Chào các bác, công trình em làm bị thanh lý hợp đồng, làm dở dang khi chưa hoàn thiện toàn bộ. Vậy có phải làm biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng không? Xin cảm ơn các bác
Xem bảng in
Chào các bác, công trình em làm bị thanh lý hợp đồng, làm dở dang khi chưa hoàn thiện toàn bộ. Vậy có phải làm biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng không? Xin cảm ơn các bác
Làm biên bản chấm dứt hợp đồng, kép lại khối lượng thi công dở dang thôi. và Chủ đầu tư tiếp tục hợp đồng đơn vị khác thi công hoàn thành công trình thì mới lập biên bản đưa vào sử dụng. Trường hợp bạn thi công công trình chưa hoàn thành nên không có.
Câu hỏi của anh tôi ví dụ như thế này.
Tôi làm thợ may và anh là người đến đặt tôi cái quần để đi ăn cưới. Tôi đã cắt và khâu cơ bản. Tuy nhiên tôi chưa may xong 1 cái ống quần và đặc biệt là tôi chưa lắp khóa quần. Nếu anh mặc, sẽ thò toàn bộ lông chân ra và kinh khủng hơn là anh sẽ chìa cái quần lót màu vàng hay màu đỏ ở bên trong thông qua cái chỗ có khóa quần chưa lắp.
Tôi chưa hoàn thiện, vậy sẽ anh mặc cái quần này đi dự tiệc cưới chứ?
Trích dẫn:
Chào các bác, công trình em làm bị thanh lý hợp đồng, làm dở dang khi chưa hoàn thiện toàn bộ. Vậy có phải làm biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng không? Xin cảm ơn các bác
Trường hợp này không làm biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng mà phải làm Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng. Bạn nên ghi thêm dòng " (Biên bản nghiệm thu chốt khối lượng thanh lý hợp đồng)". Về thành phần phải có : A+B+T+K và các cơ quan ban ngành có liên quan tùy theo tính chất và quy mô dự án.
Nội dung biên bản nghiệm thu chốt khối lượng này là hội đồng kiểm tra và quyết định các công việc hoàn thành và dỡ dang. Từ đó căn cứ Biên bản này làm cơ sở để lên bảng khối lượng cuối cùng trước khi áp giá vào phụ lục thanh toán.
Mình có rất nhiều from mẫu về sự việc "nhà thầu thi công bỏ chạy". Bạn cần thì mình mail cho. Vì danh tiếng Nhà thầu thi công nên không up lên được!
Ai dạy anh trường hợp này làm Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây dựng?
A+B+T+K là cái gì? Hay anh gõ nhầm: nước lọc AB và truyền hình K+?
Cũng may là anh đã biết ý giữ danh tiếng và uy tín cho "nhà thầu thi công bỏ chạy" nên không gửi "from" mẫu lên.
Bác Quiet quasimodo đưa ra hướng xử lý cho anh em với, tình huống này cũng xảy ra nhiều mà chưa có biện pháp xử lý đúng pháp luật
Vấn đề này đang bắt đầu nóng đây!
Mình xin nói rõ thêm về vấn đề này. Đúng là trong tình hình này, rất nhiều nhà thầu vi phạm hợp đồng thi công xây dựng.
Bạn Quiet Quasimodo chưa đọc hết ý mình. Mình có nói rõ Biên bản này phải thêm dòng "(Biên bản nghiệm thu chốt khối lượng thanh lý hợp đồng)". Việc thành lập hội đồng nghiệm thu phải có Chủ đầu tư + Nhà thầu thi công + Tư vấn giám sát + Tư vấn thiết kế đọc tắc là A+B+T+K . Thật ra mình có tham gia và giải quyết 2 vụ rồi (Tiền Giang + Bến Tre) ở vai trò TVGS và cách làm của mình được Chủ đầu tư cùng các bên chấp thuận.
Mong được học hỏi thêm !
Cứ theo hợp đồng mà làm. Tôi thì tôi nghĩ rằng để xử lý đúng pháp luật trước hết phải tuân thủ các điều khoản hợp đồng đã ký. Những vấn đề nào không thể giải quyết được thì mời tòa án về.
Báo cáo anh: Tình huống này đơn giản mà anh. Chủ đầu tư là người chịu trách nhiệm và là cơ quan đầu mối đứng ra xử lý. Nếu tôi là chủ đầu tư, tôi sẽ:
a) Nghiên cứu lại hợp đồng.
b) Làm văn bản: lần 1, lần 2, lần n... gửi nhà thầu, yêu cầu thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Nếu nhà thầu không đáp ứng được, thực hiện bước tiếp theo;
c) Gọi nhà thầu thi công, đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị tư vấn thiết kế (nếu thấy cần). Tổ chức họp, ra hiện trường, chốt khối lượng đã thực hiện. Không nghiệm thu nghiệm rả gì hết, chỉ là chốt khối lượng đã thực hiện hoàn thành, khối lượng thực hiện dở dang, khối lượng còn lại theo hợp đồng xây dựng và các khối lượng cần phải hoàn thiện, sửa chữa (nếu có).
d) Xác định giá trị đã thực hiện. Xem các điều khoản thanh toán, tạm ứng xem nhà thầu đã ứng vượt chưa.
e) Xử lý nhà thầu theo luật định. Thông báo chấm dứt hợp đồng. Thu hồi bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu vẫn bảo đảm nguyên tắc). Đặc biệt, tạm ngừng thanh toán cho nhà thầu nếu giá trị khối lượng nhà thầu đã thực hiện lớn hơn giá trị tạm ứng. Dứt khoát phải tạm dừng việc thanh toán tiếp cho nhà thầu, giữ lại vốn (nếu còn kế hoạch) để triển khai các bước tiếp theo.
f) Báo cáo người quyết định đầu tư. Lựa chọn nhà thầu mới để tiếp tục triển khai.
g) Làm văn bản, yêu cầu nhà thầu chấp thuận. Nếu nhà thầu kháng cự, mời bên thứ 3 theo hợp đồng làm trung gian đứng ra giải quyết.