Hướng dẫn tính toán khối lượng công việc và lập dự toán công trình dân dụng
1. Yêu cầu chung:
Để tính toán, bóc tách khối lượng công việc xây dựng cơ bản cho công tác lập dự toán yêu cầu kỹ sư xây dựng phải nắm chắc:
- Thành phần công việc thực và thành phần công việc quy định trong tập đơn giá, định mức...
- Biện pháp tổ chức thi công của công trình nói chung và từng loại công việc
- Các loại vật liệu cấu thành kết cấu hoặc hạng mục công trình
- Kích thước hình học của các loại kết cấu, hạng mục
- Đơn vị đo cho từng công việc, từng kết cấu, hạng mục
2. Nội dung công việc tính toán, bóc tách khối lượng công trình
- Nghiên cứu thiết kế công trình để nắm được cấu tạo chung và cấu tạo chi tiết của công trình, các yêu cầu về chất lượng, vật liệu, tổ chức thi công...
- Phân tích, liệt kê các công việc thành phần để hoàn thành 1 cấu kiện, 1 hạng mục công trình...Trên cơ sở nghiên cứu thiết kế và tham khảo thành phần công việc trong tập đơn giá xây dựng cơ bản nơi xây dựng công trình
- Chuẩn bị các bảng biểu cần thiết (tham khảo các dự toán đã có của công trình tương tự) để tính khối lượng.
- Tiến hành tính toán khối lượng theo từng hạng mục, từng công việc và thành phần công việc.
3. Các tài liệu cần thiết
- Tài liệu thiết kế tương ứng với từng giai đoạn của dự án: Báo cáo KTKT; Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế BVTC
- Tập đơn giá xây dựng cơ bản của địa phương xây dựng công trình
- Bộ định mức xây dựng cơ bản do BXD ban hành.
- Tài liệu, văn bản hướng dẫn đo bóc, tính toán khối lượng và lập dự toán của Nhà nước ban hành
Ý kiến về file dự toán cọc khoan nhồi của bạn caysoi
Mình đã xem dự toán của bạn caysoi, về khối lượng tính thì mình chưa kiểm lại, tuy nhiên nhìn qua cũng thấy các đầu việc của bạn cơ bản còn thiếu rất nhiều!
Bạn chỉ mới có: Khoan, Đổ bentonite, Gia công lắp đặt thép, Đổ bê tông và thêm công tác đóng cọc ở cuối cùng mà mình chưa hiểu để làm gì?
Đọc bản vẽ của bác Lang Du Ca và thực tế thi công thì phần thi công cọc khoan nhồi sẽ có những đầu mục dự toán sau:
Công tác khoan:
- Khoan thổi rửa phản tuần hoàn lớp 1, 2, 3...
( Có thể lập đầu mục theo cấp đất hoặc đá, cấp I, II, III, IV)
- Sản xuất và lắp đặt ống vách (trong ví dụ của Bác Lang Du Ca không sử dụng ống vách cho thi công)
- Thổi rửa bằng dung dịch bentonite
- Xúc đất bằng máy xúc hoặc máy đào
- Vận chuyển đất ra khỏi vị trí thi công
Công tác bê tông cọc:
- Gia công lắp dựng thép cọc, d thép <18
- Gia công lắp dựng thép cọc, d thép >18
- Bê tông cọc khoan nhồi
- Sản xuất và vận chuyển bê tông (nếu là bê tông thương phẩm)
Công tác bê tông con kê:
- Ván khuôn con kê, ván khuôn đúc sẵn
- Bê tông con kê, bê tông đúc sẵn
- Lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn, đặt con kê
Công tác lắp đặt ống siêu âm:
- Lắp đặt cút thép nối bằng pp hàn
- Gia công và lắp đặt nút bịt ống siêu âm các loại
- Lắp đặt ống thép đen siêu âm các loại
Ý kiến của mình là vậy, mong mọi người góp ý thêm!
Khối lượng đào đắp thủ công
Mình đang phân vân 1 vấn đề này, bạn nào biết mong chỉ giáo giúp mình với nhé! Mình xin cảm ơn!
Trong công tác đào đắp đất bằng thủ công cho những chỗ mà không đưa máy vào được, thường thì tư vấn xác định phần đào đắp bằng thủ công chiếm 10%-30% tổng khối lượng đào đắp (cái này cũng chẳng có một văn bản nào quy định) mà có thể là do ước chừng và kinh nghiệm thực tế. Nhưng mình đọc trong đinh mức dự toán cho 1 công việc đào đắp bằng máy thì trong định mức đã có nhân công cho công việc thủ công. Vậy mình xin hỏi định mức nhân công này có phải là cho (10%-30%) tổng khối lượng đào đắp cho những vị trí mà máy không vào được hay không?
Nếu không phải thì định mức nhân công đó là nhân công của công việc gì? (vì trong đơn giá ca máy là đã bao gồm nhân công điều khiển máy)
Các khái niệm dễ gây nhầm lẫn trong khi bóc tách dự toán, các bạn có kinh xin đóng góp ý kiến
Trong quá trình bóc tách khối lượng dự toán mình hay vướng phải một số khái niệm dễ nhầm. Ví dụ phân biệt công tác trát trong và công tác trát ngoài, những vị trí nào là trát trong, trát ngoài, tại sao lại phân biệt như vậy? Hay bê tông dầm thì tính từ đáy dầm đến mép trên sàn hay mép dưới dầm, tại sao lại tính như vậy?
tính khối lượng đào đắp kênh mương trong lập dự toán phần đường
Mọi người ơi cho mình hỏi thăm. Mình đang phải bóc dự toán cho 1 tuyến đường dài khoảng 5km, trong dự toán này có 1 công việc là tính toán khối lượng đào đắp và gia cố ao mương. Trong bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công trên dọc tuyến có thể hiện vị trí của các ao mương này nhưng các tham số về chiều dài, chiều rộng và chiều sâu của các con mương đó mình k thấy thể hiện. Vậy mình phải làm sao để tính được nó bây giờ. Nếu có bạn nào hiểu rõ về phần dự toán của đường thì chỉ giùm mình nha, nếu có thể thì gửi câu trả lời vào mail của mình theo địa chỉ: Nguyendinhmta2004.2010@gmail.com ; Cảm ơn mọi người nhiều.
1 đính kèm
Tính diện tích và thể tích các hình đơn giản
Mình nghĩ cái này cần cho acác bạn khi tính toán khối và lập dự toán