Bác nào chỉ dùm em trong bảng lương A1.8 hệ nhân công nhóm II, nhóm III khi nào thì áp dụng. Em chưa hiểu cách áp dụng bảng lương A1.8. Bác nào có toàn bộ bảng lương A1 post lên cho em nhé!
Em cám ơn nhiều!
Xem bảng in
Bác nào chỉ dùm em trong bảng lương A1.8 hệ nhân công nhóm II, nhóm III khi nào thì áp dụng. Em chưa hiểu cách áp dụng bảng lương A1.8. Bác nào có toàn bộ bảng lương A1 post lên cho em nhé!
Em cám ơn nhiều!
Xin gửi bạn bảng lương A1.8 và đối tượng áp dụng của nhóm I, II, III
Xin chỉ rõ cách áp dụng bảng lương A.1.
Nhân công Nhóm 1, 2, 3 được áp dụng cho nhưng nhóm ngành nào cụ thể và mở rộng
VD: nhóm 2 là nc xây dựng đường, vậy có áp dụng nhóm 2 cho xây dựng nhà được ko?
Bạn xem bảng phân nhóm lương A.1.8 Xây dựng cơ bản :
http://i335.photobucket.com/albums/m...omI-II-III.jpg
Ngành vật liệu xây dựng dùng chung bảng lương A.1.8 với nhân công ngành XDCB . Nhân công tham gia xây dựng nhà máy xi măng thì bạn phải tra ở nhóm ngành tương ứng với công việc của họ chứ không tính theo công trình của họ thi công là công trình gì.
Nhân công vật liệu xây dựng được phân làm 3 nhóm quy định trong Nghị định 2005/2004/NĐ-CP.
Xin các bác vài lời. Mình có công trình thủy điện chuẩn bị thi công các hạng mục đào móng thì nhân công lái xe lái máy thì thuộc nhóm II theo NĐ 205,tuy nhiên lái xe lái máy thi công công trình thủy điện thì có phải áp dụng nhóm III không hay cứ để nhóm II cũng được. Xin hỏi các bác 1 điều nữa là nhân công trong công tác khoan nổ mìn hố móng thì áp dụng bảng lương nào vậy ?
Mình đang làm một dự án đào một nhánh sông mới để nắn dòng nhưng mình đang rất lúng túng không biết nhân công trong các công tác đào sông thì thuộc nhóm nào? có thể áp dụng theo loại Công trình thủy (nhân công nhóm III) được không? Mong các bác giải đáp giùm.
Bạn tham khảo văn bản này của BNN xem, mình tải cái này từ VietlawTrích dẫn:
Mình đang làm một dự án đào một nhánh sông mới để nắn dòng nhưng mình đang rất lúng túng không biết nhân công trong các công tác đào sông thì thuộc nhóm nào? có thể áp dụng theo loại Công trình thủy (nhân công nhóm III) được không? Mong các bác giải đáp giùm.
Hiện tôi vẫn chưa có văn bản nào mới nói đến đề tài mà bạn cần. Chúng tôi làm thầu những gói thầu của BNN & PTNT quản lý thì vẫn xài cái này tuy nó cũ nhưng vẫn còn hiệu lực đấy bạn có thể search trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam. Tôi tra cứu thấy còn hiệu lực mới post lên. HiTrích dẫn:
Cám ơn bạn, nhưng mà văn bản này cũ quá rồi (từ năm 2000), bạn có văn bản nào mới hơn nói về vấn đề này không?
Trích dẫn:
Số hiệu112/ TT-BNN
http://qppl.quangngai.gov.vn/congbao.nsf/blank.gifNgày ký:06/11/2000
http://qppl.quangngai.gov.vn/congbao.nsf/blank.gifNgười ký: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phạm Hồng Giang http://qppl.quangngai.gov.vn/congbao.nsf/blank.gifTrích yếuThông tư hướng dẫn lập và điều chỉnh dự toán các công trình XDCB thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNN quản lý http://qppl.quangngai.gov.vn/congbao.nsf/blank.gif
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
http://qppl.quangngai.gov.vn/congbao.nsf/blank.gifPhần loại:Thông tư
http://qppl.quangngai.gov.vn/congbao.nsf/blank.gifHiệu lực:Còn http://qppl.quangngai.gov.vn/congbao.nsf/blank.gif
Bác hungvina16 ơi,
Thế nhân công tham gia việc lắp đặt gạch chịu lửa lò nung và sửa chữa bảo dưỡng lò nung được xem là nhân công xây dựng cơ bản phải không? Tuy nhiên, nhân công này được tính vào nhóm nào? Bậc nhân công được tính như thế nào? Bác có thể giúp chỉ rõ cho em được không?
Cảm ơn bác nhiều!
@ Về hiệu lực thông tư 112/2000/TT/BNN-XDCB:
Theo mình biết thì thông tư 112/2000/TT/BNN-XDCB hết hiệu lực ngày 1/1/2001 và được thay thế bằng TT 51/2001/TT-BNN-XDCB.
Thông tư 51/2001/TT-BNN -XDCB hết hiệu lực ngày 24/9/2005 và được thay thế bằng TT 54/2005/TT-BNN.
Thông tư 54/2005/TT-BNN hết hiệu lực ngày 11/8/2006 và được thay thế bằng TT 56/2006/TT-BNN
Thôgn tư 56/2006/TT-BNN cũng đã hết hiệu lực ngày 17/7/2007 và thay thế bằng TT 54/2007/TT-BNN.
Hiện nay thông tư 54/2007/TT-BNN còn hiệu lực.
@ Về nhân công lắp đặt gạch chịu lửa lò nung và sửa chữa bảo dưỡng lò nung:
Nếu là nhân công của đơn vị SX vật liệu tham gia thường xuyên vào quá trình vận hành sản xuất thì thuộc nhân công sản xuất vật liệu.
Nếu chỉ là công nhân của đơn vị ký hợp đồng sửa chữa lò thì thuộc nhân công XDCB.
Theo mình từ thay thế với hết hiệu lực thì hoàn toàn khác nhau.Trích dẫn:
@ Về hiệu lực thông tư 112/2000/TT/BNN-XDCB:
Theo mình biết thì thông tư 112/2000/TT/BNN-XDCB hết hiệu lực ngày 1/1/2001 và được thay thế bằng TT 51/2001/TT-BNN-XDCB.
Thông tư 51/2001/TT-BNN -XDCB hết hiệu lực ngày 24/9/2005 và được thay thế bằng TT 54/2005/TT-BNN.
Thông tư 54/2005/TT-BNN hết hiệu lực ngày 11/8/2006 và được thay thế bằng TT 56/2006/TT-BNN
Thôgn tư 56/2006/TT-BNN cũng đã hết hiệu lực ngày 17/7/2007 và thay thế bằng TT 54/2007/TT-BNN.
Hiện nay thông tư 54/2007/TT-BNN còn hiệu lực.
@ Về nhân công lắp đặt gạch chịu lửa lò nung và sửa chữa bảo dưỡng lò nung:
Nếu là nhân công của đơn vị SX vật liệu tham gia thường xuyên vào quá trình vận hành sản xuất thì thuộc nhân công sản xuất vật liệu.
Nếu chỉ là công nhân của đơn vị ký hợp đồng sửa chữa lò thì thuộc nhân công XDCB.
Trong thông tư 51 chỉ thay thế chứ không nói là hết hiệu lực Bộ nào cũng phải có công báo các văn bản hết hiệu lực.
Theo mình được biết thì nhóm mức lương được Bộ NN qui định trong TT112/2000 không còn hiệu lực nữa dù Bộ này không có thông báo VB hết hiệu lực. Thông tư này hướng dẫn TT02/2000 của BXD và các công trình chuyên ngành của Bộ NN thôi các bạn ạ. Vả lại qui định nhóm nhân công theo TT này áp dụng cho bảng lương A6. Mình đồng ý với ý kiến của bạn hungvina16.
nguyenmanhha ơi gửi cho tớ bảng lương A1.8 với, cám ơn bạn nhìu
Theo bảng lương A.1.8. Xây dựng cơ bản
Nhóm I có công việc thủ công
Nhóm II có xây dựng đường giao thông
Vậy theo các bác cho biết: công nhân lát vỉa hè (gạch tự chèm) là thợ thủ công có được thuộc nhóm II hay không?
Rất mong sớm nhận được sự giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn các bác.
1. Vấn đề của bạn: Nhân công lát gạch tự chèn (lát vỉa hè) được tính là nhân công lắp dựng cấu kiện ---> Nhóm I.
2. Thực ra, ngay bản thân tôi, làm thầu hay dự toán cũng theo thói quen là nhiều. Các bác thấy đấy, Ví dụ như là công trình thủy lợi chẳng hạn, đâu cứ phải thủy lợi là đưa vào nhóm III hết đâu, chẳng hạn:Nhân công cho công tác bê tông, cốp pha, cốt thép (của kè hay tràn xả lũ), vận chuyển vật liệu v.v..---->nhóm I.
Hay ví dụ như đường giao thông cũng thế, các công tác trên cũng là nhóm I. Chỉ có nhân công theo máy (như bạn chiết tính nhân công của đào nền đường, san đắp nền chẳng hạn thì mới là nhóm II thôi).
Còn công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp thì thông thường có mỗi nhân công lắp đặt thiết bị là nhóm II (mã nhân công trong ACITT là B33.60... , còn lại là nhóm I (mã nhân công A24.60..)
Nhiều khi, tôi hay bị đối tác bắt bẻ về loại nhân công này. Họ bảo Nhân công bê tông, thép nhưng là bê tông thép của công trình thủy lợi thì là nhóm III, mặc dù ND/2004-NĐ-CP đã quy định rõ. :(( (khổ thế chứ).
Cho mình hỏi chút các pác ơi
Các công trình phụ trợ để thi công công trình đầu mối thủy lợi như đê quay, kênh dẫn dòng, bóc màu bãi vật liệu, đường thi công thì áp dụng nhân công nhóm mấy trong bảng lương 8.1
Mình đang tính nhóm 3 nhưng bên thẩm tra yêu cầu tính nhóm 1
Theo LDC thì như thế này nhé:
- Đê quây, kênh dẫn dòng là thuộc loại công trình thuỷ lợi nên nhân công sẽ thuộc nhóm III
- Bóc màu bãi vật liệu làm thủ công nên thuộc nhóm I
- Đường thi công là loại hình công trình giao thông nên nhân công thuộc nhóm II
Có nhiều nhóm quá không khi mà bên thẩm tra yêu cầu chỉ tính nhóm I. Mọi người cho ý kiến.
Mình có ý kiến thế này
- Nếu bạn làm tách ra 3 file dự toán riêng thì áp dụng như bác Lang Du Ca
Tức là: Nhóm 1: Bóc màu bãi VL, Nhóm II: Đường thi công; Nhóm III: Đê quay, kênh dẫn dòng. Sau đó có 1 bảng tổng hợp 3 giá trị của 3 hạng mục trên
- Nếu lập tổng hợp vào 1 file thì đây là công trình thủy lợi, áp dụng nhóm III. TUy nhiên như vậy, bạn sẽ khó được chấp nhận!
Nếu là mình, mình sẽ tách ra 3 file!
cho mình tham gia với: mình làm dự toán giao thông, phần đường thì ok roài-cứ nhân công nhóm II mà fệt, nhưng đến phần cống-nhân công nhóm III. Trong khi xây dựng cống có phần đào đắp hố móng cống, xin hỏi NC trong trường hợp này là nhóm mấy, mình toàn fang nhóm II vào liệu có chính xác không hay fải nhóm III???
Thanks các bác rất nhiều...........
Có các trường hợp sau:
- Nếu đào đắp hố móng cống thi công bằng thủ công thì nhân công thuộc nhóm I
- Nếu thi công cống đi theo đường giao thông thì có thể xếp vào xây dựng đường giao thông, tức nhân công thuộc nhóm II
- Nếu xem xây dựng phần cống là xây dựng công trình ngầm thì nhân công sẽ thuộc nhóm III
Bạn thấy trường hợp nào là đúng? Theo LANG DU CA thì trưởng hợp thứ 2 - nhân công thuộc nhóm II có vẻ hợp lý hơn cả.
Lưu ý: Bạn chú ý đến ngôn từ khi viết bài thảo luận. Không được viết tắt kiểu như thay "ph" bằng "f" và không được sử dụng các ngôn từ chát chít gây mất thiện cảm như "roài", "fang", "fệt",...Xin cảm ơn!
vậy theo ý bạn thì tất cả nhân công thi công cống là nhóm II ah, vậy thì không ổn lắm, theo mình nghĩ chỉ có nhân công đào hố móng mới áp dụng đuợc nhóm II, còn lại NC đúc ống cống, bêtông móng, mố, lắp đặt, quét nhựa đường phòng nước... thì phải dùng nhóm III. Nhưng thằng ku bạn mình lại khăng khăng là tất cả phải dùng nhóm III. Đang phân vân quá, không biết thế nào là chuẩn nhỉ....:confused::-w:((
LANG DU CA đưa ra các nhóm lương để chúng ta tiếp tục bàn xem như thế nào là đúng nhé:
http://i335.photobucket.com/albums/m...omI-II-III.jpg
Bạn xem các công tác bạn liệt kê có thuộc công việc nào nhóm III không?
Theo mình không nên chia nhiều công tác để phân bua xem áp dụng hệ số nào như thế! Với trường hợp sẽ thành 2 trường hợp:
- Toàn bộ hạng mục đó dù có những công tác gì thì vẫn là HM đường giao thông: tính chung là nhóm II
- Công trình giao thông đó được chia 2 hạng mục:
+ HM đường giao thông file dự toán riêng: nhóm II
+ HM hạ tầng kỹ thuật file riêng: nhóm I
Các bác cho e hỏi: đắp đất lòng mố thì ấp dụng nhân công nhóm mấy, thi công 10m đường đầu cầu sau đuôi mố nhân công thuộc nhóm mấy ạ.
Lang thang thấy có topic này "khá quan trọng" nhưng bị "bỏ quên" trong khi có một số nội dung được nêu ra không thấy có người góp ý e rằng sẽ dẫn đến hiểu nhầm là những nội dung đó là đúng nên mạo muội thêm một số ý kiến để "rộng đường suy luận hơn" cho những ai quan tâm và tìm đến đúng topic này. Cụ thể
Tràn xả lũ thuộc "công trình đầu mối" của Thủy lợi thì phải nhóm III chứ; tách theo kiểu cứ "Nhân công cho công tác bê tông, cốp pha, cốt thép" ... là Nhóm I thì e không ổn...
Nếu "nhân công theo máy" mà bạn nói là lương thợ điều khiển thì nó nằm trong giá ca máy, đâu có tách riêng để phải quan tâm là nhóm mấy cho mệt
Còn nếu "nhân công theo máy" mà bạn nói là phần chi phí nhân công trong các công tác "...đào nền đường, san đắp nền ..." thì không rõ ý lắm bởi kể cả Nhân công cho công tác bê tông, cốp pha, cốt thép của Đường giao thông (như bê tông bó vỉa, đan rãnh ...) cũng phải tính là nhóm II
cái "ND/2004-NĐ-CP" mà bạn nêu là văn bản nào, bạn nói cụ thể để "chia sẻ" cái "khổ thế chứ" của bạn là như thế nào? Đành rằng không phải cứ nhân công của mọi công tác của công trình Thủy lợi đều là nhóm III, nhưng nếu bạn tách theo kiểu "Nhân công cho công tác bê tông, cốp pha, cốt thép (của kè hay tràn xả lũ)" là nhóm I thì "bị đối tác" bắt bẻ cũng là có cơ sở ...
Các bác chỉ tách nhân công ra làm hai phần: Một phần đào xây lắp và thi công bằng máy thì để NC nhóm II-còn đào thủ công thì để nhóm I- Vì khi tính chi phí chung ông nhân công đào đắp thủ công được tính lên mấy chục phần trăm cơ
Anh em cho hỏi thế nào là công trình đầu mối (vì đầu mối thủy lợi là nhân công nhóm III) cái này là cái kho khăn nhất. Mong anh em giúp tôi.
Cái này cũng còn tranh cãi nhiều lắm bạn. Nếu bạn muốn hiểu rõ nên tìm các tập tài liệu về tiêu chuẩn ngành thủy lợi thì sẽ hiểu cạn kẽ hơn. Ví dụ như cách phân loại công trình chẳng hạn. Còn đại loại công trình đầu mối thủy lợi như: Trạm bơm, cống lấy nước, cống xả, kênh xả ... Còn tùy thuộc cả vào chủ đầu tư nữa. CĐT mà đỉa quá thì cãi nhau còn lâu
Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến để anh em không hiểu nhầm.
Đây là nguyên tắc, đã được quy định. Nhân công cho tất cả các công tác thủ công bắt buộc phải sử dụng nhân công nhóm I. Nhân công cho công tác bê tông (dù là bê tông của đường giao thông hay của thủy lợi cũng phải sử dụng nhân công nhóm I). Không cớ gì mà cùng công tác thi công bê tông, nhưng của công trình dân dụng sử dụng nhóm I mà công trình giao thông lại sử dụng nhóm II và cũng công việc và thao tác tương tự như vậy người công nhân thi công công trình thủy lợi lại được tính lương theo nhóm III. Bạn kiểm tra lại nhé.
Đương nhiên là tôi không đề cập tới lương thợ điều khiển máy mà là đề cập tới nhóm nhân công làm các công việc theo máy (ví dụ: nhân công nhân công cắm cơ đào nền đường, kiểm tra độ chính xác của mái taluy v.v...) trong thi công đường giao thông sẽ sử dụng nhân công nhóm II. Đồng thời đề cập thêm với bạn, nhóm nhân công cho công tác bê tông của đường giao thông (như bó vỉa, đan rãnh hay đúc ống cống và các cấu kiện bê tông khác) bắt buộc phải sử dụng nhân công nhóm I.
@DangNhap2008: Do vội vàng và sơ suất không kiểm tra kỹ nội dung bài viết, tôi gõ thiếu số 205. Xin đính chính riêng với bạn, đó là Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước. Các đồng nghiệp khác thừa hiểu rõ về văn bản này cũng như nội dung của nó. Tôi gửi cho bạn tham khảo thêm về văn bản này nhé. Rất mong bạn thảo luận thêm để các đồng nghiệp khác đỡ nhầm lẫn.
[QUOTE=nguyenhuutrinh;263915]Cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến để anh em không hiểu nhầm.
Đây là nguyên tắc, đã được quy định. Nhân công cho tất cả các công tác thủ công bắt buộc phải sử dụng nhân công nhóm I. Nhân công cho công tác bê tông (dù là bê tông của đường giao thông hay của thủy lợi cũng phải sử dụng nhân công nhóm I). Không cớ gì mà cùng công tác thi công bê tông, nhưng của công trình dân dụng sử dụng nhóm I mà công trình giao thông lại sử dụng nhóm II và cũng công việc và thao tác tương tự như vậy người công nhân thi công công trình thủy lợi lại được tính lương theo nhóm III. Bạn kiểm tra lại nhé.
-Tui xin được góp ý một chút: Theo NDD205/2004-Cp đã chia các bậc, thang bảng lương rồi. Khi xét nhóm cũng đã tách rất rõ ràng rồi pà kon. Công trình giao thông, công trình thủy lợi đầu mối hay công trình thủy điện... đều đã được quy định. Như anh huutrinh nói. Nếu cùng một công tác đổ bê tông ở công trình giao thông hay thủy lợi đầu mối mà thi công bằng thủ công đều quy định nhóm I là không đúng. Nếu xét kỹ ra, cách thức thi công hay biện pháp thi công là hoàn toàn có sự khác biệt nhau vì vậy mà NĐ đã quy định rất rõ ràng. Nhưng ở đây tôi xin nói rõ hơn một chút là chỉ công tác xây lắp được hưởng theo nội dung trên. Còn công tác đào đắp hay liên quan đến công tác đất thì khi thi công bằng thủ công sẽ sử dụng nhân công nhóm I
Nghị định quy định rất rõ ràng: Công tác bê tông sử dụng nhân công nhóm I. Ví dụ, lập luận như bạn, cách thức thi công hay biện pháp thi công là hoàn toàn có sự khác biệt nhau, có thể coi là như vậy nên nhân công bê tông cho công trình xây dựng dân dụng và công trình thủy lợi sẽ phải sử dụng nhóm nhân công tương ứng là I và III. Vậy xin hỏi bạn: nhân công cho công tác bê tông ở tầng 70 (nhà cao tầng) sẽ sử dụng nhóm I và nhân công cho đổ bó vỉa, đúc ống cống ở đường giao thông sẽ sử dụng nhóm II hay đổ bê tông mái kè của công trình thủy sẽ sử dụng nhóm III. Vậy hợp lý hay không ạ?
Các đồng nghiệp nghiên cứu kỹ sẽ thấy Nghị định phân chia đặc thù cho mỗi công tác ở mỗi loại hình công trình, nhóm nhân công được phân chia ở cấp cao hơn đòi hỏi kỹ năng cao hơn và có tính đặc thù riêng biệt. Chúng ta không nên quy về một mối.
Năm 2005, tôi (với cương vị ở nhà thầu thi công) đã cùng làm việc với Kiểm toán nhà nước và đơn vị tôi đã bị xuất toán do sử dụng sai nhóm nhân công của một công trình thủy lợi. Sau khi nghiên cứu kỹ, chúng tôi buộc phải chấp nhận và cho lập luận của Kiểm toán Nhà nước là đúng.
Rất mong các đồng nghiệp thảo luận thêm.
Như tôi cũng từng đã từng đề cập việc phân loại công trình còn rất nhiều bất cập và tranh cãi trong các tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn nghành nói riêng. Nếu như bạn huutrinh so sánh rằng việc nhân công bê tông ở tầng 70 hay xây mái kè công trình thủy lợi mà sử dụng hai hệ số khác nhau (nhóm I, III) nếu chỉ nhìn qua thì có vẻ hơi thấy sự khập khiễng nhau. Nhưng nếu xét kỹ ngoài nhóm nhân công thì còn rất nhiều hệ số khác: như hệ số cao tầng chẳng hạn. Vả lại nếu thi công ở độ cao đó ngoài nhân công bạn phải sử dụng nhiều biện pháp thi công khác hôc trợ như các loại máy chẳng hạn, vì vậy theo tôi đã đề cập thì biện pháp và cách thức thi công đã ảnh hưởng đến nhóm trên. Đúng như bạn nói trong nghị định 205 nói nhóm I có công tác bê tông nói chung chung... vì vậy theo tôi đây cùng là mặt hạn chế của văn bản này, Bạn thử để ý sang nhóm II, III có nói đến cả từ " Xây dựng đường giao thông hay xây lắp công trình thủy, công trình giao thông" Nếu như vậy trong công tác xây dựng đường đường bê tông có hạng mục đổ bê tông thì không thuộc việc xây dựng đường giao thông sao? Theo tôi nghĩ sự phân loại đó chỉ có tính chất tương đối,. Kiểm toán cũng vậy có thể họ có lý của họ nhưng nếu chưa có sự rõ ràng thì tại sao chúng ta lại không đấu tranh. Trên đây là ý kiến của tôi, có thể chưa đúng hay thiếu sót, mọi người góp ý nhé
Mình có quan điểm khác. Mình không rõ nguyên tắc nào bắt buộc các công tác thủ công phải sử dụng nhân công nhóm I.
Đọc kỹ lại NĐ 205, thì nhân công nhóm III áp dụng cho:
- XL đường dây điện cao thế
- XL thiết bị TBA
- XL công trình thủy
- XD công trình thủy điện, công trình đầu mối thủy lợi.
........
Như vậy ở đây ta phải hiểu như thế nào: tất cả nhân công xây dựng công trình (XL đường dây, TBA, thủy điện, thủy lợi..) đều áp dụng là nhân công nhóm 3, hay lại phải chia từng công tác như bác nguyenhuutrinh nói (vì mỗi công trình đều có rất nhiều công tác, và nếu chia công tác ra để mà áp dụng thì các công tác khác nhau lại áp dụng nhóm công nhân khác nhau).
Nếu như theo ý kiến của bác nguyenhuutrinh, mỗi công trình đều có các nhóm nhân công khác nhau, và mỗi ông chỉ làm các công tác với nhóm của ông đó, nếu ông nhóm I sang làm nhóm II hoặc nhóm 3 (điều này chắc chắn xảy ra vì nhân công trên công trình có hạn, mỗi ông thường đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau) thì phải nhân thêm hệ số phụ cấp (như TT04/2005/TT-BLĐTBXH quy định). Như vậy khi làm dự toán mình có tính toán hết được những công việc như thế? Và nếu mỗi công tác khác nhau áp dụng nhóm công nhân khác nhau, thì công tác nào sử dụng nhân công nhóm III, trong NĐ 205 không nói rõ là công tác nào cả.
Theo mình, trong NĐ 205 không chia nhóm nhân công theo công tác, mà chia theo loại công trình, mỗi công trình thì áp dụng 1 nhóm lương cho toàn công trình (như nhóm III là các công trình đường dây, trạm, đường thủy, thủy điện, đầu mối thủy lợi...)