Trong công tác đào đất hố móng mình thấy có nhân với hệ số 1,1 và 1,3.... nhưng mình cũng chưa rõ là đối với trường hợp nào thì áp dụng các hệ số đó? Các bác chỉ giúp em với nha.
Xem bảng in
Trong công tác đào đất hố móng mình thấy có nhân với hệ số 1,1 và 1,3.... nhưng mình cũng chưa rõ là đối với trường hợp nào thì áp dụng các hệ số đó? Các bác chỉ giúp em với nha.
Đây là các hệ số mở mái ta luy, cái này tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất để quyết định. Thường thì thiết kế có thể xem xét điều kiện địa chất để chỉ định, nếu không có bạn có thể dựa vào tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công tác đất TCVN 4447 -1987 để tính toán là chính xác nhất.
Trong cái tiêu chuẩn đó ở trang 11 có nói một số loại đất đào ở độ sâu nhất định thì có thể đào thẳng đứng. Vì thế trong dự toán ta ko cần thêm mấy hệ số đó cũng được nhỉ.
Vậy còn hệ số vận chuyển thì căn cứ ở đâu bác nhỉ.
Cần phải nói thêm về hệ số này ngoài việc phụ thuộc vào địa chất còn phụ thuộc rất lớn đến độ sâu đào. Độ sâu+địa chất -> taluy đào -> lựa chọn hệ số thích hợp.
Hệ số này không đơn thuần chỉ là hệ số khối lượng vì lẽ còn xét đến yếu tố địa chất -> khối lượng đào thực tế dao động -> công đào.
Trường hợp cụ thể bạn có thể áp dụng là mở taly càng nhỏ + địa chất càng rời rặc thì hệ số càng lớn và ngược lại.
Vài ý kiến chủ quan, mong các bạn đóng góp..!!!
Có một em xinh tươi cứ mong muốn TA chuyển vào Vũng Tàu:D sinh sống chỉ cần giải đáp giùm em một câu hỏi gửi qua email như sau:
Khối đất trước khi đào là một khối chặt (chặt tự nhiên) sẽ không thể chặt bằng sau khi đắp lại sử dụng máy đầm - nén chặt hơn (chặt nhân tạo, có tác động trọng lượng lên trên). Vì vậy, lượng đất đào ra khi lấp trở lại sẽ không đủ. Một khối đất nguyên thổ sau khi đào sẽ nở rời ra thể tích khi đó sẽ hơn một khối, nếu việc vận chuyển tính theo thể tích thì phải nhân thêm hệ số nở rời cho khối đất nguyên thổ.Trích dẫn:
Theo Định mức 24/2005, trong công tác đất đào để đắp thì khối lượng sẽ được nhân với hệ số nén của đất. Đây là vấn đề em rất băn khoăn, theo thực tế khối đất trước khi đào là một khối chặt, thì khi sử dụng đất đó để đắp lại nó vẫn là một khối chặt thì sao lại nhân thêm hệ số. Theo em nghĩ, hệ số đất nở rời của đất chỉ được nhân thêm khi tính vận chuyển đất đi đổ thôi phải không anh?
Khi em đi học thầy em tính: khi đào để đắp là nhân với hệ số nén 1,6 và vận chuyển đi thì nhân tiếp hệ số tơi xốp 1,2 (khi đó áp dụng ĐM 1242). Nhưng khi em đi làm thì lúc sử dụng đất đắp lại và vận chuyển thì sếp em bảo là không nhân thêm hệ số nữa vì Định mức đã bao gồm hệ số, ĐM 24 :"Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất". Nhưng theo em: khi vận chuyển phải nhân 2 lần hệ số, khi đào nhân 1 lần hệ số nở rời, và khi đổ lên xe lại nhân thêm 1 lần nữa. Và thêm 1 vấn đề nữa: em đọc trên diễn đàn thấy anh có thảo luận về tính toán khối lượng, lập dự toán thi công rãnh đường ống.
Thầy em nói đúng và sếp em nói cũng đúng. Ý thầy em là để đắp (một hố có thể tích) 1m3 khối thì phải đem tới lượng đất đào ra từ (một cái hố khác) có thể tích là 1,6m3. Lượng đất đào ra từ hố 1,6m3 chặt tự nhiên, khi đào ra nó tơi thành 1,2 x 1,6m, khi có tác động của máy đầm để được độ chặt thiết kế thì chỉ được 1m3. Tuy nhiên, con số 1,6 và 1,2 đó thì tuỳ điều kiện thôi chứ không phải bất biến đối với mọi loại đất, mọi công trình... và để thuận lợi cho công tác quản lý, hệ số nở rời được tính trong định mức rồi. Ý sếp em chỉ rút gọn ý của thầy em lại thôi, không mâu thuẫn với nhau.
Vấn đề này hơi trừu tượng, mời các chuyên gia trao đổi thêm để giúp TA diễn giải cho rõ vấn đề nhé. Xin chân thành cảm ơn.
Cho minh hỏi là trong công tác "đắp đất công trình độ chặt K=90" có nghĩa trong đó có tính đến công tác đầm bằng máy để có độ chặt K=90 rồi chứ. Nhưng sao mình thấy trong dự toán chỉ có chi phí nhân công chứ ko có chi phí máy thi công nhỉ.
Hay là mình phải thêm công tác "đầm đất độ chặt K=90" :confused:
Đọc xong bài của bác trongtinh mà em ù hết cả tai, chóng cả mặt. Những gì bác capcon hỏi thì bác VMC nói hết cả rồi. Về đắp đất thì em hiểu sẽ chia làm 02 loại là đắp bằng thủ công (tất nhiên là 100%) và đắp bằng máy (bằng máy đầm cầm tay (đầm cóc), máy đầm tự hành (tỷ loại...), máy đầm sử dụng đầu kéo, rồi tàu hút...), áp dụng loại nào là tùy theo điều kiện về địa hình, khối lượng đắp, yêu cầu về độ chặt và mặt bằng đắp. Ví dụ: Khi tính toán đắp hoàn trả đất móng cột điện (cột đơn lẻ, khoảng hơn 1m3 đất), các bác tính sử dụng mã đắp đất bằng máy đầm 16T thì nghe hơi .... :((.
bác nào biết về hệ số hóa mềm và hệ số kiên cố> và các trường hợp phải áp dụng hệ số này. làm ơn giúp mình với cảm ơn nhiều
- Theo em được biết thanh phần hao phí trong định mức không hề đề cập đến các hệ số này, mà chỉ có hao phí nhân công và ca máy thôi
- Do đó khối lượng thực tế trong dự toán cho phần đào, đắp và vận chuyển phải theo hướng dẫn trong định mức 24 hay 1776.
- Các hệ số này có thể lấy theo TCVN 4447-1987 hoặc lấy theo thí nghiệm thực tế cho từng loại đất cụ thể.
- Vừa rồi em có bốc khối lượng một công trình, em đưa lên đây để anh Thế Anh xem giúp, cám ơn anh! "Thần tượng của em":D
Trong dự toán em có tính phần đào đắp và vận chuyển đất, nhờ anh Thế Anh kiểm tra giúp em!:D
Như vậy là bạn vẫn chưa hiểu rõ công tác đào, đắp trong định mức rồi. Mình xin trao đổi thêm để bạn hiểu rõ vấn đề này:Trích dẫn:
Theo Định mức 24/2005, trong công tác đất đào để đắp thì khối lượng sẽ được nhân với hệ số nén của đất. Đây là vấn đề em rất băn khoăn, theo thực tế khối đất trước khi đào là một khối chặt, thì khi sử dụng đất đó để đắp lại nó vẫn là một khối chặt thì sao lại nhân thêm hệ số. Theo em nghĩ, hệ số đất nở rời của đất chỉ được nhân thêm khi tính vận chuyển đất đi đổ thôi phải không anh?
Khi em đi học thầy em tính: khi đào để đắp là nhân với hệ số nén 1,6 và vận chuyển đi thì nhân tiếp hệ số tơi xốp 1,2 (khi đó áp dụng ĐM 1242). Nhưng khi em đi làm thì lúc sử dụng đất đắp lại và vận chuyển thì sếp em bảo là không nhân thêm hệ số nữa vì Định mức đã bao gồm hệ số, ĐM 24 :"Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất". Nhưng theo em: khi vận chuyển phải nhân 2 lần hệ số, khi đào nhân 1 lần hệ số nở rời, và khi đổ lên xe lại nhân thêm 1 lần nữa. Và thêm 1 vấn đề nữa: em đọc trên diễn đàn thấy anh có thảo luận về tính toán khối lượng, lập dự toán thi công rãnh đường ống.
- Khi bạn tính khối lượng đào đất thì bạn sẽ tính với khối lượng đất nguyên thổ, tức là bạn phải tính toán khối lượng theo kích thước hình học (không nhân hệ số gì hết).
- Khi bạn tính khối lượng đào đất để đắp thì bạn sẽ tính bằng khối lượng đất đắp (tính theo kích thước hình học của hố cần đắp) nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp (hệ số này bạn tra bảng trong định mức).
- Khi bạn tính khối lượng đất đắp thì bạn phải tính khối lượng đất đo tại nơi đắp, có nghĩa là khối lượng đất này sẽ bằng khối lượng đất đắp tính theo kích thước hình học nhân với hệ số đầm nén (tùy theo bạn đắp với độ chặt bằng bao nhiêu thì sẽ có hệ số tương ứng)
- Khi bạn tính khối lượng vận chuyển đất thì bạn tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào (đã tính đến hệ số nở rời của đất).
Khi bạn đang học ở nhà trường thì Hệ số đó thương dc lấy từ 1,1 - 1,38(tốt nhất). Và trong các t/chuẩn thi công cung vậy?Lý do la các loai vật liệu đắp dc khống chế bởi các chỉ tiêu cơ lý nhất đ. Nhưng khi thực tế ra thi công ở các vùng miền khác nhau hệ số này sẽ khác nhau và có thể lấy tới 1,48....
Mình nói thế này cho bạn dễ hiểu:
Ví dụ bạn cần đắp một hố móng công trình có kích thước là Rài x rộng x cao = 2 x 1 x 1,5m với độ chặt K = 0,90 chẳng hạn. Như vậy khối lượng đất đắp tính theo kích thước hình học là 2x1x1,5=3,0(m3). Tuy nhiên thực tế khi bạn đắp thì khối lượng đất bạn dùng thực tế không phải bằng 3,0 m3 như tính toán ở trên vì với độ chặt K = 0,9 thì bạn phải dùng một khối lượng nhiều hơn. ứng với độ chặt K = 0,9 thì bạn sẽ có hệ số tương ứng là 1,1. Vậy thực tế bạn phải dùng 3 x 1,1 = 3,3 m3 đất để đắp hố móng có kích thước như trên.
Mình đã xem qua bản dự toán mà bạn lập ở trên, có một số vấn đề mình xin góp ý như sau:
- Phần vận chuyển đất mình không hiểu bạn lấy hệ số 1,28 ở đâu mà lại nhân với khối lượng đất đào. Nếu là hệ số nở rời thì bạn nhân như vậy là chưa chính xác vì định mức đã tính đến hệ số này rồi. Bạn đào a khối thì vận chuyển cũng chỉ là a khối mà thôi.
- Bạn chưa tính công tác san ủi đất (có thể tính khối lượng san ủi bằng khối lượng đào vận chuyển hoặc bằng 1/3).
Theo em hiểu:
- Trong Định mức dự toán khối lượng đất đào tính cho 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào;
- Hệ số 1,28*[khối lượng đất đào]=[khối lượng đất tơi xốp] cần vận chuyển đi nếu đất này không dùng để đắp lại;
- 1,28 là hệ số chuyển từ thể tích đất tự nhiên sang đất tơi, em lấy theo TCVN 4447-1987;
- Khối lượng san ủi đất em đã tính trong công tác đào nền đường và được lập bởi một một bảng tính riêng;
- Em vừa lập một công thức tính khối lượng đất đào cho hố đào độc lập, nhờ anh VMC kiểm tra giúp em coi có thể dùng được không anh nha!
- Cám ơn anh rất nhiều, mong được anh góp ý thêm:D
Trong định mức đã tính đến hệ số nở rời của đất rồi bạn ạ. Vì vậy nếu bạn áp dụng định mức thì sẽ không còn hệ số này nữa!
Mình sẽ xem vào góp ý thêm cho bạn. Thanks!Trích dẫn:
- Em vừa lập một công thức tính khối lượng đất đào cho hố đào độc lập, nhờ anh VMC kiểm tra giúp em coi có thể dùng được không anh nha!
- Cám ơn anh rất nhiều, mong được anh góp ý thêm:D
em muốn hỏi các bác về các hệ số đào đá , cảm ơn các bác d/c email của e hoangtumocoitinhyeu_2005 @yahoo.com.vn
Chào Thế Anh!
Mình lấy một ví dụ cụ thể để cùng Thế Anh giả thích rõ hơn vấn đề này được không?
Áp dụng đối với công tác đào đất để đắp (vị trí đào cách đắp 7,5km)
Khi nghiệm thu, khối lượng nghiệm thu đo tại nơi đắp (K=0,9) là 10 (100m3)
-> Khối lượng vận chuyển = 10 x 1,1 = 11 (100m3) (1,1: Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đắp)
-> Vấn đề mình thắc mắc ở đây như sau:
+ Trường hợp 1: Khối lượng đào xúc đất để san lấp (Mã hiệu AB.241.53 chẳng hạn) sẽ bằng 11 (100m3) (Bảng dự toán chi tiết) và theo đó khối lượng vật liệu đất cần đào = 11 x 100 = 1.100m3 (100: Định mức vật liệu) (Bảng phân tích vật tư).
+ Trường hợp 2: Khối lượng đào xúc đất để san lấp (Mã hiệu AB.241.53 chẳng hạn) sẽ bằng 10 (100m3) (Bảng dự toán chi tiết) và theo đó khối lượng vật liệu đất cần đào = 10 x 100 x 1,1= 1.100m3 (100: Định mức vật liệu và 1,1: Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đắp) (Bảng phân tích vật tư).
Như vậy trường hợp nào nêu trên là đúng
cho em hỏi em có một công trình khi vận chuyển đất để đắp đất K95 nhân với 1,2 và K98 thì nhân với 1,21. Vậy họ tính theo định mức hay quy phạm nào? Hãy giúp cho em với
@ capcon, daotrung09: hệ số chuyển đối bình quân từ đất đào sang đất đắp dược quy định trong Phần thuyết minh của Chương II "Công tác đào, đắp đất, đá, cát" của Bộ định mức 24 (hoặc 1776), trong đó:
- K = 0,85 thì hệ số chuyển đổi là 1,07
- K = 0,90 thì hệ số chuyển đổi là 1,10
- K = 0,95 thì hệ số chuyển đổi là 1,13
- K = 0,98 thì hệ số chuyển đổi là 1,16
Còn như daotrung09 nói hệ số chuyển đổi cho K95, K98 tương ứng là 1,20; 1,21 thì mình chưa nghe, chưa thấy.
Anh em khác có ý kiến với!
Thân!
Theo tôi nghĩ hề số 1,2 chính là hệ số sử dụng vật liệu. như vậy:
-nếu đơn giá đất để đắp được tính chuyển đổi từ đất đào nguyên thổ thì hệ số áp dụng trong dự toán bạn lấy theo ĐM 1776(1,07; 1,1; 1,13; 1,16).
-nếu đơn giá đất để đắp được tính theo đơn giá thông báo của địa phương thì hệ số áp dụng trong dự toán bạn tạm tính 1,3. Hệ số thực tế phải dựa vào kết quả thí nghiệm thực tế. NHưng thực tế từ xưa đến nay không Chủ đầu tư nào thực hiện công tác đó cả.
Xin các bạn góp ý thêm!
Xin chốt lại chổ này bằng một ví dụ , các bạn xem có đúng không ?
1 . Sau khi tính toán san nền, thiết kế đưa cho mình khối lượng đắp là : 100 m3
2. Lập dự toán :
2.1 Đào đất để đắp:
AB.24123 : đào xúc lấy đất tại mỏ để đắp bằng máy đào <=0,8 m3 , đất cấp iii ,hệ số chuyển đổi đất đào sang đất đắp 1,13 (hệ số đầm nén).
100*1.13 =113m3
2.2 Vận chuyển đất (ab.41433) từ mỏ đến vị trí đắp cách mỏ đất 1km , hệ số nở rời của đất 1,2 (đã tính trong định mức, không tính nữa ) : đào bao nhiêu thì vận chuyển bấy nhiêu
100*1.13 = 113 m3
2.3 San đầm đất bằng máy đầm 9tấn k=0.95 (AB.62113) hệ số đầm nén 1.13 :
100*1.13 = 113 m3
Theo mình nghĩ: Các mục 2.1; 2.2 của bạn là đúng, nhưng mục 2.3 là không đúng, San đầm đất (hay đắp đất) là tính cho 1m3 hoàn thiện (đã tính đến hệ số le lèn và hệ số nở rời của đất) - Tức là mục san đầm K95 của bạn với khối lượng là 100m3. Quy định lại định mức 1776 - Định mức đắp đất tính cho 1m3 đắp đo tại nơi đắp (đo từ kích thước hình học).
Các bạn đọc chương II công tác đào đất định mức 1776
Định mức công tác đào, đắp đất, đá, cát được quy định cho 1m3 đào đắp hoàn chỉnh (bao gồm các công việc đào xúc đất, đầm lèn kể cả các công việc chuẩn bị và hoàn thiện v.v..) Trường hợp cần phải phát rừng phát tuyến, chặt, đào gốc cây, bụi cây, phá dỡ một số loại kết cấu trước khi đào, đắp thì áp dụng theo công tác đã được định mức trong chương I.
Công tác đào, đắp đất được định mức cho trường hợp đào đắp đất đá, cát bằng thủ công và đào đắp đất, đá, cát bằng cơ giới.
Trường hợp đào, đắp đất, đá, cát bằng máy mà khối lượng do máy không làm được như đào rãnh dọc, đào xả khối lượng đắp ép dư phải làm bằng thủ công (đào khoan đường, đào rãnh dọc, đào lấy đất đắp ép dư, .v.v.) thì khối lượng làm bằng thủ công áp dụng định mức đào đắp đất, đá, cát bằng thủ công tương ứng.
Định mức đào đất tính cho đào 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào.
Định mức đắp đất tính cho 1m3 đắp đo tại nơi đắp.
Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp như bảng kèm theo.
Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất.
Vận chuyển đất, đá bằng ôtô tự đổ đã tính đến hệ số nở rời của đất, đá được định mức cho các cự ly <300m; <500m; <700m và <1000m tương ứng với cấp đất, đá và loại phương tiện vận chuyển.
Trường hợp 1 mới đúng vì đây là khối lượng đào đất để chuyển đến nơi đắp. Nơi đắp đã được thẩm định hệ số đầm nén K=0.9 vì vậy khối lượng đất cần đào và vận chuyển đến phỉa được tính khối lượng đo tại nơi đào nhân với 1.1 vì đất nguyên thổ có hệ số tơi xốp của tự nhiên.
Còn trong trường hợp bạn chỉ cần đào một khu đồi đổ đi (Không thanh toán khối lượng đắp tại nơi mới) thì chỉ cần tính khối lượng đào đo tại nơi đào thôi.
Kinh nghiệm của Chủ đầu tư nơi mình công tác thì chỉ tính san nền K=0.85. Diện tích làm nền đường giao thông trong khu đô thị thì tính thêm chiều cao 0.3m K=0.9 và chiều cao 0.3m K=0.98. Nếu tính san nền đô thị mà tính toàn bộ khối lượng K=0.9 luôn thì tốn tiền mà thực tế không ai làm được vì cứ 0.2m đến 0.3m mà lu một lần thì chẳng nhà thầu nào làm thế hộ chỉ làm thế được khi lu nèn đường giao thông thôi.
các pác làm ơn chi gúp em,với hệ số đầm chặt k=0.9 thì có làm móng xây dựng công trình đc ko? có tiêu chuẩn nào nói về ái này ko?
không hiểu ý bạn nói lắm, bởi vì móng công trình là một bộ phận của công trình, được tính toán theo tải trọng công trình và khả năng chịu tải của đất nền, không liên quan đến hệ số đầm chặt (có chăng chỉ là sức chịu tải của đất nền lớn hơn một chút khi chưa đầm).
Còn nếu bạn hỏi thì chắc là áp dụng cho công trình giao thông nhưng ngay cả công trình giao thông thì còn phải xem vật liệu làm móng đường nữa nên không thể kết luận được
Các bác nói nhiều tôi không hiểu gì cả:
Tôi ví dụ thế này: Tôi cần đắp đất nền xưởng 10x10x0.3 = 30m3 (K98)
1: Khối lượng san đầm K98 là 30m3 (ok không bàn nữa)
2: Khối lượng đào xúc đổ lên phương tiện ô tô để vận chuyển đến nơi đắp là = .....?m3
3: Khối lượng vận chuyển bằng ô tô 10 tấn để đắp là = .....?m3
Các bác điền khối lượng vào chổ trống và giải thích cụ thể dùm để cho mọi người hiểu mà làm cho đúng khi lập dự toán, thanh quyết toán
Bạn đọc chương II: Công tác đào, đắp đất, đá, cát quyển định mức 1776 sẽ thấy: với K = 0.98, hệ số chuyển đổi đất đào và đất đắp là 1,16. Như vậy, muốn đắp 1m3 đo tại nơi đắp, bạn cần đào và vận chuyển 1,16 khối đất.
Ở bài toán bạn đưa ra ở trên, KL đất cần đào và vận chuyển là 30 x 1.16 = 34.8m3 (KL đào bằng KL vận chuyển)
Bạn thongktnl cho mình hỏi luôn. Vậy khi tính dự toán với giả thiết trên thì ta nhập vào khối lượng 2 công tác:
2:AB.24133 Khối lượng đào xúc đổ lên phương tiện ô tô để vận chuyển đến nơi đắp là 34.8m3 hay là 30m3
3: AB.41433 Khối lượng vận chuyển 1000M bằng ô tô 10 tấn để đắp là là 34.8m3 hay là 30m3
Xin cam ơn trước nha