Mình đang cần biện pháp thi công gia cố nền móng bằng phương pháp gia cố bằng cọc tre. Cả nhà có ai có cho mình xin (có hình minh họa phương pháp hạ cọc càng tốt). Cảm ơn cả nhà!!!
Xem bảng in
Mình đang cần biện pháp thi công gia cố nền móng bằng phương pháp gia cố bằng cọc tre. Cả nhà có ai có cho mình xin (có hình minh họa phương pháp hạ cọc càng tốt). Cảm ơn cả nhà!!!
Tóm tắt biện pháp thi công đóng cọc tre gia cố :
1.Phạm vi áp dụng :
Cọc tre được sử dụng để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn hoặc để gia cố cừ kè vách hố đào.
Cọc tre được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước. Nếu cọc tre làm việc trong đất luôn ẩm ướt thì tuổi thọ sẽ khá cao (50-60 năm và lâu hơn). Nếu cọc tre làm việc trong vùng đất khô ướt thất thường thì cọc rất nhan bị mục nát.
2.Yêu cầu của cọc :
Tre làm cọc phải là tre già trên 2 năm tuổi, thẳng và tươi , không cong vênh quá 1cm/ 1md cọc. Dùng tre đặc ( hay dân gian hay gọi là tre đực) là tốt nhất . Độ dày ống tre không nhỏ quá 10mm. Khoảng cách giữa các mắt tre không nên quá 40cm.
Đường kính cọc không nên nhỏ hơn 60mm. Chiều dài cọc : cắt dài hơn chiều dài thiết kế 20-30cm.
Đầu trên của cọc ( luôn lấy về phía gốc) được cưa vuông góc với trục cọc và cách mắt tre 50mm, đầu dưới được vát nhọn trong phạm vi 200mm và cách mắt 200mm.
3. Phương pháp hạ cọc :
- Hạ cọc bằng thủ công : Dùng vồ gỗ rắn để đóng , để tránh dập nát đầu cọc phải dùng bịt đầu cọc bằng sắt. Cọc đóng xong phải cưa bỏ phần dập nát đầu cọc. Trường hợp nền đất yếu bùng nhùng mà khi đóng cọc bằng vồ cọc bị nẩy lên thì nên hạ cọc bằng phương pháp gia tải, kết hợp rung lắc.
- Hạ cọc bằng máy : Có thể dùng gầu máy đào để ép cọc nếu có thể.
- Sơ đồ hạ cọc : Nếu là khóm cọc hoặc ruộng cọc gia cố nền thì tiến hành đóng từ giữa ra. Nếu là dải cọc hoặc hàng cọc thì đóng theo hàng tuần tự. Đối với cọc cừ kè vách hố đào thì đóng từ hàng cọc xa mép hố đào nhất trở vào.
tớ thấy nếu đóng cọc tre thì người ta thường đóng 20->25 cọc/m2 còn ko có tiêu chuẩn hay quy chuẩn nào bắt buộc đâu, như ban minhtuong no đấy
Đóng cọc tre là một phương pháp gia cố nền đất yếu hay dùng trong dân gian thường chỉ dùng dưới móng chịu tải trọng không lớn ( móng nhà dân, móng dưới cống...). Miền Nam thường dùng cọc tràm do nguyên liệu sẵn có.
Đóng cọc tre là để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền
Chỉ được đóng cọc tre trong đất ngập nước để tre không bị mục nát, nếu đóng trong đất khô không nước sau đó tre bị mục nát thì lại phản tác dụng làm nền đất yếu đi.
Không đóng cọc tre trong đất cát vì đất cát không giữ được nước, thường chỉ đóng cọc tre trong nền đất sét có nược
Thông thường người ta đóng 16-25 cọc/m2 vì dễ chia ( khoảng cách cọc 20-25 cm ). Dày hơn nữa chắc không thể đóng được .
Hiện tại chưa thấy lý thuyết tính toán cụ thể nhưng ta có thể làm như sau: trong giai đoạn thiết kế giả sử sau khi đóng cọc tre đất nền đạt được độ chặt nào đó ( thông qua hệ số rỗng) từ đó tính được sức chịu tải đất nền lấy đó làm căn cứ thiết kế móng (hoặc có thể giả sử sức chịu tải đất nền sau khi đóng cọc) .
Sau khi đóng cọc xong làm thí ngiệm lại để kiểm tra sức chịu tải của nền đất nếu không khác nhiều so với SCT giả thiết thì không cần sửa thiết kế ( thực tế ít có thí nghiệm kiểm tra mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm).
Bản vẽ biện pháp đóng cọc tre, công ty tôi hay dùng bản vẽ này để dự thầu, các bạn tham khảo rồi cho ý kiến nhé
Cảm ơn bác nhé
cái này sau giúp em làm hồ sơ thầu hoặc biện pháp thi côg ngon lành rồi
Các Bác có thể giải thích rõ bản chất của việc sơ đồ hạ cọc được không ạ ? Em nghĩ nếu để cho nền đất chặt hơn phải đóng từ ngoài vào chứ ? Mong được chỉ giáo !
Ban halv07 phát hiện đúng rồi, giáo trình kỹ thuật thi công 1 của ĐHXD có nói đến vấn đề này đúng là đóng từ ngoài vào bạn ạ. Tôi kiểm tra lại rồi không biết bác Hungvina16 có tài liệu khác không post lên để anh em tham khảo
Cám ơn các bạn !
Nội dung bài viết trước được trích từ cuốn Giáo trình kỹ thuạt thi công của Lê Khánh Toàn ( Trang 79)
Mình gửi để các bạn xem hộ mình nhé .
Cảm ơn bác đã Post bài, biện pháp đóng cọc bê tông: cọc ma sát or cọc chống thì đúng là đóng theo sơ đồ đó bác ạ, còn cọc tre thì ngược lại một chút giá em có file giáo trình KTTC1 thì em post lên tiếc quá không có
Đóng từ ngoài vào trong có thể xảy ra hiện tượng dồn đất vào giữa, tạo cho đất có độc chặt và cọc sẽ khó xuống dẫn tới hiện tượng ''Chối giả'' thì sao hả các bác ơi...!
Hiện trong PC của mình có rất nhiều đồ án chuyên ngành Xây Dựng Dân Dụng, bạn nào cần có thể liên hệ với mình hoặc để lại mail mình sẽ gửi cho nhé.
Chung tay vì một diễn đàn cùng phát triển...
3. Gia cố nền móng :
3.1. Cọc tre :
- Cọc tre có thể đóng thủ công hoặc đóng bằng máy.
- Cọc tre chỉ thi công đợc tại những nơi có mực nớc ngầm cao, cọc tre đợc phải đợc đóng ngập xuống dới mực nớc ngầm để tránh mối, mọt ... gây h hỏng cọc trong quá trình sử dụng.
- Cọc tre chỉ sử dụng tại những công trình có yêu cầu không lớn về tải trọng.
* Trình tự đóng cọc tre :
- Cọc đóng theo quy tắc cái đinh ốc, đóng từ vòng ngoài vào trong, từ xa vào gần tim móng.
- Cọc lớn đóng trớc, cọc nhỏ đóng sau trong trong cùng một loại móng hoặc từng m2 móng băng.
- Cọc đóng xuống phải thẳng, không gẫy, dập, cong vênh.
* Sau khi đóng xong toàn bộ, cần phủ lên đầu cọc 1 lớp cát vàng dày 10 cm rồi tiến hành đổ bê tông lót và thi công phần tiếp theo.
gửi cho ae quyển KTTC 1
ae đọc để ứng dụng nhé.
chúc ae áp dụng ngon lành cành đào nhé
Tôi thấy biện pháp đóng cọc tre có gì đâu nhưng theo tôi nên có bản vẽ mặt bằng sau đó sử dụng máy đầm đất đã xử lý đầu đóng cọc vậy là được thôi bạn thân mến
:x
Theo tôi việc đóng cọc tre hay cọc BTCT đều phải đóng theo sơ đồ từ trong ra ngoài hay đóng theo lối zichzac (trong các giáo trình thi công của ngành XDDD hay thủy lợi đều có) để tránh hiện tượng đất bị nén chặt vào trong. Khi đóng đến các cọc gần cuối không thể đóng cọc xuống được vì đất phía trong đã nén chặt.
Đóng cọc tre dùng bằng thủ công hay bằng máy đào củng được. thông thường ép cọc bằng máy đào rất tốt vì không làm dập hoặc vở cọc tre làm ảnh hưởng đến chất lượng cọc. Nếu đóng bằng thủ công phải dùng chụp cọc bằng thép để đóng búa.
Bác vinhtiencom nói thế nào chứ đóng cọc tre khác đóng cọc bê tông mà. Cọc tre thì đóng từ ngoài vào trong còn cọc bê tông thì ngược lại chứ. Bác đọc lại giáo trình đi nha?
Cũng cần phân biệt chức năng của cọc là gia cố nền hay chịu tải trong hệ móng cọc.
Cọc tre chỉ có tác dụng gia cố nền đất (đất chặt lại, tăng sức chịu tải của đất) nên có thể đóng từ ngoài vào trong.
Các loại cọc được thiết kế chịu tải trọng của móng (móng cọc), như cọc BTCT dùng trong móng cọc, thì không đóng từ ngoài vào vì sẽ gây ra hiện tượng chối giả, cọc không xuống được chiều sâu thiết kế, thậm chí là ...dư cọc.
Bác nào có tài liệu BPTC lát vỉa hè ( LÁT Block, đá, Đặt bó vỉa, đổ đan rãnh...) cho em xin với! Bao gòmm bản vẽ và thuyết minh..! E đang rất cần..! cám ơn các bác..!
Cảm ơn bạn rất nhiều, mình đang tìm nội dung để tham khảo thi công cọc tràm
cảm ơn các bác rất nhiều nhé!em mới ra trường đang làm nhân viên thiết kế nên rất nhiều khó khăn, sau này rất cần nhờ các bác giúp đỡ cho em tài liệu nhé
Hello!
mình đang làm công trình thoát nước của 1 huyện ở Nghệ an, mình đang phải tính toán phần thủy lực thoát nước toàn vùng để bố trí khẩu độ cống, không biết bạn nào có phần mềm đã lập sẵn không cho mình xin với,
Các Bác a!
em đang làm móng gia cố cọc tre nhưng họ yêu cầu kiểm tra sức chịu tải của đất nền sau khi đóng cọc, các bác ai có công thức tính không cho em xin với. hoặc chỉ cho em sáchtham khảo cũng được.e m tìm khắp mà k thấy tài liệu đâu có cả! em đang cần gấp các bác a!!!!giúp em với!
Nó cũng giống như đóng cọc cát thôi. Khi đóng cọc thì cọc chiếm chỗ làm giảm độ rỗng của đất tăng độ chặt. Cọc cát thì có trong các bài giảng nền móng
Có quy định nào trong việc chọn độ dài cọc tre ko các pác nhỉ?
Phương án cọc tre hay cọc cừ tràm là phương án rất tốt dành cho nhưng khu vực đầm lầy mà thi công các công trình ko có tải trọng lớn.
Mình từng thấy có quán cafe ở Biên Hòa( Đồng Nai) mà làm trên đầm lầy đóng cọc cừ tràm rồi.
Hình như quá đó tên là quán Guitar thì phải. Rất tiếc lần đó không có máy hình để chụp lại tham khảo.
Nền quán là nằm trên dãy cọc cừ tràm luôn. Ở giữa là cái hồ nước nên thấy rõ cọc cừ tràm ở dưới luôn.
Bác tìm trong các tài liệu về gia cố nền móng công trình áp dụng với nền đất yếu chắc là có chứ! Nói thế ai cũng hiểu chứ cần j phải chi tiết? Nên nhớ chỉ áp dụng cọc tre với nền đất mà luôn ngập nước nhé, càng nhiều nước ngập cọc tre càng tốt, không là mục hết đấy!
Ngoài ra trong định mức 24 cũng chỉ nói đến cọc tre L>2,5m và L<2,5m mà thôi.:-w
Các bác ơi, em đang làm nghiêm thu phần đóng cọc tre gia cố nền đất yếu, các bác có thể chỉ giáo cho em nó cần tiêu chuẩn gì không. :(
bác nào có biện pháp thi công nhà xưởng cho em xin với em đang làm hồ sơ dự thầu về nhà xưởng. xin gửi về địa chỉ: daquy225@gmail.com
xin cảm ơn
mình đang tính khối lượng công trình trong đó có dòng ghi là ((a1*3,33+a3*3,33)+a5*(L5+L6+L7))*25 trong đó 25 là mật độ cọc trong 1m2, l5 l6 l7 là chiều dài thân cống, a1, a3 là bề rộng cửa vào và cửa ra cống mìh chưa hiểu 3,33 là gì vì trong bản vẽ không thấy có bác nào giúp đỡ mìh với thak so muck
ai bt thuyet minh jup m voi.vua buoc cahn vao nganh nay nen ko bt j ka
mong kak bak juo do~nha:)
Các anh chị chỉ cho cách bóc khối lượng phần hoàn thiện nhà biệt thự với ạ! công tác trát gờ chỉ có đắp hình cầu thì phải tính thế nào ạ?
thank!
Xin phép được hỏi thêm. Tôi đang định xây nhà xây nhà 2 tầng (sau này nếu có nâng lên thì tối đa cũng chỉ xây 3 tầng) trên nền đất trước đây là ruộng trồng rau, diện tích là 4,2*7,8m. Xin được hỏi là tôi nên làm móng loại gì cho phù hợp (để vừa tiết kiệm, vừa kiên cố)?. Mong nhận được sự tư vấn từ diễn đàn. Xin trân trọng cám ơn!
Cho em hỏi nhé mấy bác. Cừ tràm mình sử dụng đóng, rút 5 lần là bỏ hả mấy bac.