Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2013 và thay thế: 1. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, 2. Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ và 3. Khoản 4 Điều 13, Điều 18 và Điều 30 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ. Các quy định trước đây của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ. Tải Nghị định Link 1 hoặc Link 2.
Chủ đề này thảo luận, tìm hiểu về nội dung tại Chương III Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình.
Điều 17. Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Điều 18. Trách nhiệm của chủ đầu tư
Điều 19. Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình
Điều 20. Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở
Điều 21. Thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
Điều 22. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình
Đề nghị các bạn Thảo luận mang tính xây dựng, tích cực, học hỏi và cầu thị.
Chúc các bạn sức khỏe, thành công.
Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP
Theo em Nghị định này quy định tại điều 21 thì Chủ đầu tư chỉ phải gửi hồ sơ sau TKCS tới các cơ quan quản lý để thẩm tra thì toàn các công trình to ví dụ như "đường bộ từ cấp III trở lên". Vậy "đường bộ từ cấp III trở xuống" thì không phải gửi và các Sở cũng không thẩm tra. Chắc tư vấn được làm :).
Thẩm tra, thẩm định thiết kế
Tôi thấy trong nghị định này có mục về công tác thẩm tra sau khi tham gia ý kiến thiết kế cơ sở của Sở, liệu thế này có kỹ quá không khi mà thiết kế cơ sở đã là xương sống để các chủ đầu tư thiết kế bước tiếp theo.
Năng lực và con người của Sở có đủ để thẩm tra với khối lượng lớn trên địa bàn tỉnh không? Mặc dù trong nghị định có cho phép nếu SXD không đủ năng lực thì chỉ định đơn vị thẩm tra bên ngoài.
Vậy thì vẫn là thế không khác hơn và khá hơn mà lại sinh ra chậm thủ tục, điều này có thể khiến cho bộ máy Nhà nước thêm cồng kềnh. Theo tôi thì Sở Xây dựng địa phương chỉ nên dừng lại ở việc làm tốt công tác tham gia thiết kế cơ sở là tiền đề xuyên suốt của công trình và dự án. Không nên tiếp tục thẩm tra (mặc dù nghị định ra rồi)...
Thẩm tra, thẩm định thiết kế
Khi cơ quan QLNN thẩm định xong thì CĐT mới nghiệm thu là đúng rồi. Khi đó, TVTK mới sửa hồ sơ khi nào được cơ quan QLNN đóng dấu thẩm định thì mới có cơ sở thanh toán chứ, chẳng lẽ thả gà ra đuổi ah!
Thẩm tra, thẩm định thiết kế
Tôi thắc mắc 1 số nội dung, cần anh chị giúp đỡ:
1. Trong mục 2 Điều 20. Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở, theo tôi hiểu thì người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế BVTC với thiết kế 1 bước và CĐT phê duyệt thiết kế BVTC với thiết kế 2, 3 bước?
Trích dẫn:
2. Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình đối với trường hợp thực hiện thiết kế 1 bước; chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật (trong trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở. Nội dung phê duyệt thiết kế theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Người phê duyệt thiết kế phải căn cứ vào kết quả thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền, kết quả thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan để phê duyệt thiết kế.
2. Cơ quan QLNN không thẩm tra khối lượng, dự toán khảo sát?
Mong anh chị góp ý.
Thẩm tra, thẩm định thiết kế
Mình nghĩ là chỉ phải bắt buộc gởi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước thẩm tra thiết kế đối với những công trình theo yêu cầu quy định tại khoản 1 điều 21 nghị định 15/2013 thôi, còn những công trình khác thì chủ đầu tư tổ chức thẩm tra (tự thẩm tra nếu đủ năng lực, hoặc thuê tư vấn thẩm tra)
Vậy không biết là các công ty tư vấn thẩm tra thiết kế có còn nhiều việc để làm không ta???