Xin các anh chị chỉ giúp em giữa các trang trong Nhật ký thi công đóng giáp lai của đơn vị thi công hay đơn vị Chủ đầu tư. Rất mong nhận sự chỉ bảo của các anh chị, em xin cảm ơn.
Xin các anh chị chỉ giúp em giữa các trang trong Nhật ký thi công đóng giáp lai của đơn vị thi công hay đơn vị Chủ đầu tư. Rất mong nhận sự chỉ bảo của các anh chị, em xin cảm ơn.
Theo Điều 15 - Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.
Em mới ra trường,đang làm cho 1 công ty xây dựng.Hiện đang trong giai đoạn trình duyệt BVTC.
Có 1 sự cố là trong TKKT cao độ mũi cọc khoan nhồi ,đơn vị TVTK tính bị sai.Khi duyệt BVTC thì Ban QLDA yêu cầu bên em phải sửa BVTC theo cao độ đã được tính trong TKKT.Do TVTK tính sai nên em không biết phải làm thế nào đế sửa cho khớp với TKKT.Mong các anh chị tiền bối cho em 1 lời khuyên để giải quyết trường hợp này!!!
Theo kinh nghiệm của mình thì việc sai khác giữa bản vẽ thi công và thiết kế kỹ thuật là thường xảy ra, tuy nhiên bản vẽ thi công chỉ mang tính chất triển khai chi tiết công tác thi công tại hiện trường chứ không được phép thay đổi các thiết kế kỹ thuật trước đây, để xử lý đơn giản theo bên thi công bạn cần thống nhất với bên tư vấn thiết kế để bên tư vấn thiết kế chỉnh sửa lại cao độ mũi cọc nhồi (có thể ký trước vào nhật ký thi công để bên thi công có cơ sở lập bản vẽ thi công trình BQLDA phê duyệt). Còn nếu đúng theo quy trình bên thi công có thể làm văn bản (tại hiện trường cho nó nhẹ nhàng chứ không cần thiết phải ký đóng dấu trên công ty) gửi BQLDA đề nghị giải đáp thắc mắc thiết kế kỹ thuật_ sau đó nếu thiết kế kỹ thuật về cao độ mũi cọc là sai thì bên BQLDA sẽ có văn bản yêu cầu thiết kế giải trình và phát hành lại thiết kế mới.
THân!
Theo hướng dẫn tại điểm 3.4 và điểm 3.5 khoản 3 mục II của Thông tư 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2008 của Bộ Xây dựng “Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng” sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được lập thành 1 quyển trong đó chia làm hai phần: phần của nhà thầu thi công xây dựng công trình và phần của Chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư và giám sát tác giả thiết kế. Sổ nhật ký thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng.
Cặn kẽ hơn nữa là nếu là đơn vị hạch toán phụ thuộc tự thực hiện con dấu là con dấu chung nên dấu của đơn vị thi công và con dấu của chủ đầu tư là một.:D
Sổ nhật ký thi công rất quan trọng, mục đích của sổ nhật ký thi công là để ghi chép lại quá trình thi công công trình, thông tin giữa các đơn vị liên quan trong quá trình thi công, là cơ sở để kiểm tra trình tự thi công, xử lý khi công trình có sự cố.
"Theo Điều 15 - Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên" để quản lý trong suốt quá trình thi công sổ nhật ký không được sửa đổi, "ma số liệu" nhất thiết phải thực hiện theo đúng các quy định trên và có chủ đầu tư xác nhận để nhà thầu không thể sửa đổi, thay thế được.
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh, việc đóng dấu giáp lai rất quan trọng vì nhà thầu vẫn có thể thay được các tờ bên trong. Tôi đã phát hiện ra một nhà thầu tự thay đổi lại các ngày trong nhật ký mà tư vấn giám sát đã ký, học chữ ký của tư vấn giám sát để ký vào đó. Khi tôi kiểm tra dấu giáp lai thì phát hiện ngay, vì vậy viêc kiểm soát rất cẩn trọng.
Đồng ý với các bác, em cũng chia sẽ một chút:
- Có những công trình mà Nhà thầu không ghi nhật ký mà ghi hồi ký liệu các bác CĐT có kiểm tra được không (lúc nào chuẩn bị kiểm tra mới chép lại sổ tay vào nhật ký).
công tác nhật ký nhiều khi quá rắc rối, tại vì trong quá trình thi công nhiều phần việc không thể làm theo quy trình được (nhà thầu mà) nhưng vẫn phải ghi nhật ký thế là có chuyện "vẽ việc" ra để ghi vào nhật ký cho khớp với sự kiện và biên bản nghiệm thu. hix nhiều khi em phải bê cả một giàn máy vào cho khớp với biện pháp thi công trong khi công trường chỉ một vài cái máy ghẻ...:D (Tiết lộ hơi nhiều)
Để thực hiện đúng các quy định về nhật ký công trình (theo Thông tư số 27/2009/TT-BXD:...sổ nhật ký phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư); do đó, các dự án mình đang thực hiện, nhận ký công trình đã được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu & chủ đầu tư. Các bác Thanh tra Xây dựng kiểm tra không nói gì hết.=D>.
Có rất nhiều cách để quản lý tốt về nhật ký công trình, như phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật; Tuy nhiên, những thiếu sót, như không đánh số trang, không đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và không có xác nhận của chủ đầu tư (trừ không có nhật ký công trình) thì chỉ bị nhắc nhở. Trường hợp không có nhật ký mới bị xử phạt (từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng ) và buộc thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Việc CĐT xác nhận đóng dấu theo quy định hình như theo tôi là không bắt buộc. Nhưng dấu của nhà thầu thi công là bắt buộc. Kòn một điều nữa là tại điểm 1 điều 19 và 21 của NĐ 209/2004/NĐ-CP đều đã quy định rõ trách nhiệm của nhà thầu thi công và GS của CĐT. Việc như Ô.tranhaiduongvc11 nói là nhà thầu mạo chữ ký của giám sát cũng có thể xảy ra, nhưng trước khi quyết định thành lập TVGS đều đã có đăng chữ ký và chữ viết rồi, mạo chữ ký được nhưng chữ viết thì chỉ còn cách bó tay. Việc thanh tra vào nếu so sánh giữa sổ nhật ký thi coog công trình và sổ nhật ký giám sát của TVGS nếu khớp thì OK, còn không khớp thì đương nhiên là có VĐ rồi, kể cả CĐT có xác nhận vào sổ nhật ký thi công của nhà thầu thi công. Nhân tiện đây tôi có một tinh huống mà tôi đang đang gặp phải xin mọi người cho ý kiến; thông thường thì trong nhật ký thi công tôi đã làm mấy công trình thí GS ký xác nhận vào, còn nhật ký giám sát thì ĐVTC không có quyền và trách nhiệm ký vô. Nhưng CĐT của tôi hiện tại thì hoàn toàn ngược lại, nhật ký thi công hoàn toàn có chữ ký nội bộ của ĐVTC còn nhật ký GSTC thì đơn vị TC phải ký vào, điều này tôi cũng đã hỏi BXD nhưng họ nhiều việc nên không thấy hồi âm. Các bạn thử cho ý kiến
Như thế mới đúng vì giám sát theo dõi là đúng rồi, nhà thầu chẳng bao giờ ghi đúng cả ký vào đó chỉ tổ cãi nhau.Trích dẫn:
Nhân tiện đây tôi có một tinh huống mà tôi đang đang gặp phải xin mọi người cho ý kiến; thông thường thì trong nhật ký thi công tôi đã làm mấy công trình thí GS ký xác nhận vào, còn nhật ký giám sát thì ĐVTC không có quyền và trách nhiệm ký vô. Nhưng CĐT của tôi hiện tại thì hoàn toàn ngược lại, nhật ký thi công hoàn toàn có chữ ký nội bộ của ĐVTC còn nhật ký GSTC thì đơn vị TC phải ký vào, điều này tôi cũng đã hỏi BXD nhưng họ nhiều việc nên không thấy hồi âm. Các bạn thử cho ý kiến
Bác nói đúng, tôi còn cho nhà thầu cứ 2 ngày đóng một dấu giáp lai, mặt khác còn cho in 2 mặt để nhà thầu không thể thay thế được. Hic, các bác đừng coi thường nhà thầu, dù tư vấn giám sát có đăng ký chữ ký rồi vẫn bị mạo giống hệt là chuyện thường, khó có thể phát hiện ra được. Tôi đã phát hiện ra nhờ (dấu giáp lai 2 nửa không khớp nhau, đánh số trang khác mực của tôi), nhà thầu sợ mấy tháng mới dám quyết toán. Sợ thì chẳng sợ đâu, quan trọng họ đã nhận lỗi là được. Ngoài ra, nhiều công trình do lỗi của nhà thầu và tư vấn giám sát hồi ký lại nên chẳng nhớ ngày nào nắng, ngày nào mưa nên khi tính tiến độ nhà thầu biến mưa thành nắng nên khi nhà thầu tính tiến độ thi công trừ đi những ngày mưa không làm mới đúng tiến độ, chủ đầu tư chẳng giám sát được do nhà thầu mạo chữ ký. Vấn đề này có thật, kinh nghiệm của tôi đã quá quen rồi, tôi cho đóng dấu giáp lai luôn của chủ đầu tư, tôi tự tay điền ngày, ký nháy vào tất cả, đánh số trang, chữ ký đặc biệt.
Thật không vậy bạn Dương quản lý rắn quá:D, tớ thấy trong nhật ký thi công của một số công trình, nhật ký được đóng thành quyển (ghi đủ một tháng) chỉ đóng dấu của công ty nhà thầu thôi, Giám sát ký vào hằng ngày, có khi là hằng tuần, hoặc hàng tháng mới ký tùy hạng mục công việc, khi nào thanh toán thì mới mang về đóng dấu của BQL, ngày nào cũng vác đi đóng dấu thì có mà mệt. Cũng có công trình thì BQL yêu cầu mỗi ngày viết một tờ nhật ký và cuối tháng mới đóng thành quyển, tùy từng trường hợp thôi, thuận lợi thì mới làm thế được.
Chú yên tâm, phải quản lý như thế, mình có cách áp đặt lối chơi của mình thì họ phải tuân theo chứ. Theo các văn bản pháp lý thì ngày nào cũng phải ký mà, chạy theo mà tìm các anh tư vấn và Ban QL mà ký chứ. Nói thế chứ, quản lý hồ sơ theo một hệ thống biểu mẫu của bộ xây dựng là hướng dẫn là hoàn toàn yên tâm rồi.
Nếu theo luật của nhà nước mà Ông Dương cho đóng dấu giáp lai của CĐT vào nhật ký thi công của nhà thầu thi công thì hoàn toàn sai, nhà thầu này chắc toàn gã không hiểu luật cả thôi. Còn để quản lý nhà thầu thì có rất nhiều cách, nếu GSTC ngày nào cũng giám sát ngon lành thì lo gì. Chỉ sợ GS nghiện chắn và phỏm, mà nhà thầu mới đáp ứng được thôi.
Ở thời buổi ngày nay không thể biết được thật giả như thế nào hết đó... Mình thề luôn, như Bác Dương nói đó, giả chữ ký cứ như thật....hihih.
Chỉ quan trọng nhất là mối quan hệ giữa các bên với nhau thôi (dù đây là điều tế nhị) mà làm việc...Trong 1DADT có tất cả các bên liên quan đến nhau, hãy giữ chứ tín mà làm việc thì bộ máy sẽ luôn hoạt động bình thường thôi mà, hãy dung hòa tất cả để mọi việc tốt lành hơn....
Mình có quen 1đơn vị TVGS và QLDA gặp trường hợp còn căng hơn kìa (tình hình là như thế này: Một công trình A thi công đã hoàn thiện và thanh toán gần hết nhưng chưa ký biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng... Các bên có liên quan đều thỏa thuận là sẽ nghiệm thu đưa vào sử dụng vào 1 ngày không xa, nhưng bỗng nhiên :( nhà thầu thi công không chịu ký vào biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng và không chịu quyết toán công trình... đến nay gần 1 năm rồi đó...). Giờ CDT, TVGS, QKDA đang đau đầu với nhà thầu này mà không biết xử lý theo kiểu gì nữa nên (CDT, TVGS, QKDA...) đang bị bên UBND kiểm điểm và làm lung tung chuyện lên hết...
Hậu quả cũng không nhỏ đâu, nhà thầu TC là vậy đó, các A bên CDT, GS mà ép quá đáng là họ bỏ.. thế là cả nhà cùng chung số phận..
Nhật ký công trình đóng dấu giáp lai không biết để làm gì?
Sẽ có người trả lời --->Sợ bị đổi, bị mất---> làm thông tin sai lệch.
Đến nay vẫn còn quan niệm nhật ký công trình là cơ sở pháp lý để sau này...thì thật là khổ.
Bên nước ngoài họ có nền quản lý hơn ta cả chục năm. Quan niệm của họ nhật ký thi công là báo cáo hàng ngày để nhà quản lý nắm tình hình thi công trên công trường để họ có biện pháp quản lý ngày càng tốt hơn.
Luật của Việt nam ta về quản lý xây dựng cũng thay đổi nhưng cái vụ nhật ký vẫn theo cách cũ.
Cuối cùng Nhật ký thi công của Việt nam thường là hồi ký hơn là nhật ký.
Quản lý Xây dựng nước ngoài, Nhật ký thi công hàng ngày họ soạn thảo trên máy tính, mỗi ngày in ra 1 trang để lưu nhưng phải email cho nhà quản lý họ nắm. Thế mới là Nhật ký. Đơn vị thi công không thể làm hồi ký được. Họ không cần đóng giáp lai đâu.
Nói thêm: Hiện tượng việc đóng giáp lai cho 1 cuốn sổ dày hơn trăm trang thì thật là bất tiện. Mà cũng không biết làm động tác đó là gì? Mà quản lý tốt như mình nói trên thì Nhà thầu không thể lười ghi nhật ký được!!!! Hãy để nhật ký thi công trở về đúng bản chất của nó mấy bạn ạ.
Cơ sở pháp lý trên công trường nên lập thành biên bản hiện trường hoặc biên bản làm việc.
Thời gian qua do công tác Quản lý Xây dựng của chúng ta chưa tốt. Cái gì cũng ghi vào Nhật ký, nhiều chổ dùng nhật ký ghi biên bản họp giao ban hay nói chung cái gì cũng ghi nhật ký để sau này đối chứng, hành động trên chứng tỏ một hệ thống quản lý quá yếu kém. Trong quan hệ thi công giám sát và nhà thầu không rõ ràng, bên nào cũng nghĩ bên kia làm ăn gian dối.... Do vậy Quản lý dự án trong nước thua kém nước ngoài khá xa về quan niệm...
Tất cả quan hệ CĐT ; Tư vấn Quản lý dự án, Tư vấn giám sát, Nhà thầu đều phải trên tinh thần bình đẳng theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Có người bảo tôi " Bác không bảo nhà thầu đánh dấu từng trang, đóng giáp lai, khi tư vấn giám sát hoặc chủ đầu tư ghi nhận xét chất lượng vào nhật ký thì Ban chỉ huy sẽ xé bỏ" Nghe xong "thật buồn cho cách làm việc của Chủ đầu tư và Tư vấn Giám sát. Vì theo tôi, nhật ký công trường nhà thầu ghi mang tính báo cáo công việc ( Như 209 nói rằng: " Nhật ký thi công là của Nhà thầu, nhà thầu có trách nhiệm giữ và bảo quản")
Tôi làm công tác xây dựng gần 20 năm rồi, từng làm và từng ghi chép không biết bao nhiêu cuốn nhật ký thi công. Chỉ toàn mang tính hình thức, nhiều nhất là hồi ký, cả tuần mới ngồi chép 1 lần. Chữ viết của cán bộ kỹ thuật thì xấu, đọc không nổi...... Nhưng đến nay vẫn còn người làm như vậy.
Đáng buồn
Không cần đóng dấu Chủ đầu tư, chỉ cần NT tự đóng, cái này quy định trong TT27 rồi, chú ý là phải đánh số thứ tự trang, ghi hết quyển là phải nộp lại ngay cho PMU.
Theo quy định tại khoản 1, điều 15 Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ Xây dựng: "...Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư".
Như vậy, theo tôi việc xác nhận của chủ đầu tư là không cần phải đóng dấu giáp lai (vì văn bản của Bộ Xây dựng không quy định); mà chỉ cần ký tên và đóng dấu xác nhật tại một trang đầu trong quyển nhật ký hoặc bằng văn bản với nội dung xác nhận là: sổ này bao nhiêu trang, sử dụng cho công trình này bao nhiêu quyển nhật ký, sổ này đã được đóng giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng, danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình,... Có rất nhiều cách quản lý nhật ký công trình của chủ đầu tư. Tuy nhiên, việc quản lý ấy phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật, chúng ta không nên bày vẽ ra thêm,gây khó khăn cho đơn vi thi công khi pháp luật không quy định.
Tùy nơi, chỗ tôi Ban QLDA về giao thông thì ban hành Nhật ký, tại trang đầu có ghi một số thông tin về dự án và nhân sự chủ chốt của nhà thầu và TVGS, Giám đốc ban ký và đóng dấu vào trang đầu này. Còn ban về xây dựng dân dụng và công nghiệp thì cho Nhà thầu ban hành nhật ký và ký tên của Nhà thầu. Còn Qui định chung của Nhật ký là phải đánh dấu trang, đóng dấu giáp lai và ghi số thứ tự của quyển.
Điều khoản làm rõ của anh Hùng về lập sổ Nhật ký công trình là chính xác. Nhân đây, tôi xin trả lời câu hỏi của một số thành viên về những nội dung ghi chép đầy đủ liên quan đến Nhật ký công trình:
* Nhật ký công trình do đơn vị thi công phát hành, nội dung Nhật ký công trình phải thể hiện: Các số liệu cơ bản về công trình; bản kê danh sách cán bộ chỉ huy và cán bộ kỹ thuật thi công của công trình; các văn bản liên quan đến công trình. Tư vấn giám sát yêu cầu đơn vị thi công mở sổ ghi Nhật ký công trình thường xuyên, liên tục kể cả những ngày nghỉ (ghi nghĩ lễ, tết, lý do thời tiết và lý do khác).
* Nội dung xác nhận vào nhật ký công trình: Diễn biến tình hình thi công hàng ngày; những sai lệch so với hồ sơ thiết kế thi công, ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp khắc phục (nếu có). Nội dung công việc và khối lượng chủ yếu các kết quả kiểm tra, nghiệm thu công việc.
----------
@Anh Hùng trước đây làm Thanh tra xây dựng xem xét xem nội dung trên và bổ sung (nếu có) nhe!
Có văn bản nào quy định phải viết tay đâu nhỉ ? có thể đánh máy được nên mới yêu cầu đóng giáp lai. He he
Mà nhật ký này phải khớp với Nhật ký của Tư vấn Giám sát nữa chứ, chẳng nhẽ Ngày 1/6 Nhà thầu thi công ghi trời mưa nghỉ cả ngày, Nhật ký giám sát lại ghi đang đào đất à ...
Theo Điều 15 - Thông tư 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009. Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP:
Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.
* Vậy xác nhận của chủ đầu tư là xác nhận vào đâu, dấu đỏ hay ký bình thường vào từng tờ thôi ?
Chào bạn!
Xin cảm ơn bạn đã đưa ra câu hỏi, để đảm bảo tính pháp lý trong việc ghi chép nhật ký của nhà thầu thi công đúng với thực tế, ký hàng ngày. Trước đây bên mình là nhà thầu thi công, mình làm đúng theo thông tư 27 hướng dẫn, chủ đầu tư của bên mình là Công ty thuộc BQP, họ rất chuẩn chỉ về pháp lý, họ đã yêu cầu nhật ký như sau:
- Từng quyển nhật ký được lập theo tháng, sẽ đóng thêm dấu giáp lại của chủ đầu tư, giám đốc ban hoặc phó giám đốc Ban phải ký nháy từng trang, đánh số thứ tự bằng tay và do chính ông ký nháy đó ghi;
- Danh sách cán bộ của nhà thầu thi công, tư vấn giám sát, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế giám sát tác giả, họ bắt ghi đúng và đầy đủ nhiệm vụ của từng người, 1 bên ký người đại diện pháp luật của nhà thầu, 1 bên ký Giám đốc Ban hoặc PGĐ Ban;
- Hàng ngày cứ hết ca nào là bên mình phải mang sang ký cán bộ giám sát và cán bộ chủ đầu tư ca đó, trong từng trang thời tiết ghi rất chi tiết và cụ thể, diễn biến theo giờ của 1 ca, nhiệt độ, hàng ngày báo cáo công nhân, máy móc vào mỗi buổi sáng.
Thế nên bên mình rất vất vả trong khâu nhật ký, ca nào cũng phải hoàn thành nhanh nhật ký, nếu để sang hôm sau thì đừng ký ngày hôm đó nữa. Trừ những trường hợp cán bộ chủ đầu tư vắng mặt có lý do thì nhà thầu để hôm sau.