Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 ra đời thay thế Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Mọi người cùng thảo luận nào.
Tải nghị định 85 kích vào đây
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 ra đời thay thế Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Mọi người cùng thảo luận nào.
Tải nghị định 85 kích vào đây
Hình như trong nghị định 85/2009/NĐ-CP không hướng dẫn cái này đúng không các bác?
Có bác nào đã chứng minh được điều này một cách thuyết phục chưa? Post lên cho anh em tham khảo và thảo luận với!Trích dẫn:
Khoản 3 điều 20 Luật đấu đầu (đã sửa đổi):
“3. Trước khi thực hiện chỉ định thầu đối với các gói thầu quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, dự toán đối với gói thầu phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật; đối với gói thầu quy định tại điểm đ còn phải bảo đảm việc chỉ định thầu hiệu quả hơn đấu thầu.”
Kích để tải nghị định 85/2009/NĐ-CP thay thế nghị định 58/2008/NĐ-CP: kích vào đây
Tình hình là chờ mãi mới Chính phủ mới ra được NĐ85 thay thế NĐ 58 Chắc là đợi lâu để chọn được số đẹp cho hấp dẫn đây (85 thay cho 58) :))
Mạn phép cùng anh em trao đổi thảo luận những điểm quan trọng của NĐ85
I. Những điểm mới của Nghị định 85 so với NĐ 58
1. Về phân cấp đấu thầu (đã có ở luật sửa đổi):
- Người Quyết định đầu tư chỉ phê duyệt kế hoạch đấu thầu
- Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu và Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.
2. Nâng giá trị gói thầu quy mô nhỏ (chưa nêu ở luật sửa đổi):
- Gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị <=5 tỷ đồng
- Gói thầu xây lắp hoặc lựa chọn tổng thầu xây dựng có giá trị <=8 tỷ đồng
3. Về hạn mức chỉ định thầu (chưa nêu ở luật sửa đổi):
- Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá trị nhỏ <=3 tỷ đồng
- Gói thầu mua sắm hàng hóa <=2 tỷ đồng
- Gói thầu xây lắp hoặc lựa chọn tổng thầu xây dựng có giá trị <=5 tỷ đồng
- Đối với gói thầu tư vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp có giá trị <=500 triệu đồng không cần lập HSYC mà tiến hành thương thảo hợp đồng với nhà thầu sau đó trình phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng
II. Hướng dẫn thi hành:
1. Hồ sơ mời thầu, HSYC ... phát hành trước ngày 1/8/2009 thì thực hiện theo luật đấu thầu và ND58. Riêng phân cấp trách nhiệm trong đấu thầu thực hiện theo quy định của luật sửa đổi từ 1/8/2009
---->> Tức là từ 1/8/2009 trở đi Chủ đầu tư phê duyệt kết quả về đấu thầu và Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.
2. Hồ sơ mời thầu, HSYC ... phát hành từ ngày 1/8/2009 đến trước ngày NĐ85 có hiệu lực (1/12/2009) thì thực hiện theo luật sửa đổi, luật đấu thầu và NĐ58
---->> Tức là từ 1/8/2009-30/11/2009 Chủ đầu tư phê duyệt kết quả về đấu thầu và Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu. Tuy nhiên chưa được áp dụng hạn mức mới về gói thầu quy mô nhỏ, hạn mức về chỉ định thầu và .... theo NĐ85
3. Hồ sơ mời thầu, HSYC ...phát hành từ 01/12/2009
---->> Tức là ..... dễ hiểu quá ko cần giải thích :))
Trên đây là một số ý kiến riêng của mình mời các bạn cùng tham gia thảo luận!
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 vừa được ban hành đã kịp thời hướng dẫn cụ thể các thay đổi của Luật sửa đổi, thay thế nhiều điểm của nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008.
Nhìn chung, nghị định 85 hướng dẫn cụ thể hơn về các nội dung trong quá trình đấu thầu. (Hơn 80 trang cơ mà!) Việc áp dụng các quy định về đấu thầu sẽ thuận tiện hơn do đã rõ ràng hơn trước.
Ngoài ra, với các hạn mức được chỉ định thầu "mở" hơn, chắc hẳn các nhà thầu xây dựng, tư vấn sẽ nhẹ gánh được rất nhiều. Tiến độ triển khai các thủ tục sẽ nhanh hơn, gọn hơn.
......
Mời các bạn tiếp tục thảo luận để chúng ta hiểu về văn bản mới này hơn!
Tại khoản 8 Điều 2 NĐ85
"8. Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được tính từ ngày đóng thầu, ngày hết hạn nộp hồ sơ đề xuất (tính từ thời điểm đóng thầu, thời điểm hết hạn nộp hồ sở đề xuất đến 24 giờ của ngày đó), đến 24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu."
Căn cứ Chương III của Bộ Luật dân sự năm 2005 về cách tính thời hạn (từ điều 149 đến điều 153):
"Điều 152. Thời điểm bắt đầu thời hạn
1. Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định.
3. Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó.
Điều 153. Kết thúc thời hạn
1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
2. Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.
3. Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
4. Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
5. Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó."
Vì vậy nếu khi tham gia dự thầu nhà thầu cần ghi rõ trong đơn dự thầu là hồ sơ dự thầu có hiệu lực X ngày kể từ thời điểm đóng thầu (...giờ .. ngày.../../...) Vì nếu ghi HSDT có hiệu lực X ngày kể từ ngày đóng thầu thì kể từ thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày đóng thầu HSDT của nhà thầu không có hiệu lực theo quy định của Luật DS=> bị loại.
Theo NĐ85 nêu rất rõ "tính từ thời điểm đóng thầu, thời điểm hết hạn nộp hồ sở đề xuất đến 24 giờ của ngày đó" và được tính bằng 01 ngày (mặc dù tính ra số giờ thì không đủ 01 ngày).:">
Em thấy điểm mới mang tính cách mạng trong nghị định 85/2009/NĐ-CP là:
Như vậy nhà thầu được phép bổ sung HSDT theo yêu cầu của BMT, BMT được phép cho phép nhà thầu bổ xung HSDT đã nộp.Trích dẫn:
Điều 29 nghị định 85/2009/NĐ-CP
Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu của bên mời thầu theo quy định tại điều 36 của Luật đấu thầu. Trường HSDT thiếu các tài liệu như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập, chứng chỉ chuyên môn và các tài liệu khác theo yêu cầu của HSMT thì BMT yêu cầu nhà thầu bổ sung tài liệu nhằm chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm với điều kiện không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
Đây là một quy định khá mở xong nó tiềm ẩn nhiều kẽ hở cho những ai muốn lợi dụng để "lách luật" bởi nhà thầu được phép bổ sung những tài liệu rất quan trọng để làm thay đổi việc đáp ứng hay không đáp ứng các điều kiện tiên quyết (Tư cách hợp lệ, năng lực kinh nghiệm ...).
Em chưa hiểu lắm về khái niệm "không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT đã nộp" khi nhà thầu được phép bổ sung những tài liệu như đã nêu.
Vậy nội dung cơ bản của HSDT là những gì nhỉ?
Mình rất đồng tính với ý kiến của bác quantukiems
"Đây là một quy định khá mở xong nó tiềm ẩn nhiều kẽ hở cho những ai muốn lợi dụng để "lách luật" bởi nhà thầu được phép bổ sung những tài liệu rất quan trọng để làm thay đổi việc đáp ứng hay không đáp ứng các điều kiện tiên quyết (Tư cách hợp lệ, năng lực kinh nghiệm ...)"
Và vấn đề "không làm thay đổi nội dung cơ bản của HSDT" thì cũng rất mơ hồ.
Điều 2: Giải thích từ ngữ:
- Giải thích thêm 4 cụm từ ngữ, đặc biệt có thêm phần giải thích thời gian có hiệu lực của HSMT, HSĐX và bảo đảm dự thầu.
- Việc tính thời gian nếu không có giải thích như NĐ 85 lần này, thì sẽ không thống nhất đối với từng CĐT, TV mời thầu, nhà thầu cũng như các đơn vị liên quan. Bởi vì có nơi tính bắt đầu từ ngày kế tiếp (tức là bỏ ngày đầu tiên tính từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đó), có nơi lại tính như NĐ85 đã hướng dẫn. Vì vậy tôi nghĩ đây là 1 điều rất hay, thống nhất trong cả nước, không thể để mỗi nơi mỗi kiểu được.
Điều 6: Chi phí trong đấu thầu khoản 2&3 đã được thay đổi:
- Chi phí thẩm định kết quả đấu thầu = 0,01% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 1.000.000 đ, tối đa là 50.000.000 đ, trước đây NĐ 58 chỉ là 500.000 đ - 30.000.000 đ.
- Chi phí cho HĐTV giá tối đa là 50.000.000đ, trước đây là 30.000.000đ.
Nếu không lựa chọn được nhà thầu, phải đấu thầu lại thì mỗi lần đều phải tốn thêm 1.000.000đ cho việc thẩm định.
1.Điều 2 phần giải thích từ ngữ NĐ 85 thêm 5 cụm từ được giải thích nhưng giải thích rõ hơn:Thời gian có hiệu lực của hồ so dự thầu,hồ sơ đề xuất,của bảo đảm dự thầu được tính từ ngày đóng thầu(tính từ thời điểm đóng thầu đến 24 giờ của ngày đó-dù thời điểm đóng thầu là 8 giờ sáng) đến 24 giờ của ngày cuối cùng có hiệu lực được quy định trong HSMT.Tức là thời gian có hiệu lực được bắt đầu tính tròn ngày vào ngày đóng thầu quy định trong HSMT không quan tâm thời điểm đóng thầu vào giờ nào.
2.Thời hạn cung cấp thông tin:(khoản b điều 7):
-Chậm nhất 3 ngày trước ngày dự kiến đăng thông báo mời sơ tuyển,thông báo mời thầu,thông báo,mời nộp HS quan tâm,thông báo mời chào hàng.
-Chậm nhất 7 ngày kể từ ngày ký văn bản đối các thông tin còn lại tại khoản 1 điều 5 Luật ĐT(kế hoạch ĐT,danh sách nhà thầu mời,kết quả lựa chọn nhà thầu...)
3.Khoản b điều 8 quy định thời gian tối đa để Chủ đầu tư duyệt HSMT,xử lý tình huống và kết quả lựa chọ NT là 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định.
4.Thời gian lựa chọn nhà thầu tại khoản 5 Điều 10 quy định tính từ ngày phát hành HSMT,HSYC đến ngày kí hợp đồng.
5.Thời gian thực hiện hợp đồng(mục 7 điều 10)tính từ ngày HĐ có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ quy định trong HĐ.
5.Thời gian phê duyệt kế hoạch đấu thầu(mục 2 điều 12):Sau khi nhận baó cáo thẩm định trong thời hạn 10 ngày người có thẩm quyền phải duyệt KHĐT.
Sơ bộ tìm hiểu một số nội dung về thời gian trong ĐT,mời mọi người thảo luận.
Nội dung nghị định 85 có rất nhiều điểm thay đổi và có hiệu lực rất sớm:
Điều 75. Hướng dẫn thi hành
1. Đối với HSMT, HSYC,HS mời quan tâm, HS mời sơ tuyển được phát hành trước ngày 1/8/2009 thì thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và nghị định số 58/2008/NDD-CP. Riêng về phân cấp trách nhiệm trong đấu thầu, thực hiện theo quy định của luật sửa đổi từ ngày 1/8/2009
Đối với HSYC,HS mời quan tâm, HS mời sơ tuyển được phát hành từ ngày 1/8/2009 đến trước ngày nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi, Luật Đấu thầu và nghị định số 58/2008/ND-CP.
.......
Mình có thắc mắc là trong khi các địa phương đang chờ hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi thì nay có thể áp dụng luôn hay còn phải có văn bản hướng dẫn của tỉnh thành phố nữa?
1.Mình thì nghĩ rằng NĐ 58 hiệu lực quá muộn.Ở chỗ Luật số 38 có hiệu lực từ 1/8/2009 mà 4 tháng sau NĐ 85 mới có hiệu lực.Từ đó mới sinh ra nhiều giai đoạn chuyển tiếp:trước 1/8 áp dụng theo 58,từ 1/8 đến 1/12 áp dụng 58 nhưng thẩm quyền theo luật số 38,từ 1/12 trở đi theo 85.
2.Mình nghĩ các địa phương không cần hướng dẫn nữa mà thực hiện ngay,trừ trương hợp Luật,NĐ quy định địa phương hướng dẫn theo thẩm quyền nội dung nào thì hướng dẫn nội dung đó.
1. Trong NĐ hướng dẫn có chế độ quản lý theo chế độ hồ sơ mật, khái niệm ? văn bản qppl quy định.
2. Niêm phong hồ sơ: khái niệm và quy định trong vbqppl nào?
3. tại điều 15: thời gian chuẩn bị hồ sơ quan tâm của Nđ/2009 (ndd/2008) đối với đầu thầu trong nước >=10 ngày (>=15 ngày), đối với đấu thầu quốc tế >=20 ngày.
Về chế độ quản lý hồ sơ mật bạn tham khảo QĐ Số: 19/2005/QĐ-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2005 Về việc ban hành quy chế quản lý, lập và sử dụng tài liệu bí mật Nhà nước
Trích dẫn:
Điều 3: Các loại tài liệu bí mật Nhà nước
1. Tài liệu bí mật Nhà nước được qui định tại Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ về việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Tài liệu bí mật nhà nước Ngành Xây dựng được qui định tại:
a/ Quyết định số 27/2005/QĐ-TTg ngày 31/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục bí mật nhà nước độ Tối mật của Ngành Xây dựng
b/ Quyết định số 1486/2004/QĐ-BCA-A17 ngày 20/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Danh mục bí mật nhà nước độ Mật của Ngành Xây dựng.
c/ Tài liệu bí mật nhà nước Ngành Xây dựng được ban hành bổ sung hàng năm ( nếu có).
3. Các tài liệu bí mật nhà nước của các Bộ, Ngành, địa phương gửi đến Bộ XD.
Tham khảo toàn văn văn bản tại địa chỉ sau: http://vbqppl3.moj.gov.vn/law/vi/200...6/200506290002Trích dẫn:
Chương IVQUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI LIỆU BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
Điều 12. Sử dụng tài liệu bí mật Nhà nước
1. Đối với tài liệu có độ "Mật": Cá nhân, đơn vị được giao quản lý tài liệu trong trường hợp cần thiết có thể được phép sao chụp tài liệu đó (do thủ trưởng đơn vị quyết định) cho cá nhân, đơn vị có liên quan sử dụng; Sau khi sử dụng xong, người được sử dụng phải tức khắc hoàn trả lại các bản sao chụp để bảo quản theo quy định.
2. Đối với tài liệu có độ "Tuyệt mật", "Tối mật": chỉ có cá nhân đơn vị được giao nhiệm vụ mới được phép sử dụng tài liệu, trong trường hợp cần thiết chỉ được phép cho người có liên quan đến việc sử dụng tài liệu nghiên cứu tại chỗ, nghiêm cấm việc sao chụp các loại tài liệu này.
3. Nghiêm cấm việc phổ biến các loại tài liệu bí mật Nhà nước cho những tổ chức, cá nhân không liên quan đến việc sử dụng tài liệu bí mật Nhà nước.
Điều 13. Cung cấp thông tin có liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức quốc tế và người nước ngoài
1. Khi có yêu cầu phải cung cấp thông tin có liên quan đến bí mật Nhà nước cho tổ chức quốc tế, nước ngoài và người nước ngoài, các đơn vị, cá nhân phải có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét kỹ theo nguyên tắc:
a. Bảo đảm lợi ích của đất nước
b. Chỉ được phép cung cấp những tài liệu bí mật sau khi được cấp có thẩm quyền xét duyệt, như sau:
b1. Đối với tài liệu có độ "Mật": lập danh mục những nội dung tài liệu cần cung cấp trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt.
b2. Đối với tài liệu có độ "Tối mật": lập danh mục những nội dung tài liệu cần cung cấp (có thuyết minh chi tiết) báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu và đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt, (riêng thuộc lĩnh vực quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt).
b3. Đối với tài liệu có độ "Tuyệt mật": lập danh mục những nội dung tài liệu cần cung cấp (có thuyết minh chi tiết) báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Các đơn vị, cá nhân chỉ được phép cung cấp đúng nội dung đã được phê duyệt cho đúng đối tượng được cung cấp thông tin.
Điều 14. Thu hồi tài liệu bí mật Nhà nước
Văn thư của cơ quan, người được giao nhiệm vụ gửi tài liệu bí mật Nhà nước phải theo dõi, thu hồi đúng định kỳ những tài liệu bí mật Nhà nước có đóng dấu thu hồi.
Điều 15. Giải độ mật và tiêu huỷ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
1. Việc giải độ mật hoặc tiêu huỷ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đã hết thời hạn do Chánh Văn phòng và thủ trưởng đơn vị phối hợp rà soát, báo cáo Bộ trưởng và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét theo qui định hiện hành.
2. Quá trình tiêu huỷ tài liệu phải đảm bảo yêu cầu không để lộ, lọt bí mật nhà nước.
3. Hồ sơ giải mật, tiêu huỷ tài liệu phải được lưu giữ theo qui định hiện hành của nhà nước.
4. Trường hợp khẩn cấp phải huỷ ngay tài liệu, nếu không sẽ nguy hại đến an ninh quốc gia thì người đang giữ bí mật có quyền tiêu huỷ nhưng ngay sau đó phải báo cáo Bộ trưởng bằng văn bản để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an.
Điều 16. Quản lý và bảo quản tài liệu bí mật Nhà nước
1. Mọi bí mật Nhà nước phải được cất giữ, bảo quản nghiêm ngặt theo đúng quy định của Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước.
2. Tài liệu bí mật Nhà nước sau khi sử dụng, giải quyết xong phải được phân loại, sắp xếp đưa vào hồ sơ bảo quản, không được phép mang ra khỏi cơ quan, phòng làm việc; tài liệu bí mật Nhà nước phải được cất giữ vào tủ, két có khoá an toàn.
3. Trường hợp cán bộ phải mang tài liệu bí mật Nhà nước đi công tác thì phải được sự đồng ý của người có thẩm quyền (Thủ trưởng đơn vị hoặc Lãnh đạo Bộ); phải đảm bảo tuyệt đối an toàn trên đường đi và có phương tiện cất giữ an toàn; khi về phải nộp lại cho bộ phận được giao quản lý.
4. Trường hợp làm mất, thất lạc tài liệu bí mật Nhà nước phải báo cáo ngay cho người có thẩm quyền biết để có biện pháp xử lý.
"Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu" và "Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng các điều kiện tiên quyết"
Hai cái này em cứ thầy nó chồng chéo thế nào ấy, bởi nếu "Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu" thấy thiếu số lượng bản gốc, bản chụp HSDT, đơn dự thầu không hợp lệ, không đảm bảo tư cách dự thầu thỉ loại mất rồi, lấy gì mà "Loại bỏ hồ sơ dự thầu không đáp ứng các điều kiện tiên quyết" nữa, em hiểu vậy không biết có đúng không nhỉ!
khi có một phép tính: Khối lượng (số lượng) x đơn giá = Thành tiền không đúng thì căn cứ vào cái gì để xác định là đơn giá sai hay thành tiền sai các bác nhỉ (cho rằng khối lượng (số lượng) = const vì phải tuân thủ yêu cầu của HSMT rồi)? Hình như khi soạn thảo nghị định các bác ấy hơi chủ quan thì phải!Trích dẫn:
ý thứ nhất điểm a, khoản 1 điều 30 nghị định 85/2009/NĐ-CP:
- Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiền đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá;
HSMT Sở duyệt ngày 11/09/2009, vậy đến hiện này thì kết quả đấu thầu ai duyệt?
Theo Luật sửa đổi và NĐ85 thì từ ngày 1/8/2009 trở đi thì Chủ đầu tư sẽ phê duyệt HSMT và kết quả đấu thầu.
Tuy nhiên đến nay qua tham khảo một số tỉnh vẫn còn chưa áp dụng với lý do chờ NĐ có hiệu lực .... tuy nhiên đây không phải là lý do chính mà vì vấn đề nhạy cảm .... giống như thời chuyển Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế.
Theo mình cứ theo luật và NĐ mà triển khai!
Kể từ sau ngày 01/08/2009 thì cả HSMT và kết quả lựa chọn nhà thầu đều do Chủ đầu tư phê duyệt, nêu "Sở" là chủ đầu tư thì đương nhiên là sẽ do "Sở" phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, còn nếu BQLDA là chủ đầu tư thì việc "Sở" phê duyệt HSMT đã là điều sai luật, do vậy kết quả thì tùy, nếu muốn sai tiếp mà không mất lòng sở thì trình sở phê duyệt, nếu muốn mất lòng sở nhưng đúng thẩm quyền thì chủ đầu tư phê duyệt
Theo luật sửa đổi và Điều 75 NĐ85 thì Chủ đầu tư duyệt; ở tỉnh mình một số Chủ đầu tư đã thực hiện phê duyệt từ khi còn chưa ban hành NDD85 (theo luật sửa đổi từ 1/8/2009).
Tuy nhiên thực tế hiện nay nếu trình lên Sở Kế hoạch và UBND tỉnh vẫn thẩm định và phê duyệt bình thường .... không trả lại ... lạ ghê :))
Các văn bản mới này trao cho chủ đầu tư rất nhiều quyền, như vậy sẽ rút ngắn được rất nhiều thủ tục và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, ở địa phương mình phần lớn các chủ đầu tư chưa dám dùng quyền này vì còn phải chờ hướng dẫn của tỉnh.
Được phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu là một thay đổi lớn mà nếu ko có vb hướng dẫn thì nhiều chủ đầu tư còn run lắm:D
Ở tỉnh em, ngay sau khi Luật 38 ban hành và có hiệu lực (01/8/2009), chưa ra Nghị định 85, tuy nhiên UBND tỉnh đã ra hướng dẫn ngay. Trong đó cho phép CĐT phê duyệt HSMT, giá gói thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu. Rất nhanh chóng, thuận lợi cho các CĐT triển khai thực hiện.
Về vấn đề bạn thắc mắc:"Hình như khi soạn thảo nghị định các bác ấy hơi chủ quan thì phải!" theo tôi ko phải thế đâu, đừng nghĩ thế oan cho họ mà vấn đề là ở chỗ bạn chưa hiểu thấu đáo quy định về sửa lỗi.
Trong HSDT, nhà thầu phải căn cứ và tính theo tiên lượng mời thầu, nghĩa là khối lượng phải đúng như trong HSMT.
+ Nếu khối lượng sai so với tiên lượng mời thầu thì không sửa lỗi mà hiệu chỉnh sai lệch theo quy định (sau khi sửa lỗi).
+ Nếu khối lượng đúng rồi thì khi sửa lỗi lấy khối lượng nhân với đơn giá ra thành tiền:
--> Nếu thành tiền ghi trong HSDT đúng với kết quả tính toán này thì ko có lỗi.
--> Nếu thành tiền ghi trong HSDT khác với kết quả tính toán này thì lỗi là lỗi tính toán sai thành tiền chứ trong trường hợp này ko được coi thành tiền ghi trong HSDT là đúng để sửa đơn giá.
Bác đọc kỹ phần tích của em chưa? Thế này nhé, trong HSDT có một phép tính không đúng như thế này: Khối lượng (số lượng) x Đơn giá # Thành tiên (*). (= thì không có gì để bàn cãi cả)
Em giả thiết Khối lượng (số lượng) = Const = tiên lượng mời thầu, chỉ có thể xảy ra 2 tình huống (tình huống cả đơn giá và thành tiền đều sai thì nếu xảy ra cũng không xác định được, đó là bài toàn NP, không có lời giải trong miền thời gian đa thức).
(1) Nếu đơn giá sai (giả thiết nêu trong nghị định) thì đơn giá = Thành tiền/khối lượng.
(2) Nếu thành tiền sai (khả năng này hoàn toàn có thể xảy rả nhưng nghị định không đề cập tới) thì Thành tiền = khối lượng x đơn giá.
Vấn đề là đứng trước một phép tính sai (*) thì căn cứ vào đâu để Tổ CGĐT xác định theo (1) or (2). Theo 85/2009/NĐ-CP khi có (*), nếu đơn giá sai thì (1), Vấn đề là căn cứ vào đâu để xác định đơn giá đúng hay sai?.
Trích dẫn:
trích quy định của 85/2009/NĐ-CP:
Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiền đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá
==> Trái Nghị định!Trích dẫn:
Giải thích của bác:
Nếu thành tiền ghi trong HSDT khác với kết quả tính toán này thì lỗi là lỗi tính toán sai thành tiền chứ trong trường hợp này ko được coi thành tiền ghi trong HSDT là đúng để sửa đơn giá
Trong NĐ 85 này có một cái mới nữa không biết các bạn đã đọc tới chưa:
+ Cho phép Chủ Đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu công tác chuẩn bị đầu tư (kế hoạch đấu thầu tư vấn) quy định tại Khoản 1 Điều 11 NĐ 85.
+ Cho phép Chủ đầu tư thẩm định HSMT và Kết quả lựa chọn nhà thầu nếu đủ năng lực. Nếu không đủ năng lực thì thuê tư vấn quy định tại Khoản 6 Điều 59 (Luật 38 ko quy định cho ai thẩm định HSMT và kết quả lựa chọn nhà thầu)
Tôi tham gia tý: vấn đề các bạn đặt ra là làm sao để xác định đơn giá đúng hay sai?
Hiện tượng xảy ra là Khối lượng (x) Đơn giá (không bằng) Thành tiền (ví dụ: 2 x 3 = 8)
Gặp TH này, việc kiểm tra của Tổ chấm thầu là:
a- Kiểm tra Khối lượng (số 2):nếu đúng (KL=2)-> kiểm tra đơn giá và thành tiền (tiếp phần b); nếu sai -> Hiệu chỉnh sai lệch -> sau khi hiệu chỉnh thì lấy đơn giá (làm căn cứ) tức là lấy khối lượng hiệu chỉnh nhân đơn giá ra đúng Thành tiền thì OK, nếu vẫn sai thì tiếp tục kiểm tra đơn giá và thành tiền;
b- Khối lượng đã đúng, nhân đơn giá vẫn chưa = thành tiền: -> "Sửa lỗi số học và các lỗi khác", trong hầu hết các trường hợp là sẽ lấy Đơn giá làm cơ sở cho việc sửa lỗi, tức là dùng đơn giá tính tính lại thành tiền và so sánh giá trị chênh lệch để tính chênh lệch giá dự thầu sau "Sửa lỗi số học và các lỗi khác".
Có một số trường hợp đơn giá sai mà có các cơ sở để xác định kiểm chứng (biểu giá chi tiết so với biểu giá tổng hợp, đơn giá bỏ trống, đơn giá không hiển thị đầy đủ ...) thì lấy giá trị Thành tiền làm cơ sở tính Đơn giá, sau đó dùng đơn giá tính lại để làm cơ sở pháp lý hiệu chỉnh sai lệch, tức là tính toán chênh lệch giá dự thầu sau "Sửa lỗi số học và các lỗi khác".
Hoan hô Điện Biên đấy! =D>=D>=D>
Mình thì mình hiểu các chủ đầu tư, từ trước đến nay toàn kính các bác trên phê duyệt để em làm, em có căn cứ mà còn thanh toán, em đỡ bị "trống lưng". Giờ các bác bắt em tự quyết hết, hơi bị ngại, nhỡ sai 1 cái thì em bán nhà đi mà đền à?:D:D:D Thế nên tốt nhất là cứ "xin ý kiến" các bác, các bác "phê" thì em làm, không thì em "nghiên cứu"...:)):))
Đúng ra là các cấp quản lý mà tỉnh táo thì phê: "Nghiên cứu làm đúng quy định" - Thế là hết ỉ lại! Chủ đầu tư lại vò đầu bứt tai, kiếm tư vấn tin cẩn mà làm! He he trông như sắp đến thời của tư vấn rồi các pác nhể?
Thanks bác, em phát biểu thêm tý nữa!
=> Vấn đề là Làm sao biết Đơn giá đúng hay sai để lấy thành tiền làm cơ sở khi đơn giá sai!
==> Mấy cái này nghị định đã quy định cụ thể rồi!Trích dẫn:
Có một số trường hợp đơn giá sai mà có các cơ sở để xác định kiểm chứng (biểu giá chi tiết so với biểu giá tổng hợp (1), đơn giá bỏ trống (2), đơn giá không hiển thị đầy đủ (3)...) thì lấy giá trị Thành tiền làm cơ sở tính Đơn giá, sau đó dùng đơn giá tính lại để làm cơ sở pháp lý hiệu chỉnh sai lệch, tức là tính toán chênh lệch giá dự thầu sau "Sửa lỗi số học và các lỗi khác".
(1):(2):Trích dẫn:
Trường hợp không nhất quán giữa bảng giá tổng hợp và bảng giá chi tiết thì lấy bảng giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi
(3): Cái này em không hiểu lắm, "không hiển thị đầy đủ" là bị mở, nhòe hay la sao bác nhỉ?Trích dẫn:
Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng
Về vấn đề sửa lỗi của HSDT theo hướng dẫn của NĐ58 tôi cho là hợp lý hơn hướng dẫn của NĐ85 sắp có hiệu lực thi hành ở trường hợp sửa lỗi tính toán khi "không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền" nghĩa là khi trong HSDT có ghi rõ cả khối lượng, đơn giá và thành tiền mà nhân khối lượng với đơn giá không ra số thành tiền (ghi ở cột thành tiền) thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý để sửa lỗi (lỗi thành tiền).
Đối với trường hợp này, đúng như bạn dẫn, NĐ85 có bổ sung thêm: "Trường hợp đơn giá sai mà số lượng, khối lượng và thành tiền đúng thì lấy thành tiền làm cơ sở pháp lý để xác định đơn giá"(???) tôi cho rằng không khả thi vì (cũng đồng tình với bạn) đơn giá dự thầu là đơn giá chào thầu của nhà thầu thì làm sao có cơ sở để xác định được đơn giá ấy là đúng hay sai, mặt khác cơ sở nào để xác định được là thành tiền đúng? Vì thế, tôi cho rằng hướng dẫn này của NĐ85 rất khó vận dụng (hay là mình chưa hiểu được hết nội hàm của vấn đề?).
Tôi nghĩ rằng, chỉ có trường hợp cột đơn giá không ghi, chỉ ghi cột khối lượng và thành tiền thì lấy thành tiền chia cho khối lượng = đơn giá để điền cho nhà thầu vào cột đơn giá (theo hướng dẫn của 58 và 85).
Chúng ta còn cần chờ đợi thêm xem các chuyên gia về lĩnh vực đấu thầu có ý kiến thế nào về vấn đề này. Tôi sẽ gặp các đồng nghiệp ở Vụ quản lý đấu thầu của BỘ KH&ĐT hỏi thêm về vấn đề này, có thông tin gì hay hơn tôi sẽ thông tin cho các bạn.
Cũng ko lấy gì đảm bảo rằng tất cả những quy định trong các BBQPPL của chúng ta đều đúng đắn và hợp lý, chẳng hạn ở TT05/2007/TT-BXD có hướng dẫn công thức xác định CPDP2 (cho yếu tố trượt giá khi DA có thời gian thực hiện > 2năm) không áp dụng được vì sau khi ban hành TT nhiều chuyên gia đã phát hiện ngay sự ko hợp lý của công thức tính toán này!
Nguyên Vu 12 thân mến!Nội dung trên có lẽ bạn nhầm;xuyên suốt từ Luật đấu thầu(điều 6),NGhị định 58(khoản 1 điều 11),Luật sửa đổi số 38(Khoản 2 điều 60),Nghị định 85(Khoản 1 điều 11) thì thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu là của người quyết định đầu tư hoặc người được uỷ quyền không thuộc thẩm quyền của Chủ đầu tư.
Theo khoản 1 điều 11 NĐ 85 thì được hiểu như sau:
-Sau khi có báo cáo thẩm định của cơ quan,tỏ chức thẩm định,Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người có thẩm quyền hoặc người được uỷ quyền quyết định đầu tư xem xét,quyết định.
-Với dự án đã được người QĐ ĐT quyết định chủ đầu tư thì CĐT có trách nhiệm trình KHĐT gói thầu dịch vụ tư vấn lên người đứng đầu cơ quan CĐT(cụm từ này tôi nghĩ không rõ ràng) để xem xét phê duyệt.
Ví dụ,đơn vị A là cấp dưới trực tiếp của Sở giáo dục-đào tạo(đơn vị B);mà gói thầu DV tư vấn được UBND tỉnh giao cho A làm Chủ đầu tư.Vậy KHĐT trình UBND tỉnh hay trình cho Sở giáo dục-đào tạo?.
-Với gói thầu dịch vụ tư vấn chưa xác định được CĐT thi người được giao nhiệm vụ chuẩn bị DA(chắc chắn là người có thẩm quyền giao)trình KHĐT lên người đứng đầu đơn vị mình ?xem xét,phê duyệt.
1.Theo quy định tại Điều 2 Luật sửa đổi số 38 thì:
19. Bổ sung1 các khoản 13, 14 và 15 vào Điều 61(Luật ĐT) như sau: 13. Phê duyệt hồ sơ mời thầu.
14. Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
15. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.”
20. Điểm c khoản 1 Điều 70 (Luật Đấu thầu)được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”
2.Theo quy định tại khoản 14 Điều 70 NĐ 85 thì:
Đối với đấu thầu hạn chế,khi phê duyệt danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu,trường hơp có 1 hoặc 2 nhà thầu,chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xet,quyết định cho phép tiếp tục tổ chức ĐT hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
Tôi nghĩ ,tình huống này NĐ 85 quy định không ổn lắm và có vẻ không phù hợp Luật sửa đổi số 38 ở chỗ thẩm quyền xử lý tình huống không phải là Chủ đầu tư mà NĐ đã lấy lại trao cho người quyết định đầu tư,
Mời mọi người cho ý kiến.
Tình huống này là tình huống 14 mới được NĐ85 bổ sung thêm so với NĐ58 (NĐ58 ko có tình huống này).
Đúng như bạn nói, về lý thì trong tình huống này đúng ra chủ đầu tư cũng phải xử lý (tham chiếu Luật 38). Tuy nhiên theo tôi nghĩ trong trường hợp này (chắc người làm luật nghĩ) vì quá ít nhà thầu quan tâm hoặc có đủ điều kiện năng lực để thực hiện gói thầu mà tổ chức đấu thầu sẽ tốn kém hơn và lâu hơn (so với chỉ định thầu chẳng hạn), hơn nữa cũng chưa gửi thư mời thầu cho các nhà thầu và nếu để chủ đầu tư tự xử lý cho tiếp tục tổ chức ĐT hạn chế thì có thể gây tốn kém hoặc nếu quyết định áp dụng hình thức lựa chọn khác thì lại liên quan đến việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu (và cũng phải làm thủ tục với người có thẩm quyền về việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu mà thực ra ko cần thiết) nên NĐ85 quy định như thế. Nhưng nếu để chủ đầu tư xử lý tình huống này mà không phải báo cáo người có thẩm quyền thì hoàn toàn trái với Điều 19 Luật Đấu thầu!
Theo quan điểm của tôi, nên bỏ tình huống 14 trong điều 70 - NĐ85 vì để tình huống này sẽ nảy sinh 2 vấn đề trái luật:
(1) Sai tinh thần Luật 38/QH12 (như bạn đã nêu)
(2) Vi phạm khoản 2 - Điều 19 Luật Đấu thầu: "2. Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác".
Các bạn khác đóng góp ý kiến thêm đi.
Muốn xác định đơn giá đúng hay sai thì mình phải kiểm tra chi tiết của đơn giá đó, kiểm tra vật liệu, nhân công, máy móc, các hệ số nhân trong đơn giá, các phép tính cụ thể trong đơn giá đó. Còn phần giá vật liệu mình thấy bất hợp lý thì cần làm rỏ với nhà thầu để xem giá đó căn cứ ở đâu.
Từ đó mình có thể thấy được đơn giá đó đúng hay sai.
Điều này đã được 58 quy định rồi bác ạ, chắc không để ý thôi:
Điều 11. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu
1. Trách nhiệm trình duyệt
......
Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ quan mình (người giao nhiệm vụ) để xem xét, phê duyệt. Trong trường hợp này, người đứng đầu cơ quan liên quan chịu trách nhiệm chỉ định một đơn vị trực thuộc tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu trước khi phê duyệt.
Còn sau khi có quyết định đầu tư rồi thì kế hoạch đấu thầu mới do người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền phê duyệt.
Em lại nghĩ:
Sai nhiều mới bất hợp lý chứ sai ít thì sao? Mà bác nói kiểm tra cái cấu thành đơn giá đó áp dụng cho thi công xây lắp đối với những mã việc đơn giản thì còn được chứ đối với những mã việc phức tạp, yêu cầu công nghệ cao hoặc mua sắm hàng hóa thì bó tay.
Mà em chưa thấy ông tổ chuyên gia đấu thầu nào dám sửa lỗi đơn giá dự thầu của nhà thầu cả. Bởi vì đơn giá đó tạo nên sự khác biệt về giá dự thầu giữa các nhà thầu.
Nghị định phải quy định được cái chung, cái tổng quát, không phải cái cá biệt!
Thế bạn đã đọc kỹ chưa vậy.
Điều 11 NĐ 85 quy định:
....
Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt. Người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư, người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án chỉ định một đơn vị trực thuộc tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu trước khi phê duyệt.
Như vậy thì người đứng đầu là thủ trưởng cơ quan thuộc Chủ đầu tư chứ không phải sếp của Chủ đầu tư.
Còn trong NĐ58 Điều 11 quy định:
.....
Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người đứng đầu cơ quan mình (người giao nhiệm vụ) để xem xét, phê duyệt. Trong trường hợp này, người đứng đầu cơ quan liên quan chịu trách nhiệm chỉ định một đơn vị trực thuộc tổ chức thẩm định kế hoạch đấu thầu trước khi phê duyệt.
Như vậy người phê duyệt kế hoạch này là người giao nhiệm vụ thực hiện dự án có khác gì người có thẩm quyền hay cấp quyết định đầu tư.
Theo ý kiến của em điều này hoàn toàn hợp lý chứ.Trích dẫn:
Đối với đấu thầu hạn chế,khi phê duyệt danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu,trường hơp có 1 hoặc 2 nhà thầu,chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xet,quyết định cho phép tiếp tục tổ chức ĐT hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
Tôi nghĩ ,tình huống này NĐ 85 quy định không ổn lắm và có vẻ không phù hợp Luật sửa đổi số 38 ở chỗ thẩm quyền xử lý tình huống không phải là Chủ đầu tư mà NĐ đã lấy lại trao cho người quyết định đầu tư,
Đặt mục đích, hiệu quả là lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt. Đúng như thầy Quang nói về bản chất muốn đề cập trong trường hợp này (đề bài) hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu ở đây là chưa hợp lý (căn cứ vào nhà thầu tham dự là quá ít), cần phải thay đổi lại đề bài (liên quan đến người có thầm quyền rồi).
1. Chúng ta đang bàn về thẩm quyền này.Nếu như bạn nói như trên thì có lẽ không ổn vì theo Luật thì từ trước đến nay Chủ đầu tư không có quyền này,xin nhắc lại đây là thẩm quyền của Người quyết định đầu tư.
2. Tôi thấy 2 cụm từ"cấp trên của CĐT" và "cấp trên cua người được giao nhiệm vụ.." trong Luật,Nghị định nên thay bằng "người quyết định đầu tư"hoặc đại loại như"người có thẩm quyền" thì có lẽ trong ngôn ngữ,văn phong của quy định PL nó thống nhất và rõ ràng hơn(không nên để ai hiểu kiểu gì cũng được)