Cho em hỏi sự khác nhau giữa đào nền đường và đào khuôn đường với. Mong các tiền bối trả lời giúp.
Xem bảng in
Cho em hỏi sự khác nhau giữa đào nền đường và đào khuôn đường với. Mong các tiền bối trả lời giúp.
Bạn xem mình giải thích như thế này được không nhé:
Đào nền đường = Đào nền (trong phạm vi nền đường)
Đào khuôn đường = Đào nền + đào rãnh + đào vỉa hè (tùy định nghĩa)
Tôi giải thích đơn giản như thế này nhé:
- Đào khuôn đường là đào trong phạm vi móng, mặt đường (đào lớp đất chiếm chỗ móng, mặt đường) cần phải đào bỏ để rải lớp áo đường theo thiết kế.
- Đào nền đường là ngoài phạm vi trên (đào nền đường, lề đường)
Chỉ đơn giản vậy thôi./.
sao lai doi lap nhau vay, nhu the nay thi biet tin vao ai day
bạn muốn hiểu sâu hơn vào phần tính diện tích của nova xem thêm là xẽ hiểu,
- Đào khuôn đường là đào trong phạm vi móng, mặt đường (đào lớp đất chiếm chỗ móng, mặt đường) cần phải đào bỏ để rải lớp áo đường theo thiết kế.
- Đào nền đường là ngoài phạm vi trên (đào nền đường, lề đường)
Bạn không hình dung ra trình tự thi công à?
Đào nền: là phần nền đào trong phạm vi thi công. Kiểu như bóc hữu cơ sau đó đắp các lớp đất với độ chặt K9, K95 thành nền đường.
Đào khuôn: Sau khi đắp nền xong, người ta đào lớp đất đã đắp làm nền đường để rải các lớp kết cấu áo đường.
Theo mình thì đào nền đường thì chỉ là đào xới lại nền đường sau đó lu lèn để nền đạt độ chặt thôi chứ. Còn đào khuân đường là như các bạn đã nói ở trên. Khi thi công người ta sẽ đào 1 mạch chứ ko đào phần rải nhựa trước rồi mới đào phần lề đường đâu.
Mong mọi người cho ý kiến.
Ý kiến của mình thê s này: Khuôn đường là phần bên trên mặt đường, vì vậy khi thi công thì đào nền đường trước sau đó lấp đất lu nèn rồi đào khuôn đường sau.
Đào khuôn đường là đào phần phạm vi móng, mặt đường để dải lớp áo đường
- Đào nền đường là phần đất đá đào bỏ đi trong phạm vi thiết kế đường.
- Đào khuôn đường là đào trong phạm vi móng, mặt đường (lớp kết cấu áo đường), Trong TK thì khối đào khuôn đường chỉ có trên tuyến cần phải đào nền đường, phần tuyến đắp đất nền đường không tính KL đó.
Em gọi điện hỏi trực tiếp một kỹ sư lâu lăm đang thi công cho dự án đường 5A rùi, họ trả lời giống hệt sonha24namha, cảm ơn các bác nhiều nhiều
"Em gọi điện hỏi trực tiếp một kỹ sư lâu năm đang thi công cho dự án đường 5A rùi, họ trả lời giống hệt sonha24namha, cảm ơn các bác nhiều nhiều". Xin lỗi vì em vội quá viết sai chính tả
Tôi là kỹ sư TVTK chuyên ngành giao thông. Tôi hoàn toàn đống ý với ý kiến của 3 thành viên: Love.free; nguyenhuutrinh; son24namha. Điều bạn phucpm87 thắc mắc là hai trong số rất nhiều khái niệm cơ bản thuộc chuyên nghành giao thông mà bất kỳ một kỹ sư giao thông có kinh nghiệm nào cũng phải nắm được. Tôi đã xem một số ý kiến đóng góp của các thành viên khác, có lẽ các bạn đã nhầm lẫn ở khái niệm "KHUÔN". Khuôn ở đây có nghĩa là phần chừa lại sau khi hoàn thiện phần thi công nền đường để chứa đủ các thành phần cần thiết của một Kết cấu Áo đường hoàn chỉnh. Đối với NỀN ĐÀO thì gọi là ĐÀO KHUÔN ĐƯỜNG; Đối với NỀN ĐẮP thì chừa khuôn bằng phương pháp ĐẮP LỀ.
Nhân tiện em xin hỏi các bác là trong thiết kế thi công đường em thấy có các công đoạn đào: đào nền, đào khuôn đường, đào xử lý nền, xới xáo lu nèn K90. Vậy thì đào xử lý nền là công tác như thế nào. (đào nền và đào khuôn đã giải quyết ở trên). Cám ơn các bác!!
Nhân tiện cho e hỏi chút, sau khi sáo xới lu lèn, rõ ràng phải đầm chặt lại đến độ chặt theo tk, vậy khối lượng đất bù có phải bằng (độ chặt thiết kế - độ chặt tự nhiên) x khối lượng đất sáo xới không?
Trong thiết kế, khối lượng xáo xới lu lèn được tính bằng m3 chặt (theo kích thước trên trắc ngang). Trong thực tế để tính được độ chặt Yêu cầu K90 hay K98 thì phải lấy mẫu hiện trường và thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn xác định dung trọng khô lớn nhất, nếu xác định luôn cả dung trọng và độ ẩm tự nhiên thì có thể tính được khối lượng cần đắp bù như cách bạn nêu. Tuy nhiên có thể tính theo ĐM 1776 cho khối lượng đất đào cần để đắp với K95 là 1,13; K98 làn 1,16.
Hiện nay có rất nhiều dự án thiết kế tính sai khối lượng XXLL, áp dụng điển hình bừa bãi, ngay cả trên nền đào đá cũng tính XXLL (không biết lấy thiết bị gì để xáo xới?).
Trong thi công và nghiệm thu thì có vấn đề là: trên 1 mặt cắt có thể có cả KL xáo xới và đắp K98 (ví dụ chiều dày lớp XXLL điển hình là 30cm nhưng trong mặt cắt không đủ 30cm phần còn lại đắp bù bằng đất K98) vậy khi nghiệm thu TVGS yêu cầu NT từng loại riêng thì đo đạc thí nghiệm thế nào? Vì đất đắp K98 là vật liệu mượn có dung trọng khác với dung trọng đất XXLL tại chỗ; quá trình thi công cũng không thể tách làm 2 lần.
Không đúng rồi bạn. Có nhiều mặt cắt ngang ví dụ như nền đào hoàn toàn thì ngoài phần đào khuôn vẫn có phần đào nền.
Chính xác phải như Dinhquan nói:
"Tôi giải thích đơn giản như thế này nhé:
- Đào khuôn đường là đào trong phạm vi móng, mặt đường (đào lớp đất chiếm chỗ móng, mặt đường) cần phải đào bỏ để rải lớp áo đường theo thiết kế.
- Đào nền đường là ngoài phạm vi trên (đào nền đường, lề đường)
Chỉ đơn giản vậy thôi./. "
Chào anh. Anh cho em hỏi kết cấu nền đường bao gồm nền và móng đường phải không ạ?
Cảm ơn anh!
Như thế này nhé:
1. Nền đường: Có 03 dạng cơ bản:
- Nền đường ĐÀO
- Nền đường ĐẮP
- Nền đường nửa ĐÀO, nửa ĐẮP
2. Kết cấu Áo đường hay Kết cấu Mặt đường, bao gồm:
- Tầng MẶT
- Tầng MÓNG
Về chi tiết hơn thì bạn tham khảo:
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054:2005
- Tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm TCN 211-06
- Tiêu chuẩn 22TCVN 223 -95 Áo đường cứng
Và một số tài liệu liên quan khác...
Lên khuôn đường là một trong số các công việc phải làm của công tác chuẩn bị thi công nền đường. Theo mình
- Đào khuôn đường là lớp đất chiếm chỗ trong phạm vi mặt đường, lề đường, rãnh thoát nước để hình thành lên khuôn đường
- Đào nền đường là đào trong phạm vi của nền, lề đường để tiến hành việc thi công nền đường (đắp đất( cát) nền đường, rải các lớp cấp phôí của nền ,,,,)
Đào khuôn đường có phải là diện tích được tính từ cao độ tự nhiên đến đáy áo đường ( mặt cao độ K98 ) trong trường hợp cao độ tự nhiên cao hơn đáy áo đường
Trên trắc ngang, tạm gọi đường cao độ thiết kế trắc ngang là đường TKTN (nếu có rãnh biên thì đi ngang rãnh, vì khối lượng đào rãnh tính riêng);
- Đào nền: là khối lượng đào trên đường TKTN
- Đào khuôn: là đào phần đất đủ để làm kết cấu áo đường
Theo mình hiểu thế này. đầu tiên đào hữu cơ, sau đó đào nền bóc bỏ lớp đất yếu bên trên. sau đấy mua đất cIII đắp vào đến cao độ thiết kế mặt đường. rồi bắt đầu đào khuôn đường. đào rãnh thoát nước để thi công. không biết mình hiểu thế đúng chưa.
Bạn hiểu sai bét, nên đọc lại bài của Sơn hà, mìnhnghĩ như thế là chuẩn
Đây là ví dụ điển hình của đào nền và đào khuôn... :D:D:D =)))))))