Bài tập: Lập dự toán phần ép cọc BTCT
Kính mời mọi người tham gia làm bài tập lập dự toán phần sản xuất và ép cọc BTCT 25x25cm
Cọc BTCT 25x25, Vị trí ép cọc là đất cấp II
Đơn giá vận chuyển cọc tham khảo: 4.000 đ/tấn.km
Cẩu cọc lên xuống dự kiến dùng cẩu 10T
Đơn giá một số loại vật liệu trước thuế VAT:
+ Đá 1x2: 150.000 đ/m3,...............+ Cát vàng: 90.000 đ/m3
+ Xi măng: 910 đ/kg,....................+ Thép tấm: 12.000 đ/kg
+ Thép tròn d<10: 11.160 đ/kg,......+ Thép d>18: 11.200 đ/kg
Sử dụng định mức Bộ XD, đơn giá và bảng giá ca máy địa phương, chế độ chính sách nhà nước hiện tại lập dự toán phần ép cọc theo bảng tiên lượng trên.
Ý kiến về bài giải của bạn beck
Trước hết rất cám ơn bạn beck đã có một bài giải chi tiết theo tiên lượng đã cho, qua nghiên cứu file dự toán của bạn, mình có 1 ố ý kiến như sau:
- Phần ván khuôn cọc: khi lập dự toán chưa có quyết định của Chủ đầu tư duyệt phải dùng ván khuôn kim loại thì tốt nhất là tra mã cốp pha gỗ, như thế thì sẽ tránh việc thiệt thòi cho nhà thầu nếu thực tế thi công sau này nhà thầu dùng gỗ làm ván khuôn đúc cọc mà thanh toán lại phải theo ván khuôn thép. (trong thực tế khi nghiệm thu không nói rõ là dùng ván khuôn gì thì cán bộ chạy giá sẽ áp giá theo dự toán thẩm tra)
- Thiếu % vật liệu khác cho ép cọc: Nếu bạn để ý thì trong phần định mức ép cọc có 1% vật liệu khác, tuy nhiên trong đơn giá bạn áp ở trong file dự toán thì không thấy 1% này được tính, thực chất vấn đề này là do đơn giá vật liệu cọc được tính vào phần đúc ở trên, như vậy cần có thêm 1 dòng tính 1% vật liệu khác cho ép cọc này (bổ sung ngay đầu công việc số 7 của bạn)!
- Mã Tạm tính phần chi phí cẩu cọc (mục công việc số 8) của bạn nên thay bằng mã hiệu số thứ tự và tên đơn giá ca máy của tỉnh thành phố, ví dụ, trong file dự toán bạn lập dùng cần trục ô tô sức nâng 10T, số thứ tự máy này là 159 trong quyển đơn giá 17 – TP Hà Nội. Khi đó sẽ được tạm ghi là 159/BGCM17
- Đồng ý việc thêm phần cọc dẫn của bạn
Rất cám ơn và mong mọi người có thêm ý kiến!
Một vài ý kiến về đo bóc công tác sản xuất cọc BTCT.
Mình thấy bài làm của bạn beck và anh levinh đều rất chuyên nghiệp quá rồi chỉ xin lưu ý vài điểm cho những người muốn tìm hiểu kỹ về công tác này tý thôi.
- Định mức đóng cọc bằng máy tính cho 100m cọc ngập đất. phần không ngập thì hao phí nhân công, máy nhân với hệ số 0.75 so với định mức đóng cọc tương ứng.Hao phí vật liệu cọc tính theo thiết kế.
- Khi đóng, ép cọc xiên thì định mức nhân công, máy nhân với 1.22 so với định mức đóng cọc tương ưng.
- Trong hao phí vật liệu khác đã tính đến hoa phí vật liệu đệm đầu cọc. chụp đầu cọc.
...Phần diễn giải tiên lượng của bạn beck thì nên làm theo hướng dẫn của công văn 737 chứ: dài, rộng, cao ấy, mấy bác thẩm tra bây giờ tính tình thay đổi thất thường khó chiều lắm.:D
Thắc mắc về định mức ép cọc!
Em có một thắc mắc về định mức ép cọc mong mọi người giải thích giúp:((
Ví dụ:ĐM AC:25222 công tác Ép trước cọc BTCT, chiều dài đoạn cọc >4m, đất cấp II, kích thước cọc 20x20cm.
Thành phần hao phí:
+ Nhân công bậc 3,7/7 :12,25 (công)
+ Máy ép cọc <=150 tấn :2,45 (ca)
+ Máy khác :3% (phụ)
ĐM AC:28223 công tác Ép sau cọc BTCT, chiều dài đoạn cọc >4m, đất cấp II, kích thước cọc 20x20cm.
Thành phần hao phí:
+ Nhân công bậc 3,7/7 :15,97 (công)
+ Máy ép cọc :3,2(ca)
+ Máy khác :7% (phụ)
Tại sao 2 định mức này khác nhau giữa trước và sau mà có sự chênh lệch nhau lớn thế các bác ????.
Mong mọi người giải thích cặn kẽ về thành phần công việc của 2 ĐM này để có thể phân biệt sự khác nhau của nó và để áp dụng cho đúng định mức :)
2 đính kèm
Trả lời câu hỏi của bạn tien_loi
Phân biệt ép cọc trước và ép cọc sau:
Phạm vi sử dụng biện pháp:
-ECT: Thường là các công trình thi công mới, Cọc ép có đường kính phổ biến từ 20x20 đến 40x40 (thường là 25x25 và 30x30)
-ECS: Thường là khi cải tạo, sửa chữa móng công trình, Cọc ép chỉ tối đa 25x25 (thường là 15x15, 20x20, 22x22)
Công nghệ máy ép:
-ECT: Dùng các đối trọng chất tải, máy ép có chiều cao 4-5m
-ECS: Dùng máy ép kích thủy lực + giá đỡ
Đặc điểm từng biện pháp:
-ECT: Ép nhanh, chiều sâu cọc là lớn, cọc có kích thước lớn, tải trọng ép do đó lớn. Máy thi công ép cọc sau không thể ép với công trình đã thi công nay cần sửa chữa, vì kích thước đồ sộ của máy kèm theo một lượng tải bê tông đúc sẵn phục vụ ép. Nhân công ép cọc trước chủ yếu là phục vụ việc cẩu cọc vào vị trí, điều chỉnh cọc vào vị trí ép.
-ECS: Ép chậm, phải có cọc dẫn, kích thước cọc ngắn và nhỏ, tải trọng ép không lớn. Máy chỉ là kích và giàn giá đỡ gọn nhẹ nên phù hợp với công trình mang tính chất sửa chữa, gia cố. Nhân công ép cọc trước chủ yếu là phục vụ việc vận chuyển cọc thủ công, đưa cọc vào vị trí, điều chỉnh cọc vào vị trí ép (công nhiều hơn ép cọc trước)
Về quy trình và nghiệm thu công tác ép cọc bạn có thể tham khảo bộ TCVN - TCXD
Tham khảo máy ép cọc theo hai bản vẽ mình post lên sau đây
Hao phí vật liệu cho công tác đóng cọc
Chào các bạn,cho mình hỏi vấn đề này nhé.Trong phần thuyết minh cho công tác đóng cọc AC.10000 có ghi thế này : hao phí đóng cọc trên cạn hay trong môi trường nước ngọt bằng 1.17%/tháng;hao hụt sứt mẻ bằng 3.5%/1 lần đóng nhổ.Vậy giả sử mình có 100kg thép cọc,mình thi công trong 5 tháng, luân chuyển 30 lần như vậy theo cách tính trên kết quả khối lượng thép sẽ là 100*(1.17%*5+3.5%*30)>100kg ban đầu, tính như vậy đúng không hay chỉ được tính khối lượng tối đa là 100kg.Cảm ơn các bạn,mong các bạn trả lời sơm giúp mình.
Cách tính lượng cọc thép mới
Trích dẫn:
Gửi bởi
nguyentheanh
Bạn chỉ tính cho đến khi hao phí hết 100kg thép cọc thôi (=100kg thép cọc là hết luân chuyển). Sau đó lại tính tiếp cho lượng thép cọc mới.
Vậy cho mình hỏi thêm vấn đề này nữa nhé,để có cọc thép 100kg mình phải gia công (đi mua không có) chẳng hạn, như thế khi tính lượng thép cọc mới chi phí gia công lại được tính thêm 1 lần nữa sao?Cảm ơn bạn.
tại sao lại phải nhân với 1% vật liệu khác
Trích dẫn:
Gửi bởi
levinhxd
THế này bạn ạ:
Các công tác "ván khuôn, bê tông cọc, tháp bản mã vv..." là công tác Đúc cọc!
Mà theo định mức, Ép 100m cọc được hao hụt 1m (thành 101m) - Cái này bạn đọc trong DDM1776 chương Cọc nhé!
Như vậy nếu mua cọc thì cần mua 101m cho 100m cần ép! Tự đúc cọc thì cũng cần thì cần tính thêm 1%!
Ngoài ra trong công tác ép cọc còn có 1% cho Vật liệu khác trong ép cọc nhé, cái này cũng được tính vào dự toán mà mọi người hay bị nhầm với 1% kia!
Anh Vinh cho em hỏi là tại sao lại phải nhân với 1% vật liệu khác trong ép cọc ạ? và vật liệu khác là những vật liệu gì à?