Có bác nào biết quy định về chiều dày lớp đất đắp khi thi công đắp đất nền đường nằm ở tiêu chuẩn nào thì chỉ cho em với. Em rất cảm ơn.
Xem bảng in
Có bác nào biết quy định về chiều dày lớp đất đắp khi thi công đắp đất nền đường nằm ở tiêu chuẩn nào thì chỉ cho em với. Em rất cảm ơn.
Bạn tham khảo TCVN 4447:87 thi công và nghiệm thu-Công tác đất
http://giaxaydung.vn/diendan/tieu-ch...4447-87-a.html
theo tôi bạn cứ đắp với chièu dầy mỗi lớp là: 15cm nhân với hệ số K là đươc.
Mình thấy một số dự án ở miền núi người ta thường đắp đất nền đường bằng cấp phối đồi k95 dày 25cm, sau đó 1 lớp đất cấp phối k98 dày 15cm.
Trong giáo trình thi công đường cũng có nói về vấn đề này, bạn tham khảo thêm.
Thân!
Tớ tìm mãi trong TCVN 4447-1987 nhưng vẫn chưa thấy. Nếu ai tinh mắt hoặc biết có tiêu chuẩn nào quy định về chiều cao đất đắp của 1 lớp thì chia sẻ cho anh em nhe!
dat dap nen duong thuong day 30 cm ban a.ban tham khao them cac tieu chuan ve duong
Minh da tra tieu chuan ca ngay nay roi khong thay co quy dinh chieu day toi da cho 1 lop dat dap nen!
Chiều dày lớp đất đắp này là do sau khi đơn vị thi công tổ chức đắp thí nghiệm 1 đoạn đường để tiến hành thi công đại trà. Nên chiều dày của nó tùy thuộc từng loại máy thi công,loại đất đắp....Những con số như 15cm,20cm,25cm hay 30 cm chỉ là nhưng con số theo kinh nghiệm mà thôi ko thấy có tiêu chuẩn nào quy định cả.
TCVN 4487-1987:
"8.1. Việc đầm nén khối đất đắp phải tiến hành theo dây chuyền từng lớp với trình tự đổ, san và đầm sao cho thi công có hiệu suất cao nhất, chiều dầy của lớp đầm phải đ−ợc quy định tuỳ thuộc và điều kiện thi công loại đất, loại máy đầm sử dụng và độ chặt yêu cầu. Khi rải đất đầm thủ công phải san đều, bảo đảm chiều dày quy định cho tr−ờng hợp đắp đất bằng thủ công. Những hòn đất to phải băm nhỏ, những mảng sành, gạch vỡ, hòn đá to lẫn trong đất phải nhặt loại bỏ. Không đ−ợc đổ đất dự trữ trên khu vực đang đầm .
Cần phải xác định chiều dày lớp rải và số l−ợt đầm kết quả đầm thí nghiệm."
Bạn nói rất đúng các con số 15cm, 20cm,25cm,30cm chỉ là con số kinh nghiệm. còn chiều dày đắp thực phải căn cứ vào việc đầm thí điểm để xác định chiều dayfthi công từng lớp phù hợp với thiết bị hiện có của nhà thầu.( giết gà mà:)) dùng dao mổ trâu) đó
Đắp đất trong thi công nền đường hiện nay áp dụng 22TCN304-03
http://www.mediafire.com/view/?rnoz5hcyox8a2h4
Chiều dày đất đắp theo mình là phụ thuộc vào chiều sâu ảnh hưởng của máy đầm ( loại máy, công suất... ) mỗi loại máy có chiều sâu tác dụng khác nhau, do đó ko nhất thiết quy định cụ thể là chiều dầy đắp là bao nhiêu
Thường chiều dày mỗi lớp từ 0.1m đến 0.3m. Trước khi đắp lớp bên trên phải được tư
vấn giám sát nghiệm thu độ chặt. :cool:
Không có quy định nào cho bạn cả, mình ví dụ: Thi công đăp đất K98 dày 30cm. Bạn thử nghĩ nhé, nếu bạn thi công đắp 1 lớp 30cm và lu lèn để đạt độ chặt K98 và thi công 2 lớp mỗi lớp 15cm và lu lèn đạt độ chặt K98. Bạn so sánh 2 phương án trên, và lựa chọn phương thức thi công của nhà thầu sao cho đạt hiệu quả nhanh nhất.
Còn trong tiêu chuẩn, họ chỉ đưa ra khiến nghị cho các bên dựa vào đó lựa chọn phương án tối ưu nhất.
Mình xin góp 1 tiêu chuẩn kỹ thuật của Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai, nó phần nào sẽ giúp bạn được nhiều vấn đề đó
Đính kèm 59967
Thân!
Mình hỏi chút nếu đắp đất 2 mang cống khẩu độ < 1,5m (đường miền núi) thì trong 1 ngày có thể đắp được bao nhiêu lớp, với mỗi lớp dày 15cm ( chỉ dùng đầm cóc)
Em chào các bác. Em mới tham gia diễn đàn có thắc mắc muốn nhờ các bác chỉ giáo. Em đang làm quyết toán công trình vốn ngân sách nhà nước. Hợp đồng theo đơn giá điểu chỉnh. Hiện nay kiểm toán độc lập và chủ đầu tư đang kiểm tra chiết tính phần cáp ngần 4x240 của bên em và hạ giá hạng mục công việc này cụ thể: Bên em ký HĐ vào tháng 4/2013 căn cứ đơn giá theo quý IV 2012 để lập hồ sơ thầu. Thi công sang 2014 thì hoàn thành công trình. Hiện nay kiểm toán và chủ đầu tư đang căn cứ theo thông báo giá năm 2013 để trừ phần cv này. Cho em hỏi các bác vơi hình thức đấu thầu và hợp đồng như vậy thì có căn cứ luật pháp nào quy định để bên NT đỡ thiệt không ạ? Chứ chiết tính và trừ đơn giá thì NT bên em cắt nhiều quá!
Những con số như 15cm, 20cm, 25cm hay 30cm không phải là theo kinh nghiệm mà là do ta sử dụng máy đầm loại gì. Ví dụ ta dùng loại máy đầm 9T ta đắp 20cm nhưng khi ta sử dụng máy đầm 18T thì chiều dày lớp đắp tất nhiên phải lớn hơn. Do vậy để có lớp đắp tối đa ta cần dựa vào thông số kỹ thuật máy của ta dùng, máy đó đắp đắp được độ chặt ta yêu cầu trong phạm vi bao nhiêu. Đây thuộc về thuyết minh thi công của từng đơn vị thiết kế đưa ra.
Chiều dày lớp đất đắp phụ thuộc vào nhiều yếu tố (như tải trọng đầm nén, sức cản đầm nén của đất, loại dụng cụ đầm nén, ...). Thông thường dao động trong khoảng từ 10cm đến 30 cm. Nếu bạn thi công nền đường, nên tham khảo TCVN 9436-2012 (Nền đường ô tô - Thi công và nghiệm thu). Còn TCVN 4447:2012 dùng cho công trình dân dụng và công nghiệp là chủ yếu.
Thường với nền đường đắp, trước khi thi công đại trà bắt buộc phải thi công thử nghiệm (rải thử, lu lèn thử). Từ đó mới xác định được các thông số kỹ thuật chính như: Độ ẩm đầm nén tốt nhất; trình tự đầm nén, tổ hợp và quy cách các máy đầm nén; bề dày vật liệu rải trước khi đầm nén, ....
Bạn tham khảo thêm tiêu chuẩn TCVN 9436:2012 sẽ rõ và chi tiết hơn.