Ai có tài liệu quản lý dự án ngành cầu đường bằng tiếng anh, cho tôi xin
Xem bảng in
Ai có tài liệu quản lý dự án ngành cầu đường bằng tiếng anh, cho tôi xin
Mình thăc mác không hiểu cơ cấu của ban quản lý dự án như thế nào? Vì hiện tại mình đang làm cán bộ ký thuật cho chủ đầu tư, nhưng công ty mình lại thuê một công ty để quản lý dự án, đông thời giám sát công trình?
Mong các bạn hưởng ứng tham gia giúp mình giải quyết khúc mác này, gia đình xin chân thành cảm ơn !!! :)
Theo mình biết thì Ban QLDA cũng có phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật... Phòng Kỹ thuật thì chính là các phòng Dự án (vài PMU ngoài này chia như thế). Còn giám sát công trình thì cũng chính là người của phong Dự án cử đi. Còn như bạn thuê Công ty QLDA thì có thể có 1 phòng Kế hoạch và 1 phòng kỹ thuật riêng. Không biết thế đã đủ thông tin chưa?
hnlan nêu như vậy chưa đủ, Ban QLDA ngoài giám đốc, các phó giám đốc, có các phòng cơ bản sau: Kế hoạch - Tổng hợp, phòng Kỹ thuật, phòng Kế toán, phòng Tổ chức và hành chính,thế là đủ. Còn tùy theo đặc điểm riêng của từng Ban QLDA mà có thêm những phòng chuyên môn khác:)
Ban QLDA theo mình biết gồm các bộ phận như
Lãnh đạo : giám đốc, phó giám đốc
Bộ phận hành chính, kế toán-tài chính, kế hoạch
Bộ phận kỹ thuật
Ban QLDA thực hiện các phần việc trong QLDA, nếu ban QLDA không có đủ chuyên môn, năng lực để thực hiện các công việc để QLDA thì có thể thuê đơn vị khác có đủ tư cách pháp nhân, năng lực để thực hiện những phần việc đó như QLDA, thẩm tra, giám sát thi công xây dựng.
Mình nói vậy ko biết có đúng ko nữa, mong các bạn góp ý thêm
Thân chào
thưa các bạn
Công tác XDCB của chúng ta hiện còn rất nhiều mặt tồn tại cần khắc phục. Các công trình khi xây dựng đã lộ ra nhiều khiếm khuyết, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đề ra, gây lãng phí vồn của nhà nước, nỗi bất bình của người dân, 1 trong những nguyên nhân gây nên tình trạng nói trên là sự quản lý lõng lẻo, yếu về năng lực của các Chủ đầu tư ( ban QLDA )
Tôi lập ra chủ đề này để chúng ta nêu ra những bất cập, thiếu sót của các chủ đầu tư, người trực tiếp quản lý các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước hay vốn ODA
Theo tôi những tồn tại đó là
1. Vấn đề năng lực, nhièu chủ đầu tư hiện nay rất thiếu và yếu về vấn đề này( không đủ năng lực chuyên môn để thực hiện các công việc trong QLDA) các chủ đầu tư có thể thuê các đơn vị khác có năng lực để thực hiệnc ác phần việc này nhưng nhiều Chủ đầu tư đã không thuê ( mình tự làm - quá tự tin ) hoặc thuê các đơn vị không đủ năng lực để làm. kết quả là gì :
Ra thi công thì nhà thầu thi công kêu thiếu khối lượng, thiết kế sai : lỗi do ai, do đơn vị thiết kế, do thẩm tra thiết kế - dự toán , vậy nên hỏi, ai đã lựa chọn những đơn vị này để họ thiết kế, thẩm tra : đó là chủ đầu tư.
Nhà thầu thi công ẩu, trì trệ,không đảm bảo yêu cầu chất lượng công trình ; lý do : yếu về năng lực, yếu về kinh nghiệm thi công, công tác giải phóng mặt bằng, về nguồn vốn : vậy ai là ngừoi lựa chọn, là người tổ chức đấu thầu, chấm thầu, ai quản lý nhà thầu thi công xây dưng : cũng là các chủ đầu tư.
2. Quản lý lỏng lẽo, thông đồng với B, đấu thầu thì cứ đấu, bằng mọi giá phải thắng để rồi sẽ bù đắp lại cho đơn vị thi công bằng việc phát sinh khối lượng, không công trình nào là không phát sinh cả, chủ đầu tư thuê đơn vị khác để giám sát thì để cho họ làm gì thì lằm, không quan tâm nhiều, không thúc đẩy tiến độ, coi ngó chất lượng công trình và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Theo tôi cần có các cơ chế chặt chẽ hơn tỏng việc quản lý các BQLDA, để giảm các tình trạng kia
trên đây chỉ là các ý kiến của tôi, mời các bạn tham gia phát biểu ý kiến
Thân chào
Cảm ơn các bạn :)
Nhưng theo như các bạn thì chi phí của ban quản lý sẽ được phân bổ như thế nào?
@Phuhothanhnam
- Tổ chức BQL: xem TT 02/2007 của BXD và 03/2007 của BKHĐT nói rất cụ thể.
- Phân bổ chi phí BQL: xem TT huong dan 98/2003 của BTC
Cảm ơn các bạn nhìu :)
Cảm ơn Doimoi nhìu nhìu :)
Tôi nghĩ đọc 2 thông tư trên sẽ giải quyết được thắc mắc.
Các bạn có thể download:
http://www.4shared.com/file/21320509..._ly_du_an.html
http://www.4shared.com/file/21320516...uye_du_an.html
Giới thiệu Bác malsoni810 làm đại biểu Quốc hội khu vực Nhà thầu.
Tình trạng các BQLDA thông đồng với bên B thì hiện nay rất nhiều. Chúng ta không đi sâu vào để nói là công trình nọ hay công trình kia. Hướng đi chính của chúng ta trong chủ đề này là tìm ra cách quản lý hay chính là có quy chế quản lý tốt hơn nữa trong việc quản lý BQLDA. Theo tôi nghĩ thì việc ban hành các quy chế quản lý này phải xuất phát từ các Bộ, ban, ngành từ trên xuống dưới. Việc cho phép các BQLDA ra đời cũng thuộc thẩm quyền của Nhà nước( đối với các công trình của Nhà Nước). Vì vậy nếu chúng ta quản lý chặt chẽ ở trên thì sẽ cải thiện được một phần nào đó. Ban đầu mình chỉ có ý kiến như thế, mong các bạn góp ý thêm. Thân chào!!!
Việc này thì cũng chả biết đổ lỗi cho ai các bác ạh. Nó là cả một hệ thống mắc chứng bệnh "xin - cho", người ta lấy tiền để làm hệ quy chiếu, làm chuẩn mực để định giá mọi thứ thì những vấn đề bác nêu em nghĩ là không thể tránh khỏi được. Giờ muốn chữa thì phải làm đại phẫu thôi, vấn đề là phải tìm ra một người đủ tâm, đủ tài và đủ dũng cảm để làm việc đó bác ạh
Nếu liệt kê các tội của BQLDA như bạn nêu chủ đề mình e rằng có 1 phần phiến diện. Thật sự yếu kém của BQLDA không phải là không có nhưng trong đó phải có 2 phần: khách quan và chủ quan. Với khách quan thì "bó tay", với chủ quan thì "bó chân". Kết hợp cả 2 thì "bó toàn thân".
- Mình chỉ nói gọn đại ý:
+ Hiện nay chính sách cơ chế Nhà nước với QLDA là tương đối chặt chẽ với cơ cấu tổ chức của BQL.
+ các nhà thầu (tư vấn + thi công+...) khi dự thầu luôn đưa ra các bằng chứng Cminh rằng mình có nhiều năng lực, kinh nghiệm, đội ngũ CBộ thì rất chuyên nghjiệp, có chứng chỉ hành nghề, có bằng cấp, đã tham gia rất nhiều công trình....và tóm lại khi đọc hồ sơ của nhà thầu thì tuyệt vời. Khiến BQL khi xem xét hồ sơ phải thốt lên kinh ngạc: Đây rồi, nhà thầu này năng lực tuyệt vời.
Và BQLDA khi lựa chọn nhà thầu cũng chỉ biết lựa chọn trên nội dung Hồ sơ mà thôi.
NHưng thực tế thì sao: "nói và làm luôn có khoảng cách quá xa của các đơn vị nhà thầu".
Họ QLý bằng ISO ư?? giấy tờ thôi.
Làm sai hỏi ra thì câu cửa miệng là: "sai thì sửa, thiếu thì thêm lo gì" - rồi nữa thiết kế kết cấu thừa thì giải thích "quân tử lo xa phòng bị gậy".... Và "tôi làm thì có thẩm định, có phê duyệt, nên lỗi sai là không chỉ 1 mình tôi".
KẾT QUẢ CUỐI CÙNG: HUỀ CẢ LÀNG.
Góp vui thêm 1 khía cạnh "khách quan" cho diễn đàn.
;) Chủ đề mà các bạn thảo luận mình thấy rất nóng, nhất là thời gian gần đây có nhiều vụ tiêu cực liên quan đến các Ban QLDA mà báo chí đã phanh phui và đưa tin.
Mình có một vài nhận định sau :
1. Đối với các Ban QLDA được thành lập mang tính "không chuyên nghiệp" - mình tạm gọi như vậy, được thành lập từ các cơ quan, tổ chức khi được Nhà nước giao cho làm chủ đầu tư một dự án mà mục đích sử dụng gắn liền với hoạt động về sau của đơn vị khi DA hoàn thành. Đa phần khi thành lập Ban QLDA, các đơn vị cử cán bộ của mình nắm giữ các vị trí quản lý, còn lại là tuyển thêm và huy động bên ngoài (may thay từ khi NĐ16/2005/NĐ-CP có hiệu lực tình trạng này mới ít đi:o) thử hỏi có mấy vị làm nhiệm vụ kiêm nhiệm có chuyên môn hoặc hiểu biết về lĩnh vực QLDA? nên dẫn tới điều như các bạn đề cập là chuyện bình thường.:cool:., chưa nói đến vấn đề gắn kết và tổ chức để bộ máy có thể hoạt động nhuần nhuyễn từ những cá nhân mới bắt đầu làm việc với nhau!!!
2. Đối với các Ban QLDA chuyên nghiệp, được thành lập bởi các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì chuyên môn khỏi phải bàn rồi. Nhưng tình trạng chung thôi, chi phí quản lý dự án liệu có đảm bảo cuộc sống của họ? Trong khi thủ tục chuẩn bị đầu tư của DA thì ai cũng thấy rồi, rất nhiều các công đoạn xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền... Chuyện dự án trì trệ hoặc không đảm bảo chất lượng có lẽ một phần cũng do lý do trên.
3. Đối với các Ban QLDA do chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân là tư nhân thì có thể cũng do các lý do trên hay nhiều lý do khác nữa mà mình chưa ...... biết, hihi :p các bạn đóng góp thêm.
Với thực trạng như vậy nhưng các bạn cũng phải nhình nhận lại một chút là không phải tất cảc các Ban QLDA đều như vậy, có những Ban QLDA hoạt động tốt và rất hiệu quả (mình chỉ nói chung chứ không nêu cụ thể - vì lý do gi thì các bạn tự hiểu), tiêu chí nhận biết là khả năng rải ngân hàng năm của họ là những con số trong mơ! (thanh tra kiểm tra không phát hiện được điều gì sai trái trong quá trình thực hiện, hoặc có thì cũng chỉ rất nhỏ so với hiệu quả kinh tế mang lại của DA).
Theo mình nên chăng các công ty lớn tiến tới thành lập các công ty chuyên quản lý dự án, và nay mai có dự án nào thì chủ đầu tư cũng hạn chế bớt thành lập Ban QLDA mà nên đưa ra đấu thầu QLDA?! keke!!!!!!!!!!!!!!!!
Mời các bạn!!!!!!!!!:D
Tôi cũng đã từng làm "quan" trong một ban QLDA "cấp thấp", từ ngày thông tư 02 có hiệu lực buồn cho số phận BQLDA nên tôi về với B. Mình đồng ý với những phân tích của Bitexco, nhưng cho mình bàn một chút về Ban QLDA được thành lập mang tính "không chuyên nghiệp".
1. Trước đây hầu hết các ban QLDA cấp huyện, thành phố điều được thành lập dựa trên sự kiêm nhiệm của các cán bộ có chút kinh nghiệm về xây dựng. Dần dần do yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao nên các ban QLDA này ngày được kiện toàn. Và hiện nay có thể nói các ban QLDA các có trình độ chuyên môn tốt hơn nhiều so với trước đây.
2. Sau khi các ban kiện toàn bộ máy tìm được những kỹ sư, cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác QLDA thì đùng một cái thông tư 02/2007/TT-BXD ra đời, các ban không được làm chủ đầu tư và giải thể. Chủ đầu tư được giao cho UBND các cấp, ban thì chưa giải thể nhưng cũng không biết về đâu các cán bộ lần lượt ra đi và thế là ... Ban QLDA được thành lập mang tính "không chuyên nghiệp" lại tiếp tục ra đời và ngày càng nhiều hơn...
3. Mình thấy thông tư 02 còn nhiều cái bất cập các bạn có đồng ý không??? cùng tham gia thảo luận chứ?
@Khoalongvietjsc
Xin lỗi Mod, làm phiền Mod.
@ Everyone
Mình thấy chúng ta bàn về chủ đề này có vẻ hơi bị quá khó so với tầm. Tại sao mình nói như vậy? Mình được biết là có không ít lần các buổi thảo luận về cơ chế BQL? sự tồn tại của BQL?... nói chung là các vấn đề về BQL do Tổng hội XDVN, Bộ XD và Bộ KHĐT tổ chức có sự tham gia của các nhà tài trợ ODA cho VN nhưng các chuyên gia đầu ngành đều bó tay ko đi đến thống nhất một vấn đề gì cả. Tuy nhiên trao đổi cũng là học tập và ở đây như các Bạn đã nói để kể tội BQL thì còn rất nhiều vấn đề và ko đi đến đâu cả vì "lý thuyết là màu hồng nhưng cây đời vẫn luôn mang màu xám" mà. Nếu được, chúng ta thảo luận vào từng vấn đề cụ thể.
1. Có cần thiết sử dụng mô hình Ban quản lý ko? hay là chuyển hết sang hình thức Tư vấn quản lý dự án? Hoặc sát nhập, chuyển đổi thành các BQL chuyên nghiệp cho các Tỉnh, TP, Bộ, nghành... mỗi nơi chỉ nên có 01-03 Ban? Tinh thần TT02/2007 quy định mỗi dự án CĐT phải thành lập 01 BQL và tự giải tán sau khi hoàn thành nhiệm vụ có đúng ko?
2. Mặt nào là hạn chế và yếu kém nhất của các BQL hiện nay? (ko nói chuyện tiêu cực)
3. Cơ cấu tối thiểu của BQL là ntn?
4.... còn nhiều nữa
Mời các bạn nhào vô!
Mỗi dự án chủ đầu tư phải thành lập một ban QLDA và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Điều này có lẽ là không khả thi nhất :
- Chi phí QLDA có khi dự án đã được phê duyệt, một dự án hoàn thành thì chi phí ấy cũng được chi tiêu hết. Những người khác tiến hành dự án tiếp theo thì lấy tiền ở đâu. Bởi nguyên tắc là dự án phải nuôi dự án.
- Một UBND cấp Quận,huyện, cấp phường xã Mỗi năm có hơn chục dự án lớn nhỏ và tiến độ thực hiện dự án trên một năm lúc đó tức cả các cán bộ đều được huy động để QLDA.
- Lấy người có trình độ chuyên môn đâu ra để mỗi Công trình thành lập mỗi dự án.
- Lúc đó những người nằm trong ban QLDA có thực chức QLDA hay không, bởi có am hiểu đâu mà QL?
* Vì các lý do trên theo tôi là cần thiết tồn tại BQLDA hiện tại.
Bạn Vinh Hue làm mình ấn tượng thật! Hay xem xét mổ xẻ khía cạnh phức tạp củanhững vấn đề đơn giản.:):D
Cái yếu kém của việc thành lập 1 BQL cho tất cả các dự án (kể các các dự án chưa biết trước) đã lộ rõ những yếu kém và tiêu cực rất nặng nề trong suốt thời gian qua (thực tế gọi là BQLDA chuyên ngành) bạn có biết k?
ưu điểm của việc lập 1 ban QLDA cho 1 dự án theo bạn là gi?
Phân tích lợi hại và so sánh chúng là chúng ta sẽ thấy ngay 1 BQL cho 1 dự án là rất hợp thời.
Theo thiển ý của mình việc BXD quy định mỗi BQL chỉ quản lý một dự án là chưa phù hợp vì ko tận dụng được tối đa về nhân lực và lãng phí tiền QLDA.
Điều này đã được BXD sửa tại văn bản hướng dẫn Số 1394 /BXD-PC ngày 28 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Thông tư 03/2006 của Bộ KHDT hướng dẫn BQL sử dụng vốn ODA cũng nói là BQL có thể quản lý nhiều dự án.Việc mỗi BQL chỉ quản lý một dự án thật ra là một quyết định chưa đúng xu hướng phát triển của XH, nghĩa là tiến tới chuyên nghiệp hóa các tổ chức. Ở các nước phát triển tính chuyên nghiệp càng cao, càng tập trung vào một đầu mối BQL, Ở VN có cái tật là ko quản lý, kiểm soát đc thì tốt nhất là ra lệnh cấm ngay. BXD sợ BQL quản lý nhiều dự án thì như PMU18 có quá nhiều quyền lực và mèo sống lâu thì hóa cáo. Bản chất vấn đề theo mình hiểu chẳng đúng thế đâu. Cái chính là do chúng ta vẫn chưa phải là nền kinh tế thị trường thật sự do đó các quan hệ giữa các bên nặng về xin - cho rồi từ đấy mới hình thành nên các tổ chức, đường dây tạo nên các thế lực ngầm. Tiếp nữa chính sự yếu kém của NN về cách quản lý trong sự ko rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, các ngành tham gia trong quá trình quản lý dự án mới dẫn đến việc cha chung ko ai khóc và ko có ai chịu trách nhiệm cụ thể nên mới dám làm liều. Nếu quy trách nhiệm cá nhân và cụ thể thì mình tin là hạn chế được rất nhiều. Kết lại một câu là BQL bản thân nó chẳng có tội gì mà có tội là những người lợi dụng nó mà thôi.Ý kiến này mình thấy mấy thằng Tây cho vay ODA cũng ủng hộ.
Vấn đề đau đầu nhất đối với các cơ quan NN là vấn đề nhân sự QLDA, hiện nay đ/n ntn là người có đủ khả năng làm QLDA là rất mơ hồ. Chúng ta có 02 Bộ KHDT, BXD hướng dẫn tổ chức BQL nhưng đều nói chung chung và việc đào tạo cán bộ QLDA = 0. Không có một trường lớp nào đào tạo cả. Mình biết là mấy thằng Tây nó cho vay tiền rất bức xúc về việc này và nó đã cho BKHDT tiền để làm dự án đào tạo nhân lực QLDA từ năm ngoái rồi mà đến bây giờ vẫn chưa thấy triển khai được.
Tiếp nữa, chế độ đãi ngộ đối với người làm QLDA quá rẻ mạt, ko có bất kỳ một ưu đãi ntn cả. Làm tốt, cũng như làm ko tốt, làm nhanh tiến độ cũng như làm chậm tiến độ đều như nhau hết ko được hưởng thêm một xu nào cả. Các bạn có thể hình dung như thế này nhé, việc thẩm tra dự toán và thiết kế, lập dự toán, lập HSMT và đánh giá HSDT có rất nhiều BQl có người thừa khả năng làm nhưng họ cũng ko nhận làm với lý do là họ làm các việc đó thêm trách nhiệm, thêm việc trong khi lương ko thay đổi. Ngoài ra để đảm bảo tăng thu nhập, các cán bộ BQL chỉ còn biết giảm giờ làm chính thức để tranh thủ làm thêm ngoài mà thôi nếu ko muốn làm các việc tiêu cực.
Khà khà nói nhiều quá mất rồi! có lẽ vì Bác malsoni810 chọc đúng chỗ ngứa lâu ngày lại chưa được tắm! mà xem qua lại hình như có chút bênh vực BQL hay sao ấy nhỉ?hì hì vì em chính là BQL mà.
Mình đồng tình với ý kiến của doimoi, còn ký kiến của Phú Bình mình có ý thế này : Để chống tiêu cực trong các ban QLDA các cơ quan ban ngành không có biện pháp nữa hay sao, bó tay cả rồi hả. Nên cuối cùng phải chọn cách giải quyết mỗi công trình có một ban QLDA và ban ấy luôn luôn thây đổi để nhà thầu không biết mặt ai, nhằm tránh sự dòm ngó của bên B. Xin thưa rằng một giây thôi cũng làm nên tiêu cực, huống hồ một ban QLDA thành lập có quyết định hẳn hoi, dùng cái này để chống tiêu cự khó lắm bạn ơi. Giả sử có thể chống được tiêu cực đi thì các dự án sẽ đi về đâu khi các "chuyên gia QLDA" chỉ là kiêm nhiệm.
Thực ra bàn về vấn đề này theo mình chỉ mang tính chất nhận định chủ quan của mỗi cá nhân, những việc mà chúng ta đã được chứng kiến hay trực tiếp giải quyết và dẫn tới các ý kiến đưa ra trên diễn đàn. Theo mình nghĩ, chúng ta nên trở lại với thực tế một chút, nếu ai có các kinh nghiệm cụ thể gì thì đưa lên để anh em tham khảo hoặc có ý kiến đóng góp cho ai đang gặp phải những vấn đề cụ thể thì sẽ thiết thực hơn.
Mình xin trích dẫn một đoạn trong một bài báo gần đây cũng bàn về thực trạng BQL và xu hướng tiến tới của BQL để mọi người tham khảo.
Nguyên văn :
1."Đến chuyện tất yếu chuyển đổi?
Trao đổi với VietNamNet sáng 22/3, ông Phạm Tăng Lộc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GTVT) cho biết, Bộ trưởng Bộ GTVT đang giao cho Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu về việc chuyển đổi các PMU sang loại hình khác.
Nếu PMU được chuyển đổi, các dự án sẽ được đấu thầu- Ảnh: TL
Theo ông Lộc, thực ra không phải khi có hàng loạt những sai phạm của PMU18, đặc biệt là các sai phạm về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản gây lãng phí, thất thoát lớn thì Bộ GTVT mới nghĩ đến việc nghiên cứu chuyển đổi này.
Trên thực tế, Bộ GTVT đã có ý định nghiên cứu thay đổi các PMU từ khi Nghị định 16/2005/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ra đời vào ngày 7/2/2005.
''Bộ GTVT đã tính đến mô hình tổ chức xây dựng cơ bản của ngành rồi. Trong đó, có tính đến chuyển đổi loại hình hoạt động, mô hình tổ chức và cơ chế của các PMU sao cho hợp lý. Mau chóng chuyển đổi sang dạng doanh nghiệp để tham gia cơ chế đấu thầu quản lý các dự án...''- Ông Phạm Tăng Lộc cho biết.
Hiện nay, Vụ Tổ chức cán bộ vẫn chỉ là đang nghiên cứu và xây dựng các đề án và sẽ cố gắng hoàn thành sớm. Tuy nhiên, xây dựng hành lang pháp lý cho các PMU không đơn giản chút nào vì nó đụng chạm vào nhiều lĩnh vực giao thông, xây dựng, đầu tư, tài chính...
Dự báo được điều này, trước đó, từ năm 2002, ông Trần Chủng, Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước, Thường trực Hội đồng giám định nhà nước đã từng nói về chuyện các PMU của Bộ GTVT cần chuyển đổi thành các Cty quản lý dự án. Trong đó, các công ty này chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư thông qua luật về hợp đồng kinh tế chứ không phải chỉ định dự án cho PMU quản lý. Và đương nhiên, kết quả đấu thầu dự án sẽ ''nói'' đơn vị nào là chủ quản lý dự án.
Cũng về vấn đề này, báo Tuổi trẻ từng dẫn lời PGS, Ts Phạm Duy Nghĩa, chủ nhiệm Bộ môn Luật Kinh doanh (ĐH Quốc gia Hà Nội). Theo PGS Phạm Duy Nghĩa, điều kiện VN hiện nay chưa thể bỏ ngay được các ban quản lý dự án. Tuy nhiên, về lâu dài nên tạo khung pháp lý hình thành các công ty được ủy thác quản lý tài sản và hình thành các công ty chuyên doanh đấu thầu.
''Việc thành lập những công ty ủy thác quản lý tài sản tránh được tình trạng ông bộ trưởng vừa làm chính khách, vừa làm việc chọn người xây, người lắp và giám sát kinh doanh. Đã làm chính sách thì không thể đồng thời làm kinh doanh vì nó tạo ra quá nhiều quyền và quyền đấy sẽ dẫn đến tham nhũng...'' - GS Phạm Duy Nghĩa nói.
Bộ trưởng Bộ GTVT đã yêu cầu Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo văn bản trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi các Ban quản lý dự án (PMU) thành các doanh nghiệp tư vấn quản lý dự án.
Trong trường hợp được Thủ tướng chấp nhận, Bộ GTVT sẽ tiến hành ngay việc chuyển đổi mô hình quản lý dự án từ các PMU thành các Cty tư vấn quản lý dự án."
2.Giải pháp... “DN hóa”
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Viện phó Viện Kinh tế xây dựng cho rằng hoạt động của các BQLDA ở VN vẫn đang ở kiểu "bán chuyên nghiệp". Muốn nâng lên chuyên nghiệp thì trước hết năng lực của các BQL phải được đảm bảo và các chủ đầu tư nên thuê những đơn vị tư vấn "chuyên nghiệp" quản lý giúp chứ chủ đầu tư không nên "đẻ" ra BQLDA rồi "rót" dự án xuống theo kiểu “người nhà”. Đương nhiên khi chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn quản lý thì trách nhiệm của các bên đã thể hiện trong hợp đồng kinh tế.
Nhiều chuyên gia khác thì cho rằng nên định hướng loại PMU theo hướng "DN hóa" tức là tổ chức hình thành các loại hình hoạt động quản lý các dự án từ nguồn vốn của nhà nước theo loại hình DN. Các BQLDA muốn được quản lý dự án nào thì phải đấu thầu và chịu trách nhiệm truớc pháp luật. Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Hào - Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GTVT cho rằng cơ chế hoạt động theo loại hình DN đối với các BQLDA hiện nay cũng sẽ có khó khăn, bởi khi các BQLDA chuyển sang loại hình DNNN thì phải có vốn, bộ máy, cơ cấu...
Nhưng theo chúng tôi, với tài sản sẵn có và đội ngũ cán bộ chuyên môn nhiều kinh nghiệm của các BQLDA thì việc làm này là hoàn toàn có thể.
Các bạn thấy sao?:beat::beer:
Tôi có 1 chuyện muốn nói là có quá nhiều Ban QLDA
Như ở 1 tỉnh tôi khó mà kể hết có bao nhiêu ban
Nào là ban của sở, rồi ban của huyện, rồi những ban của trung ương cũng tham gia quan lý những công trình thuộc tỉnh ( mấy cha này mạnh )
Vì vậy dẫn đến tỉnh cảnh : Các ban QLDA cũng chay đua, tranh nhau để được quan rlý các công trình, ban nào càng nhiều công trình, quản lý công trình càng lớn thì càng giàu, càng mạnh, cái này tôi được biết nhiều. Nhận tiền của B rồi đi lại cho mấy sếp có quyền phân bổ công trình cho các ban.
Không biết vấn đề này sẽ giải quyết ra sao chứ các ông A chen nhau như thế thi không ổn chút nào
:beer: ĐỂ HIỂU HƠN VỀ BQLDA MÌNH CCẤP NDUNG TỔNG HỢP - HVỌNG CÓ CÁI NHÌN TỔNG QUÁT CHO CHỦ ĐỀ: :beat:
Xung quanh vấn đề quản lý dự án (QLDA) và lựa chọn mô hình, phương thức QLDA ĐTXD ctrình đã có rất nhiều ý kiến phân tích, đề xuất, đặc biệt là đối với các DA ĐTXD ctrinh giao thông.
Bản chất và các nội dung QLDA
Ban QLDA thực chất là một nhóm tư vấn được điều hành bởi một Chủ nhiệm điều hành DA hay còn gọi là giám đốc DA. Các nhiệm vụ chính của một BQLDA là làm sao để DA hthành đbảo được các ycầu về các mục tiêu đã xác định như: Tiến độ ycầu, tiêu chuẩn chlượng, an toàn, hiệu quả, trong phạm vi nguồn kinh phí được phân bổ v.v... Như vậy các nội dung chính mà BQLDA cần thực hiện công tác QL triển khai gồm:
- XD kế hoạch QL tổng thể DA: XD kế hoạch; Xác định phương thức để triển khai thực hiện kế hoạch; Đề cập những vấn đề có thể phát sinh ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án.
- Quản lý nguồn nhân lực: Lập kế hoạch huy động và sử dụng, bố trí nhân lực cho dự án; XD mối quan hệ làm việc, xác định các nhóm công việc trong DA.
- Quản lý tiến độ tổng thể và chi tiết: Dự kiến các yêu cầu về tổng tiến độ thực hiện, xác định các mốc thời gian chính cho từng loại hình công việc, quản lý tiến độ thực hiện cho các hạng mục của DA.
- Quản lý các loại chi phí: Xác định tổng các chi phí của DA, tính toán các chi phí cho từng hạng mục công việc phù hợp với các bước thực hiện dự án, quản lý công tác giải ngân, xử lý các vấn đề về trượt giá trong quá trình thực hiện.
- Quản lý chất lượng: Lập kế hoạch chlượng, QL giám sát việc đảm bảo chlượng cho mỗi hạng mục công việc của DA.
- Kiểm soát, quản lý các công việc phát sinh: Phát hiện các phát sinh, bổ sung trong quá trình thực hiện, phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng đến dự án để có kế hoạch và đề xuất biện pháp khắc phục các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
- Quản lý trang thiết bị: Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị cần thiết cho dự án; Lựa chọn các nhà thầu cung cấp và QLý quá trình cung ứng, tiến độ cung cấp để đáp ứng yêu cầu của DA.
- Quản lý, tiếp nhận và xử lý thông tin: Lập kế hoạch quản lý, tiếp nhận và xử lý thông tin, nội dung các báo cáo trong suốt quá trình thực hiện dự án.
- Quản lý hợp đồng: Bao gồm các loại hợp đồng tư vấn thiết kế; Hợp đồng xây dựng; Hợp đồng cung cấp trang thiết bị và các loại hợp đồng khác của DA.
- Quản lý các phạm vi thực hiện dự án: Xác định phạm vi của dự án; Lập kế hoạch và các công việc liên quan đến phạm vi thực hiện dự án; Qlý các thay đổi trong quá trình thực hiện.
Như vậy, vai trò và nhiệm vụ của những người làm công tác QLDA phải là những người chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu của dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư như: Hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, giá thành, an toàn và hiệu quả; Phải là người tổ chức, lập kế hoạch, điều phối, chỉ đạo và kiểm soát, quản lý các mối quan hệ giữa những nhóm, con người trong các tổ chức của DA; Là người duy trì sự cân bằng giữa chức năng Quản lý dự án và Kỹ thuật dự án; Là những người dám đương đầu với rủi ro và tìm ra phương cách giải quyết trong quá trình QLDA để thực hiện thành công DA.
Các phương thức tổ chức, QLDA
Căn cứ vào quy mô, các yêu cầu cụ thể của mỗi loại DA có các phương thức quản lý, điều hành thực hiện khác nhau, bao gồm:
- Thuê tư vấn QLDA: Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu, thuê một đơn vị tư vấn thay mặt mình đứng ra thực hiện toàn bộ các giao dịch với các đơn vị từ thiết kế, thi công, giám sát, cung ứng thiết bị... và chịu trách nhiệm với chủ đầu tư những nội dung ký kết trong hợp đồng QLDA.
- Chủ đầu tư trực tiếp QLDA: Chủ đầu tư đứng ra ký kết các hợp đồng với các đơn vị tư vấn, thi công, cung ứng thiết bị, giám sát để thực hiện DA. Các đơn vị tùy theo nội dung của hợp đồng chịu trách nhiệm với các phần công việc do mình thực hiện. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm chung đối với các tiêu chí của DA.
- Chủ nhiệm điều hành DA: Chủ đầu tư lựa chọn và trình các cấp có thẩm quyền chấp thuận một tổ chức tư vấn thay mình làm chủ nhiệm điều hành dự án và tổ chức này đứng ra giao dịch ký kết các hợp đồng với các tổ chức tư vấn KSTK, xây lắp, cung ứng thiết bị v.v... đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, giám sát toàn bộ quá trình triển khai DA.
- Phương thức chìa khóa trao tay: Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu lựa chọn một nhà thầu đứng ra thực hiện toàn bộ các nội dung của dự án từ thiết kế, xây dựng, giám sát, cung ứng thiết bị... và chỉ thực hiện nghiệm thu bàn giao khi dự án được hoàn thành theo đúng các nội dung ký kết trong hợp đồng tổng thầu thực hiện DA.
- Phương thức tự thực hiện: Chủ đầu tư sử dụng lực lượng có tư cách pháp nhân trong lĩnh vực xây dựng của mình để thực hiện toàn bộ khối lượng các công việc cần thực hiện của dự án.
Lựa chọn phương pháp tổ chức QLDA phù hợp
Như những phân tích ở trên, QLDA là một quá trình phức tạp và luôn có những biến đổi trong suốt quá trình thực hiện. Một DA có được thực hiện thành công, có đạt được các tiêu chí đề ra hay không thì một trong các yếu tố mang tính quyết định là dự án có được quản lý điều hành bởi một tổ chức quản lý, điều hành có đủ năng lực và có được triển khai một cách khoa học theo một kế hoạch cụ thể cùng với đội ngũ những người làm công tác quản lý dự án có chuyên nghiệp hay không.
Các DA ĐTXD ctrình giao thông thường là dạng những công trình bao gồm các công tác xây dựng đặc thù, chịu nhiều các yếu tố chi phối như:
- Trải trên địa bàn rộng, quản lý khó khăn, huy động thiết bị và nhân lực lớn, phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa hình, địa chất, biện pháp thi công, vị trí xây dựng, ứng dụng công nghệ mới, nguồn và khả năng cung ứng vật liệu, yêu cầu về vốn giải ngân lớn v.v...
- Phải đề cập đến các vấn đề về mặt bằng, kho xưởng, bến bãi, huy động, giải thể,... cho các loại hình công tác xây dựng khác nhau.
- Phải đề cập đến công tác đảm bảo giao thông, hệ thống đường công vụ thi công.
- Phạm vi ảnh hưởng lớn, nhiều vấn đề liên quan phải đề cập giải quyết trong quá trình thực hiện như: Thời gian xây dựng thường kéo dài dẫn đến các rủi ro cao về chi phí và các rủi ro khác; Xử lý các vấn đề kỹ thuật phức tạp liên quan đến địa hình, địa chất... trong phạm vi lớn; Tác động đến các quy hoạch, kế hoạch của địa phương.
- Thường là các dự án có tổng mức vốn đầu tư lớn, quá trình giải ngân dài, chịu nhiều yếu tố rủi ro trên nhiều phương diện do vậy quản lý các công trình xây dựng giao thông cũng đòi hỏi năng lực đặc biệt của những người làm công tác này mới đảm bảo được yêu cầu về QLDA ctrình XD gthông.
Một thực tế hiện nay là phương thức quản lý cùng với kinh nghiệm, năng lực QLDA nhìn chung còn có những hạn chế nhất định như: Kinh nghiệm QLDA theo thông lệ quốc tế; Sự thiếu hụt lực lượng chuyên gia tư vấn QLDA trong nhiều lĩnh vực; Kỹ năng làm việc theo nhóm thấp; Hiện tượng chảy máu chất xám do tác động của nền ktế thị trường... cùng với những bất cập trong việc xác định vị thế, quyền hạn và trách nhiệm của các PMU đang là một thách thức với các đơn vị QLDA ctrình gthông.
Việc hình thành các cty, các doanh nghiệp tư vấn QLDA chuyên nghiệp là xu thế phát triển tất yếu, tuy nhiên ngay lập tức yêu cầu có sự chuyển đổi từ các PMU trực thuộc Bộ hiện nay sang mô hình tư vấn QLDA là hết sức khó khăn.
Việc đưa ra mô hình chuyển đổi mà không kèm theo các hỗ trợ ban đầu về vốn và cơ chế là khó có thể thực hiện được. Việc yêu cầu thay đổi ngay phương thức CĐT cũng sẽ nảy sinh các bất cập khi mà các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư trực thuộc Bộ chưa hoàn toàn có đủ năng lực cũng như chưa chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự thay đổi này. Nếu không phân tích kỹ bản chất của QLDA thì có thể sẽ có nhiều những bất cập xảy ra và việc phải xử lý hậu quả là điều khó tránh khỏi, kèm theo đó là sự lãng phí trên nhiều phương diện.
Trước mắt vẫn cần thiết duy trì phương thức QL theo mô hình như các PMU của Bộ để tiếp tục thực hiện các DA đã và đang triển khai do kinh nghiệm, năng lực quản lý dự án chuyên ngành của các PMU này là chưa thể thay thế ngay bằng một mô hình tốt hơn.
Việc thực hiện ctác chuyển đổi mô hình Ban QLDA thành các doanh nghiệp, các cty tư vấn QLDA phải có một lộ trình phù hợp và Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi này cũng như tạo điều kiện về xây dựng cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc, cấp vốn ban đầu rồi thu lại bằng phương thức cổ phần hoá như đối với các doanh nghiệp Nhà nước khác.
Việc đa dạng hóa các hình thức QLDA, tăng cường thuê các tổ chức quản lý dự án chuyên nghiệp sẽ tạo điều kiện nâng cao năng lực và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình QLDA trong ĐTXD XD ctrình gthông.
Bạn hiểu sai ý của mình rồi và hình như chúng ta đang làm cho 1 vấn đề đơn giản bị rối tung. :p
**** Mình sắp xếp ý tập trung lại như sau::beer:
Loại hình BQLDA mà mà mình bàn đến cần hiểu trên thực tế hiện nay:
1. Mô hình 1: các BQLDA trực thuộc các bộ, ban, ngành lập ra (BQLDA chuyên ngành): dự án chưa có cũng lập để đấy nhằm mục đích sẽ QL tất cả các dự án nguồn vốn do Bộ Q lý: 1 BQL nhưng quản lý nhiều dự án (kể cả những dự án chưa hề biết trước). Và 1 bộ, ban ngành cũng có thể có rất nhiều BQLDA khác nhau.
2. Mô hình 2: khi chủ đầu tư có dự án sẽ thành lập 1 ban QLDA (có thể là tự làm, có thể là thuê tư vấn). BQLDA sẽ tự giải thể sau khi dự án hoàn thành. Tức là: 1 BQLDA chỉ q lý 1 dự án.
* Trên cơ sở 2 mô hình cơ bản này, chúng ta thử phân tích lợi hại:
1. Mô hình 1: Đây là tình trạng "vừa đánh trống vừa thổi còi". Các Bộ, ban, ngành là quản lý NN về mặt chính sách, kiểm tra, kiểm soát nhưng lại vừa thực hiện, vừa thanh quyết toán (1 vòng tròn khép kín). Vậy không có tiêu cực kiểu PMU18 mới là lạ. Chưa kể các BQL cùng 1 bộ, ban, ngành lại "đánh nhau" lấy lòng xếp để giao dự án...và tiêu cực trường hợp này không có cách nào kiểm soát được vì nó là 1 vòng tròn kín. Chưa kể mô hình này vô hình chung tạo ra "ông vua" BQL mà các Nhà thầu là bầy tôi. Vì làm mất lòng "ông vua" ở DA này thì DA khác và mãi mãi đừng với tay đến. Phải nhận định rõ ràng: đây là nhược điểm của mô hình chứ không phải là lỗi của người thực hiện.
Giải pháp đang được bàn rất nhiều: các BQL này nên chuyển sang mô hình công ty tư vấn chuyên ngành QLDA nhằm bỏ cơ chế xin cho, mà anh phải tự tìm khách hàng ký hợp đồng thông qua đấu thầu...cạnh tranh bằng năng lực thật sự (Rất chuyên nghiệp đấy chứ, những người làm tốt vẫn có chỗ đứng đấy thôi - Làm gì có chuyện biết đi đâu về đâu trong trường hợp này nhỉ??)
2. Mô hình 2: Rất hợp lý. Chủ đầu tư họa huần (có khi 5-10 năm) mới có 1 dự án. Vậy lập ra BQLDA chuyên nghiệp để làm gì. Cho họ ngồi chơi xơi nước sao? Vậy chi bằng: dùng các đơn vị chuyên môn của mình (nếu đủ năng lực - luật quy định rất rõ) tự QLDA. Nếu không thì thuê Tư vấn có năng lực. Mô hình này triệt tiêu các nhược điểm mô hình trên. "bầy tôi" Nhà thầu có thể không sợ mất lòng "ông vua" BQL này vì ông ta chỉ có mỗi dự án này thôi. Nhà thầu có thể kiếm dự án khác từ BQL khác.
Cái mà các bạn thấy "nhược điểm" ở mô hình này chính là: CĐT biết mình yếu mà vẫn ôm làm không chịu thuê tư vấn (hoặc thuê đơn vị yếu kém)nguyên nhân này sẽ có nguyên nhân khách quan và chủ quan (mình đã bàn ở 1 comment rồi nên k nói nữa). Tuy nhiên, phải nhận định rõ đây k phải là nhược điểm của mô hình mà là do người thực hiện sai.
*** KẾT LUẬN: Vậy mô hình thứ 2 là phù hợp nhất. Chuyển đổi mô hình thứ nhất thành các công ty chuyên ngành QLDA cũng chẳng qua là biến thể của mô hình thứ 2 mà thôi. Và đây là mô hình ưu việt nhất, mang tính thị trường hàng hóa nhất. Tuy nhiên để chuyển đổi được cần có thời gian như mình đã nêu 1 bài viết (rất dài ở 1 comment).
Rất mong các bạn trao đổi thêm!
Diễn đàn này hay quá, mình cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì đã có bạn giải đáp rồi. Mình có một câu hỏi nhỏ muốn hỏi vì mình cũng mới tham gia vào lĩnh vực này nên chưa hiểu. Ban quản lý dự án (vốn đầu tư của nhà nước) thì có cần theo TT 03/2007 BKHDT không hay là có hướng dẫn khác. Thanks much.
Chủ đề này đang nóng, mong các bạn trao đổi thêm bằng nhìn nhận qua thực tiễn công tác của mình. Mỗi ý kiến đánh giá đều có giá trị học hỏi lẫn nhau. Mỗi người góp "1 màu" thì "bức tranh tổng thể" về QLDA sẽ hiện rõ cho tất cả mọi người. Nếu mỗi người chỉ giữ riêng cho mình "1 màu" ấy thì chẳng 1 ai biết đến bức tranh "tuyệt đẹp" đó cả.
Em xin nêu ra tiép một chủ đề liên quan đến các BQL Dự án. Đó là, trong thời gian sắp đến, Bộ GTVT sẽ trình lên Chính Phủ phê duyệt quyết định chuyển các PMU thành các Công ty Tư vấn Quản lý Dự án. Theo các bạn, liệu có thay đổi gì trong cơ chế hoạt động của các BQL Dự án theo hình thức mới này so với các PMU trước kia. MOng nhận được các ý kiến của các bạn. Thân chào!!!
Cơ quan Mình hiện nay đag thực hiện xây trụ sở làm việc (là chủ đầu tư công trình cấp 2) đang chuẩn bi tư vấn lập dự án và tiết kế cơ sở, nhưng tại đơn vị mình không có cán bộ về kỷ thuật xây dựng. Như vây cơ quan minh sẽ quản lý dự án ntnào? Có thể thuê công ty tư vấn quản lý cho cả dự án từ khâu chuẩn bị lập dự án đến khâu hoàn thành đưa vào sử dụng.Cách thức chon nhà thầu này như thế nào ? Xin quý thành viên trong diễn đàn giúp đỡ. Thank!!
Bạn nói không rõ nên mình trả lời chung chung như thế này :
Do không rõ CQ bạn có phải là công ty XD hay không (nhưng mình đoán là không phải Công ty XD-vì không có KSXD) Nên theo các quy định hiện hành cơ quan bạn buộc phải thành lập Ban QLDA để thực hiện dự án đó hoặc đi thuê Tư vấn QLDA để làm các công việc như bạn đã nêu. Nếu thành lập Ban QLDA thì phải cơ cấu thành phần đầy đủ theo như quy định. nếu thuê tư vấn QLDA thì có thể chỉ định thầu các tổ chức có đủ năng lực QLDA theo quy định tại NĐ16 của CP (theo mình hiểu thì thời điểm hiện tại chưa có đấu thầu QLDA).
Bạn tham khảo thêm các văn bản PL về XD nhé, thân!:p
Về vấn đề của bạn khoalongvietjsc đưa ra thì tôi có vài ý thế này.
Chuyển các PMU thành các công ty tư vấn quản lý dự án, khi chuyển đổi như thế thì phải quy định trách nhiệm và quyền hạn của các công ty này như thế nào, Bộ quản lý các công ty này như thế nào, phân bổ công tác quản lý các nguồn vốn đầu tư ra sao ?ra sao. Theo tôi thì chỉ khi nào giải quyết những vấn đề này thì hãy chuyển chứ không thì tình trạng bình mới rượu cũ là khó trách phải.
Khà khà... Nhiều Bác làm CDT thế mà ko ai có ý kiến gì ah?
Theo ý kiến Tôi, việc chuyển PMU sang TV chỉ là Bình mới rượu cũ mà thôi, chẳng giải quyết vấn đề gì cả, có khi lại tệ hơn ấy chứ vì khi đó trách nhiệm của mấy ông TVQLDA được quy định trong HĐ đối với CĐT. Mà đã ko rành Luật mới đi thuê TVQLDA nên các CĐT dễ bị mấy ông TVQLDA qua mặt lắm. Mà chuyện quy trách nhiệm và bắt bẻ được mấy ông TVQLDA nắm luật đầy mình là xương đấy, trong khi CĐT chẳng biết gì. Tiếp theo là việc đùn đẩy trách nhiệm lên CĐT, TVQLDA là cơ quan tham mưu cho CĐT về QLDA mà chỉ nhăm nhăm THAM nhiều MƯU ít là chết cả làng thôi. Tiếp nữa, do là DN nên TVQLDA chỉ nhăm nhăm đến lợi nhuận thôi khi đó LÒNG THAM làm mờ mắt có khi còn hại hơn nhiều và to be continuous.. Điều này mấy ông đang là PMU còn bị NN tròng vào cổ nhiều thứ nên bị trói chân tay mà còn múa hay như thế khi được sang TVQLDA ko bị trói nữa thì còn càng múa hay hơn nhiều có khi khổ cả CĐT và NT tiếp đến là mấy chị, mấy cô còng lưng cấy lúa nộp đủ các loại phí. Đặc biệt nữa khi TVQLDA còn kiêm luôn nhiệm vụ TVGS thì đúng là THẢ HỔ VỀ RỪNG còn gì nữa mà nói đây... hi..hi...
Mấy ý kiến góp vui như trên, bức xúc về PMU chẳng qua bị mấy ông nhà báo thổi phồng mà thôi để làm gì thì còn nhiều câu chuyện hay nữa đây... Quan điểm của mình ko phải hình thức PMU hay TVQLDA cái nào hay hơn mà chính là phải tìm cách nào quản lý được nó.
Theo mình việc chuyển PMU sang tư vấn chỉ là giải pháp về...con người (để giữ chỗ cho các vị trong của PMU), các PMU không quản lý nổi dự án mình làm chủ thì làm sao lại làm được tư vấn cho dự án (người khác làm chủ ) ???
Mình xin góp mấy ý như sau:
- Bắt buộc quản lý dự án phải là một nghề (như tư vấn thiết kế chẳng hạn) tất cả những người làm QLDA (chứ không chỉ giám đốc QLDA) phải có chuyên môn thích hợp và nghiệp vụ QLDA.
- Phải phát triển tổ chức, doanh nghiệp QLDA chuyên nghiệp. Phải nâng trách nhiệm về QLDA và chi phí QLDA (để đủ nuôi sống người chuyên nghiệp, người giỏi QLDA, chứ không thì họ làm QLDA cho Tây hết)
- Tách biệt việc làm chủ đầu tư và QLDA (chủ đầu tư không được quản lý dự án mình làm chủ đầu tư) mà phải thuê tư vấn chuyên nghiệp độc lập để QLDA(chứ không dùng "người của mình") .
- Sinh viên đạihọc ngành xây dựng phải học QLDA, luật liên quan đến QLDA
Tình hình hiện nay là các BQLDA rất nhiều, nó có tiêu cực hay không thì nhìn nhu cầu vào là biết, ai cũng muốn được vào làm trong BQLDA, và không phải ai cũng vào được, toàn con cháu các sếp, chẳng biết cái quái gì cũng ngồi làm trong BQLDA. Chỉ được cái vòi tiền nhà thầu và các nhà tư vấn là giỏi .
Tuy nhiên để giải tán các BQL hiện nay và lập ra các BQL kiểu như PA2 của bác bình là tương đối khó và cần thiết phải có thời gian.
Giờ các dự án mới cứ chủ đầu tư thuê 1 tư vấn làm BQL là hợp lý nhất, chủ đầu tư quản lý anh BQL này, xong dự án là giải tán BQL,
Xu hướng này sẽ xuất hiện không sớm thì muộn và anh nào làm BQL uy tín nhất sẽ sống và phát triển . Có khi làm ăn mạnh đấy chứ, Chỉ ăn tiền chi phí BQL do chủ đầu tư trả cũgn thấy OK rùi. Chắc lại mấy anh nước ngoài nhảy vào và độc chiếm vị trí này thui. Anh em mình cố lên không thằng khác nhảy vào cướp mất đất làm ăn ngày trên sân nhà :beat:
Mình rất cảm ơn bạn!
CQ mình xây trụ sở làm việc, đang tực hiện thuê tư vấn lập dự án. Mình đang phân không biết cách chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án ntnao?
- Chọn nhà thầu TVQLDA bàng hình thức nào? Chỉ định thầu hay đấy thầu. Nếu chỉ định thầu thì mình lại phải thuê một tổ chức tư vấn khác để giúp mình lạp hồ sơ yêu cầu , đánh giá hồ sơ đề xuất....như vậy có đúng không?
- Theo quy định thì TCTVQLDA hạng 2 thì năng lực phải có tối thiểu 20 kiến trúc sư, kỹ sư kinh tế...(ND 16) Như vậy có phải yêu cầu 20 kỹ sư, KTS này phải làm việc tại công ty tư vấn QLDA (có Hợp đồng lao động..)? Có nhất thiết phải cần 20 người để quản lý 1 dự án không xây dựng tru sở không? Nếu 1 TVQLDA không đủ số người nhưng vẫn làm tốt thì có thê được chọn không ? có vi phạm pháp luật khong?
-Theo TT10/2005 BXD có quy định mức chi phí QLDA. Công việc QLDA gồm rất nhiều phần việc như vậy ký Hợp đồng với tất cả phần việc hay chỉ ký một số việc cho TVQLDA
Giúp mình với cảm ơn các bạn nhiều!!!!!!!
Theo mình biết thì Chủ đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án nếu không đủ năng lực thực hiện quản lý dự án. Đơn vị tư vấn quản lý dự án sẽ tiến hành các thủ tục đầu tư từ khâu khảo sát thiết kế đến lựa chọn nhà thầu....đến quyết toán kết thúc dự án do đó bạn cứ yên tâm thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án.
Theo tôi BXD ban hành thông tư 02 và ý kiến phân tích của bác Bình chỉ phù hợp với cấp Trung Ương, còn ở địa phương (Tỉnh, huyện, xã) thì chẳng phù hợp chút nào; tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn Đổi mới. Xin lưu ý với các bác ở cấp trên rằng một khi chính sách ban hành ra phải được áp dụng hiệu quả ở phạm mọi cấp, mọi ngành; còn được ở trên mà không được ở dưới thì chưa phải là một chính sách hợp "lòng dân" bác thử lấy ý kiến phân tích đó mà áp dụng cho cấp huyện và cấp xã thì thua...em nói vậy có gì không phải xin các bác thông cảm.
Tôi cũng tán thành ý kiến này.
Ban QLDA sẽ chuyển đổi thành các công ty tư vấn QLDA, cấp trên có quyết định đầu tư sẽ thông báo rộng rãi và các công ty tư vấn QLDA sẽ tham gia đấu thầu ( tất nhiên là những công trình vốn nhỏ thì được phép giao thầu ).Cấp trên sẽ trực tiếp quản lý các công ty tư vấn QLDA, như thế thì bắt buộc các ban QLDA sau khi chuyển đổi thành công ty sẽ phải đấu tranh bằng năng lực để có việc mà làm, tránh được cơ chế xin cho, phân bổ nguồn vốn cho các ban không phù hợp, các ban QLDA sau khi chuyển thành công ty tư vấn QLDA sẽ bớt quyền hạn, sẽ phải chứng tỏ năng lực về QLDA của mình.