Các bác cho em hỏi chút: e có làm dự toán công trình giao thông nhưng khi em tính đến bảng bù nhiên liệu cho máy thi công : khi em đã nhân thêm hệ số máy thi công rồi liệu em có được tính thêm bù giá máy nhiên liệu không vậy
Các bác cho em hỏi chút: e có làm dự toán công trình giao thông nhưng khi em tính đến bảng bù nhiên liệu cho máy thi công : khi em đã nhân thêm hệ số máy thi công rồi liệu em có được tính thêm bù giá máy nhiên liệu không vậy
Tôi xin trả lời giúp bạn thế này. Hệ số máy theo những năm trước đã bao gồm điều chỉnh cả lương thợ điều khiển và giá nhiên liệu rồi. Nhưng gần đây (ví dụ như địa phương mình) thì hệ số này chỉ bao gồm điều chỉnh lương nhân công điều khiển thôi (Cái này là hợp lý vì nhiên liệu thay đổi chóng mặt, nếu ép nó vào hệ số máy thì không chuẩn xác). Vì vậy,dù nhân với hệ số máy rồi, mình vẫn phải lập ra 1 bảng chênh lệnh nhiên liệu. Bạn phải đọc kỹ quyết định ban hành hệ số điều chỉnh dự toán của địa phương bạn để xem có phải lập thêm bảng chênh lệch nhiên liệu như tôi đã nói hay không. Chúc bạn may mắn! (nhớ bấm cảm ơn nhé!)
cho em hỏi . Em lập dự toán bằng DutoanGXD CSDL sonla2006 vậy em lập dư toán thời điểm thi công 6/2011 vậy khí đó khai báo ts LTTV và LTTC là bao nhiêu và dùng bộ đơn giá nào ?
Các bác trên diến đàn cho em xin ý kiến cái. Hiện nay, mối khi có biến động về tiền lương, bộ đều có hướng dẫn điều chỉnh dự toán. Trên cơ sở đó các tỉnh ban hành các chi tiết hướng dẫn. Trong đó, một số tỉnh ban hành hệ số điều chỉnh nhân công KNC và giá ca máy KCM ( Hệ số này chỉ điều chỉnh hệ số lương của thợ lái máy). Tuy nhiên, e không hiểu công thức nào để tính giá hệ số giá ca máy K CM. Khi lập dự toán ở bảng tổng hợp kinh phí, có dòng Giá ca máy theo bảng tiên lượng, sau đó nhân với hệ số điều chỉnh. Chố này có phải là sai không ạ?
BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH : HẠNG MỤC : NỀN ĐƯỜNG (KM0-KM2) STT Khoản mục chi phí Ký hiệu Cách tính Thành tiền I CHI PHÍ TRỰC TIẾP 1 Chi phí Vật liệu VL A 1,603,066,179. + Theo đơn giá trực tiếp A1 Bảng dự toán hạng mục 1,045,752,943. + Chênh lệch vật liệu CL Theo bảng bù giá 557,313,236. Cộng A A1 + CL 1,603,066,179. 2 Chi phí Nhân công NC NC1 2,178,930,990. + Theo đơn giá trực tiếp B1 Bảng dự toán hạng mục 596,993,564. Nhân hệ số riêng nhân công Xây lắp NC1 B1 x 1,061*3,44 2,178,930,989.6 3 Chi phí Máy thi công M M1+BNL 3,087,737,403. + Theo đơn giá trực tiếp C1 Bảng dự toán hạng mục 1,421,066,325. Nhân hệ số riêng máy M1 C1 x 1,63 2,316,338,109.8 Bù giá Nhiên liệu và Lương thợ lái máy BNL 771,399,293. 4 Chi phí trực tiếp khác TT (VL + NC + M) x 2% 137,394,691.4 Cộng chi phí trực tiếp T VL + NC + M + TT 7,007,129,263.4 II CHI PHÍ CHUNG C T x 5,5% 385,392,109.5 III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC TL (T+C) x 6% 443,551,282.4 Chi phí xây dựng trước thuế G (T+C+TL) 7,836,072,655. IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG GTGT G x 10% 783,607,265.5 Chi phí xây dựng sau thuế Gxdcpt G+GTGT 8,619,679,920.5 V Chi phí xây dựng lán trại, nhà tạm Gxdnt Gxdcpt x 2% 172,393,598.4 VI TỔNG CỘNG Gxd Gxdcpt + Gxdnt 8,792,073,519.
Dòng e bôi xanh có phải là sai không các bác nhể? Vì đương nhiên như vậy thì giá ca máy đã điều chỉnh cả nguyên giá tăng lên với hệ số rồi. Hệ số này chỉ nhân vào với phần nhân công thôi mà. Ví dụ : một ca máy có giá ca máy là 15tr nhưng trong đó lương lái máy chỉ có 1 tr/ ca thôi thì giá ca máy chỉ là 15+1*1,63 = 16,3 tr thôi chứ nhỉ. CÒn tính là 15x1,63 là sai đúng không các bác nhể?
Cảm ơn các bác!
Em xin nêu ý kiến này Bác xem xét kỹ:
- Hệ số 1.63xC1 là chính xác rồi bạn ạ, vì giá ca máy gồm chi phí tiền lương nhân công, Chi phí nhiên liệu, chi phí sữa chữa bảo dưỡng...nên việc nhân 1.63xchi phí tiền lương thì không chính xác rồi, bạn nhân thế mà hệ số điều chỉnh tiền lương là 3.44 mà?. Nếu bạn không muốn dùng hệ số 1.63 để điều chỉnh hệ số máy thi công thì bạn có thể điều chỉnh giá ca máy theo phương pháp bù trực tiếp, tức nhân hệ số với chi phí tiền lương nhưng hệ số là 3.44. Bác đọc lại Điều 9,thông tư 06/2011 về việc điều chỉnh giá ca máy nhé.
Cái này bác phải nắm lại phương pháp tính hệ số điều chỉnh giá ca máy. Hình như bây giờ các cơ quan bộ, UBND tỉnh, cáp tập đoàn vẫn chưa thống nhất về cách tính hệ số này thì phải. Ngày trước trên diễn đàn có đưa ra phương pháp là tính dựa trên phương pháp bình quân, tức là ví dụ có n loại máy, giá ca máy cũ là Ai, ca máy mới là Bi thì hệ số là ∑(Bi-Ai)/n. Nếu tính theo cách này, thì bất biến động nào về giá nhân công, nhiên liệu, hay nguyên giá đều đã tính trong hệ số. Trong ví dụ bạn đưa, nếu hệ số 1,63 tính theo cách này thì nhân với C1 là chính xác (và theo mình nghĩ thì họ cũng đã tính theo cách này).
Tuy nhiên ở đây mình cũng muốn nêu ra quan điểm, tính theo cách ∑(Bi-Ai)/n là chưa chính xác, độ tin cậy không cao, vì trong bảng tính ca máy có rất nhiều loại máy khác nhau, mà mỗi công trường thi công chỉ dùng khoảng 10-20 loại máy, nếu tính bình quân như vậy đội sai lệch là rất lớn. Có lẽ chính vì thế mà về hệ số điều chỉnh giá ca máy, hiện nay có rất ít địa phương đưa vào hướng dẫn. Theo mình về bù giá ca máy thì bù trực tiếp là hay nhất, tức là tính ra số ca, lấy giá ca máy hiện tại (tính theo hướng dẫn TT06/2010) trừ đi giá ca máy đã tính trong đơn giá).
Vấn đề điều chỉnh theo hệ số hay bù giá cho chi phí máy thi công là việc sẽ còn tranh cãi nhiều. Tuy nhiên người lập dự toán thường "thích" được địa phương ra quyết định điều chỉnh bằng hệ số vì nó không phải suy nghĩ gì nữa. Việc này tưởng đơn giản nhưng lại rất phức tạp vì hệ số điều chỉnh tính theo phương pháp bình quân gia quyền ngoài việc hệ số " khó lý giải " thì chi phí nhiên liệu chỉ tính đến thời điểm ra quyết định điều chỉnh. Với tình hình hiện nay giá nhiên liệu nhiều biến động thì hệ số này sẽ liên tiếp lỗi thời và người lập dự toán sẽ phải chờ địa phương ra tiếp hệ số điều chỉnh hoặc bù tiếp nhiên liệu. Điều này sẽ gây khó khăn, thụ động cho người lập dự toán và công tác thẩm tra, phê duyệt.
Theo mình thì phương pháp bù giá vẫn khả thi nhất. Phương pháp này nói ra thì phức tạp nhưng thật sự rất đơn giản vì chỉ cần lấy tiền lương thợ điều khiển máy ( trong bảng giá ca máy địa phương ban hành ) điều chỉnh theo mức lương tối thiểu. Chi phí nhiên liệu tính theo giá hiện tại là được.
Theo mình hiện tại có 3 phương pháp bù giá ca máy phổ biến và dễ hiểu, xếp theo thứ tự hay dùng gồm:
1, Bù bằng cách tính giá ca máy gốc + Bù nhiên liệu, năng lượng + Bù tiền lương
2, Bù bằng cách kết hợp hệ số điều chỉnh do tỉnh ban hành + Bù nhiên liệu, năng lượng
3, Bù bằng phương pháp hệ số trong TT06/2010/TT-BXD
Mô tả 3 phương pháp mình thể hiện ở file đính kèm ở dưới, các bạn có thể tham khảo và góp ý!
Cách trình bày các PP bù thì có thể sử dụng các phần mềm hoặc thống kê tính toán theo bảng excel
Cảm ơn bác Levinh và anh em đã cho ý kiến! Tuy nhiên, điều em hỏi và quan tâm ở đây là khi công trình của em là công trình giao thông có khối lượng máy thi công rất lớn nên lập theo cách bù giá theo TT06/2010 và bù bằng hệ số máy + chênh lệch nhiên liệu, năng lượng là rất lớn! Như vậy thì cái nào đúng, cái nào sai. Tỉnh ban hành hệ số ca máy mà không nghe cũng k đúng. Vấn đề ở đây em muốn hỏi là phương pháp tính hệ số điều chỉnh ca máy của các tỉnh? ĐIều chỉnh bằng hệ số liệu có thực sự chuẩn xác?
Xin cảm ơn các bác!
Phương pháp tính hệ số điều chỉnh ca máy của các tỉnh là phương pháp bình quân gia quyền. Bạn có thể nhờ bác google để tìm hiểu về phương pháp này. Ví dụ : http://www.giaiphapexcel.com/forum/s...-quy%E1%BB%81n
Bạn hỏi điều chỉnh hệ số có thực sự chuẩn xác hay không thì chính cái tên phương pháp bình quân gia quyền dùng để tính ra hệ số đã nói lên tất cả. Có thể hiểu đơn giản là địa phương tính lại giá ca máy theo các thông số lương tối thiểu, giá nhiên liệu rồi lấy bình quân chênh lệch giữa trước và sau khi tính ( có lựa chọn ) để cho ra hệ số điều chỉnh.
Mình có ý kiến thế này:
1, Bù giá ca máy cho công trình giao thông lớn vì công trình giao thông chứa nhiều ca máy (đào đắp lớn), hơn nữa trong các bảng giá ca máy các tỉnh ban hành từ cách đây khá lâu (năm 2006), hồi đó giá xăng, dầu diezel chỉ ở mức 7-10.000/lít, trong khi giá bây giờ đã gấp 2,5 lần. Lương thì đã tăng từ 450k lên 2000k (vùng 1), gấp 4,444 lần. Đương nhiên giá Bù NL, Tiền lương sẽ cao, Và phù hợp
2, Việc điều chỉnh bằng một hệ số do tỉnh ban hành sẽ không chuẩn xác lắm. Lý do: Không công bằng, mỗi loại máy, mỗi loại công trình lại có sự biến động về giá ca máy khác nhau, nên điều chỉnh bằng một hệ số chung sẽ ko chính xác. Tuy nhiên việc dùng hệ số lại dễ và ít phải giải trình về sau
P/S: Hiện nay công trình giao thông đang có xu hướng điều chỉnh đơn giá hợp đồng bằng chỉ số giá. Như vậy một lần nữa, sự đơn giản lại được đặt lên hàng đầu. Đ/c bằng hệ số có thể ko công bằng nhưng dễ chấp nhận và ít rắc rồi về sau!
Không có cái nào đúng và cái nào sai. Sai hay đúng là do con người đặt ra theo hệ tham chiếu và nhân sinh quan (sự nhìn nhận của con người về một vấn đề).
Theo toán học, biểu thức: Gcm = GKH + GSC + GK + GTL + GNL (1) không phân tích thành nhân tử được.
Lấy hao phí định mức nhân với Gcm nói trên để ra đơn giá máy và thiết bị thi công: DGM = ĐM x Gcm
Lấy đơn giá máy nhân với khối lượng ra dự toán chi phí máy thi công: B (thành tiền máy thi công trong bảng dự toán) = KL x DGM.
Trong quá trình thực hiện xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Giá mua máy thay đổi làm ảnh hưởng 3 số hạng: GKH + GSC + GK
Trường hợp 2: Nhà nước ban hành Nghị định tiền lương mới làm ảnh hưởng số hạng GTL (tất nhiên ảnh hưởng cả yếu tố GSC, nhưng người ta chỉ xét đến tiền lương thợ điều khiển máy thôi).
Trường hợp 3: Giá xăng, dầu, điện thay đổi làm ảnh hưởng số hạng GNL.
Trường hợp 4, 5, 6...: Thay đổi tổ hợp chập gì gì đó các yếu tố giá mua máy, tiền lương, giá nhiên liệu năng lượng.
Như vậy, muốn tìm 1 hệ số nào đó đem nhân với B mà phản ánh được sự thay đổi của các trường hợp 1, 2, 3, 4, 5, 6 nói trên trong biểu thức (1) nói trên bác Ngô Bảo Châu cũng sẽ kêu khó cho mà xem.
Theo chứng minh trên, hệ số điều chỉnh giá ca máy của các tỉnh (kể cả hệ số nhân công bây giờ khi đã phân biệt mức lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng) sẽ chả đúng chính xác cho một máy nào cả. Người ta xác định bình quân gia quyền (nhưng không hiểu cán bộ có đủ trình độ để mà tính không, khi không đủ trình độ người ta hay gọi là ra thăm phố Thuốc Bắc Hà Nội).
Có điều theo Kinh tế thị trường (điều mà chúng ta đang phấn đấu): Cứ mặc cả thuận mua vừa bán, có nghĩa là thấy nó phù hợp với mặt bằng, không quá đắt (ảnh hưởng đến túi tiền người mua - trách nhiệm của chủ đầu tư) đừng quá rẻ (ảnh hưởng dến người bán - lợi nhuận của nhà thầu) các bên cùng đồng thuận là OK.
Vì thế, Chủ đầu tư được giao quyển quyết, trong phạm vi dự toán được duyệt, không vượt tổng mức đầu tư là quyết được. Trong nhiều trường hợp, trên quan điểm người mua: đắt một tý, nhưng họ làm tốt, làm nhanh có khi hiệu quả cao hơn là cứ nhấc lên, đặt xuống, tiết kiệm được vài tỷ nhưng mất hàng trăm tỷ, thậm chí mất luôn cơ hội của dự án, dẫn đến phá sản hoàn toàn. VD: Một dự án thủy điện, lúc phê duyệt nhấc lên đặt xuống, cắt được vài tỷ, nhưng thi công chậm, lũ về thổi trôi cả khối lượng chặn dòng dang dở, bay luôn vài chục tỷ. Người ta gọi là tham bát bỏ mâm, rất tiếc tình trạng này lại xảy ra nhiều.
Cảm ơn bác Levinhxd. Chuyện của e là thế này, e là nhà thầu thi công, dự toán thiết kế được tính theo phương pháp hệ số điều chỉnh. Nhưng khi Sở giao thông thẩm định, họ làm bằng cách bù từng loại máy. Xem xét về tính đúng đắn trong phương pháp lập dự toán thì cả 2 đều k sai. Tuy nhiên, hai cách lập cho ra 2 giá trị khác nhau, mà giá lập theo phương pháp hệ số điều chỉnh lớn hơn. Vậy em phải "cãi" họ thế nào để được phần chênh lệch do hệ số, mà về sau điều chỉnh hay làm gì đó cũng dễ hơn? Em nghĩ khó quá, mãi mà chưa ra cách cãi vì họ làm chi tiết ra thì cũng đúng, chẳng sai gì cả?
Mong được ý kiến chia sẻ của bác!