Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế
Mình đang chuẩn bị làm hồ sơ mời thi tuyển thiết kế kiến trúc Khu trung tâm văn hoá tỉnh. Mình chưa thực hiện việc này bao giờ, các bạn có hồ sơ, kinh nghiệm về vấn đề này gửi cho mình tham khảo nhé!. Thông tin xin gửi về Email:
khanhme01@gmail.com hoặc khanhme01@yahoo.com.
Trân thành cảm ơn cácbạn.:)
Thiết kế bản vẽ thi công do Nhà thầu lập ?!
Các bác cho hỏi là có hướng dẫn nào yêu cầu Thiết kế bản vẽ thi công là do Nhà cung cấp thiết bị lập không nhỉ ? Tư vấn nước ngoài họ đều không lập TKBVTC, ở VN nghe nói Bộ XD cũng có có hướng như vậy trong tiến trình hội nhập. Nếu thực hiện như vậy ở VN thì làm như thế nào ?
Không thể có kết luận chủ quan và vội vàng được
Trích dẫn:
Gửi bởi
tabcgd
Chào các bạn, tôi thấy chúng ta tranh luận rất hay, cá nhân tôi xin có ý kiến về việc thay đổi thiết kế các CTGT như sau:
1. Quy trình khảo sát quy định khối lượng khảo sát quá ít. Thử tượng tượng xem, 1Km mà khoan 1-2 lỗ khoan thì tôi đố các vị dù có lương tâm nghề nghiệp đến mấy, kể cả làm không công cũng chẳng thể xác định chính xác địa chất để mà có số liệu thiết kế chính xác.
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao hầu hết công trình do tư vấn nước ngoài làm thì ít phải thay đổi thiết kế mà cứ tư vấn trong nước làm là hay có việc đó?
Xin trả lời: Cùng một dự án nhưng nếu tư vấn nước ngoài làm có thể nhận được mức chi phí thậm chí gấp hàng chục lần so với việc tư vấn trong nước làm. Lý do là họ chẳng bị chi phối bởi quy trình của VN, sản phẩm họ phải làm ra đảm bảo chất lượng tốt tương xứng với chi phí họ nhận được. Với chi phí hàng chục lần đó, tư vấn trong nước khoan 20 lỗ khoan/1Km thì liệu độ chính xác có hơn gấp nhiều lần?
Câu hỏi nữa là: Biết thế tại sao không khoan hàng chục lỗ khoan đi?
Trả lời: Thanh tra vào sẽ hỏi ông nào duyệt? duyệt theo quy trình nào? tại sao lại duyệt quá cao? kết luận thất thoát.
2. Định mức chi phí KSTK của Bộ Xây dựng còn thấp
Mặc dù cũng là kỹ sư kinh tế xây dựng vừa là kỹ sư xây dựng cầu đường, tôi cũng am hiểu tương đối về lĩnh vực kinh tế kỹ thuật của ngành nhưng tôi thấy định mức của VN nhiều cái không sát thực. Khi XD ĐM thường tham khảo cái trước đó, mà thời xưa tiền không có mấy, làm toàn công trình cấp thấp nên nay đem định mức đó (tuy có sửa) áp dụng cho công trình hiện đại thì làm sao phù hợp?
Một vấn đề khác, BXD là cơ quan chủ trì ban hành ĐM cho các ngành, các chuyên gia cứ suy diễn từ việc làm 1 công trình xây dựng dân dụng ra áp dụng cho CTGT trải dài theo tuyến qua các vùng có tính chất tự nhiên, địa hình địa chất thủy văn, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau thì làm sao sát thực được?
Còn tất nhiên, các yếu tố khác như GPMB, quy hoạch điều chỉnh hay thời gian thẩm định phê duyệt và yếu tố do nhà thầu thi công thì chỗ này chỗ nọ cũng có. Tuy nhiên, theo tôi tiền nào của ấy, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là vấn đề kinh phí như trên.
Xin lưu ý bạn là BXD là cả một bộ máy quản lý Nhà nước mà ở đó có đầy đủ các chuyên gia hàng đầu! trên tất cả các lĩnh vực về XDCB. Đừng vì sự nhìn nhận ở một vài công trình hay thực tế gặp phải mà vội kết luận hệ thống ĐM là "suy diễn" được. Bạn nói là "am hiểu tương đối về lĩnh vực kinh tế kỹ thuật của ngành" thử hỏi quy trình xây dựng định mức cho từng công tác như thế nào bạn có biết không mà đã vội kết luận là "suy diễn", hệ thống ĐM của BXD ban hành thay đổi từ ĐM 56/BXD-VKT, đến 1242/1998/QDD-BXD rồi hiện nay là 24/2005/BXD chả lẽ bạn không biết hay sao? Nếu cứ dựa vào cái cũ thì cần gì phải thay đổi nhiều như thế cho tốn kém. Là một kỹ sư nhất là trong lĩnh vực XD thiết nghĩ chúng ta nên "hiểu" và vận dụng linh hoạt hệ thống ĐM và các văn bản hướng dẫn khác của Nhà nước để áp dụng vào thực tế hơn là "tưởng tượng" ra các lý do và đổi tại cơ chế. Không có một hệ thống văn bản quy trình quy phạm của bất kỳ quốc Gia nào là hoàn hảo cả, chúng ta cần có thời gian để xây dựng, đúc kết để chỉnh sửa và hoàn thiện dần, tất cả đang trông chờ vào "ý kiến đóng góp", vào "sáng kiến" của các bạn. Thân chào!
Trình tự thiết kế, quy hoạch và tỷ lệ bản vẽ...
Xin lỗi các anh, chị vì đây chỉ là một câu hỏi ! :D
Xin cho em hỏi, trình tự thiết kế, quy hoạch từ khi dự án chỉ là một ý tuởng đến khi hình thành đuợc các hạng mục công trình trong dự án, sẵn sàng đi vào hoạt động. Giới hạn câu hỏi của em là dự án đầu tư xây dựng một KCN hoặc một CCN. Xin anh chị phân rõ 2 truờng hợp cho em là KCN, CCN nằm trong quy hoạch phát triển đã đuợc Thủ tuớng chính phủ phê duyệt và KCN, CCN nằm ngoài quy hoạch, không đuợc TTCP phê duyệt mà hình thành theo quyết định của UBND cấp Tỉnh, Thành Phố.
Tuơng ứng với trình tự thiết kế, quy hoạch ấy thì những bộ hồ sơ đi kèm yêu cầu có phần bản vẽ, vậy tỷ lệ quy định tuơng ứng của các bản vẽ ấy là như thế nào ? Khi nào thì 1/50.000-200.000. Khi nào thì 1/2.000. Khi nào thì 1/500. Và khi nào thì 1/200 ?
Có phải là : Trong hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng KCN, CCN thì tỷ lệ của các bản vẽ phải là 1/200-1/500 không ?
Chân thành cảm ơn anh chị !
Xin nêu quy định cụ thể (ko tìm ra được)
Trích dẫn:
Gửi bởi
minhtuong
Theo mình biết thì đối với dự án có bước thiết kế là ba bước và đấu thầu diễn ra sau bước thứ hai (khi đã có thiết kế kỹ thuật) thì nhà thầu có trách nhiệm lập bản vẽ thiết kế thi công. Còn đối với tổng thầu thiết kế thi công thì đương nhiên nhà thầu phải lập thiết kế BVTC.
Các anh các chị ơi cho em hỏi thêm, em đang rất băn khoăn khi nghe các anh chị thảo luận về vấn đề này. Cho em hỏi quy định cụ thể nào quy định đối với dự án thiết kế 3 bước thì thiết kế bản vẽ thi công là do nhà thầu thi công lập vậy? còn quy định nào quy định khi có bản vẽ thiết kế kỹ thuật rồi là mình có thể tiến hành đấu thầu xây lắp? Em đang bối rối lắm, tìm hoài mà không ra....:confused: