Các bạn cho mình hỏi: hồ sơ quản lý chất lượng công trình xay dựng dân dụng gồm những gì?
Các bạn cho mình hỏi: hồ sơ quản lý chất lượng công trình xay dựng dân dụng gồm những gì?
Theo Quy định tại TCXDVN371:2006, hồ sơ quản lý chất lượng sẽ bao gồm:
Trích dẫn:
Tài liệu quản lý chất lượng
1.Bản vẽ hoàn công các hạng mục và toàn bộ công trình về kiến trúc, kết cấu, lắp đặt thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình, hoàn thiện... (có danh mục bản vẽ kèm theo).
2.Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần : san nền , gia cố nền , cọc , đài cọc , kết cấu ngầm và kết cấu thân , cơ điện và hoàn thiện ...
3.Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu sử dụng trong công trình để thi công các phần : san nền , gia cố nền , cọc , đài cọc , kết cấu ngầm và kết cấu thân , cơ điện và hoàn thiện ... do một tổ chức chuyên môn hoặc một tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân , năng lực và sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện.
4.Chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng của các trang thiết bị phục vụ sản xuất và hệ thống kỹ thuật lắp đặt trong công trình như : cấp điện , cấp nước , cấp gaz ... do nơi sản xuất cấp .
5.Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng vật tư , thiết bị nhập khẩu sử dụng trong hạng mục công trình này của các tổ chức tư vấn có tư cách pháp nhân được nhà nước quy định.
6.Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị. Kèm theo mỗi biên bản là bản vẽ hoàn công công tác xây lắp được nghiệm thu (có danh mục biên bản nghiệm thu công tác xây lắp kèm theo).
7.Các biên bản nghiệm thu thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải, nghiệm thu thiết bị chạy thử liên động có tải, báo cáo kết quả kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử thiết bị (không tải và có tải).
8.Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc, các thiết bị bảo vệ.
9.Biên bản thử và nghiệm thu các thiết bị phòng cháy chữa cháy, nổ.
10.Biên bản kiểm định môi trường, môi sinh (đối với các công trình thuộc dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường).
11.Báo cáo kết quả các thí nghiệm hiện trường (gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng; chất lượng bê tông cọc, lưu lượng giếng, điện trở của hệ thống chống sét cho công trình và cho thiết bị, kết cấu chịu lực, thử tải bể chứa, thử tải ống cấp nước-chất lỏng ...).
12.Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối: cọc, kết cấu kim loại, đường ống áp lực (dẫn hơi, chất lỏng), bể chứa bằng kim loại...
13.Các tài liệu đo đạc, quan trắc lún và biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình và các công trình lân cận trong phạm vi lún ảnh hưởng trong quá trình xây dựng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay... )
14.Nhật ký thi công xây dựng công trình.
15.Lý lịch thiết bị, máy móc lắp đặt trong công trình, hướng dẫn hoặc quy trình vận hành khai thác công trình, quy trình bảo hành và bảo trì thiết bị và công trình.
16. Văn bản (biên bản) nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về:
-Cấp điện;
-Chất lượng sản phẩm nước sinh hoạt;
-Sử dụng các chất chống thấm thi công các hạng mục công trình cấp thoát nước;
-Phòng cháy chữa cháy, nổ;
-Chống sét;
-Bảo vệ môi trường;
-An toàn lao động, an toàn vận hành;
-Thực hiện giấy phép xây dựng (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng);
-Chỉ giới đất xây dựng;
-Đấu nối với công trình kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp nước, thoát nước, giao thông,)
-An toàn đê điều (nếu có), an toàn giao thông (nếu có);
-Thông tin liên lạc (nếu có).
17.Chứng chỉ sự phù hợp từng công việc (thiết kế, thi công xây dựng) của các hạng mục công trình, toàn bộ công trình do các tổ chức tư vấn kiểm định độc lập xem xét và cấp trước khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành các hạng mục công trình và toàn bộ công trình (nếu có).
18.Bản kê các thay đổ so với thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được phê duyệt (nếu có).
19.Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);
20.Báo cáo của tổ chức tư vấn kiểm định đối với những bộ phận, hạng mục công trình, hoặc công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng trước khi chủ đầu tư nghiệm thu (nếu có)
21.Biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng.
22.Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình để bàn giao đưa vào sử dụng.
Cũng tùy theo cấp của công trình, e ah.
Một căn nhà phố sẽ không giống y hệt với một nhà máy thủy điện về hồ sơ...
Trên kia là qui định chung của nhà nước...
Đây là danh mục hồ sơ quản lý chất lượng mà mình sưu tầm được, các bạn cùng xem và cho ý kiến nhé.
HỒ SƠ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG (CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG):
1. Các chứng chỉ xuất xưởng, xác nhận chất liệu sử dụng trong công trình (thép, cát, đá dăm...)
2. Các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng, vật liệu sử dụng trong công trình
3. Biên bản nghiệm thu chất lượng các công tác xây dựng (biên bản nghiệm thu + bản vẽ hoàn công): (Xem mẫu ở TC 371)
4. Nhật ký thi công xây dựng công trình
5. Bản kê các thay đổi so với thay đổi thiết kế (kỹ thuật, bản vẽ thi công) đã được duyệt
6. An toàn lao động trên công trường.
rất cảm ơn các bạn, mình đã tìm hiểu thêm được rất nhiều.
Có gì mới thì các bạn hãy post lên cho A E cùng được biết nhé!
Goodluck
Cho mình hỏi giams sát viên có được ký chính trong biên bản nghiệm thu ko hay là chỉ được kí nháy.
các bác cứ xem nhé. hố sơ hoàn thành công trình. Phụ lục 7
Các bác cho em hỏi nhỏ câu này với em có vấn đề này không hiểu là người giám sát có lập hồ sơ quản lý chất lượng hay không? Ở ngoài em thấy giám sát chỉ ký tên vào biên bản và cho ý kiến thôi mọi việc điều do thi công làm hết vậy mà thằng bạn em nó nói rằng giám sát quản lý và làm tất cả hồ sơ biên bản và giữ nó khư khư luôn lỡ mấy anh thi công làm dạy dấu mất thì tiêu luôn. Em thì vẫn giữ quan điểm cũ thế ai đúng ai sai các bác? nhờ bác nào có kinh nghiệm chỉ bảo dùm em để thôi em với nó xử nhau te tua thì khổ quá....:(. Mau dùm em để thôi máu nhuộm bến Thượng Hải mất!!!!!
Trong công trình nếu có Tổng thầu thì có 3 cấp gs:Giám sát đại điện Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và Giám sát Tổng thầu. Còn không là tổng thầu thì chỉ hai giám sát đó là giám sát Chủ đầu tư và tư vấn giám sát. Tất cả các giám sát họ chỉ có trách nhiệm kiểm tra và đôn đốc về chất lượng công trình mà thôi. Hồ sơ quản lý chất lượng công trình thì đơn vị thi công phải làm thay. Đây là quy luật rồi bạn à!Nếu giám sát làm hồ sơ nữa thì làm giám sát chi nữa.
Trong công trình nếu có Tổng thầu thì có 3 cấp gs:Giám sát đại điện Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và Giám sát Tổng thầu. Còn không là tổng thầu thì chỉ hai giám sát đó là giám sát Chủ đầu tư và tư vấn giám sát. Tất cả các giám sát họ chỉ có trách nhiệm kiểm tra và đôn đốc về chất lượng công trình mà thôi. Hồ sơ quản lý chất lượng công trình thì đơn vị thi công phải làm thay. Đây là quy luật rồi bạn à!Nếu giám sát làm hồ sơ nữa thì làm giám sát chi nữa.
Đơn vị tôi đang làm chủ đầu tư và thi công các công trình khu dân cư thương mại. cho tôi hỏi hồ sơ quản lý chất lượng công trình bao gồm thủ tục gì? thông tư, nghị định nào hướng dẫn? tôi rất cần mong các bạn chia sẽ o. bạn nào có phai thì cho tôi xin!cám ơn
có bác nào biết biên bản nghiệm thu sau khi nhân bản để gửi các nơi có phải đóng dấu treo vào từng tờ không? nếu có thì theo thông tư nào?
Hồ sơ chất lượng công trình là chủ đầu tư phải làm chứ. Nhưng trên thực tế thì nhà thầu cũng lại phải làm thay thôi, vì CĐT ở VN chỉ biết có phong bì thoai, còn ngoài ra thì "chẳng biết việc chi đâu", trốn tránh trách nhiệm mà!
Đơn vị tôi đang làm chủ đầu tư và thi công các công trình"công trình khu dân cư thương mại"(hình thức là trúng đấu giá) cho tôi hỏi hồ sơ quản lý chất lượng công trình bao gồm những thủ tục gì?thông tư,nghị định nào hướng dẫn.hiện nay đơn vị tôi đang thi công nên rất cần nhờ các bạn chia xẻ!nếu có file cho mình xin
theo mình, hồ sơ quản lý chất lượng thi công phải bao gồm các nội dung, các tài liệu để chứng minh được chất lượng công trình được đảm bảo theo như yêu cầu của chủ đầu tư.
Về chất lượng vật liệu: phải quản lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị, khi mua sắm, khi lắp dựng (hoặc sử dụng) và bắt đầu đưa vảo sử dụng
Về quản lý chất lượng công trình: bao gồm trong các công tác dự trù, lập kế hoạch chuẩn hị, hoạt động, dưới mọi hình thức để có thể theo dõi và quản lý được chất lượng trong suốt quá trình thi công và làm cơ sở để kiểm tra, theo dõi sau này
Cứ suy luận như thế, thì sẽ tự nhận định các công việc phải làm để đảm bảo chất lượng cho công trình.
không biết có ai có cùng quan điểm vậy ko
Thường thì đơn vị thi công phải làm các hồ sơ quản lý kỹ thuật, hồ sơ nghiệm thu công việc, hồ sơ nghiệm thu vật liệu..., đơn vị tư vấn giám sát chỉ ký thôi