Xin các anh chị chỉ giúp em giữa các trang trong Nhật ký thi công đóng giáp lai của đơn vị thi công hay đơn vị Chủ đầu tư. Rất mong nhận sự chỉ bảo của các anh chị, em xin cảm ơn.
Xin các anh chị chỉ giúp em giữa các trang trong Nhật ký thi công đóng giáp lai của đơn vị thi công hay đơn vị Chủ đầu tư. Rất mong nhận sự chỉ bảo của các anh chị, em xin cảm ơn.
Theo Điều 15 - Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.
Em mới ra trường,đang làm cho 1 công ty xây dựng.Hiện đang trong giai đoạn trình duyệt BVTC.
Có 1 sự cố là trong TKKT cao độ mũi cọc khoan nhồi ,đơn vị TVTK tính bị sai.Khi duyệt BVTC thì Ban QLDA yêu cầu bên em phải sửa BVTC theo cao độ đã được tính trong TKKT.Do TVTK tính sai nên em không biết phải làm thế nào đế sửa cho khớp với TKKT.Mong các anh chị tiền bối cho em 1 lời khuyên để giải quyết trường hợp này!!!
Theo kinh nghiệm của mình thì việc sai khác giữa bản vẽ thi công và thiết kế kỹ thuật là thường xảy ra, tuy nhiên bản vẽ thi công chỉ mang tính chất triển khai chi tiết công tác thi công tại hiện trường chứ không được phép thay đổi các thiết kế kỹ thuật trước đây, để xử lý đơn giản theo bên thi công bạn cần thống nhất với bên tư vấn thiết kế để bên tư vấn thiết kế chỉnh sửa lại cao độ mũi cọc nhồi (có thể ký trước vào nhật ký thi công để bên thi công có cơ sở lập bản vẽ thi công trình BQLDA phê duyệt). Còn nếu đúng theo quy trình bên thi công có thể làm văn bản (tại hiện trường cho nó nhẹ nhàng chứ không cần thiết phải ký đóng dấu trên công ty) gửi BQLDA đề nghị giải đáp thắc mắc thiết kế kỹ thuật_ sau đó nếu thiết kế kỹ thuật về cao độ mũi cọc là sai thì bên BQLDA sẽ có văn bản yêu cầu thiết kế giải trình và phát hành lại thiết kế mới.
THân!
Theo hướng dẫn tại điểm 3.4 và điểm 3.5 khoản 3 mục II của Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2008 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng” sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được lập thành 1 quyển trong đó chia làm hai phần: phần của nhà thầu thi công xây dựng công trình và phần của Chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư và giám sát tác giả thiết kế. Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng.
Cặn kẽ hơn nữa là nếu là đơn vị hạch toán phụ thuộc tự thực hiện con dấu là con dấu chung nên dấu của đơn vị thi công và con dấu của chủ đầu tư là một.:D
Sổ nhật ký thi công rất quan trọng, mục đích của sổ nhật ký thi công là để ghi chép lại quá trình thi công công trình, thông tin giữa các đơn vị liên quan trong quá trình thi công, là cơ sở để kiểm tra trình tự thi công, xử lý khi công trình có sự cố.
"Theo Điều 15 - Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên" để quản lý trong suốt quá trình thi công sổ nhật ký không được sửa đổi, "ma số liệu" nhất thiết phải thực hiện theo đúng các quy định trên và có chủ đầu tư xác nhận để nhà thầu không thể sửa đổi, thay thế được.
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh, việc đóng dấu giáp lai rất quan trọng vì nhà thầu vẫn có thể thay được các tờ bên trong. Tôi đã phát hiện ra một nhà thầu tự thay đổi lại các ngày trong nhật ký mà tư vấn giám sát đã ký, học chữ ký của tư vấn giám sát để ký vào đó. Khi tôi kiểm tra dấu giáp lai thì phát hiện ngay, vì vậy viêc kiểm soát rất cẩn trọng.