Về phần Thiết kế cơ sở: Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến, nhưng trách nhiệm thẩm quyền thế nào, lấy ý kiến ra sao vẫn phải chờ Bộ Xây dựng ra Thông tư quy định cụ thể.
Xem bảng in
Về phần Thiết kế cơ sở: Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến, nhưng trách nhiệm thẩm quyền thế nào, lấy ý kiến ra sao vẫn phải chờ Bộ Xây dựng ra Thông tư quy định cụ thể.
Việc này cũng ko có gì lạ hết, em thấy CĐT tổ chức "đấu thầu thiết kế cho anh em ngay trên bàn nhậu luôn" Em thấy chưa thoải mái lắm đâu, Chứng chỉ thì nhiều mà chất lượng thì vẫn thế. Người thiết kế 1 đường, người ký 1 nẻo chỉ có % và % là đều đặn và chuẩn mực thôi. haizz:">
Điều 19. Giấy phép xây dựng công trình
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp xây dựng các công trình sau đây:
a) Công trình thuộc bí mật Nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình tạm phục vụ xây dựng công trình chính;
b) Công trình xây dựng theo tuyến không đi qua đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
có bác nào biết cơ quan nhà nước có thẩm quyền là những cơ quan nào kô ah?
xin ý kiến của các bác,e trân thành cảm ơn!
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây được hiểu là cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý và phê duyệt qui hoạch. Cụ thể bạn xem tại TT số 19/2008/TT-BXD và TT số 07/2008/TT-BXD bạn sẽ biết được ứng với từng loại, tính chất và qui mô của đồ án sẽ có từng cấp phê duyệt. Chi tiết bạn xem tại hai thông tư đó.
Các tiến bộ của NĐ 12 sơ với NĐ16 và NĐ 112:
1. Phân loại dự án theo quy mô ( tổng mức đầu tư nâng lên tại mỗi nhóm)
2. Xác định chủ đầu tư ( người quản lý, sử dụng tham gia QL từ đầu, điều kiện của CĐT# điều kiện năng lực chuyên môn, uỷ thác đầu tư , người QĐ đầu tư cũng là CĐT )
3. Thẩm định dự án và TKCS: Cơ quan đầu mối TĐDA đến CQ QLXD và CQ liên quan ( trước đây CQ QLXD thẩm định TKCS phải lấy ý kiến CQ liên quan khác)
4. Thẩm quyền quyết định đầu tư:
chủ tịch UBND huyện được QĐ dự án do ngân sách cấp trên hỗ trợ không hạn chế 5 tỷ(trước đây =<5tỷ) tương tự cấp xã ko hạn chế 3 tỷ
5. Báo cáo KTKT (TMĐT ko có tiền đất, thẩm định của người QĐĐT vàthamr định CĐT)
6. ĐIều chỉnh dự án: thêm phần biến động giá hoặc chính sách thay đổi.(NĐ 112 bỏ phần này do đã có dự phòng trượt giá, nay sau đợt khủng hoảng vừa rồi phải đưa vào lại)
7. Thi tuyển kiến trúc: đối tượng chỉ công trình quy mô lớn, có y/c kiến trúc đặc thù( trứoc đây là trụ sở cấp huyện trở lên). thẩm quyền là Người QĐĐT(trứoc đây là theo PL). Hình thức :thi tuyển và tuyển chọn ( trước đây chỉ có thi tuyển), người trúng tuyển được làm dự án, TK XDCT
8. Các bước thiết kế : trứoc đây chỉ có 3 bước: TKCS, TKKT và TKBVTC NĐ12 bây h có thêm bước thiết kế khác ( chủ yếu phục vụ các bản vẽ chuyên ngành) để phù hợp với thông lệ, dự án quốc tế như : Concept design , basic design , FEED, ...
9.Giấy phép xây dựng: miễn cấp phép ngoài 6 nhóm theo NDD cũ bây h có thêm 2 nhóm công trình thuộc khu chế xuât và khu công nghệ cao. Thẩm quyền cấp phép ngoaid SXD cón có tỉnh, huyện, xã
10. xử lý KL phát sinh: bỏ khái niệm TDT, CĐT qđ dưới TMĐT, trên TMĐT là ng QĐĐT
11. Quản lý dự án: phân biệt BQLDA của cấp QĐĐT khác với cấp CĐT. Kinh phí hoạt động trích từ dự án (ko lấy kp ở ngồn khác), QL nhiều dự án, TM < 7 tỷ ko phải lập BQL
12. Điều kiện năng lực
13. Giám sát đánh giá đầu tư
14. Phá dỡ công trình
Mọi người tiếp tục cho ý kiến. :D
Theo điểm c,d điều 12 của ND12/2009/ND-CP thì giờ chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư các DA nhóm A,B,C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua hội đồng nhân dân cùng cấp. Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các DA nhóm B,C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp;
d) tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định cụ thể cho chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các DA có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên.
Vậy đến nay như vậy thì ngay đến chủ tịch UBND xã cũng được quyết định đầu tư các dự án nhóm A nếu trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách.
Mình thấy việc thẩm định dự án đầu tư như vậy đôi lúc sẽ có những bất cập ở chỗ là:
+ Giả sử là DA do UBND cấp huyện hoặc cấp xã quyết định đầu tư thì đơn vị đầu mối thẩm định DA là đơn vị có chức năng quản lí ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.---> Giả sử ở cấp xã là bên kế hoạch ngân sách xã là đầu mối.
và đơn vị đầu mối thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến về TKCS của cơ quan quản lí nhà nước theo quy định tại khoản 6 điều 10 và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định DA.
thấy rằng chủ yếu là đơn vị đầu mối đi lấy ý kiến của cơ quan liên quan đến TKCS, còn việc về phần đánh giá DA đầu tư không thấy có nói cụ thể? Nếu để cho mấy ông ngân sách xã, tài chính kế hoạch huyện làm việc này liệu có đảm bảo hiệu quả không?Trình độ của họ có thể cũng không đáp ứng được+Chuyên môn về chuyên nghanh không đảm bảo thì làm thế nào?
Nhưng nếu tình hình ở địa phương đấy tài chính mạnh, Và chủ tịch UBND tỉnh quy định cụ thể cho UBND cấp huyện và xã được quyết định đầu tư DA lớn có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Có thể là do quan hệ, các ông huyện ông xã được cấp một khoản tiền lớn và quyết định đầu tư DA đó. Sau đó lại còn cả khâu quản lí DA đó nữa. Rồi đến khi cấp quyết định đầu tư là các ông xã, ông huyện quyết định chủ đầu tư xây dựng công trình nữa....Mà theo ND còn yêu cầu về năng lực của các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng nữa. Các ông huyện ông xã như em thấy ở chỗ em kể cả các phòng ban làm sao mà đảm bảo năng lực theo quy định đây?Chẳng nhẽ cái gì các ông ấy cũng đi thuê tư vấn để giúp việc thì cũng...!Lại còn chuyện chủ tich UBND như là xã chẳng hạn: có ông chỉ học hết lớp 4 thì ...Ôi em thấy đau đầu quá!