Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 có phải thay thế CV 1751 không?
Có bạn nào biết có phải Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 (tải tại đây) sẽ thay thế CV 1751 không?mình thấy QĐ 957 không ghi rõ thay thế văn bản nào nhưng lại ghi có hiệu lực từ ngày ký (ngày 29/9/2009)? bạn nào biết trả lời cho mình nhé. Thanks.
Xin bảng tra định mức chi phí qlda va tu vấn theo 957/qđ-bxd
Ai có bảng tra định mức chi phí QLDA và tư vấn theo 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 ko? cho minh xin. Mình cảm ơn!
Quyết định 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/9/2009
Gửi các bạn Quyết định 957/2009/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 về việc công bố định mức chi phí QLDA và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
Xin mời bạn kích vào đây để tải Quyết định số 957.
Best regards!
Mình cần bảng tra he so lập bằng excel theo 957/qđ-bxd
Mình cần bảng tra hệ số nội suy lập bằng
EXCEL như cái bảng tra he so theo 1751 dang dung vậy. Có ai sửa được cái bảng tra theo 1751 theo 957/QĐ_BXD mới ko? cho mình xin. Mình cảm ơn
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công tác tư vấn lập dự án đầu tư
Các bác cho em hỏi về bên phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp????
Bên em là chủ đầu tư: ký hợp đồng tư vấn lập dự án đầu tư với một đơn vị tư vấn. Ngày trước dùng 1751 đã bao gồm trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp và hiện nay BXD ban hành quyết định 957/QĐ-BXD định mức cho công tác tư vấn lập dự án đầu tư chưa bao gồm giá trị bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Vậy xin hỏi bác nào hiểu về vấn đề này cho em biết: Bên em hay đơn vị tư vấn sẽ phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp (công tác tư vấn lập dự án đầu tư có cần thiết đưa bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không)
1 đính kèm
Bảng tổng hợp chi phí đầu tư
Gửi tặng bạn file EXCEL tôi vừa làm xong , file nầy có thể dùng làm mọi thứ công việc từ lập dự án đến dự toán hạng mục . ( luôn chọn Tool > Options > Calculation > đánh dấu Interation ) , bạn chỉ nên thao tác trong những ô có chữ MÀU ĐỎ thôi nhé . File nầy tôi làm ra chủ yếu phục vụ cho công việc của tôi nên có vẻ luộm thuộm lắm , nếu lỡ thao tác sai thì đừng ráng sửa ( kể cả undo ) tốt nhất là thoát ra rồi vào lại sẽ đở tốn công hơn . Chúc bạn may mắn . :D
Giải thích thêm cho chuotdong về khái niệm "Tổng dự toán"
Trích dẫn:
Gửi bởi
chuotdong
Cụ thể là khác như thế nào trong trường hợp đang xét về cách lấy (tổng) dự toán để nội suy định mức, ý tưởng ND 99 là sẽ không còn "tổng dự toán" nữa, thì khi tính nội suy định mức (tỷ lệ %) thì chỉ căn cứ vào từng dự toán công trình hoặc hạng mục công trình thôi - dù cách tính này thì định mức chi phí cao hơn một chút
Còn Bộ XD cũng giải thích trong ND 99 vẫn có khái niệm TDT chỉ là để khi cần Chủ đầu tư kiểm soát chi phí khi thanh quyết toán thì phải ? không bắt buộc
Khái niệm "Tổng dự toán" theo ND99 chỉ là "Tổng của các dự toán của các công trình thuộc dự án", còn trước đây (tức là trước NĐ99/2007) trong lĩnh vực quản lý chi phí dự án đầu tư chúng ta (các văn bản PL: NĐ52/1999, NĐ16/2005) đã sử dụng khái niệm (thuật ngữ) này nhưng với nghĩa khác. Tôi trích ra đây một đoạn của NĐ52/1999 và một đoạn của NĐ16/2005 để bạn tham khảo:
Điều 66 (NĐ52/CP): Tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình
1. Tổng dự toán công trình là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng bao gồm các khoản chi phí về khảo sát, thiết kế, xây lắp, mua sắm thiết bị, chi phí sử dụng đất đai, đền bù và giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí bảo hiểm công trình xây dựng, thuế, chi phí khác kể cả chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đối với các dự án nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép vì chi phí dự phòng 10% (bao gồm cả trượt giá và khối lượng phát sinh).
2. Đối với các dự án đầu tư và xây dựng do các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước đầu tư, giá thanh toán công trình trong mọi hình thức đấu thầu hay chỉ định thầu hoặc tự làm đều không được vượt tổng dự toán công trình hoặc dự toán hạng mục công trình đã được duyệt. Trường hợp phát sinh bất khả kháng vượt tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình được duyệt phải tiến hành thẩm định và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Điều 40 (NĐ16/2005): Dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình (Trích)
...
3. Tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế 1 bước và 2 bước và là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình.
Tổng dự toán bao gồm tổng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác thuộc dự án. Đối với dự án chỉ có một công trình thì dự toán xây dựng công trình đồng thời là tổng dự toán.
4. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khi khởi công xây dựng công trình phải có thiết kế, dự toán và tổng dự toán được duyệt. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A nếu chưa có tổng dự toán được duyệt nhưng cần thiết phải khởi công thì công trình, hạng mục công trình khởi công phải có thiết kế và dự toán được duyệt. Chậm nhất là đến khi thực hiện được 30% giá trị xây dựng trong tổng mức đầu tư phải có tổng dự toán được phê duyệt.
Thuật ngữ "tổng dự toán" dùng trong NĐ99 khác với thuật ngữ này dùng trước đây cả về nội hàm và về phương thức quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
Xác định TMĐT và dự toán công trình trên những cơ sở khác nhau
Trích dẫn:
Gửi bởi
Huce2545
Phải chăng NĐ 99-2007 Tổng dự toán = Tổng cộng của các dự toán thành phần ... :) Với dự án có nhiều hạng mục thì với mỗi công trình, mỗi hạng mục có thể xác định dự toán riêng lẻ (chí phí xây dựng & thiết bị). Cuối cùng cộng lại để lên được Tổng mức đầu tư toàn Dự án. Rồi từ TMĐT đó => các tỷ lệ % chi phí QLDA, TVĐT, CPK. sau đó lấy chính các tỷ lệ % này dể nhân với chi phí XD & TB của từng hạng mục công trình để ra các dự toán con con... :confused:
Không phải như thế.
Bạn cần hiểu rằng TMĐT của dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án trên cơ sở TKCS hay diện tích, công suất sử dụng ..., còn dự toán các công trình thuộc dự án được xác định trong giai đoạn thực hiện đầu tư dự án trên cơ sở khối lượng của TKKT hay TKBVTC.
Không phải là xác định dự toán của từng công trình của dự án rồi cộng lại để có TMĐT toàn dự án. Có lẽ bạn nhầm từ Tổng dự toán với Tổng mức đầu tư. Nếu Tổng dự toán thì làm như thế (theo tinh thần ND99). Còn đoạn tiếp theo "Rồi từ TMĐT đó => các tỷ lệ % chi phí QLDA, TVĐT, CPK..." theo tôi không nên làm như thế (nhiều người trên thực tế đã làm như thế) vì định mức tỷ lệ quy định riêng theo từng loại công trình (dân dụng, công nghiệp, ...).
Tôi đã viết trên diễn đàn này bài "Nội suy định mức tỷ lệ", bạn thử tham khảo xem thế nào.
Giải thích cho em lân cuối với
Trích dẫn:
Gửi bởi
dinhdangquang
Không phải như thế.
Bạn cần hiểu rằng TMĐT của dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án trên cơ sở TKCS hay diện tích, công suất sử dụng ..., còn dự toán các công trình thuộc dự án được xác định trong giai đoạn thực hiện đầu tư dự án trên cơ sở khối lượng của TKKT hay TKBVTC.
Không phải là xác định dự toán của từng công trình của dự án rồi cộng lại để có TMĐT toàn dự án. Có lẽ bạn nhầm từ Tổng dự toán với Tổng mức đầu tư. Nếu Tổng dự toán thì làm như thế (theo tinh thần ND99). Còn đoạn tiếp theo "Rồi từ TMĐT đó => các tỷ lệ % chi phí QLDA, TVĐT, CPK..." theo tôi không nên làm như thế (nhiều người trên thực tế đã làm như thế) vì định mức tỷ lệ quy định riêng theo từng loại công trình (dân dụng, công nghiệp, ...).
Tôi đã viết trên diễn đàn này bài "Nội suy định mức tỷ lệ", bạn thử tham khảo xem thế nào.
Em cảm ơn!
Em đã hiểu hơn nhiều về TMĐT & Tổng Dự toán.
Nhưng cuối cùng em muốn hỏi: Với dự án nhiều công trình nhỏ (toàn bộ là ctr dân dụng hết nhá). Thì khi lập các Dự toán của các công trình nhỏ lẻ thành phần thì các chi phí tỷ lệ % lấy như thế nào (theo cái gì)?
Đặc biệt em muốn hỏi các chi phí tỷ lệ thuộc chi phí khác.
Công trình và hạng mục công trình
Mr. dinhdangquang thân mến! Qua ý kiến tham gia của Mr. tôi xin mạo muội tham gia như sau:
1- Về công trình và hạng mục công trình: Tôi thiển nghĩ hơi khác một chút, trong công trình có hạng mục công trình, còn trong hạng mục công trình không thể có công trình. Bởi công trình có nhiều hạng mục, hạng mục thực chất nó là các công việc kết cấu thành công trình. Ví dụ: Nhà điều hành sản xuất: có rất nhiều hạng mục: đào móng, xây móng, xây tường, sàn tầng 1... Có chăng chúng ta nên phân biệt công trình và dự án, một dự án có nhiều công trình, các công trình đó nó có thể thuọcloại: xây dựng giao thông, xây dựng dân dụng, có thể là xây dựng công nghiệp...mối loại công trình được áp dụng các phị phí khác nhau. Do vậy phải phân biệt công trình và hạng mục công trình!
2- Tổng dự toán và tổng mức đầu tư: Tôi hoàn toàn nhất trí với Mr. về những khái niệm và định nghĩa, tôi xin phép tham gia thêm: Tổng mức đầu tư là tổng chi phí cho việc đầu tư xây dựng công trình/hoặc dự án, nó bao gồm mọi chi thi từ khi bắt đầu đầu tư đến khi hoàn thành đưa công trình vào sử dụng được tính trên cơ sở mức kế hoạch hay dự kiến. Còn Tổng dự toán là tổng chi phí được tính trên cơ sở khối lượng, định mức, đơn giá được áp dụng trong thời gian xây dựng công trình. Do vậy 2 khái niệm này vẫn tồn tại.
Hỏi về chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án !
Trong QĐ 957/QĐ-BXD ở bảng 14 trang 30 có nói tới chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án !thì mục 3.4 trang 29 có nói về cách hướng dẫn này nhưng mình vẫn không rõ những căn cứ để tính chi phí này.
Mặt khác ở mục 3.4.2 của trang này cũng nói là trong trường hợp thẩm tra TMĐT thì định mức chi phí thẩm tra TMĐT xác dịnh 40% định mức chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án tương ứng... Vậy ở bảng 16 trang 31 nói về định mức chi phí thẩm tra dự toán công trình Cho mình hỏi 2 chi phí này có gì khac nhau không ? Dù ở bảng 16 nói là hệ số %*chi phí xây dựng trong dự toán hoặc dự toán giá gói thầu được duyệt, nhưng khi tính nhiều hạng mục thì cũng thành TMĐT vậy thì 2chi phí này co vẻ như đã lập lại ! hịc, có cách nào để hiểu rõ thêm không ? Mấy Pác xem có thể giải quyết và giải thích cho E đc hiểu rõ vấn đề .... Thanks diễn đàn và anh em trong gia đình giá xây dựng :((
Dự toán công trình nhỏ lẻ!
Trích dẫn:
Gửi bởi
Huce2545
Em cảm ơn!
Em đã hiểu hơn nhiều về TMĐT & Tổng Dự toán.
Nhưng cuối cùng em muốn hỏi: Với dự án nhiều công trình nhỏ (toàn bộ là ctr dân dụng hết nhá). Thì khi lập các Dự toán của các công trình nhỏ lẻ thành phần thì các chi phí tỷ lệ % lấy như thế nào (theo cái gì)?
Đặc biệt em muốn hỏi các chi phí tỷ lệ thuộc chi phí khác.
Cám ơn em đã tham khảo ý kiến của tôi. Khi em lập dự toán công trình thành phần (trong một dự án) thì tỷ lệ % em vẫn có thể lấy theo định mức 1751 rồi nhân với (chi phí xây dựng + chi phí thiết bị) của dự toán công trình em đang lập.
Trong trường hợp em nêu các công trình nhỏ trong dự án nay đều thuộc loại công trình dân dụng thì em tra định mức tỷ lệ (1751) quy định với công trình dân dụng.
Đối với khoản mục chi phí khác trong dự toán muốn xác định thì trước hết phải chỉ ra các loại chi phí khác (xem mục 1.1.6 phần I TT05/2007/TT-BXD). Đối với chi phí khác nào có định mức tỷ lệ thì áp dụng còn chi phí khác nào chưa có định mức thì xác định theo cách lập dự toán (TT05 cũng có hướng dẫn cách dự toán các công việc không có định mức tỷ lệ).
Tham luận thêm về "công trình" và "hạng mục công trình"
Trích dẫn:
Gửi bởi
Hữu Diên
Mr. dinhdangquang thân mến! Qua ý kiến tham gia của Mr. tôi xin mạo muội tham gia như sau:
1- Về công trình và hạng mục công trình: Tôi thiển nghĩ hơi khác một chút, trong công trình có hạng mục công trình, còn trong hạng mục công trình không thể có công trình. Bởi công trình có nhiều hạng mục, hạng mục thực chất nó là các công việc kết cấu thành công trình. Ví dụ: Nhà điều hành sản xuất: có rất nhiều hạng mục: đào móng, xây móng, xây tường, sàn tầng 1... Có chăng chúng ta nên phân biệt công trình và dự án, một dự án có nhiều công trình, các công trình đó nó có thể thuọcloại: xây dựng giao thông, xây dựng dân dụng, có thể là xây dựng công nghiệp...mối loại công trình được áp dụng các phị phí khác nhau. Do vậy phải phân biệt công trình và hạng mục công trình!
2- Tổng dự toán và tổng mức đầu tư: Tôi hoàn toàn nhất trí với Mr. về những khái niệm và định nghĩa, tôi xin phép tham gia thêm: Tổng mức đầu tư là tổng chi phí cho việc đầu tư xây dựng công trình/hoặc dự án, nó bao gồm mọi chi thi từ khi bắt đầu đầu tư đến khi hoàn thành đưa công trình vào sử dụng được tính trên cơ sở mức kế hoạch hay dự kiến. Còn Tổng dự toán là tổng chi phí được tính trên cơ sở khối lượng, định mức, đơn giá được áp dụng trong thời gian xây dựng công trình. Do vậy 2 khái niệm này vẫn tồn tại.
Cám ơn bạn đã quan tâm và tham góp về vấn đề này.
Việc phân biệt công trình với hạng mục công trình theo quan điểm của bạn là cần thiết. Điều này tôi ko phản đối gì. Tuy nhiên, vấn đề tôi nêu ra không phải là muốn bàn về thuật ngữ mà là muốn có một quan niệm để việc sử dụng các định mức tỷ lệ Nhà nước công bố được thuận lợi và đúng đắn.
Một vấn đề mà hiện nay là rất nhiều người hỏi là: Thế nào là dự án có nhiều công trình và thế nào là dự án có một công trình? VD: Dự án đầu tư xây dựng công trình "Nhà máy cán thép X" gồm xưởng cán, nhà điều hành, nhà ăn công nhân, nhà ở công nhân, ... thì dự án này hiểu là dự án có một công trình hay có nhiều công trình? Nếu hiểu là dự án có một công trình (công trình "Nhà máy cán thép X") thì các tỷ lệ % định mức phải tra theo công trình công nghiệp (vì nhà máy cán thép là công trình công nghiệp. Nếu hiểu dự án này là dự án có nhiều công trình (xưởng cán, nhà điều hành, ...) thì khi tra định mức tỷ lệ phải tra tương ứng với từng loại công trình: tỷ lệ theo công trình công nghiệp đối với "xưởng cán", tỷ lệ theo công trình dân dụng đối với "nhà điều hành", ...
Xin tham góp thêm (về thuật ngữ) thế này:
- "hạng mục công trình" không nên hiểu là "các công việc kết cấu thành công trình" vì rất khó giải thích hạng mục "đào đất" thuộc loại công trình dân dụng hay công nghiệp hay giao thông ...
- Nếu hiểu khái niệm "Tổng dự toán" như bạn nêu thì "Tổng dự toán" khác "Dự toán công trình" thế nào?
- Đương nhiên "Tổng mức đầu tư" với "Tổng dự toán" (theo tinh thần ND99) là khác nhau rồi chẳng phải bàn nữa.
Mong Hữu Diên và các bạn khác tiếp tục tham luận thêm về vấn đề này nhé. Thanks!
Phải đọc nhiều lần nếu đọc một lần chưa hiểu
Trích dẫn:
Gửi bởi
thanh_nhoc
Trong QĐ 957/QĐ-BXD ở bảng 14 trang 30 có nói tới chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án !thì mục 3.4 trang 29 có nói về cách hướng dẫn này nhưng mình vẫn không rõ những căn cứ để tính chi phí này.
Mặt khác ở mục 3.4.2 của trang này cũng nói là trong trường hợp thẩm tra TMĐT thì định mức chi phí thẩm tra TMĐT xác dịnh 40% định mức chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án tương ứng... Vậy ở bảng 16 trang 31 nói về định mức chi phí thẩm tra dự toán công trình Cho mình hỏi 2 chi phí này có gì khac nhau không ? Dù ở bảng 16 nói là hệ số %*chi phí xây dựng trong dự toán hoặc dự toán giá gói thầu được duyệt, nhưng khi tính nhiều hạng mục thì cũng thành TMĐT vậy thì 2chi phí này co vẻ như đã lập lại ! hịc, có cách nào để hiểu rõ thêm không ? Mấy Pác xem có thể giải quyết và giải thích cho E đc hiểu rõ vấn đề .... Thanks diễn đàn và anh em trong gia đình giá xây dựng :((
Cần phải tìm hiểu ngay văn bản mới ban hành là một việc rất cần thiết đối với kỹ sư kinh tế xây dựng. Điều này thanh_nhoc đã làm được là rất quý (tôi đoán bạn là kỹ sư kinh tế xây dựng). Tuy nhiên, tôi mách nhỏ bạn là để hiểu được hết ý của một điều hướng dẫn cần phải bình tĩnh đọc 1 lần chưa hiểu thì đọc lại vài lần nữa (vừa đọc vừa ngẫm nghĩ liên hệ với những vấn đề liên quan) thì rồi sẽ hiểu.
Tôi cũng đã đọc định mức chi phí QLDA và TVDTXDCT mới ban hành theo QĐ 957 của BXD (đọc chưa nhiều lần) thì hiểu những điều bạn còn đang băn khoăn như sau (xin nêu tóm tắt để bạn tham khảo):
+ Trước hết cần hiểu tại sao cần công bố "định mức chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư"?
Trả lời:
- Vì NĐ12/2009 có quy định tại điều 10: "Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định này (thẩm tra tính hiệu quả và tính tính khả thi của DA). Trên thực tế chưa biết xác định chi phí cho việc này như thế nào vì trong 1751 ko có định mức về chi phí này.
- Vì ND99/2007 có quy định tại khoản 2 điều 6: "Người quyết định đầu tư quyết định việc tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư hoặc có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra. Lệ phí thẩm định hoặc chi phí thẩm tra được tính vào chi phí khác trong tổng mức đầu tư". Trên thực tế cũng chưa biết xác định chi phí cho việc này như thế nào vì trong 1751 ko có định mức về chi phí này.
+ Hiểu thế nào về hướng dẫn ở mục 3.4 (trong 957)?
Tôi dẫn ra từ 957:
3.4. Hướng dẫn áp dụng định mức chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư
3.4.1. Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư tính theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (định mức công bố tại bảng số 14 trong Quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư được duyệt.
3.4.2. Trường hợp yêu cầu chỉ thẩm tra tổng mức đầu tư thì định mức chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư xác định bằng 40% định mức chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án tương ứng (định mức công bố tại bảng số 14 trong Quyết định này).
- Hướng dẫn ở mục 3.4.1 dễ hiểu quá chứ:Muốn xác định "CP thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của DAĐT" (để thuê tư vấn thẩm tra) thì tính theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (định mức công bố tại bảng số 14 trong Quyết định này) và nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư được duyệt.
- Hướng dẫn ở mục 3.4.2 hiểu là: Muốn xác định "CP thẩm tra TMĐT" (để thuê tư vấn thẩm tra) thì lấy "CP thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của DAĐT" nhân với 0,4.
+ CP thẩm tra dự toán với CP thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của DA là 2 loại CP khác nhau vì nó phát sinh ở 2 thời điểm khác nhau của quá trình đầu tư xây dựng công trình.
Mong các bạn khác trao đổi thêm vấn đề này.
Giá trị tối tiểu trong 957???
Cho em hỏi thêm về vấn đề này:
- Trong QĐ 957/QĐ-BXD có quy định về mức lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật tối thiểu là 10tr đ, chi phí tối thiểu thẩm tra bản vẽ thi công: 2tr đ, chi phí tối thiểu thẩm tra dự toán: 2tr đ. Vậy trong trường hợp với những công trình có giá trị xây lắp nhỏ ( chỉ khoảng vài trăm triệu ) thì có áp dụng không?
- Thực tế là:957 ban hành không nói rõ là có thay thế 1751, nhưng chi phí cho tư vấn và quản lý dự án... đều tăng nên tương đối so với 1751. Nhiều đơn vị tư vấn đang không biết nên áp theo cái nào! dùng 957 thì chi phí hơn nhưng lo bên thẩm tra, chủ đầu tư không duyệt hồ sơ. Tóm lại là bây giờ chúng ta theo 957 hay 1751x(x(x(
Mong Thầy Quang và các anh chị giải đáp giúp! em cảm ơn!!!