các bác ơi cho em hỏi: Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư (theo ĐM 957-QĐ-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2009) được cho vào khoản mục chi phí nào trong tổng mức đầu tư vậy? (CPTVĐT hay CPK)
Xem bảng in
các bác ơi cho em hỏi: Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư (theo ĐM 957-QĐ-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2009) được cho vào khoản mục chi phí nào trong tổng mức đầu tư vậy? (CPTVĐT hay CPK)
Cho vào "Chi phí khác" trong TMĐT. Về nguyên tắc khi xác định tổng mức đầu tư của DA thì những chi phí nào đã rõ ràng tính vào khoản mục nào (theo hướng dẫn của các thông tư) thì đưa vào khoản mục ấy. Chi phí nào thấy cho vào các khoản mục đều thấy vô lý thì cho vào "Chi phí khác".
:confused: cảm ơn bác! nhưng tại sao em thấy bảng nội suy của bác Z@P lại không đưa mục này vào chi phí khác vậy?
Tôi lại cho rằng những chi phí này tương tự hơn với chi phí thẩm tra TMĐT nên đưa vào chi phí khác cũng hợp lý. Nhưng Mantt ạ, tôi có quan điểm rằng 1 khoản chi phí nào đó có thể xếp vào nhóm này, nhóm kia thì việc nghiên cứu xếp vào nhóm nào cho hợp lý cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn là tính thế nào cho đúng và đủ đồng thời đừng quên tính.
Tiện đây cho tôi hỏi chi phí này dùng làm gì, tại sao trước đây không có định mức ?
Chi phí này dùng làm cơ sở thương thảo hợp đồng thuê tư vấn thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư khi người QĐĐT thấy cần thuê tư vấn thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án quy định ở điều 11 NĐ12/2009.
Trước đây trong 1751 chưa có định mức này nên phải lập dự toán chi phí này khi cần. Bây giờ 957 có định mức rồi thì có thể áp dụng nếu thấy phù hợp.
Xuất phát từ Nghị định 12/2009/NĐ-CP, chủ đầu tư phải tổ chức thẩm định dự án đầu tư trước khi phê duyệt. DA ĐT thì gồm thiết kế cơ sở và thuyết minh dự án. Thiết kế cơ sở thì theo quy định là phải gửi xin ý kiến của các cơ quan chuyên ngành có liên quan (trước đây là các sở sẽ thẩm định thiết kế cơ sở luôn).
Như vậy chỉ còn mỗi phần thuyết minh dự án là CĐT phải thẩm định, mà quan trọng nhất trong phần này chính là tính hiệu quả và tính khả thi của dự án cùng với xác định chi phí của dự án.
Trong trường hợp CĐT không đủ điều kiện thẩm định thì phải thuê tư vấn, khoản mục chi phí này chính là để sử dụng trong trường hợp này.
minh mới học môn này bạn có thể gửi cho mình 1 bản lập dự án đầu tư để mình tham khảo được không. gửi vào mail duongtuanlinh89@gmail.com
Theo QĐ số 957-QĐ-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng thì Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư nằm trong mục chi phí tư vấn (ý 2, điểm 3.1.1 mục 3.1 Hướng dẫn áp dụng đối với chi phí tư vấn, Phần 3 Hướng dẫn áp dụng định mức chi phí tư vấn).
Theo hướng dẫn của TT 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác là hai khoản mục khác nhau. Vậy kết luận là Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư thuộc chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án là một loại chi phí của chi phí quản lý dự án
Tôi có ý kiến về mấy đoạn bôi đỏ như sau: Đầu mối thẩm định dự án (đơn vị chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư) có trách nhiệm thẩm định cả thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở chứ không phải chỉ có thuyết minh dự án. Việc tổ chức thẩm định dự án thuộc thẩm quyền của người quyết định đầu tư chứ không thuộc thẩm quyền của CĐT.
Bạn nói cũng có lý, tuy nhiên cũng tùy theo từng khoản chi phí mà có thể đưa vào chi phí tư vấn hay chi phí khác. Chẳng hạn điều 6 ND99/2007 lại quy định: " 2. Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra. Lệ phí thẩm định hoặc chi phí thẩm tra được tính vào chi phí khác trong tổng mức đầu tư. Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thẩm định, thẩm tra tổng mức đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, chính xác của kết quả thẩm định, thẩm tra."
thầy nói hoàn toàn đúng. ý của em là khi thẩm định dự án mà dự án đã có ý kiến thẩm định TKCS của các cơ quan chuyên ngành thì đơn vị thẩm định DA thường lấy luôn các văn bản này làm cơ sở thẩm định TKCS mà ít khi tổ chức thẩm định lại cho đỡ mất thời gian. thường khi mà các cơ quan chuyên ngành đã xem hồ sơ TKCS rồi thì CĐT hay ra văn bản thẩm định dự án mà phần TKCS bê nguyên các ý kiến đó vào (hoặc chỉnh sửa theo đúng yêu cầu của các văn bản đó), và chỉ quan tâm thêm phần thuyết minh dự án thôi.
[QUOTE=naat;116443]Xuất phát từ Nghị định 12/2009/NĐ-CP, chủ đầu tư phải tổ chức thẩm định dự án đầu tư trước khi phê duyệt. DA ĐT thì gồm thiết kế cơ sở và thuyết minh dự án. Thiết kế cơ sở thì theo quy định là phải gửi xin ý kiến của các cơ quan chuyên ngành có liên quan (trước đây là các sở sẽ thẩm định thiết kế cơ sở luôn).
Như vậy chỉ còn mỗi phần thuyết minh dự án là CĐT phải thẩm định, mà quan trọng nhất trong phần này chính là tính hiệu quả và tính khả thi của dự án cùng với xác định chi phí của dự án.
Trong trường hợp CĐT không đủ điều kiện thẩm định thì phải thuê tư vấn, khoản mục chi phí này chính là để sử dụng trong trường hợp này
Cho mình một chút nhé: bản vẽ TC đã thẩm tra rồi nhưng dự toán thì chưa thẩm tra. Dự án đầu tư đã phê duyệt. cho mình hỏi:
- Nhu vậy có cần thẩm tra dự toán không? ( vốn công ty ) quỹ đất của nhà nước.
-Khi hoàn thành công trình sẽ kiểm toán. trong khi dự toán chưa thẩm tra như vậy có sai với quy định hiện hành không?
xin cám ơn nhiều.
Theo NĐ 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đã được bãi bỏ. Hổng biết là có hợp lý không ?
Nghị định NĐ 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009, không bãi bỏ chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án, nó chỉ bãi bỏ điều 4 của nghị định Số: 12/2009/NĐ-CP - Giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình.
Việc thẩm tra tính hiệu quả thực hiện trước khi quyết định đầu tư, việc này khác với đánh giá đầu tư - việc thực hiện sau quyết định đầu tư..
Việc thẩm tra tính hiệu quả và khả thi của dự án do Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực Lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình; định giá xây dựng.
Đất thì đương nhiên là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý:))Trích dẫn:
Gửi bởi thaiquocduong;135694
Cho mình một chút nhé: [COLOR="Red"
Việc thẩm tra dự toán cũng giống như thẩm tra TMDT và tính khả thi DA thôi, tức là nếu CĐT thấy cần thiết (hoặc không đủ năng lực để thẩm định) thì thuê tư vấn thẩm tra.
Việc kiểm toán giá trị công trình không phụ thuộc vào dự toán đã thẩm tra hay chưa mà phụ thuộc vào dự toán đã phê duyệt hay chưa. Nhưng ngoài ra kiểm toán còn phải căn cứ vào các hợp đồng giao nhận thầu, các biên bản nghiệm thu đã ký kết nữa.
Trong NĐ 99 nói rõ về chi phí quản lý dự án thực hiện những công việc gì. Về thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án thì ban quản lý dự án là đơn vị đứng ra tổ chức và lựa đơn vị tư vấn thực hiện công việc trên.
Muốn đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của dự án phải nhờ đến các đơn vị tư vấn có năng lực và kinh nghiệm mới đánh giá khách quan và chính xác nhất, đặc biệt là đối với các dự án vốn doanh nghiệp thì vấn đề mà chủ đầu tư quan tâm nhiều nhất là khi đầu tư dự án thì kỳ vọng mang lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh,...
Thầy ạ. Cho e hỏi thêm một điều luôn.Trong QĐ 957. Ở phần" thẩm tra hiệu quả và khả thi của dự án" lúc hướng dẫn viết là: " trong trường hợp chỉ thẩm tra TMĐT thì lấy = 40 % tính hiệu quả và khả thi của DA". Theo e hiểu đã thẩm tra tính hiệu quả và khả thi thì thôi tính chi phí thẩm tra TMĐT. Nhưng có ý kiến cho rằng phải tính cả 2. Thầy có thể nói rõ hơn cho e được không ạ. Cảm ơn thầy.Mạnh khoẻ đóng góp nhiều hơn cho diễn đàn thầy ạ.
Cám ơn em đã quan tâm đến những ý kiến của tôi, mong em hiểu tôi tham gia diễn đàn không nhằm mục đích dạy bảo ai mà chỉ nhằm mục đích trao đổi để tăng trưởng hiểu biết.
Theo tôi: 957 quy định thế là để đáp ứng trường hợp người quyết định đầu tư chỉ thuê tư vấn thẩm tra TMĐT còn các nội dung khác người quyết định đầu tư tự thực hiện. Trong trường hợp này, chi phí cho tư vấn thẩm tra TMĐT tính bằng 40% chi phí thâm định tính hiệu quả và tính khả thi của dự án.
Chào các bạn trên diễn đàn, các bạn có thể trả lời giúp mình một vấn đề này được không: Mình cần làm hợp đồng với đơn vị tư vấn để thẩm tra hồ sơ TKCS. Tuy nhiên theo QD957 thì chi phí này nằm trong Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư. Như thế, cần phải tách chi phí thẩm tra TKCS và chi phí thẩm tra phần thuyết minh dự án đầu tư (chủ yếu là phần hiệu quả dự án và một vài nội dung quan trọng khác). Vậy nên xác định chi phí thẩm tra TKCS này như thế nào cho hơp lý?
Nếu xác định theo CV 5361/BTC-CST ngày 24/4/2006 của Bộ tài chính thì có phải như thế này không:
CP TTra TKCS= Mức thu lệ phí thẩm định dự án đầu tư = TMDT * mức thu quy định (<=50triệu)
Các bác cho em hỏi chi phí thẩm tra tính hiệu quả và khả thi của dự án thì ai là người phê duyệt dự toán chi phí này.
Trước khi phê duyệt dự án đầu tư Bộ GTVT đã có quyết định tạm duyệt chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án rồi. Sau đó Bộ GTVT mới phê duyệt dự án nên chi phí này khác với giá trị lúc tạm duyệt Vậy có cần duyệt lại không?. Theo em khi đơn vị tư vấn thẩm tra thanh toán chi phí này chỉ cần lấy chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư được duyệt nhân tỷ lệ % theo quy định để làm hồ sơ nghiệm thu thanh toán vậy có được không?
Chào các bạn trên diễn đàn, các bạn có thể trả lời giúp mình câu hỏi này được không : Tổng mức đầu tư của dự án là 13 tỷ,theo QĐ 957 thì chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của DA không có . Nhưng trong hồ sơ mình đang kiểm tra thì chi phí này vẫn tính :(Gxd+Gtb)*0,069% như vậy là đúng hay sai và theo căn cứ nào vậy. Em cảm ơn các bác nhiều !
TMĐT là 13 tỷ (<15 tỷ), theo nghị định 12 thì không phải lập DA ĐT mà chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Vì vậy dự án này không cần thẩm tra tính hiệu quả khả thi của dự án, mà chỉ cần thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật (TK và dự toán).
Đặt vấn đề: tôi có 1 dự án nhỏ với TMĐT là 13 tỷ (<15 tỷ) để kinh doanh. Vậy tôi muốn biết DA đầu tư như vậy có hiệu quả không. Nếu chỉ lập dự toán và thẩm tra dự toán không thôi thì liệu có đủ cơ sở để đầu tư không?
Trong Nghị định 112/2009/NĐ-CP nói TMĐT của dự án đối với dự án chỉ phải lập BCKTKT thì đồng thời là dự toán công trình.
Đối chiếu với điểm 3.4 khoản 3 điều 6 thông tư 04/2010/TT-BXD của Bộ xây dựng hướng dẫn Nghị định 112/2009/NĐ-CP
3.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm: các khoản mục chi phí như quy định tại điểm 3.5 khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.
Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự toán công trình không bao gồm: chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án; chi phí tư vấn quản lý dự án.
Mà trong điều 3.5 khoản 3 Điều 4 thì nội dung chi phí tư vấn xây dựng là có chi phí thẩm tra hiệu quả và tính khả thi của dự án
Như vậy không thể kết luận là công trình lập BCKTKT thì không có chi phí thẩm tra hiệu quả và tính khả thi của dự án, mà tùy trường hợp CĐT có thể quyết định xem có thực hiện công việc này không.
Một dự án chỉ lập BCKTKT vừa thẩm tra thiết kế, vừa thẩm tra dự toán, vừa thẩm tra tính hiệu quả khả thi, như vậy có quá loằng ngoằng không. Theo mình, trong công việc thẩm tra thiết kế và dự toán đã bao hàm thẩm tra hiệu quả và khả thi của dự án (Thực ra công việc thẩm tra tính hiệu quả khả thi dự án thực chất là thẩm tra dự án đầu tư).
Theo tôi nghĩ thì thế này:
1. Nếu Chủ đầu tư có đủ năng lực để thực hiện việc đánh giá này thì phần chi phí này được đưa vào trong chi phí Ban QLDA
2. Nếu Chủ đầu tư không đủ năng lực để thực hiện thì chi phí này được đưa vào phần Chi phí tư vấn của dự án!
TT 109/2000/TT-BTC vẫn còn xài được, Bộ TC đang gửi các Bộ ngành dự thảo Thông tư thay thế TT 109 để lấy ý kiến.
Tôi đang làm thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án. Ai có mẫu có thể cho xin được ko vậy?
làm ơn gửi hộ vào mail vietthuan80@hotmail.com với.
Cám ơn mọi người nhiều.