em đang cần tìm tài liệu về "khảo sát địa hình, địa chất xây dựng cầu - đưòng" pác nào có thì post cho em nha.Em xin cam on!
post cho em theo đia chỉ:slumdunk764@yahoo.com:beer::beer::beer::beer ::)
Xem bảng in
em đang cần tìm tài liệu về "khảo sát địa hình, địa chất xây dựng cầu - đưòng" pác nào có thì post cho em nha.Em xin cam on!
post cho em theo đia chỉ:slumdunk764@yahoo.com:beer::beer::beer::beer ::)
http://cauduong.net/forum_posts.asp?TID=1004&PN=1
Khảo sát địa chất thường dùng 22TCN 263-2000, 22TCN 262-2000, 22TCN 295-2000
Công tác khảo sát địa chất đóng vai trò rất quan trọng đến việc quyết định phương án thiết kế. Để thực hiện tốt hơn công tác này mình mở chuyên mục này để mọi người cùng nhau trao đổi, tìm tài liệu, thảo luận các tình huống, giải pháp..Mong được mọi người cùng ủng hộ.
Một số tài liệu cho các bạn tham khảo:
1. Thông tư số 06/2006/TT-BXD ngày 10/11/2006: Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình.
2. TCVN_901 tiêu chuẩn khảo sát địa chất vùng Kasto
Một số vấn đề về khảo sát địa chất công trình trong vùng karst phát triển mạnh
LÊ TRỌNG THẮNG
Đại học Mỏ - Địa chất, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
Tóm tắt: Những năm trước đây nhiều công trình có quy mô và điều kiện khác nhau đã được xây trong vùng karst phát triển mạnh. Một số vấn đềđã được nêu ra đối với khâu khảo sát địa chất công trình đňi hỏi phải giải quyết.
Bài báo đề cập đến một số đặcđiểm phát triển của karst ở vùng karst phát triển mạnh. Mặt khác, bài báo cũng nêu ra một số điều không chắc chắn của việc khảo sát địa chất công trình hiện nay và những khuyến nghị cần thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc khảo sát này, sao cho đáp ứng được các yêu cầu của công việc thiết kế xây dựng và cũng như thi công thực tế.
ĐẶT VẤN ĐỀNước ta có nhiều đá vôi với tuổi địa chất khác nhau và phân bố trên nhiều vùng lãnh thổ. Mỗi loại đá vôi được thành tạo và tồn tại trong những điều kiện địa chất nhất định và có những đặc điểm riêng về thành phần, kiến trúc và cấu tạo. Những đặc điểm này ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát triển karst của từng loại đá vôi. Thường các loại đá vôi tuổi Carbon - Permi hoặc Trias có thành phần đồng nhất, ít lẫn các tạp chất sét hay silic thì khả năng phát triển karst mạnh hơn các loại đá vôi khác. Những loại đá vôi này phân bố ở một số vùng thuộc miền Tây Bắc Bộ như Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, một số vùng ở Đông Bắc Bộ như Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng ven biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hoá... Đá vôi không chỉ tạo nên các dạng địa hình karst trên mặt, mà còn tạo nên các hình thái karst ngầm, đặc biệt là ở một số vùng đồng bằng và thung lũng miền núi. Sự phát triển các hình thái karst trên mặt và karst ngầm đều gây không ít khó khăn cho công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng công trình. Để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước hiện nay và trong tương lai, nước ta đã và sẽ còn phải xây dựng nhiều công trình có quy mô khác nhau, đặc biệt là các công trình hạ tầng. Việc xây dựng các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện... trong vùng karst phát triển mạnh đňi hỏi phải có những nghiên cứu phù hợp để có thể đề ra được những giải pháp khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình hợp lý, là điều kiện quan trọng bảo đảm sự ổn định lâu dài cho công trình và giảm bớt chi phí xây dựng.
ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KARST VÀ YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁCThời gian qua, ở nước ta đã xây dựng hàng loạt các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện và công nghiệp trên vùng karst phát triển mạnh. Nhiều công trình cầu cống, nhà máy xi măng xây dựng trên địa hình đồng bằng hoặc vùng thung lũng, phía dưới lớp phủ trầm tích là nền đá vôi bị karst hoá mạnh. Từ thực tế khảo sát địa chất công trình (ĐCCT) để xây dựng trên nền đá vôi có karst phát triển mạnh vừa qua đã cho thấy những vấn đề bất cập cần phải xem xét nghiên cứu. Một số công trình xây dựng do không nhận thức đúng mức độ phát triển và tác động bất lợi của karst đối với công tác khảo sát và thiết kế nên mạng lưới khảo sát và chiều sâu các hố khoan thăm dò không đáp ứng được yêu cầu thiết kế. Nhiều sai sót của thiết kế kỹ thuật công trình dựa trên các tài liệu khảo sát địa chất công trình này đã được phát hiện khi tiến hành khảo sát ĐCCT phục vụ thiết kế thi công. Có công trình gần như phải thiết kế lại toàn bộ phần kết cấu móng, thay đổi giải pháp kỹ thuật thi công, gây nên những thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng công trình. Tài liệu khảo sát một số công trình như cầu D Quảng Ninh, cầu N và Nhà máy xi măng T Ninh Bình đều cho thấy, karst phát triển rất phức tạp và đa dạng về hình thái. Tại vị trí móng trụ cầu có thể phát triển đồng thời 2,3 thậm chí 5-6 bậc karst khác nhau. Kích thước các hang karst có thể trên dưới 1m, có thể đến 3-4m. Sự phân bố các hang này không chỉ phân bậc theo chiều sâu mà còn rất biến đổi theo chiều ngang. Do tính chất phức tạp của karst, người ta đã khoan tại các vị trí thiết kế cọc trên cùng một trụ cầu và thấy rằng, các hố khoan nằm gần nhau có thể gặp hoặc không gặp hang karst hoặc có thể gặp các bậc hang khác nhau. Hình 1 là các mặt cắt ĐCCT tại vị trí trụ P1 cầu D.
KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH TRONG VÙNG KARST PHÁT TRIỂN.
Quá trình khảo sát ĐCCT trong vùng karst phát triển mạnh thường gây nên một số khó khăn sau cho công tác khảo sát ĐCCT:
1) Gây mất dung dịch khoan mạnh khi gặp hang karst. Trường hợp có sự phát triển nhiều bậc hang karst khác nhau thì đňi hỏi phải áp dụng các biện pháp công nghệ khoan đặc biệt như khoan chống ống nhiều cấp. Mỗi bậc phát triển karst mạnh đều phải thực hiện một cấp đường kính ống chống. Việc sử dụng công nghệ này đňi hỏi mất nhiều công sức và tốn kém, hạn chế năng suất khoan.
2) Tầng đá phát triển nhiều bậc hang karst sẽ làm cho đất đá bị nứt nẻ và vỡ vụn, tỷ lệ mẫu khoan lấy được rất thấp nên trị số đánh giá chất lượng đá RQD thường rất thấp, không bảo đảm yêu cầu thiết kế theo tiêu chuẩn ASTM. Với công nghệ và thiết bị khoan hiện nay, nhiều đoạn RQD = 0 hoặc chỉ đạt 10 -30%. Muốn có RQD >50% đňi hỏi phải khoan sâu hơn vào vùng đá ít bị nứt nẻ.
Theo tiêu chuẩn BS 5930 : 1981 [1] thì việc phân loại chất lượng đá theo chỉ số RQD như sau:
RQD(%)Đánh giá chất lượng đá0 - 25
Rất xấu
25 - 50
Xấu
50 - 75
Khá
75 - 90
Tốt
90 - 100
Rất tốt
Thực tế khoan khảo sát ĐCCT trong vùng karst cho thấy, đối với đá trong khu vực karst phát triển mạnh, việc đạt giá trị RQD > 75 % với công nghệ và thiết bị khoan hiện nay ở nước ta là rất khó khăn.
Để cung cấp tài liệu khảo sát ĐCCT đáp ứng được các yêu cầu của công tác thiết kế và chọn giải pháp thi công công trình trong vùng đá vôi có karst phát triển mạnh, quá trình khoan thăm dò cần làm rõ và chính xác một số nội dung sau:
1) Đặc điểm địa tầng với sự phân bố chính xác của các bậc hang karst.
2) Kích thước các hang karst.
3) Vật chất lấp nhét và mức độ lấp nhét trong hang karst.
4) Lượng mất dung dịch khoan khi khoan qua các khu vực phát triển hang karst.
Việc xác định hang karst có vật chất lấp nhét hay không, thành phần vật chất lấp nhét là gì và mức độ lấp nhét trong hang có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định công nghệ khoan và thi công cọc khoan nhồi. Vấn đề này còn được làm sáng tỏ hơn nếu có số liệu và biết phân tích kết quả xác định lượng tiêu hao dung dịch trong từng đoạn bậc hang karst. Thực tế cho thấy, có trường hợp khi thi công cọc khoan nhồi qua vị trí có phát triển karst với kích thước lớn nhưng đã lấp đầy vật chất lấp nhét với thành phần là đất loại sét, hoặc hang karst có kích thước nhỏ, ít có khả năng liên thông, lượng mất dung dịch ít, thì nhìn chung không cần phải áp dụng giải pháp thi công đặc biệt. Trường hợp hang karst không chứa hoặc chứa ít vật chất lấp nhét, lượng mất dung dịch lớn, tầng đá phát triển nhiều bậc hang karst khác nhau, muốn thi công cọc khoan nhồi, đňi hỏi phải kết cấu ống vách với một hay nhiều cấp đường kính khác nhau tuỳ thuộc số bậc hang.
Việc xác định chính xác các thông tin ĐCCT trên đây sẽ cho phép chủ động xác định công nghệ thi công cho từng cọc khoan nhồi, bảo đảm chất lượng công trình và nâng cao hiệu quả xây dựng. Để thu thập được đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, trong quá trình khảo sát ĐCCT đňi hỏi phải theo dõi nghiêm ngặt quá trình khoan, mô tả chi tiết cột địa tầng, theo dõi và ghi chép tốc độ khoan trong từng khoảng độ sâu và đặc biệt phải xác định và đánh giá đúng lượng tổn hao dung dịch khoan trong những đoạn phát triển hang karst.
Hình 1. Mặt cắt ĐCCT ở trụ P1 cầu DHiện nay, khi thiết kế cọc khoan nhồi để xây dựng các công trình theo tiêu chuẩn ASTM, người ta dựa vào chỉ số chất lượng đá RQD để tính toán sức chịu tải cho cọc. Thực tế công tác khảo sát thiết kế theo tiêu chuẩn này cho thấy cũng còn một số vấn đề cần lưu ý. Việc tính toán sức chịu tải của cọc theo trị số RQD được xây dựng trên cơ sở công nghệ và thiết bị khoan thăm dò đúng tiêu chuẩn. Hiện nay ở nước ta chủ yếu sử dụng các thiết bị khoan do Trung Quốc chế tạo. Mũi khoan sử dụng thường là ống mẫu đơn, chế độ kỹ thuật khoan không được tính toán và tuân thủ đúng mực, nên đối với đá nứt nẻ, khả năng lấy mẫu rất thấp do đá bị vỡ vụn trong quá trình khoan. Điều này đã làm cho giá trị RQD thấp, ảnh hưởng đến việc xác định vị trí đặt mũi cọc cũng như thông số đưa vào tính toán thiết kế sức chịu tải của cọc. Trong một số trường hợp, nếu áp dụng một cách máy móc tiêu chuẩn thiết kế này có thể dẫn đến những tốn kém không cần thiết do vị trí đặt mũi cọc quá sâu, sức chịu tải của cọc xác định được thấp. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp chỉ số RQD thấp, trong đó có cả nguyên nhân do công nghệ và thiết bị khoan gây nên. Để khắc phục những nhược điểm này, ngoài việc cần đổi mới trang thiết bị đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật và thực hiện tốt chế độ kỹ thuật khoan, còn cần phải biết phân tích đúng đắn đặc điểm nứt nẻ của đá thông qua lượng thấm mất dung dịch khoan và tốc độ khoan.
KẾT LUẬN.Từ thực tiễn công tác khảo sát ĐCCT và những vấn đề đã nêu ở trên, khi tiến hành công tác khảo sát, thiết kế xây dựng công trình trong vùng karst phát triển mạnh, cần phải chú ý một số vấn đề sau:
1) Tăng cường mật độ hố khoan thăm dò một cách phù hợp. Trên diện tích móng xây dựng công trình, đối với giai đoạn thiết kế kỹ thuật cần bố trí tối thiểu 4 hố khoan thăm dò trên đường biên chu vi móng công trình. Vị trí công trình thăm dò bảo đảm khống chế về mặt không gian theo các hướng.
2) Trường hợp karst phát triển mạnh và phức tạp thì giai đoạn lập bản vẽ thi công nhất thiết phải khoan vào từng vị trí cọc khoan nhồi. Tuy nhiên, để giảm chi phí khảo sát, việc tiến hành khoan cần theo một trình tự hợp lý trong phạm vi móng công trình. Sử dụng phương pháp khoan cách quãng các điểm thăm dò trong phạm vị móng. Việc quyết định khoan những hố khoan còn lại xen kẽ tuỳ thuộc vào kết quả thăm dò của các hố khoan đã khoan ở hai bên.
3) Trong quá trình khoan phải theo dõi chặt chẽ và mô tả địa tầng chi tiết, ghi chép chính xác tốc độ khoan, lượng mất dung dịch trên từng đoạn khoan qua, đặc biệt là ở khu vực có phát triển hang karst. Việc phân tích đúng đắn tốc độ khoan , nhất là trong khu vực đất đá bị nứt nẻ mạnh sẽ phần nào khắc phục được những thông tin sai lệch về giá trị RQD do thiết bị và công nghệ khoan gây nên.
4) Mô tả cụ thể mức độ lấp nhét, đặc điểm thành phần vật chất lấp nhét bằng việc lấy mẫu chất lấp nhét trong hang karst.
5) Để tránh làm vỡ mẫu đất đá cần có chế độ khoan và loại ống mũi khoan hợp lý, phù hợp với điều kiện nứt nẻ của đất đá. Trong trường hợp đá nứt nẻ mạnh, tốt nhất nên khoan với tốc độ không lớn, áp lực khoan thấp, sử dụng mũi khoan là ống mẫu nòng đôi.
tham khảo1. Hướng dẫn thực hành về khảo sát xây dựng. Tiêu chuẩn Anh - BS 5930: 1981. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Tiêu chuẩn về khảo sát và đo đạc xây dựng, 2000. Nxb Xây dựng, Hà Nội.
Trong khảo sát lập DA đường điện cao, hạ thế, TBA của DA phát triển nông thôn thì ngành điện có tiêu chuẩn riêng nào về khảo sát địa hình , địa chất ko? Liệu có thể sử dụng 22TCN của GT hoặc 14TCN 186 và 14TCN 195 của TL dược ko? Mình đang băn khoăn quá. Nhờ các bâc jcao tăng trong khảo sát lập DA giúp đỡ. Vô cùng cảm tạ!!! mail: nqhuy2907@gmail.com
Hi all
Hiện tại mình đang thắc mắc một điều như sau.
Trong một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật một khu đô thị.
Ở Hạng mục đường giao thông, bước thiết kế KTTC.
Khảo sát địa hình chắc chắn có rồi. Mình muốn hỏi việc khảo sát địa chất có bắt buộc phải có (không có có sao không???...địa hình ở dự án này là đồi, dưới 20cm là đất C3)
TH bắt buộc phải có thì khảo sát địa chất bắt buộc phải thí nghiệm những chỉ tiêu nào của đất .Mình có đọc trong 22TCN 263-2000 nhưng nói vẫn chung chung (chắc là phụ thuộc vào người lập nhiệm vụ khảo sát???)
Nếu dự án chỉ có k/s địa hình mà trong báo cáo kết quả thẩm tra không nhắc thiếu để bổ xung k/s địa chất (Đối với trường hợp bắt buộc phải có thì sẽ lại bổ xung ntn , ctrình đã thi công xong??)
Bác nào có dự án nào có báo cáo khảo sát địa chất có thể cho Em xin.
Mong các huynh trợ giúp
Căn cứ theo các tiêu chuẩn, quy định và hướng dẫn của Bộ Xây dựng về khảo sát địa chất thì: Bất cứ công trình xây dựng nào cũng phải tiến hành khảo sát địa chất. Tuy nhiên việc lựa chọn phương pháp khảo địa chất nào (khoan khảo sát địa chất, đào thăm dò địa chất ........ ) phải căn cứ theo quy mô tính chất công trình, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, căn cứ theo thực tế tình hình địa chất, địa chất thủy văn, địa hình địa mạo khu vực xây dựng công trình để lựa chọn phương pháp khảo sát địa chất cho phù hợp. Phương pháp khảo sát địa chất do đơn vị tư vấn thiết kế đề xuất, Chủ đầu tư quyết định và phải chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn, quyết định của mình.
Tài liệu khảo sát địa chất phải phản ánh điều kiện địa chất công trình tại đúng địa điểm thực hiện khảo sát, số liệu địa chất công trình phải đúng địa điểm bố trí móng công trình. Không sử dụng tài liệu khảo sát xây dựng tại địa điểm khác hoặc của công trình khác để thiết kế, chỉ sử dụng tài liệu khảo sát xây dựng tại địa điểm lân cận hoặc của công trình lân cận để tham khảo.
Số lượng, độ sâu, khoảng cách các điểm thăm dò khảo sát được xác định theo các tiêu chuẩn áp dụng phù hợp với bước thiết kế kỹ thuật, phù hợp với dạng công trình. Kết quả khảo sát trong bước thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo cung cấp đủ số liệu để tính toán xử lý nền móng, kết cấu chịu lực của công trình; đề xuất các giải pháp thi công xử lý nền, móng, kết cấu chịu lực của công trình một cách hợp lý, đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân cận.
(Bạn có thể tham khảo thêm trả lời của BXD trên trang Web của BXD).
cho mình hỏi: Căn cứ theo các tiêu chuẩn, quy định nào? và thông tư hướng dẫn nào của Bộ Xây dựng về khảo sát địa chất thì: Bất cứ công trình xây dựng nào cũng phải tiến hành khảo sát địa chất
Up lên cho các bác tham khảo một số tiêu chuẩn về địa chất CT
Thân chào mọi người !
Mình đang chuẩn bị lập dự toán chuẩn bị đầu tư cho công tác quy hoạch cụm công nghiệp. Mong anh em góp ý dùm : Ngoài chi phí quy hoạch, khảo sát địa hình ra, có cần phải có chi phí khảo sát địa chất công trình-địa chất thủy văn khu vực hay không ? Quy trình, tiêu chuẩn quy hoạch hiện hành có yêu cầu phải khảo sát địa chất không vậy ? Chân thành cảm ơn !
Trong các qui định hiện tại thì qui hoạch cụm công nghiệp không có yêu cầu phải khảo sát địa chất trong giai đoạn lập qui hoạch, nhưng nếu thêm những số liệu kể trên thì sẽ giúp rất nhiều cho công tác lập qui hoạch. Lúc đóémẽ có thêm điều kiện địa chất để quyết định vị trí đặt công trình và chiều cao của công trình. Các bác cho thêm ý kiến.
Khi lập quy hoạch cụm công nghiệp thì không yêu cầu phải khảo sát địa chất, tuy nhiên bạn có thể tham khảo địa chất chung ở khu vực lập quy hoạch để định hướng xây dựng quy hoạch được chính xác, bạn cũng phải thu thập điều tra tài liệu thủy văn nơi quy hoạch. Nếu bạn tiến hành khảo sát địa chất, thủy văn, mực nước ngầm thì càng tốt, vì kết quả này vừa giúp ích cho công tác lập quy hoạch có tính khả thi, vừa sử dụng cho giai đoạn lập dự án sau này.
HIện hay công tác khảo sát địa hình, địa chất được tính theo thông tư 12/2008/TT-BXD ngày 07 tháng 5 năm 2008 của Bộ xây dựng vê việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.
Báo cáo khảo sát địa chất là một tập hồ sơ khảo sát, thông thường bao gồm: Hồ sơ khảo sát địa hình, hồ sơ khảo sát địa chất, hồ sơ khảo sát và tính toán thủy văn. Các tập hồ sơ này nói chung tương đối dày, nếu bạn quen ai bên Chủ đầu tư mượn họ tham khảo.
Tuy nhiên, trước hết bạn cũng nên mượn đề cương và dự toán khảo sát thiết kế, quyết định phê duyệt đề cương và dự toán, biên bản nghiệm thu khối lượng khảo sát để tham khảo và hiểu hơn về vấn đền này.
mình đang thiếu người cộng tác để làm việc và trao đổi về địa chất công trình, rất vui lòng được cộng tác hoặc trao đổi với các bạn đang làm việc ở HN hoặc các tỉnh lân cận Hòa Bình
thân chào mọi người.
giả sử hố khoan khảo sát địa chất sâu 35m,khi thí nghiệm SPT lấy 17 mẫu.
- xác định 9 chỉ tiêu thông thường cơ lý của mẫu đất lấy bao nhiêu mấu để thí nghiệm?
- xác định chỉ tiêu cơ lý mẫu đất nguyên dạng lấy bao nhiêu mấu để thí nghiệm?
- xác định chỉ tiêu mẫu đất ba trục UU lấy bao nhiêu mấu để thí nghiệm?
-tiêu chuẩn nào qui định những điều trên?
Rất mong anh em có ý kiến.
Bạn cần nêu rõ mục đích khoan để phục vụ cho công tác thiết kế hạng mục gì, đây là số liệu đầu vào để phục vụ thiết kế nến rất quan trọng, nó không phụ thuộc vào chiều sâu khoan
Thông thường thì số mẫu lấy khoảng 2-3m lấy 1 mẫu, khi có sự thay đổi địa tầng <2 m cần lấy thêm mẫu. Như vậy số mẫu cần lấy là 18 mẫu, tương ứng với thí nghiệm SPT là 18
số mẫu thí nghiệm bằng khoảng 70% tổng số mẫu lấy trong đó thí nghiệm mẫu đất ba trục 1-2 mẫu phụ thuộc vào mục tiêu thiết kế cho công trình gì, còn lại thí nghiệm 9 chỉ tiêu.
Một vài ý kiến xin tham gia, ai hiểu biết hơn xin cho ý kiến
Trước hết đối với một công tác khảo sát địa chất, địa hình, thuỷ văn của một công trình nào đó để thực hiện người làm công tác này phải lập đề cương chi tiết, trong đó nêu rõ:
1/Mục đích khảo sát;
2) Phạm vi khảo sát;
3) Phương pháp khảo sát;
4) Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến;
5) Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng;
6) Thời gian thực hiện khảo sát.
Người lập đề cương phải thị sát hiện trường, căn cứ các tài liệu về các công trình lân cận, ....để tính toán khối lượng cho hợp lý (trong đó có khối lượng khoan địa chất, các chỉ tiêu thí nghiệm, số lượng mẫu thí nghiệm lấy tại hiện trường, số mẫu thí nghiệm trong phòng,....) (tham khảo quy trình khảo sát địa chất 263-2000).
Sau khi đề cương đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản, khi đó mới có căn cứ để tiến hành thực hiện. Trong quá trình thực hiện, có thể có sai khác so với đề cương, đối với những sai khác này phải được chủ nhiệm khảo sát và đại diện chủ đầu tư chấp thuận bằng văn bản hiện trường. ví dụ: khi dự kiến khối lượng khoan là 100m, tuy nhiên khi khoan được 50m đã gặp đá cứng hoặc đất cứng có khả năng chịu lực thì chủ nhiệm khảo sát có thể cho dừng khoan và kết thúc lỗ khoan.
Gửi kèm mẫu đề cương khảo sát thiết kế công trình giao thông.
@weblight: Mình hỏi bạn 1 số vấn đề:
- Mình thấy tiêu chuẩn ko ghi bao nhiêu mét thì thí nghiệm cắt cánh 1 điểm. Ở file này bạn ghi là 2m/1 điểm, đó là do bạn tự quy định hay là gì?
- Số lượng mẫu lấy để thí nghiệm mình lấy đến 70%, bạn dùng là 50%. Bạn có biết ở đâu quy định không?
- Phần khoan địa chất bạn thiếu phần điều kiện dừng lỗ khoan.
- Phần khoan tường chắn, tiêu chuẩn còn quy định là trên mỗi đoạn tường chắn bố trí một mặt cắt địa chất, trên mc đó ngoài lỗ khoan tại tim tường thì khoan thêm 1 lỗ cách tim khoảng 3-5m để thể hiện được thế của lớp địa chất.
- Đối với tuyến thông thường không phải đất yếu, người ta thường khoan đến 7m, bạn khoan đến 5m.
- Mốc ĐC2 có thể tối đa là 350m/1 điểm. Bạn dùng 200m/1 điểm thì càng nhìn rõ thôi, nhưng mà sẽ nhiều quá nếu tuyến dài và dễ quan sát. Cái này chắc du di được.
Tiện thể, nếu bạn có file nào viết về phương pháp luận cho công tác khảo sát và thiết kế của công trình cầu đường thì share cho mình với. Mình đang viết nhưng chưa định hình rõ. Cảm ơn nhiều.
Dạo này mình bận quá nên cũng ít có thời gian vào diễn đàn, về các câu hỏi của bạn mình xin trả lời như sau:
- Tất cả các đề cương khảo sát đều có mục căn cứ các quy trình khảo sát, trong quy trình không quy định cụ thể một giá trị cứng (const), mà quy định KL hạng mục công việc nằm trong một phạm vi nào đó, tùy thuộc vào quy mô, điều kiện tự nhiên, địa chất,....
- Người lập đề cương sẽ đề xuất các phương án nằm trong phạm vi quy định của đề cương và trình cấp có thẩm quyền quyết định (là các quyết định duyệt).
- Đề cương được duyệt là đường bao khối lượng cho công tác khảo sát, là căn cứ để phục vụ công tác khảo sát, tuy nhiên trong quá trình khảo sát thực tế trên hiện trường có những điều kiện thay đổi, nhất là đối với công tác khảo sát địa chất công trình. Khi gặp phải những trường hợp đặc biệt, phải có ý kiến của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm dự án và đại diện chủ đầu tư lập thành văn bản tại hiện trường.
- Về một số câu hỏi cụ thể của bạn, mình trả lời như sau:
Tại mục 6.9 quy trình thí nghiệm cắt cánh hiện trường 22TCN 355 -06,
Cụ thể: " 6.9. thực hiện thí nghiệm cắt cánh hiện trường với cự ly các điểm cắt không nhỏ hơn 1m, ghi chú: khoảng cách các điểm có thể thay đổi theo sự chấp thuận của kỹ sư chịu trách nhiệm trong công tác khảo sát địa chất kỹ thuật"
Như vậy, mình lấy 2m/ 1 điểm là phù hợp với quy trình và được người có thẩm quyền chấp thuận.
2- Số lượng mẫu TN lấy, tỷ lệ lấy để TN tùy thuộc vào nhiều yếu tố tuy nhiên phải cung cấp đầy đủ số liệu để phục vụ công tác thiết kế. (nếu địa chất đồng bằng, các tầng lớp đất đá tương đối dày và ổn định không có sự thay đổi nhiều thì có thể lấy TN ít hơn. Ví dụ: chiều dày tầng đất 5m, bạn lấy 2m/mẫu TN thì bạn có 2 mẫu thí nghiệm, tuy nhiên chỉ cần TN 1 mẫu để xác định được các chỉ tiêu của nền đất)
3- Đây là đề cương đã được duyệt của một dự án, mình thấy có thể load để mọi người cùng tham khảo. điều kiện dừng khoan có quy định cụ thể trong quy trình khảo sát 263-2000
4- Khoan tường chắn, ở bước TKKT mới quy định cụ thể tại mục B.7, QT263-2000.
5- Theo QT263-2000, Chương 9, mục 9.3.đối với nền đường thông thường quy định 2 TH:
a/ đối với nền đường đào: Llk=5m; 2km/1lk (tại khu vực có địa chất phức tạp, có thể khoảng cách này ngắn hơn)
b/ đối với nền đường đắp: Llk=5-7m; 1km/tối thiểu 1lk (tại khu vực có địa chất phức tạp, có thể khoảng cách này ngắn hơn)
Đối với công trình của mình, đề xuất 5m/1lk nền đường thông thường là phù hợp.
6- Mốc ĐC2, theo QT263-2000; chiều dài cạnh 0.08-0.35 (km), chiều dài tốt nhất là từ 200-250m/điểm.
Đối với CT của mình, trong đề cương tính trung bình khoảng 200m/điểm, còn trong thực tế có đoạn có thể bố trí dày hơn, hoặc thưa hơn tùy thuộc điều kiện địa hình như: đường thẳng hay đường cong, có nhiều nhà cửa hay chỉ đồng ruộng, ....
@weblight: Cho mình hỏi thêm chút nữa.
Về cái TN cắt cánh, mình có 1 số file của khảo sát tính toán số liệu của TN cắt cánh thấy là không thí nghiệm đến hết chiều sâu lỗ khoan, theo kinh nghiệm của bạn thì thế nào? ví dụ 1 lỗ khoan 40m thì TN cắt cánh đến độ sâu nào là được? Mình biết là TN cắt cánh chỉ làm ở địa chất đất yếu, đất bùn. Như vậy thì đến lớp địa chất cứng chắc chắn không thí nghiệm được. Tuy nhiên khi viết đề cương thì kinh nghiệm của bạn là tính KL thí nghiệm đến độ sâu nào nếu không biết trước sơ bộ các tầng địa chất?
Về việc quy trình không cho số liệu fix , mình đồng ý vì còn du di trong quá trình thực tế khảo sát. Tuy nhiên mình thấy không cho 1 khoảng giá trị kinh nghiệm thì cũng hơi khó cho Tư vấn khi đi bảo vệ đề cương.
help me!!!!!!!!!
Cứu em với, bác nào có đơn giá đo vẽ địa hình tuyến đường dây thì post lên cho em với. chuyên nghành truyền tải điện các bác nhé!!!
có cơ sở nào để xác định khối lượng các chỉ tiêu thí nghiệm địa chất không các bác nhỉ (số lượng các chỉ tiêu thí nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán, thế mà e ko thấy văn bản nào hướng dẫn cách xác định khối lượng cần thiết cả)
@quocthai: Khối lượng chỉ tiêu thí nghiệm thì phải xem trong tiêu chuẩn thí nghiệm chứ không phải văn bản dự toán quy định đâu. Cụ thể bạn định hỏi KL chỉ tiêu thí nghiệm nào? Ví dụ chỉ tiêu thí nghiệm mẫu nguyên dạng 9 hay 17 chỉ tiêu thiì phải xem Chủ đầu tư họ duyệt cho bao nhiêu. Mình cũng đã đi nghiệm thu hồ sơ địa chất ở Ban HCM 1 lần, thí nghiệm thì rất nhiều chỉ tiêu nhưng họ xem lại trong đề cương không có, hoặc không thấy cần thiết là họ cắt thôi. Thông thường mình chỉ thí nghiệm 9 chỉ tiêu.
thank bác, e là KTS, ko phải dân KSĐC nên gà mờ vụ này quá
ý của e là làm thế nào để biết 9, hay 11 chỉ tiêu là đủ (cho dự án hỗn hợp nhà cao tầng và thấp tầng), em đang bị giao kt một đề cương khảo sát thấy ghi là thí nghiệm 19 chỉ tiêu???????, đơn giá của 9 và 19 chỉ tiêu thì khác nhau hoàn toàn
bác nói "xem trong tiêu chuẩn thí nghiệm", nó có quy định cụ thể trong trường hợp của e là khảo sát địa chất bước TKBVTC cho khối nhà cao trên 16 tầng và dưới 7 tầng thì phải thí nghiệm bao nhiêu chỉ tiêu không bác nhỉ.
bác có thể cho e xin tên đầy đủ của tiêu chuẩn thí nghiệm không
cảm ơn bác nhiều
[quote=jupiter5268;7749]em đang cần tìm tài liệu về "khảo sát địa hình, địa chất xây dựng cầu - đưòng" pác nào có thì post cho em nha.Em xin cam on!
post cho em theo đia chỉ:nguyenxuantruongcd07@gmail.com
em xin cam on
Hi all.
Các bài viết của các thành viên đã cho bạn biết khoan địa chất nó quan trọng thế nào trong việc lập dự án.đó là những bài viết rất hữu ích. nhân tiện đây mình giới thiệu qua về đội khoan Hồng Hà Linh. chuyên khoan khảo sát điạ chất, khoan giếng công nghiệp, ép cọp, ép cừ,.... các bác có nhu cầu liên hệ với mình nhé.hotline:0912.045.628.
Xin trân trọng cảm ơn.
mình cần tìm các tiêu chuẩn về khảo sát địa hình và địa chất công trình kè. Anh em nào có chỉ giúp với. Cám ơn nhiều!
Số lượng các chỉ tiêu thí nghiệm: mục đích để phục vụ công tác thiết kế công trình, thông thường đối với công trình đường, các mẫu thí nghiệm chỉ cần thí nghiệm 9 chỉ tiêu là đủ: P%; W%, ; W; WT %; WP %; 0; C(kG/cm2); k; a(cm2/kG), hàm lượng hữu cá (nếu có) và tính toán các chỉ tiêu dẫn suất khác.
Khối lượng khoan địa chất là khối lượng ẩn dấu, nên trong đề cương nào cũng có câu: khối lượng là tạm tính, căn cứ vào điều kiện thực tế hiện trường để nghiệm thu chi tiết từng lỗ khoan một.
Trong các đề cương, cắt cánh hiện trường (nhằm xác định sức chống cắt của đất yếu, khối lượng các thí nghiệm này thông thường 2m/ điểm (theo mục 6.9: thực hiện thí nghiệm cắt cánh với cự ly các điểm không nhỏ hơn 1m, khoảng cách này có thể thay đổi theo sự chấp thuận của kỹ sư chịu trách nhiệm).
Như vậy, nếu chưa hết chiều sâu tầng đất yếu thì vẫn tiến hành khoan và thí nghiệm bình thường đến khi kết thúc khoan theo một trong các điều kiện kết thúc lỗ khoan.
Số lượng, chiều sâu lỗ khoan là dự kiến, nên ta vấn tiến hành khoan địa chất công trình bình thường, khi phát hiện là đất yếu mới khoanh vùng và tiến hành khoan (QT262-2000)
co bác nào có tiêu chuẩn, quy chuẩn phân cấp đá trong khảo sát cho minh xin voi
Tôi có lập NVKS cho một công trình GT, giai đoạn lập Dự án. NVKS được lập có sự phối hợp của CĐT và theo các điều kiện thực tế của Dự án.
anh chị trên diễn đàn ai có file mẫu dự toán mô tả địa chất hố móng công trình thủy điện không? cho mình xin để tham khảo với, mình đang cần file để lập dự toán, cảm ơn các anh chị trước nhé!