Tôi nêu bảng tính các giá trị NPV, IRR, thời gian hoàn vốn bằng công thưc Excel,
Do mới làm quen với tính toán hiệu quả dự án, xin được ý kiến đóng góp của mọi người
Xin gửi mail lamquanghien@nasenco.com.
Thanks!:beer:
Xem bảng in
Tôi nêu bảng tính các giá trị NPV, IRR, thời gian hoàn vốn bằng công thưc Excel,
Do mới làm quen với tính toán hiệu quả dự án, xin được ý kiến đóng góp của mọi người
Xin gửi mail lamquanghien@nasenco.com.
Thanks!:beer:
Bạn tính sót chi phí khấu hao.
Chi phí khấu hao sẽ làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, sau đó chi phí khấu hao lại được trả lại cho dòng tiền để phản ánh đúng thực tế là chi phí khấu hao không phải là dòng tiền chi ra thật.
:confused:
bác nào có tài liệu hưỡng dẫn lập dự án đầu tư thì cho em. đọc dễ hiểu một chút nhớ...:confused:
Không phải tốn tiền mua sách, chỉ tốn thời gian ngồi để truy cập và tìm ở diễn đàn giaxaydung.vn các bạn ạ.
- Về lập dự án đầu tư các bạn nghiên cứu tại chuyên mục này:
http://giaxaydung.vn/diendan/lap-va-tham-dinh-dadt/
- Thẩm định dự án đọc bài này:
http://giaxaydung.vn/diendan/sach-ba...-tan-binh.html
- File mẫu về lập dự án đầu tư có tính IRR, NPV tại đây:
http://giaxaydung.vn/diendan/lap-va-...html#post21322
chúc các bạn thành công
Mình đang cần lập một dự án về kinh doanh vận tải (đường thủy và đường bộ) nhưng mình bí về phần tính toán hiệu quả kinh tế. Bác nào có bài mẫu về kinh doanh vận tải thì post lên cho mình tham khảo với.Cảm ơn nhiều.
Tôi cũng tham gia diễn đàn giải pháp Excel và sưu tầm được file ví dụ về phân tích hiệu quả đầu tư:
Các bạn xem có dùng được không.:D
Theo tôi khấu hao được coi là chi phí khi tính lỗ, lãi, thuế thu nhập DN. Thực chất KH không phải là khoản chi bằng tiền, nó nằm trong khoản Dthu vì vậy KH nằm tại dòng thu (lợi ích) khi tính IRR, NPV.
Nhân tiện tôi muốn hỏi mọi người về EIRR, FIRR, ENPV, FNPV, trong phân tích hoặc thẩm định dự án DT có dùng các chỉ tiêu này không, khái niệm về lý thuyết, các tính tóan trên excel
Khấu hao là việc trích doanh thu để bù lại chi phí đã bỏ ra cho việc đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị (Tài sản cố định) chứ không phải nó nằm trong khoản doanh thu.
Khi xác định dòng tiền hiệu số thu chi để tính các chỉ tiêu IRR, NPV không đưa khấu hao vào nữa. Bạn cứ vẽ biểu đồ dòng tiền sẽ thấy. Mũi tên biểu thị Tổng mức đầu tư đã được biểu diễn ở gốc 0, bạn phân bổ Tổng mức đầu tư (vốn đầu tư) vào các năm (khấu hao) rồi lại dùng tỉ suất chiết khấu quy các giá trị đó về gốc 0 (tính NPV) thì sẽ có 2 mũi tên Tổng mức đầu tư (một mũi tên Tổng mức đầu tư mà dự án đã khó có hiệu quả rồi nữa là 2 mũi tên :D). Trong trường hợp này bị trùng chi phí và gần như chắc chắn NPV sẽ âm, trừ phi dự án của bạn là siêu lợi nhuận. Tôi sẽ dành thời gian vẽ biểu đồ dòng tiền để minh hoạ và phân tích vấn đề này cùng các bạn.
Nếu các bạn vẫn muốn đưa khấu hao vào dòng tiền thì chỉ có cách lý giải như của bạn lamnx2002 (ở bài viết thứ 2 bên trên là khả dĩ). Nhưng khi đó chi phí khấu hao sẽ bị triệt tiêu trong dòng tiền, chỉ làm cho việc tính toán phức tạp thêm thôi.
Các dự án thực tế hiện nay cũng ít sử dụng các chỉ tiêu EIRR, FIRR, ENPV, FNPV. Thường thì chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu chính như: NPV, IRR, khả năng và thời gian hoàn vốn... Căn cứ các yêu cầu cụ thể, đặc thù của dự án người ta mới tính thêm các chỉ tiêu nói trên.
Mình có 1 bảng phân tích đánh giá hiệu quả DA thế này :
Dự án đầu tư SX công nghiệp ; Thời gian đánh giá dự án là 10 năm ; Thời gian khấu hao nhà cửa là 14 năm ; Thời gian khấu hao thiết bị là 8 năm.
Khi lập bảng tính khấu hao thì :
- Phần nhà cửa : Có giá trị còn lại cuối kỳ đánh giá - > đưa vào dòng tiền năm cuối của dự án .
- Phần thiết bị : Đến hết năm thứ 8 , giá trị còn lại bằng 0 , đến đây tiếp tục đưa lại nguyên giá của TSCĐ vào năm thứ 9 để tiếp tục tính khấu hao và đưa giá trị còn lại tại năm cuối DA bằng (Nguyên giá - Giá trị KH của năm 9 và năm 10)
Như vậy có đúng không ? Xin các bạn cho ý kiến giúp .
theo mình thì thời gian phân tích dự án chỉ là 8 năm, vì lúc đó khấu hao đã hết. Muốn đánh giá 10 năm thì tại năm thứ 9 bạn phải tiếp tục đầu tư thiết bị và coi là dòng tiền chi, khi đó bạn phân tích đến năm thứ 10, số tiền còn lại sau năm thứ 10 của xây lắp và thiết bị coi là giá trị tài sản còn lại và được đưa vào dòng tiền thu.
Chúc bạn thành công!
Mình mới làm xong dự án trong đó phải phân tích hiệu quả kinh tế. Thực tế vấn đề này học thì lâu rồi nhưng bây giờ mới sử dụng. Vậy mong mọi người chỉ giúp và cho ý kiến quý báu
Biết rằng bài này viết đã lâu, nhưng tính sử dụng chắc là còn nên tôi có đôi lời bàn luận.
1-Phần nhà cửa : giá trị còn lại đưa vào dòng tiền là đúng, nhưng không đưa vào năm cuối, mà đưa vào năm cuối + 1. Và trong dự án nếu có xét đến chỉ số giá thì nhớ nhân thêm chỉ số giá vào.
2-Phần thiết bị : Đã khấu hao hết thì sau đó không còn khấu hao nữa, cho nên trong 2 năm cuối khấu hao = 0. Trong thực tế, có thể thiết bị vẫn còn giá trị sử dụng và vẫn còn giá trị thanh lý, nghĩa là có giá trị thu nhập nếu bán chúng đi, tuy nhiên phần thu nhập này không phải là thu nhập của dự án (giá trị này nằm ở chỗ khác).
Cho mình hỏi tại sao phải lấy tỉ lệ chiết khấu là 9%, mính cũng đang làm dự án nhưng không sử dụng hệ số này. nếu ai biết chỉ dùm mình cách tính hệ số này.
Thanks all
Có lẽ bạn đang nói đến tỷ suất chiết khấu trong phân tích , đánh giá dự án.Tỷ suất chiết khấu sẽ do chủ đầu tư định đoạt chứ không cố định là bao nhiêu %, thường mình lấy bằng hoặc cao hơn 1 chút so với lãi suất ngân hàng. Bạn xem đoạn trích bài viết sau:
Trích dẫn:
Trong đánh giá dự án, đánh giá quyết định đầu tư, tỉ lệ chiết khấu được dùng để tính tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), giá trị hiện tại thuần (NPV). Lúc này tỉ lệ chiết khấu có vai trò giúp qui giá trị các luồng tiền trong tương lai về thời điểm hiện tại, sau khi đã tính đến các nhân tố như lãi suất, lạm phát.. Việc chọn được một tỉ lệ chiết khấu phù hợp là vô cùng quan trọng trong các phân tích tài chính. Một cách chọn khá hay là lấy tỉ lệ chiết khấu đúng bằng tỉ suất lợi nhuận của dự án đầu tư thay thế khi muốn so sánh trực tiếp giữa 2 phương án đầu tư.
Ví dụ: bạn có một số vốn nhàn rỗi $10,000 và đang cân nhắc giữa việc gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất 10%/năm hoặc mở một cửa hàng tạp hoá. Lúc này để so sánh giữa hai phương án, bạn có thể tính NPV của của phương án mở cửa hàng với tỉ lệ chiết khấu là 10% rồi so sánh với NPV của phương án gửi tiền vào ngân hàng.
Trước đây mình có mày mò làm cai' bảng EXCEL về các chỉ số của dự án.
Các công thức tính các chỉ số trong bảng mình lập theo kiến thức được học chứ không dùng hàm có sẵn trong excel. thực sự không biết có áp dụng được nhiều không nhưng nếu dùng để báo cáo nhanh thì rất hiệu quả (Sếp đưa tài liệu chỉ cần 5phút sau là có thể báo cáo sơ bộ rồi...nể chưa :D) xin mạn phép post nên để các pác cho ý kiến....
Nguyentheanh: "Khấu hao là việc trích doanh thu để bù lại chi phí đã bỏ ra cho việc đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị (Tài sản cố định) chứ không phải nó nằm trong khoản doanh thu..."
Khấu hao có thể là một phần trong doanh thu ( Bởi do cách hạch toán giá vốn hàng bán của mỗi người).
Về bản chất thì KH ko đc cộng vào dòng tiền như bạn nguyentheanh nói. Tuy nhiên nó vẫn thể hiện ( Nhưng bị triệt tiêu) tùy theo quan điểm của người lập dòng ngân lưu theo Phương Pháp Trực Tiếp, hay Gián tiếp. Và Phân tích dự án trên quan điểm Tổng Đầu Tư hay Quan Điểm Chủ Sở Hữu để xác định cả chi phí lãi vay nữa.
Võ Kim Thúy
Tôi đang rất bí về các văn bản hướng dẫn lập dự toán cho công trình xây dựng viễn thông. Bạn có văn bản nào mới cho tôi xin với nhé.
Xin cảm ơn.
Trong phân tích dự án ngoài các chỉ tiêu: NPV, IRR bạn nên phân tích độ nhạy và chỉ số sinh lời B/L nữa đó là 4 tiêu chí cần để phân tích dự án- bạn có thể tham khảo cuốn Chương trình dự án phát triển kinh tế xã hội- khoa Kế hoạch phát triển - ĐH KTQD viết. Chúc bạn thành công
Mình có bài tính hiệu quả kinh tế dự án đầu tư nhà máy SX gạch tuynel, các bạn cùng chia sẻ và cho ý kiến đóng góp nhé (có thể liên lạc theo hungidc2000@yahoo.com). Cảm ơn!
các thành viên cho tôi hỏi dòng tiền tính NPV, IRR, T bao gồm những khoản nào?
NPV: Giá trị hiện tại thuần của một DA, được định nghĩa là giá trị có được bởi chiết khấu với một lãi suất không đổi và cho từng năm, sự chênh lệch của tất cả các dòng tiền ra vào xuyên suốt thời gian của DA (Net Present Value- NPV) Công thức tính toán: NPV= NCFo+(NCF1 x a1)+(NCF2 x a2)+...(NCFn x an) .Trong đó: NCFn là dòng tiền hàng năm của một DA trong năm n=1,2..j, và an là thừa số chiết khấu trong các năm tương ứng có quan hệ với tỷ lệ chiết khấu áp dụng trong phương trình an=(1+IRR)-n
Các thừa số chiết khấu (an) có thể tra bảng Hệ số chiết khấu của một dòng tiền đơn.
IRR: Tỷ suất hoàn vốn nội tại là tỷ lệ chiết khấu tại đó giá trị hiện tại của dòng tiền vào tương đương với giá trị hiện tại của dòng tiền ra , IRR biểu diễn tính sinh lợi của DA.
T: là thời gian thu hồi vốn hay còn gọi là thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết để thu hồi toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu từ các dòng tiền tích lũy kiếm được từ DA
Như vậy như bạn hỏi dòng tiền để tính NPV, IRR, T là dòng tiền đầu tư vào dự án hàng năm và tổng vốn đầu tư của toàn bộ DA (Tổng cộng từ dòng tiền đầu tư hàng năm vào DA)- Nếu bạn học KT rồi thì không cần phải giải thích đến vậy- Thông cảm nhé.
Dòng tiền tính NPV, IRR, R như bạn nói bao gồm tất cả các khoản thu chi trong các năm vận hành của Dự án:
- Các khoản chi (bao gồm cả vốn đầu tư ban đầu-TMĐT- được quy ước bỏ ra ở năm 0 của dự án):
+ Chi phí nguyên vật liệu, năng lượng và điện nước trong các năm vận hành
+ Chi phí trả lương cố định; lương biến đổi, lương khoán trong các năm vận hành
+ Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng; thuê đất (nếu có) trong các năm vận hành
+ Chi phí quản lý và chi phí khác
+ Chi phí trả lãi vay
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Các khoản thu chính là doanh thu từ các sản lượng tiêu thụ được của dự án trong các năm vận hành (sản lượng tiêu thụ này tỉ lệ với công suất hoạt động trong các năm vận hành của DA).
Để hiểu rõ thêm về biểu đồ dòng tiền tệ và cách tính NPV, IRR, R bạn có thể tham khảo một số bài viết tại đây.
PP là một tiêu chí mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng quan tâm khi tiến hành đánh giá dự án. Mình xin trình bày một phương pháp tính toán PP bằng các các phép toán học căn bản và phép logic if
+ Tính toán FV lũy tiến: FVlt (t)=FVlt(t-1)+FV(t)
+ Hàm gán giá trị: dựa vào nguyên tắc FVlt (t) <0 gán giá trị 0, FVlt(t)<1 gán giá trị FVlt (t)/FV (t), else gán trị 1
+ PP =N- sum (hàng hoặc cột gán giá trị), với N là dòng đời dự án
(Nếu tính toán PP không chiết khấu thì sử dụng dòng ngân lưu thuần, nếu tính PP có chiết khấu thì sử dụng dòng ngân lưu thuần và suất chiết khấu)
File excel ví dụ
Đính kèm 16162
Các bạn tính dự án chỉ có 1 năm xây dựng nhưng đối với dự án xây dựng > 1 thì cách tính có khác đi không.
File mình gửi kèm thì đối với NPV thì mình tay thấy khớp với bằng hàm nhưng tính IRR thì phải ghép năm xây dựng 1 vào năm 2.
Các bạn có thể kiểm tra dùm mình
phân tích tài chính
Tôi đang lập dự án đầu tư cung cấp nước sạch nhưng tói phần đánh giá hiệu quả kinh tế. Các bạn giúp tôi phần tính các chỉ số để đánh giá nhé. Cảm ơn!
Nếu bạn cần giúp đỡ hoặc trao đổi thì có thể gửi mail đến
levu.ise@gmail.com
Mình đã xem file bạn tính bằng tay và cả bằng hàm trong excel, 2 kết quả giống nhau nhưng không đúng. Mỗi dự án chỉ có 1 năm số 0 nên bạn không nên gôp 2010 và 2011 vào 1 năm số 0 sẽ dẫn đến kết quả thiếu chính xác.
Bạn nên chọn năm 2010 làm năm số 0 và tính toán như bình thường, kết quả sẽ là NPV = 58,423
IRR = 10.45%
Trong một số trường hợp nếu đầu tư phân đoạn trong nhiều năm, thì khi tính IRR bạn có thể có nhiều kết quả khác nhau. Lúc này bạn sẽ kiểm tra lại để lựa chọn một IRR hợp lý.
r1, r2 là các giá trị bạn đưa vào sao cho r2<r1 và NPV1<0 và NPV2>0 để tính IRR thôi
Có bác nào biết cách dùng data Table để phân tích độ nhạy trong thẩm định dự án đầu tư thì chỉ em với.
Mọi người cho mình biết công thức tính cashflow để tính IRR dự án và IRR chủ đầu tư nhé (giả sử 70% vốn vay). Xin cám ơn