được các bác ạ.
Theo tôi các bác cứ xây dựng chi phí nhân công theo lương vùng như hướng dẫn của quyết định 5481 và 5479 đối với công trình không thuộc nguồn vốn của UBND thành phố Hà Nội quản lý mặc dù thi công trên địa bàn thành phố. Trong QĐ điều 1 đã nêu rõ rồi.
Đúng là rắc rối các bác nhỉ. Lương công nhân phải tăng theo lộ trình của Chính phủ đưa ra nhưng QĐ 462 thì không những tăng mà còn giảm không hiểu nổi. Bó tay với người chắp bút cho quyết định này
tôi đã giải thích rất nhiều bài về vấn đề lương tối thiểu. Việc giảm lương này chẳng có gì là không phù hợp với lộ trình tăng lương của Chính phủ cả. Lương tối thiểu chung (còn gọi là lương cơ bản), lương tối thiểu vùng là mức lương sàn cho từng vùng. Đơn giá nhân công là phản ánh mức độ biến động lương trả thực tế trên thị trường lao động, có tăng, có giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. trong đó có các yếu tố vĩ mô như: sức khỏe của nền kinh tế, năng suất lao động xã hội, GDP,...
Bạn đọc thêm bài này nhé:
http://m.nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/...9143016076.htm
Cảm ơn bạn naat. Lương vùng và lương tối thiểu chung thì tôi hiểu. Việc giảm lương này là có vấn đề bạn à, tại sao mà lương vùng tăng, (theo các NĐ 70, 103, 182 của Chính phủ) trong khi đó công việc trát, lát ... theo 462 của UBND thành phố Hà Nội lại áp dụng mức lương mà ai xem cũng phải ngạc nhiên.
Đặt giả dụ bạn là một chủ công trình trả lương cho nhân công của bạn. Thợ bậc 3/7 thi công cho công tác đổ bê tông AF.21210 thì trả mức lương 269.043x 0,65 = 174.878 đ/m3 (Tính theo NĐ 182 của Chính phủ); Còn tính theo QĐ 119.671 x 0,65 = 77.786 đồng/m3. Vậy người lao động nào nghe. Vậy tôi mới nói mức lương của người thợ đang làm việc tại một thành phố trực thuộc cấp tỉnh còn cao hơn một người đang làm việc tại thành phố trực thuộc trung ương. Đó là tăng hay giảm.
Chính phủ thì ra các Nghị định 70, 103, 182 đều tăng lương vùng, tăng lương tối thiểu chung, để đem lại cho người lao động một mức lương đảm bảo cuộc sống ngày càng được nâng cao (đó là lộ trình tăng lương của chính phủ dựa trên nền kinh tế phát triển của đất nước. Thu nhập bình quân đầu người tăng theo từng năm). Còn QĐ 462 người lao động lại được nhận một mức lương thấp hơn cả trước nghị định 70 của Chính phủ đưa ra .....?????????. Ai đang làm dự toán, giá bỏ thầu cũng phải nêu lên những thắc mắc.
Lương công nhân ở Hoà Bình cao gấp đôi lương công nhân ở Hà Nội.
Các bạn cho mình hỏi như vậy cái mức lương cơ sở này thì chỉ áp dụng đối với một số công tác trong đơn giá 462 hay là đối với tất cả các công tác bao gồm cả 5481 và 462
Theo tôi các bác cứ xây dựng chi phí nhân công theo lương vùng như hướng dẫn của quyết định 5481 và 5479 đối với công trình không thuộc nguồn vốn của UBND thành phố Hà Nội quản lý mặc dù thi công trên địa bàn thành phố. Trong QĐ điều 1 đã nêu rõ rồi.