Khi nghiệm thu công tác bê tông đổ tại chỗ. Ngày ký biên bản nghiệm thu là ngày đổ bê tông ( ngày lấy mẫu bê tông ) hay là sau 7 hoặc 28 ngày sau khi có kết quả nẽn mẫu bê tông.:)
Xem bảng in
Khi nghiệm thu công tác bê tông đổ tại chỗ. Ngày ký biên bản nghiệm thu là ngày đổ bê tông ( ngày lấy mẫu bê tông ) hay là sau 7 hoặc 28 ngày sau khi có kết quả nẽn mẫu bê tông.:)
The mình ngày ký nghiệm thu là ngày đổ bê tông chứ không phải là ngày sau khi có kết quả lấy mẫu bê tông 7 hay 28 ngày.
Nếu người giám sát (TVGS hay CĐT) kiểm tra thấy rằng nhà thầu đã tuân thủ theo đúng quy trình quy phạm và đảm bảo các điều kiện khác (thời tiết, mặt bằng, công tác chuẩn bị...) trong công tác đổ bê tông thì sản phẩm sẽ đạt chất lượng theo yêu cầu, các mẫu thí nghiệm lấy trong ngày là sự chứng minh sản phẩm đã đảm bảo cấp phối theo tiêu chuẩn quy định của công trình.
Ví dụ : theo quy định hiện hành thì các bộ phận che khuất của công trình phải được nghiệm thu trước khi thực hiện các công việc tiếp theo, nếu đổ bê tông móng hay đài móng để sau khi có kết quả thí nghiệm sau 7 hoặc 28 ngày mới ký biên bản nghiệm thu thì chả lẽ trong thời gian đó chúng ta không làm gì!? (xây cổ móng hay các công việc khác cần tiến hành sau đổ bê tông móng).
Mời các bạn cho ý kiến đóng góp thêm!:beat:
Theo tôi thì ngày ký biên bản nghiệm thu công tác đổ bê tông tại chỗ là ngày đổ bê tông.
Ngày đổ bê tông hiển nhiên là ngày lấy mẫu thí nghiệm rồi. Sau khi thí nghiệm nén ép mẫu BT với cường độ 3, 7 , 28 ngày. khi đó kết quả thí nghiệm đó nếu đúng mới làm căn cứ để ký BB hoàn thành hạng mục xây lắp.
Thực tế nếu ép mẫu BT tại 3 ngày và 7 ngày không đạt thì 28 ngày cũng chẳng đạt.
Tóm lại: Chiểu theo ND209 CP thì ngày đổ BT là ngày nghiệm thu công tác đổ bê tông.
Em chứ hiểu công tác đổ bê tông là thế nào, nếu là công tác Bê tông thì Em có ý kiến khác, nếu giả sử đổ bê tông cột chẳng hạn mà các kết quả thí nghiệm đều không đạt thì thế nào? nếu trong qua trình đổ cột bị chuyển vị lớn hơn sai số cho phép.... Các bác vẫn nghiệm thu à, vì ký biên bản vào ngày đổ BT rồi còn gì!! Theo em nên nghiệm thu làm hai lần: Kiểm tra sau khi tháo dỡ VK (chỉ ghi nhật ký công trình), Ký biên bản nghiệm thu khi KQ thí nghiệm đạt cường độ theo quy định (ký biên bản NT công tác bê tông)
Bạn cần phân biệt :
- Nghiệm thu cho phép đổ BT : tức là nghiệm thu cofage và cốt thép, cấp phối Bt trước khi đổ , biên bản NT phải ký vào ngày đúc BT hoặc trước đó.
- Nghiệm thu chất lượng bê tông hoàn thành : Phải có kết quả nén, khoan mẫu BT đạt mác thiết kế , thì mới ký biên bản NT chất lượng bê tông hoàn thành .
- Khái niệm nghiệm thu công tác đổ bê tông thì chưa chính xác vì công tác đổ bê tông có gì đâu mà nghiệm thu?
Nói như lekhoa_da thì mỗi lần nghiệm thu bê tông (ví dụ: BT móng, sàn, cột) phải chờ đủ 28 ngày mới cho thi công công việc tiếp theo à? vì theo qui định phải nghiệm thu xong công việc này mới cho phép triển khai công việc tiếp theo nó (những công việc liên quan đến quy trình, trình tự). Mẫu thí nghiệm chỉ là việc kiểm tra xác xuất với tỷ lệ rất nhỏ, không thể đại diện chất lượng cho toàn bộ cấu kiện, nhiều trường hợp mẫu thí nghiệm đạt những toàn bộ cấu kiện có đạt đâu (mẫu dưỡng hộ trong ĐKTC). Vì vậy theo tôi nghiệm thu bê tông phải căn cứ vào:
+ Độ sạch cốt liệu
+ Tỷ lệ cấp phối;
+ Biện pháp thi công, dưỡng hộ, quá trình thi công;
+ Kết quả thí nghiệm (tham khảo, kiểm tra);
Chính vì vậy theo quan điểm của mình thì căn cứ vào 3 điều kiện đầu tư vấn có thể ký nghiệm thu ngay sau khi đổ bê tông. Nếu 3 điều kiện đạt chắc chắn điều kiện thứ 4 sẽ đạt (trừ trường hợp đặc biệt, mẫu vất lăn lóc không được dưỡng hộ theo tiêu chuẩn).
--------------------
- Muốn thi công công việc tiếp theo thì căn cứ vào kết quả nén 7 ngày rồi dùng công thức tính toán, có thể dự đoán kết quả 28 ngày .
1/Độ sạch cốt liệu và tỷ lệ cấp phối giám sát phải kiểm tra trước khi cho phép đúc bê tông . Đổ bê tông trộn sẵn sao kiểm được lúc đúc?
2/ Biện pháp thi công bảo dưỡng là bắt buộc theo tiêu chuẩn.
- Còn kết quả thí nghiệm là cơ sở để ký nghiệm thu chất lượng bê tông(dĩ nhiên (1&2) phải đạt yêu cầu.
- Căn cứ vào 3 điều kiện ban đầu (nói như hongngan99) là đủ điều kiện để ký nghiệm thu chất lượng là tiền kiểm, còn hậu kiểm thì bỏ trốngnhưng vậy là ăn gan cọp, hihi, mình không dám ăn gan cọp đâu :))
Trước hết tùy theo kết cấu, thiết kế mac thiết kế của bê tông mà quy định tuổi 28 ngày, 90 ngày ...
Tại điều 4 nghị định 209 thì kết quả thí nghiệm nén mẫu tại tuổi theo mac thiết kế của bê tông là một trong những căn cứ để chuyển bước thi công. Tuy nhiên vẫn có thể cho phép nghiệm thu để chuyển bước thi công khi bê tông chưa đủ tuổi quy định theo mac thiết kế nhưng đã đạt các thông số thí nghiệm ở tuổi 3 ngày, 7 ngày ...phù hợp với quy đổi tỷ lệ phần trăm mac bê tông ở tuổi theo mác thiết kế. Trong trường hợp này, việc cho phép nghiệm thu chuyển bước thi công do chủ đầu tư quyết định dựa trên đề xuất chuyên môn của thiết kế hoặc điều kiện kỹ thuật thi công và nghiệm thu của công trình. Tuy nhiên, việc thí nghiệm kiểm tra kết quả nén mẫu bê tông ở tuổi mác thiết kế vẫn là căn cứ pháp lý cuối cùng để kết luận cường độ bê tông có đạt mác thiết kế hay không để nghiệm thu chính thức bộ phận, hạng mục công trình, công trình hoàn thành.
Và như vậy, ngày nghiệm thu kết cấu bê tông đổ tại chỗ không thể là ngày đổ bê tông tại chỗ được vì chưa có đầy đủ cơ sở để nghiệm thu.
Mình xem lại điều 4 trong 209 không có qui định này. Trong căn cứ để nghiệm thu công việc có căn cứ vào kết quả kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng. Thí nghiệm kiểm tra cường độ của bê tông cũng là một căn cứ để nghiệm thu, nhưng để nghiệm thu cấu kiện, bộ phận. Theo tôi nên tách ra làm hai lần nghiệm thu:
Lần 1: nghiệm thu công tác đổ bê tông ký ngay sau khi đổ bê tông (lập biên bản riêng);
Lần 2: nghiệm thu cấu kiện bê tông (hoặc nghiệm thu bê tông) phải chờ khi tháo cốp pha và có kết quả thí nghiệm cường độ, lúc đó kiểm tra, nghiệm thu (lập biên bản riêng).
Theo quan điểm của tôi là vậy, các bạn cho ý kiến tiếp nhá.
Nghiệm thu bê tông tại chỗ , thông thường được tiến hành theo các bước :
1.Trước và trong khi đổ : Lập các biên bản kiểm tra cốt liệu, cấp phối, độ sụt....
- Biên bản kiểm tra cốt liệu , cấp phối bê tông, độ sụt... ( nếu trộn tại hiện trường)
- Biên bản kiểm tra xuất xứ, độ sụt... ( nếu bê tông trộn sẵn)
2. Sau khi đổ :
Sau khi kết thúc đổ, nhà thầu tiến hành bảo dưỡng, tháo cốp pha và có kết quả thí nghiệm ( có thể là 3 ngày, 7 ngày...) tiến hành lập biên bản nghiệm thu kết cấu , cấu kiện bê tông.
Công tác nghiệm thu bê tông được tiến hành tại hiện trường trên cơ sở các hồ sơ:
- biên bản nghiệm thu cốt thép trước lúc đổ bê tông;
-các chứng chỉ và kết quả thử mẫu, thí nghiệm tại hiện trường;
-kích thước hình học kết cấu, các chi tiết đặt sẵn so với thiết kế;
-bản vẽ hoàn công có ghi đầy đủ các thay đổi thiết kế;
-các biên bản ngiệm thu phần khuất, kể cả nền móng;
-sổ nhật ký công trình.
Như vậy, không thể nghiệm thu bê tông ngay sau khi đổ bê tông được.
Chúng ta cần phân biệt giữa việc kiểm tra và nghiệm thu.
Kiểm tra chất lượng thi công bê tông bao gồm:
-kiểm tra các khâu lắp dựng đà giáo, cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông, dung sai của kết cấu công trình.
- Kiểm tra Ván khuôn đà giáo, lắp đặt cốt thép.
- kiểm tra vật liệu thiết bị, quy trình sản xuất, độ sụt ....
Mình có ý kiến tiếp thế này :
- Không có biên bản nghiệm thu công tac đổ bê tông, vì "hành động" đổ Bt có gì đâu mà nghiệm thu., chỉ có nghiệm thu cho phép đúc Bt, và nghiệm thu chất lượng Bt hoàn thành thôi.
- Coffage, đà giáo là phải nghiệm thu, chứ không thể gọi là kiểm tra.
- Kiểm tra độ sụt, chứ không nghiệm thu độ sụt
- Một số việc bạn không thể kiểm tra được ví dụ như quy trình sản xuất bê tông của nhà máy, chẳng hạn như của Mekong, lephan,...Nếu bạn yêu cầu kiểm tra quy trình của họ thì sẽ bị từ chối vì lý do:
- Bí mật quy trình công nghệ,
- Họ cũng có thể cho rằng bạn biết gì đâu về quy trình sản xuất BT mà kiểm tra họ.
Đối với BT trộn sẵn, bạn chỉ có thể yêu cầu họ công bố cấp phối của họ, đồng thời bạn có thể lấy mẫu trong mẽ trộn tại nhà máy để nén thử trước khi cho phép họ cung cấp BT cho dự án của họ.
Mình chia sẽ một câu chuyện có thật :DDạo nọ, Trung tâm Y khoa nọ tại Tp.HCM nhập một máy chụp cắt lớp CT về, cũng có ban bệ QLDA hẳn hoi. Một thành viên BQLDA đề nghị đưa máy CT đến một trung tâm X để kiểm tra xem nó có phải là hàng mới và tốt không. Ông giám đốc mới nói là : Máy CT này từ trước giờ VN chưa có, đem qua TT X thì sao họ biết được thế nào mới và cũ, sao họ kiểm tra được nó thế nào, lở họ tháo ra, ráp vô còn dư mấy con ốc vít là tiêu mất triệu USD của tui,..hihi.
1. Trong một công tác (chẳng hạn như cofa và giàn giáo) thì có cả kiểm tra lẫn nghiệm thu. Bạn tham khảo tiêu chuẩn TCXDVN 4453-1995 Kết cấu BT và BTCT toàn khối-QUi phạm thi công và nghiệm thu.
2. Bạn xem mục 7.1 và 7.2 tiêu chuẩn TCXDVN 4453-1995 Kết cấu BT và BTCT toàn khối-QUi phạm thi công và nghiệm thu sẽ rõ.Trích dẫn:
3.5. Kiểm tra và nghiệm thu công tác lắp dựng cốp pha và đà giáo.
3.5.1. Cốp pha và đà giáo khi lắp dựng xong được kiểm tra theo các yêu cầu ở bảng 1, các sai lệch không vượt quá các trị số ghi trong bảng 2.
3.5.2. Việc nghiệm thu công tác lắp dựng cốt pha đà giáo được tiến hành tại hiện trường, kết hợp với việc đánh giá xem xét kết quả kiểm tra theo quy định ở bảng 1 và các sai lệch không vượt quá các trị số ghi trong bảng 2.
Có ngiệm thu công việc xây dựng đấy bạn à. Cần phân biệt giữa nghiệm thu từng công việc xây dựng và nghiệm thu bộ phận xây dựng.
Không những chỉ có nghiệm thu chất lượng sản phẩm bê tông mà còn phải kiểm tra chất lượng thi công bê tông bao gồm các khâu: Lắp dựng cốp pha đà giá, cốt thép, chế tạo hỗn hợp bê tông.
Nếu chỉ đơn giản nghiệm thu chất lượng bê tông hoàn thành thì trong khi nhà thầu đổ bê tông, cán bộ giám sát đã được đi uống bia rồi!
1.Nghiệm thu là hành động sau và bao trùm hành động kiểm tra, do bạn nói là ở mục trước chỉ kiểm tra đà giáo, coffage, không thấy nói đến nghiệm thu. Cho nên mình góp ý thêm cho rõ , kẻo em út nó hiểu lầm, khi đi giám sát chỉ kiểm tra coffage, đà giáo mà không nghiệm thu. Chẳng hạn, giám sát xuống công trình, nói là chỉ kiểm tra coffage thui, hông có ký nghiệm thu coffage, hic, tội nghiệp nhà thầu lắm.:((
2 . Mình đang nói tới cái biên bản nghiệm thu công tác đúc bê tông, đâu có liên quan gì đến đến chuyện giám sát đi uống bia khi nhà thầu đúc bê tông đâu. Rõ ràng mục 7.1 và 7.2 TCVN 4453 do bạn trích dẫn, chỉ có kiểm tra chế tạo hổn hợp bê tông , chứ có nói từ nào là nghiệm thu đâu?:D.
3. Phải nói là kiểm tra công tác đổ bê tông tại hiện trường thì phù hợp hơn là lập cái biên bản nghiệm thu công tác đổ bê tông , vì hành động " đổ bê tông" tức là có cái vòi phun bê tông xuống sàn, công nhân lấy xẻng, cào cào, hay là CN trộn, xào qua xào lại, xúc đổ hoặc hành động nào đó tương đương; thì hành động đó có gì để nghiệm thu ? Các bạn thử cho ý kiến đi? Nghiệm thu gì ở hành động "đổ BT"
Hành động " đổ bê tông" như bạn nói đó là cả một quá trình thi công: từ vật liệu, cấp phối, trộn, đổ, đầm, bảo dưỡng, quá trình thi công của nhà thầu đấy bạn à. Bạn coi chỉ là một hành động đơn thuần " súc sẻng bê tông đổ toẹt xuống". Mình không đồng ý với quan điểm này.
Biên bản nghiệm thu bê tông mình thường chia ra như sau:
- Biên bản nghiệm thu cốt thép.
- Biên bản nghiệm thu cốp pha.
- Phiếu (hoặc BB) theo dõi công tác đổ bê tông.
- Phiếu lấy mẫu.
4 cái trên cùng 1 ngày.
- Biên bản nghiệm thu bê tông mác.... (kết cấu gì đó)
Cái này thì sau 7 ngày.
- Tôi khẳng định trao đổi luôn trích dẫn đúng từng ý kiến của bạn, chứ tôi không chơi "trích đoạn", vì chỉ có trao đổi đúng và thẳng vào trọng tâm thì mới đáng để chúng ta ở đây trao đổi học hỏi lẫn nhau, mới hiện rõ ràng cái vấn đề quan tâm, giúp chúng ta gạn lọc ,làm kinh nghiệm trong công tác hiện thực.
- Còn nói gì , viết gì thì phải có chứng minh hay dẫn chứng , chứ nói chung chung " là bạn chưa đọc và hiểu kỹ bài của mình trước khi trả lời rồi- , thì tôi nghĩ không phải là trao đổi, hay tranh luận, hãy phân tích từng ý kiến cụ thể của nhau, chỉ ra những chổ sai chổ đúng, thiếu đủ thì mới gọi là tranh luận.
- Trong xuyên suốt đề tài này, tôi nghĩ tôi đã phân tích rõ ràng, còn ý kiến mỗi người khác nhau thì tùy thôi. Chứ nói như kiểu hongngan99 : đổ BT là hành động hệ thống bao gồm nhiều công tác.... như bạn nói, thì mình cho là không phù hợp, vì theo mình: nói và viết thì phải chính xác, chứ không diễn giãi theo kiểu bạn được.
đúng là phải nhìn nhận lại khái niệm kiểm tra và nghiệm thu.theo tôi nếu chờ kết quả thí nghiệm bê tông( ít nhất là 3 or7 ngày) mới nghiệm thu và cho triển khai công việc tiếp theo thì rất ảnh hưởng đến tiến độ.vì vậy ta sẽ tiến hành nghiệm thu " hình dáng, kích thước hình học; bề mặt bt " trước, đạt yêu cầu thiết kế vẫn chuyển bước thi công và yêu cầu sau khi có kết quả thí nghiệm mới có bb nghiêẹ thu bt
Tôi đồng ý với ý kiến là biên bản nghiệm thu bê tông cùng ngày với biên bản lấy mấu bê tông vì: Trong quá trình thi công nếu là bê tông thương phẩm thì đã có chứng nhận xuất xưởng ( tất nhiên là phải có người kiểm tra ở trạm trộn ) và đối với bê tông thủ công thì có tỷ lệ cấp phối bê tông tại công trường để cho anh em trộn đúng cường độ cho nên chuyện chờ kết quả thí nghiệm ép mẫu đật cường độ rồi mới ký biên bản nghiệm thu đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo là không đúng ( 209 ).các bác cho ý kiến
Theo tôi biết, nghiệm thu là như sau:
- Nghiệm: Kết quả cuối cùng
- Thu: Chứng nhận cái kết quả cuối cùng đó.
Như vậy, đối với công tác nghiệm thu đổ bê tông, tôi thấy còn nhiều bất cập (theo 209), bởi vì:
Thứ nhất, đối với công những công trình đòi hỏi tiến độ thi công gấp rút thì nghiệm thu bê tông sau khi có kết quả nén mẫu bê tông là vô lý, bởi vì như thế thì không bao giờ đạt được kết quả đề ra.
Thứ hai, nếu các bạn nói đổ bê tông chỉ cần kiểm tra thì cũng không đúng, vì trong Nghị định 209 không hề có khái niệm kiểm tra công việc, như vậy biên bản kiểm tra không có tác dụng khi thanh quyết toán v.v....
Theo tôi, đối với công việc đổ bê tông thì nên ghi vào nhật ký thi công công trình, trong đó giám sát thi công và nhà thầu thi công ghi nhận với nhau công việc đổ bê tông là đạt yêu cầu so với thiết kế và tiêu chuẩn chuẩn quy phạm hiện hành và giám sát cho phép triển khai công việc tiếp theo. Và chờ khi có kết quả thí nghiệm của bê tông thì có thể nghiệm thu (nếu R7 thì có thể nội suy cường độ, tốt nhất là chờ R28).
Vì sao lại phải như thế, theo tôi, công tác nghiệm thu bê tông rất phức tạp. Bởi vì trong quá trình đổ bê tông còn rất nhiều điều phải lưu ý. Nếu tôi là TVSG tôi cũng không bao giờ nghiệm thu khi chưa có kết quả thí nghiệm. Nếu không, sẽ rất dễ ngồi nhà đá . Hi hi....
Xin các bạn có ý kiến
Đây là chủ đề thật sự sôi nổi nếu không tham gian thì quả là uổng phí: tôi xin đưa ra một số ý kiến thảo luận:
Công tác nghiệm thu BTCt toàn khối trong tiêu chuẩn TCVN4453:95 cũng có nói đến công tác nghiệm thu này. Nghiệm thu BT như theo tiêu chuẩn này thì phải có đầy đủ các tài liệu liên quan.
Đổ bê tông chỉ là một phần nằm trong hạng mục nghiệm thu bê tông thôi
Theo tôi nên phân biệt như sau:
Bước 1: Các biên bản chuẩn bị như sau :
- Nghiệm thu cốt thép
- Nghiệm thu ván khuôn
Bước 2 : Triển khai đổ bê tông
- Biên bản xác định thành phần cấp phối bê tông (có thể có)
- Biên bản đúc mẫu bê tông
Bước 3: Các chứng chỉ chất lượng
- Kết quả nén mẫu bê tông ( 3 ngày , 7 ngày, 28 ngày)
Tùy theo tính chất của bê tông mà ép mẫu
Ví dụ:
Đổ bê tông cốt thép từng đợt thì ép mẫu R3 để quy đổi sang R28 để có thể triển khai tiếp công việc đợt tiếp theo. Sau khi đến đợt đổ cuối thì ép mẫu R7 (R28), có kết quả đạt thì ký Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình
Nếu loại bê tông chỉ đổ 1 lần xong là hoàn thành thì ép mẫu R 7 hoặc R28, sau khi có kết quả thì ký biên bản hoàn thành bộ phận công trình
MÌnh thì quan niệm thế này: Công việc xây dựng là tất cả những việc ta làm trên hạng mục/công trình nào đó. Nhưng thế thì nhiều lắm phải không ạ?! Nên tuy thuộc vào từng hạng mục, từng yêu cầu kỹ thuật..... mà phân ra các công việc sao cho cô đọng, súc tích nhất. Mình thì cứ đơn giản thế này: Các công việc nào có trong đầu mục dự toán (hoặc theo hợp đồng) thì mình cho nó là một công việc chính và lập biên bản nghiệm thu cho nó, những vấn đề khác chỉ là các yêu cầu kỹ thuật thì mình lập phiếu, hoặc biên bản kiểm tra, hoặc ghi nhật ký coi như nó là phụ lục kèm theo biên bản nghiệm thu công việc chính kia.
Cái khó là, mình công nhận việc ghi nhận ngày tháng nghiệm thu công tác bê tông là rất phức tạp (Chưa nói tới nó còn liên quan đến thời điểm thanh toán-Cực kỳ phức tạp khi mà giá cả thị trường luôn biến động từng ngày). Đúng qui trình thì chậm tiến độ, đẩy nhanh tiến độ thì hồ sơ lại lộn mùng. Có lẽ lúc này vai trò của TVGS, chủ đầu tư phải cực cao, phải quyết và chịu trách nhiệm. Phải Quyết định lấy R3, R7... làm yếu tố để quyết định cho phép thi công giai đoạn tiếp theo, R28 lầ yếu tố không thể thiếu khi nghiệm thu đưa vào sử dụng, chứng nhận chất lượng ....
Đây là yếu tố rất hay gặp phải trong thực tế xây dựng, do đó, các bác nào mà có làm công tác tư vấn, cán bộ CDT.... khi soạn thảo chỉ dẫn kỹ thuật nên lưu ý, chỉ dẫn cụ thể dể công tác hồ sơ sau này đỡ bùng nhùng nhé.
Tới đây thì vấn đề đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai khi R28 không đạt (Súng bắn cũng không đạt, khoan lấy mẫu cũng không đạt....), hoặc sự cố sảy ra (loại trừ yếu tố bất khả kháng).....
MOng mọi người cùng thảo luận tiếp nhé!
Tôi nghĩ các bạn chưa gặp các trường hợp đơn vị thi công 7-10 ngày 1 sàn. Nếu đợi R28 thì làm sao có thể thi công được.
Với những trường hợp này thì R7 phải đạt được R thiết kế. Như vậy thì chúng ta không phải chờ R28 nữa.
Trường hợp của bạn thì tôi cũng đã gặp, có khó gì đâu, chỉ là đối với một số kết cấu đặc thù phải dùng phụ gia đông kết nhanh nếu không để thời gian ' chờ' của công việc quá lâu, nhưng quy trình kiểm tra vẫn giữ nguyên đấy bạn ah, Phải đợi đến R28 đạt kết quả đã mới lập BB nghiệm thu còn, R7 nếu đạt thì cho thi công tiếp còn không đạt thì có thể lấy R14 nếu đạt trên 85% cường độ thì có thể coi như tạm tin tưởng còn không thì vẫn không thể thi công tiếp đc. Các bác đừng có gấp mà rồi ' Lật đật thì trật ra ngoài ' đấy, nói chung cái R7 bạn đưa ra chỉ mang ý nghĩa tham khảo, BBNT vẫn phải đợi đủ R28
Thường lấy mẫu bêtông theo khối vuông cạnh 15x15x15 tùy theo Mac thiết kế và để đủ 28 ngày, nhưng nếu dùng phụ gia đông kết nhanh thì nén mẫu R7 ngày là đủ cường độ, sau đó kiểm tra thêm R28 ngày nữa ! Biên bản nghiệm thu lấy mẫu bêtông theo từng tổ mẫu/cấu kiện gồm có số hiệu mẫu ,ngày lấy,tên cấu kiện và có đầy đủ chữ ký của đại diện A Và B !
Xin hỏi các anh có khi nào khi có kết quả thí nghiệm lại không đạt thì xử lý thế nào?
Thì đập bỏ chứ còn thế nào nữa.
Mấy bác thảo luận sôi nổi quá, làm cho em cũng hoang mang theo dù đã trải qua khong biết bao lần nghiệm thu rồi đổ BT tại hiện trường. Thôi thì thế này, em nói cách em thường làm ở công trường để các bác xem liệu có ổn không, có gì thiếu sót thì chỉ vẽ thêm. Thường thì bọn em làm thế này
Bước 1 : Lập biên bản nghiệm thu ván khuôn cốt thép --> cho phép đổ bêtông:-w.
Bước 2 : Trong quá trình đổ BT thì có mấy cái như kiểm tra cấp phối (nhà thầu cung cấp BT thương phẩm cung cấp), chứng chỉ xuất xưởng (theo từng xe BT), kiểm tra độ sụt, đúc mẫu tại hiện trường, thời gian bắt đầu và kết thúc công tác đổ BT <-- Lưu ý tất cả những thứ này chỉ thể hiện qua nhật ký thi công và biên bản hiện trường thôi nhé:(.
Bước 3 : Sau 24h nghiệm thu bề mặt, kích thước hình học cấu kiện sau khi tháo dỡ ván khuôn (tùy cấu kiện mà cho tháo dỡ cái gì nhé, nhưng thường chỉ là cho phép tháo ván khuôn thành thôi) --> cho phép thực hiện công tác tiếp theo ngay (nếu không là nhà thầu nhảy lambada ngay cho mà xem:)))
Bước 4 : Chỉ khi nào có kết quả thí nghiệm nén mẫu mới lập biên bản nghiệm thu bêtông của cấu kiện đó --> không bao giờ em dám làm trái cái này.:-w
Còn cái này tối quan trọng, nếu không lập biên bản nghiệm thu kích thước hình học và bề mặt cấu kiện sau khi tháo dỡ ván khuôn và cho tiến hành công tác tiếp theo thì nhà thầu sẽ la làng, còn nếu lập biên bản mà lo ngại trách nhiệm thì thế này nhé, thực tế trong tất cả các biên bản nghiệm thu của bọn em luôn có kèm 1 câu :
"BIÊN BẢN NÀY KHÔNG GIẢI PHÓNG TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ THẦU ĐỐI VỚI BẤT KỲ KHIẾM KHUYẾT NÀO VỀ MẶT CHẤT LƯỢNG (NẾU CÓ) ĐƯỢC PHÁT HIỆN SAU THỜI ĐIỂM PHÁT HÀNH"=D>
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn lekhoa_da
- Chỉ có thể nghiệm thu cho phép đổ BT: Tức là nghiệm thu cofage và cốt thép, chất lượng và chủng loại của các loại cốt liệu, chất lượng và chủng loại xi măng, cấp phối bê tông và các điều kiện cần phục vụ cho công tác đổ bê tông. thực hiện đổ bê tông sau khi biên bản nghiệm thu được ký. Trong khi đổ bê tông phải đúc mẫu để thí nghiệm cường độ chịu nén của bê tông theo qui định
- Chỉ nghiệm thu công tác đổ bê tông khi có kết quả nén mẫu đúc hoặc mẫu khoan bêtông (Nếu có) và các yếu tố khác của sản phẩm bê tông như: kích thước hình học, vị trí định vị so với thiết kế (Mặc dù công việc này đã thực hiện khi nghiệm thu cho phép đổ bê tông. Nhưng trong qúa trình thi công có khi cũng sảy ra sai sót), chất lượng công tác hoàn thiện... Đảm bảo dúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế
- Trong khi chờ nghiệm thu bê tông nhà thầu phải bố trí thi công các phần việc khác cho hợp lý theo tiến độ thi công đã lập trước khi thi công
Mấy ông bàn đi bàn lại cuối cùng cũng chả giải quyết đc vấn đề gì?
khi trả lời tôi để nghị nói rõ bước làm, cách và trình tự, thủ tục làm; ví dụ 1,2,3.... như thế rõ ràng và người đọc hay là ng phản biện cũng nhanh chóng giải quyết vấn đề rõ ràng.....gà
Buồn quá!!!! bởi vì chẳng bạn nào chịu học và chịu đọc cả.
Ví dụ, để nghiệm thu được một cái sàn BTCT, bọn em thường làm những công việc sau:
1.1 NTNB cao độ, tim cốt
1.2 YCNT cao độ, tim cốt
1.3 NTCV cao độ, tim cốt
2.1 NTNB cốp pha dầm sàn
2.2 YCNT cốp pha dầm sàn
2.3 NTCV cốp pha dầm sàn
3.1 NTNB thép dầm sàn
3.2 YCNT thép dầm sàn
3.3 NTCV thép dầm sàn
4.1 NTNB vệ sinh dầm sàn
4.2 YCNT vệ sinh dầm sàn
4.3 NTCV vệ sinh dầm sàn
5.1 BB lấy mẫu BT
6.1 KQ thí nghiệm R7
7.1 NTNB BT dầm sàn
7.2 YCNT BT dầm sàn
7.3 NTCV BT dầm sàn
Như vậy sau khi có KQ R7 (gần như là đạt CĐ) là bên em đã ký BBNT bê tông rồi.
Chào các anh các chị, tôi đang thực hiện công tác quản lý 1 công trình thi công theo công nghệ bê tông đầm lăn. Hiện tại đập đã thi công được 1 thời gian, một số lớp đã đến tuổi 90 ngày. Theo yêu cầu của ĐKKT cần phải thực hiện khoan lấy nõn để tiến hành thí nghiệm các chỉ tiêu. Theo mọi người công tác này là trách nhiệm của Nhà thầu để khẳng định chất lượng hay là của Chủ đầu tư phải thuê 1 đơn vị khác để thực hiện. Xin nói thêm: trong quá trình thi công Nhà thầu đã tiến hành lấy mẫu đúc để kiểm tra cường độ ở các tuổi yêu cầu. Mong được mọi người chỉ giáo!
ặc
có điên mới đập bỏ, thách ông tư vấn nào dám đập bỏ đấy
nếu như cường độ R28 mà không đạt
thì phải thí nghiệm hiện trường : thử cường độ bằng súng, khoan cắt lấy mẫu về thí nghiệm...
nếu như cường độ thí nghiệm hiền trường cũng không đạt thì phải xem cường độ đạt được thế nào.
gọi mấy thằng thiết kế ra bảo nó tính toán lại, xem cường độ đó có đảm bảo chất lượng công trình không.
còn nếu mà thằng thiết kế kêu ko được, thì phải gọi anh chủ đầu tư ra : "báo cáo anh, tình hình nó thế ! anh cho em xin ý kiến chỉ đạo "
chứ lớ ngớ đập bỏ, có khi lại tự tay cắt... đấy