To: pro_mouse
Ý kiến của mình như vậy, nếu có gì chưa đúng thì góp ý cho mình nhé. Bạn có thể nói rõ ràng cụ thể hơn được không ?
Hic mình đang nói về cái ý kiến của bạn dauthaupro cơ, cái này nàyCó lẽ mình trích dẫn nhầm, sorry nhé!!!Trích dẫn:
chuyện bình thường mà, ví dụ bạn đang làm dự án Cải tạo nâng cấp 1 con đường. trong thời gian trình duyệt dự án thì bạn vẫn phải duy tu bảo dưỡng con đường đó bằng nguồn vốn khác chứ=D>
trong thời gian chờ duyệt dự án thì bạn - vai trò chủ đầu tư - sẽ phải bỏ tiền ra để duy tu đảm bảo giao thông chứ!
Tôi nghĩ hình như DauThauPro trả lời chưa đúng câu hỏi của Nothingall thì phải:
- Nothingall: "... sử dụng một nguồn chi phí khác (không nằm trong Tổng mức đầu tư) để sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình thuộc dự án đầu tư (đã được phê duyệt)..."
- DauThauPro: "...trong thời gian trình duyệt dự án thì bạn vẫn phải duy tu bảo dưỡng con đường đó bằng nguồn vốn khác..."; "...trong thời gian chờ duyệt dự án thì bạn - vai trò chủ đầu tư - sẽ phải bỏ tiền ra để duy tu đảm bảo giao thông".
Khi đầu tư xây dựng công trình (đầu tư mới hoặc sửa chữa cải tạo. không thuộc loại duy tu bảo dưỡng thường xuyên) bằng nguồn vốn ngân sách hoặc nguồn vốn có ràng buộc như vốn ngân sách đều phải tuân theo trình tự về đầu tư XDCB và được người quyết định đầu tư xem xét phê duyệt. Ở đây dự án của bạn đã được phê duyệt, nếu bạn dùng nguồn kinh phí khác để đầu tư sửa chữa thì phải lập dự án nhỏ khác trình phê duyệt tiếp, người quyết định đầu tư sẽ có quyết định thích hợp. Trường hợp không dùng vốn ngân sách thì chủ đầu tư quyết định.
Chào bạn!
Có lẽ trong trường hợp của bạn hỏi như sau: Dự án xây dựng mới đã được phê duyệt, nhưng hiện nay cơ sở vật chất hiện đang có của bạn đang xuống cấp mà dự án mới chưa thể triển khai được (vì một nguyên nhân nào đó) phải không?
Trường hợp này đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước thường thì bố trí ngân sách trong chi thường xuyên của đơn vị, hoặc vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư được người quyết định đầu tư phân bổ hàng năm. Nếu đúng như thế thì bạn vẫn thực hiện theo đúng quy trình ĐT XDCB đối với loại công trình này. Có một số văn bản của Bộ Tài chính hướng dẫn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư như sau: TT 27/2007/TT-BTC; TT 130/2007/TT-BTC; TT 209/2009/TT-BTC ....
Đối với các tỉnh, thường thì đối với các công trình sửa chữa, cải tạo có tổng mức đầu tư nhỏ hơn khoảng 1 tỷ đồng thường phân cấp cho chủ đầu tư lập, thẩm đinh, phê duyệt. Sau đó đơn vị quyết toán là cơ quan tài chính cùng cấp.
Thân chào.
Chào các anh chị
Minh thấy ND 112 yêu cầu các đơn vi TV thiet ke phai co toi thieu 5 ky su co chung chi dinh gia XD thi moi duoc hoat dong. Lam cho cac đơn vị tư vấn thiết kế khó thực hiện quá
Cty của mình làm bên lĩnh vực thiết kế đường dây va trạm biến áp, họat động theo Giấy phép hoạt động điện lực (quy định của Bộ công thương QĐ 32/2006-BCN , thì có cần phải có kỹ sư định giá?)
Rat mong nhận được ý kiến
Trân trọng.
Sao mọi người không thảo luận nữa vậy? Chẳng lẽ không còn vấn đề gì nữa hay sao?
Đây, hiểu như thế này:
Trong mục 3 điều 10 quy định : ... Dự toán công trình được duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu (cái này để đấu thầu, làm căn cứ lựa chọn nhà thầu), giá XDCT và là căn cứ để đàm phán ký hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu (cũng như tự thực hiện)