Hỏi về các chi tiết kiến trúc trong các công trình ''tôn giáo''.
Em đang bị mắc khi tu sửa công trình nhà thờ dòng họ. Bởi các công trình tôn giáo nước ta em thấy có rất nhiều nhưng thật khó chọn ( nếu không nói là lôm côm tự phát). Công trình thì lại nhỏ, cũng không có yêu cầu cao về mặt kiến trúc nhưng vì đây là lần đâu tiên làm về kiểu công trình này nên bác nào có kinh nghiệm giải đáp và tư vấn giúp.
Công trình gồm 2 gian chính là Hậu cung nơi thờ cúng và gian ngoài là nơi hội họp, 2 gian được nối vơi nhau bằng ''ống muống''( em cũng gặp khái niệm này bao giờ) vậy chi tiết và biện pháp thi công cái '' ống muống'' như thế nào? để hợp lý.
Ròi các chi tiết trang trí, các kích thước trong không gian của nhà thờ cần bố trí như thế nào?
...Rất nhiều vấn đề em sẽ dần hỏi sau...
Cảm ơn các bác.
2 đính kèm
Kiến Trúc Cổ Việt Nam: đẹp, bền, sinh thái
Mình cũng có lang thang trên mạng và tình cờ tìm được một số mẫu nhà thờ họ cũng như một số công trình đình chùa.
Nói thật là mình hơi yếu về mảng kiến trúc cổ truyền, nhưng cũng tham gia tư vấn và thiết kế một số công trình dạng này nên phải tim kiếm tài liệu ghê lắm. Trong đó có cuốn Kiến trúc cổ truyền Việt Nam của bác Vũ Tam Lang, hay cuốn Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam của PGS.TS.KTS. Nguyễn Đức Thiềm.
Nhờ đó cách nhìn về kiến trúc cổ có chút ít khác biệt. Nếu bạn nào quan tâm nên đọc 2 cuốn đó.
sau đây mình xin gửi tặng các bạn 2 mẫu thiết kế nhà thờ họ và nhà thờ gia đình.
Mình nghĩ chắc nó không tồi lắm. (tài liệu chỉ mang tính tham khảo) Bạn nên chú ý tuỳ theo phong cách và vị thế của dòng họ mà quy mô và cách thiết kế khác nhau. ( phần này nên tham khảo lý học phương đông).
Bạn nào cần thêm file khi khác mình sẽ up tiếp, giờ máy chậm quá. Hic mấy file kia nặng quá để mình có thời gian chia nhỏ ra đã
Cám ơn các bạn đã quan tâm đến vấn đề này.
Kiến Trúc cổ Việt Nam vẫn là nhất
Bài viết của bác Hao về kiến trúc cổ rất hay. Truyền thống kiến trúc của việt nam còn thể hiện ở các thiết kể tổng thể.
Ví dụ Đình Làng ở nông thôn Việt Nam, quy hoạch cũng rất gọn gàng: trước là ao đình hình tròn hoặc bán nguyệt, rồi đến sân gạch với các hàng cây cổ thụ. Các yếu tố này được các kiến trúc sư nước ngoài nói theo 1 trường phái là kiến trúc "hoạ cảnh"
Mái trong kiến trúc cổ Việt Nam rất "mây" bay bổng đường cong này làm cho mái không còn thấy nặng nề như khối lượng của bản thân nó.
Ngay cả các hoạ tiết hay linh vật sử dụng trong công trình kiến trúc Việt cũng rất khác:
Nếu như ở Trung Quốc dùng Lân thì ở Việt Nam có Nghê
Nghê là sản phẩm của văn hoác dân gian, nó được mô phỏng từ con chó, con vật gần gũi với con người. Điều đặc biệt không phải ta lấy hình tượng con Lân làm sao chép mà theo truyền thuyết thì con chó đá đã có trước khi văn hóa Trung Hoa du nhập, con nghê hoàn toàn là sản phẩm của văn hoá Việt.
Một linh vật khác cũng mang "dáng vẻ" Việt Nam là con rồng.
Rồng Việt khác hoàn toàn so với Rồng Trung Hoa, Nhật Bản. Mảnh mai, thanh thoát, nhưng vẫn uy nghiêm, không mang dáng vẻ cục mịch, "to đô" nhưng vẫn cho thấy sức mạnh cũng như cái hồn rất riêng.
Riêng phần nghiên cứu chi tiết xin dành cho các nhà sử học có chuyên môn, nhưng về ý niệm thì em vẫn thích rồng Việt hơn (có lẽ em cũng còm và cao nên khoái dài :D)
Hoạ tiết trong kiến trúc văn hoá Việt còn thể hiện ở các tranh trí sinh động cảnh lao động sản xuất, đấu tranh giữ nước, chứ không chỉ là các hoạ tiết mỹ miều: tứ quý, tứ linh.
Riêng nói về tỷ lệ công trình: một cách ngẫu nhiên các công trình cổ Việt Nam đã tuân theo tỉ số phi (tỉ lệ vàng) 1,618 từ tỉ lệ giữa cột giữ và cột hiên, tỉ lệ giữ gian chính và gian phụ.
Em thấy công trình cổ Vịêt Nam vẫn là nhất.