Thế cho hỏi khối lượng Bê tông là tính theo thể tích hình học hay tính theo khối lượng thực tế khi gọi bê tông tươi.
Thế cho hỏi khối lượng Bê tông là tính theo thể tích hình học hay tính theo khối lượng thực tế khi gọi bê tông tươi.
Dân xây dựng mà tự nhiên phải làm mấy cái hồ sơ ,tìm hiểu từa lưa chưa hết nữa ,thanks nhá
Nhất trí với ý kiến một số bác về hợp đồng trọn gói. Em xin có ý kiến thêm.
- Thứ nhất hiểu hợp đồng trọn gói nên hiểu như thế nào ? Theo em khi đấu hay giao thầu chủ đầu tư sẽ đưa ra một bộ thiết kế, một tập hồ sơ mời thầu với bản tiên lượng của nó. Các nhà thầu dựa trên các tài liệu đó sẽ đi khảo sát thực tế xem : giá tại khu vực công trình, điều kiện cung cấp điện nước, ăn ở, an ninh, cự ly đường sá vận chuyển... Sẽ tính toán đưa ra một Giá A trọn gói sẽ hoàn thành công trình trên trong thời gian T ngày.
Trọn gói được hiểu ở đây sẽ là : Nếu bên A giao mặt bằng đúng tiến độ, không xảy ra trường hợp bất khả kháng nào, không có vấn đề gì về thiết kế , bên B sẽ được thanh toán đúng giá A khi hoàn thành bàn giao công trình, dù khi đó giá cả thị trường có tăng giảm, dù khối lượng thực tế thi công theo bản tiên lương mời thầu có tăng giảm ( nế`u bên B không phát hiện ra đề nghị trước khi ký hđ ) thì giá thanh toán cũng vẫn chỉ là A.
Vậy, hợp đồng trọ gói có phát sinh hay không ? Thưa rằng có . Phát sinh trong trường hợp nào ?
+ Trọn gói ở đây ta phải hiểu là trọn gói theo bài thi mà tài liệu thiết kế và mời thầu bên A đưa ra. Nếu các điều kiện của bài thi thay đổi thì tất nhiên giá trị quyết toán sẽ phải tính tăng giảm:
- Giàm nếu A thay đổi thiết kế, cắt đi một số phần việc.
- Tăng, nếu A thay đổi thiết kế, làm tăng khối lượng - Cái này tất nhiên.
- Tăng , nếu thực tế thi công sai khác hồ sơ mời thầu, cái này thường liên quan đến tình hình địa chất, phong thủy khu vực.
- Tăng, nếu A giao mặt bằng thi công chậm, cũng như các lỗi khác thuộc về bên A.
...
Có những hợp đồng ghi là trọn gói nhưng chủ đầu tư vẫn cho điều chỉnh giá ( sự kiện năm 2008-2009 - các bác còn nhớ , nhà nước cho điều chỉnh tất cả hợp đồng trọn gói)- đây là vụ lớn đặc biệt. Còn trong trường hợp cụ thể một số hợp đống trọn gói vẫn hay ghi câu: nếu giá xăng, dầu tăng 10, 15% so với hiện tại chủ đầu tư sẽ xem xét điều chỉnh giá ...ala2 a...
Nên nói túm lại: trọn gói là trọn cho một thiết kế, một điều kiện cụ thể thôi...
Tôi có ý kiến thế này mong các bạn quan tâm:
Tại mục 3.b.1 của Thông tư 98/200/TT-BTC có nêu quy định về thẩm tra chi phí đầu tư như sau:
* b.1- Thẩm tra đối với hợp đồng theo hình thức "Giá hợp đồng trọn gói" (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu):
- Đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng thực hiện, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Qua đó xác định được giá trị quyết toán của hợp đồng.
- Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.
Nói như vậy có nghĩa là đối với hình thức hợp đồng trọn gói, cơ quan thẩm tra phê duyêt quyết toán không cần phải kiểm tra lại cách lập, bóc tách khối lượng trong dự toán và khối lượng mời thầu của chủ đầu tư đã đúng hay chưa, mà chỉ cần đối chiếu lại khối lượng, đơn giá giữa bảng giá trị đề nghị quyết toán A-B với hợp đồng là xong. Vậy thì việc phát hiện ra sai sót của chủ đầu tư khi có trường hợp khối lượng trong hợp đồng, khối lượng thanh toán nhiều hơn khối lượng trong bản vẽ thiết kế, hoàn công gây thất thoát tiền của nhà nước là rất khó. Và như thế thì nội dung quy định tại khoản 2 điều 48 Nghị định 85/2009/NĐ-CP không phát huy được tác dụng (Nội dung như sau:
2. Đối với công việc xây lắp, trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, các bên liên quan cần rà soát lại bảng khối lượng công việc theo thiết kế được duyệt, nếu nhà thầu (bao gồm cả nhà thầu được chỉ định thầu) hoặc bên mời thầu phát hiện bảng khối lượng công việc bóc tách từ thiết kế chưa chính xác, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc bổ sung khối lượng công việc để bảo đảm phù hợp với thiết kế. Đối với công việc xây lắp này, sau khi hợp đồng theo hình thức trọn gói được ký kết, khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu. Việc thanh toán cho nhà thầu được tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Trường hợp có thất thoát xảy ra (do tính toán sai số lượng, khối lượng công việc) thì cá nhân, tổ chức thuộc chủ đầu tư làm sai có trách nhiệm đền bù và xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, lập dự toán có quy định về việc xử lý đối với việc tính toán sai số lượng, khối lượng công việc thì chủ đầu tư được đền bù theo thỏa thuận trong hợp đồng với nhà thầu tư vấn này.)
Thực tế hiện nay thì các cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán vẫn kiểm tra lại việc chiết tính khối lượng quyết toán A-B đối với cả hình thức hợp đồng trọn gói, qua đó mới phát hiện những sai sót trong việc tính toán, bóc tách của các đơn vị thực hiện công việc trên; nhưng chiếu theo các quy định như trên thì không cần thiết. Vậy có phải các văn bản luật ban hành như vậy là để lọt những sai sót?
Tức là:
KL bạn được hưởng là KL dựa trên KL dự thầu của bạn. Nếu KL dự thầu của ban thiếu so vói thiết kế thi ban phải lấy KL theo dự thầu, còn KL dự thầu của bạn nhiều hơn KL thiết kế thi ban phải lấy KL thực tế thi công. Nên khi lập Kl dự thầu bạn cần tính toán KL thật chính xác.
Đề tài muôn thủa Các bác nói chuyện này là bàn chuyện muôn thuở rồi.
Tôi thấy nhiều bác hiểu sai về vấn đề này. Theo tôi hợp đồng trọn gói nên hiệu như sau: Khi đấu thầu chủ đầu tư đưa ra một bộ hồ sơ thiết kế cụ thể, và một số diều kiện cụ thể : Như tiến độ thi công bao nhiêu ngày , và thanh toán như thế nào. Nhà thầu theo dề bài sẽ ra MỘT GIÁ đó chính là GIÁ TRỌN GÓI.Nếu thiết kế và các điều kiện khác không có gì thay đối thì Giá trên không được thay đối. Khi hoàn thành Gói thầu nhà thầu được thanh toán đúng GIÁ trên. Về khối lượng , khi mời thầu chủ đầu tư có đưa ra bản tiên lượng và với hợp đồng trọn gói luôn ghi chú rõ : nhà thầu phải kiểm tra lại bản tiên lương mời thầu, những tên công việc thiếu, những khối lượng thiếu phải lập một Danh mục bổ sung.
Như vậy về KL, sau này khi quyết toán : Nếu nhà thầu bóc thiếu nhà thầu phải chịu thiệt, ngược lại nhà thầu tính thừa nhiếu hơn KL thiết kế, Kl thi công thực tế nhà thầu vẫn được hưởng không bị cắt bớt ( trọn gói là ở chỗ này).
Vậy, nếu tính 10m3 bê tông thi công 5m3, nhà thầu vẫn được hưởng theo bản KL-đơn giá đã ký hợp đồng.
Hợp đồng trọn gói sẹ được tính phát sinh khi:
- Có công việc bổ sung ngoài thiết kế .
- Thay đổi xử lý thiết kế.
-Thời gian thi công kéo dài làm giá bị trượt giá....