Trong công tác đào đất hố móng mình thấy có nhân với hệ số 1,1 và 1,3.... nhưng mình cũng chưa rõ là đối với trường hợp nào thì áp dụng các hệ số đó? Các bác chỉ giúp em với nha.
Xem bảng in
Trong công tác đào đất hố móng mình thấy có nhân với hệ số 1,1 và 1,3.... nhưng mình cũng chưa rõ là đối với trường hợp nào thì áp dụng các hệ số đó? Các bác chỉ giúp em với nha.
Đây là các hệ số mở mái ta luy, cái này tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất để quyết định. Thường thì thiết kế có thể xem xét điều kiện địa chất để chỉ định, nếu không có bạn có thể dựa vào tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu công tác đất TCVN 4447 -1987 để tính toán là chính xác nhất.
Trong cái tiêu chuẩn đó ở trang 11 có nói một số loại đất đào ở độ sâu nhất định thì có thể đào thẳng đứng. Vì thế trong dự toán ta ko cần thêm mấy hệ số đó cũng được nhỉ.
Vậy còn hệ số vận chuyển thì căn cứ ở đâu bác nhỉ.
Cần phải nói thêm về hệ số này ngoài việc phụ thuộc vào địa chất còn phụ thuộc rất lớn đến độ sâu đào. Độ sâu+địa chất -> taluy đào -> lựa chọn hệ số thích hợp.
Hệ số này không đơn thuần chỉ là hệ số khối lượng vì lẽ còn xét đến yếu tố địa chất -> khối lượng đào thực tế dao động -> công đào.
Trường hợp cụ thể bạn có thể áp dụng là mở taly càng nhỏ + địa chất càng rời rặc thì hệ số càng lớn và ngược lại.
Vài ý kiến chủ quan, mong các bạn đóng góp..!!!
Có một em xinh tươi cứ mong muốn TA chuyển vào Vũng Tàu:D sinh sống chỉ cần giải đáp giùm em một câu hỏi gửi qua email như sau:
Khối đất trước khi đào là một khối chặt (chặt tự nhiên) sẽ không thể chặt bằng sau khi đắp lại sử dụng máy đầm - nén chặt hơn (chặt nhân tạo, có tác động trọng lượng lên trên). Vì vậy, lượng đất đào ra khi lấp trở lại sẽ không đủ. Một khối đất nguyên thổ sau khi đào sẽ nở rời ra thể tích khi đó sẽ hơn một khối, nếu việc vận chuyển tính theo thể tích thì phải nhân thêm hệ số nở rời cho khối đất nguyên thổ.Trích dẫn:
Theo Định mức 24/2005, trong công tác đất đào để đắp thì khối lượng sẽ được nhân với hệ số nén của đất. Đây là vấn đề em rất băn khoăn, theo thực tế khối đất trước khi đào là một khối chặt, thì khi sử dụng đất đó để đắp lại nó vẫn là một khối chặt thì sao lại nhân thêm hệ số. Theo em nghĩ, hệ số đất nở rời của đất chỉ được nhân thêm khi tính vận chuyển đất đi đổ thôi phải không anh?
Khi em đi học thầy em tính: khi đào để đắp là nhân với hệ số nén 1,6 và vận chuyển đi thì nhân tiếp hệ số tơi xốp 1,2 (khi đó áp dụng ĐM 1242). Nhưng khi em đi làm thì lúc sử dụng đất đắp lại và vận chuyển thì sếp em bảo là không nhân thêm hệ số nữa vì Định mức đã bao gồm hệ số, ĐM 24 :"Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất". Nhưng theo em: khi vận chuyển phải nhân 2 lần hệ số, khi đào nhân 1 lần hệ số nở rời, và khi đổ lên xe lại nhân thêm 1 lần nữa. Và thêm 1 vấn đề nữa: em đọc trên diễn đàn thấy anh có thảo luận về tính toán khối lượng, lập dự toán thi công rãnh đường ống.
Thầy em nói đúng và sếp em nói cũng đúng. Ý thầy em là để đắp (một hố có thể tích) 1m3 khối thì phải đem tới lượng đất đào ra từ (một cái hố khác) có thể tích là 1,6m3. Lượng đất đào ra từ hố 1,6m3 chặt tự nhiên, khi đào ra nó tơi thành 1,2 x 1,6m, khi có tác động của máy đầm để được độ chặt thiết kế thì chỉ được 1m3. Tuy nhiên, con số 1,6 và 1,2 đó thì tuỳ điều kiện thôi chứ không phải bất biến đối với mọi loại đất, mọi công trình... và để thuận lợi cho công tác quản lý, hệ số nở rời được tính trong định mức rồi. Ý sếp em chỉ rút gọn ý của thầy em lại thôi, không mâu thuẫn với nhau.
Vấn đề này hơi trừu tượng, mời các chuyên gia trao đổi thêm để giúp TA diễn giải cho rõ vấn đề nhé. Xin chân thành cảm ơn.
Cho minh hỏi là trong công tác "đắp đất công trình độ chặt K=90" có nghĩa trong đó có tính đến công tác đầm bằng máy để có độ chặt K=90 rồi chứ. Nhưng sao mình thấy trong dự toán chỉ có chi phí nhân công chứ ko có chi phí máy thi công nhỉ.
Hay là mình phải thêm công tác "đầm đất độ chặt K=90" :confused:
Đọc xong bài của bác trongtinh mà em ù hết cả tai, chóng cả mặt. Những gì bác capcon hỏi thì bác VMC nói hết cả rồi. Về đắp đất thì em hiểu sẽ chia làm 02 loại là đắp bằng thủ công (tất nhiên là 100%) và đắp bằng máy (bằng máy đầm cầm tay (đầm cóc), máy đầm tự hành (tỷ loại...), máy đầm sử dụng đầu kéo, rồi tàu hút...), áp dụng loại nào là tùy theo điều kiện về địa hình, khối lượng đắp, yêu cầu về độ chặt và mặt bằng đắp. Ví dụ: Khi tính toán đắp hoàn trả đất móng cột điện (cột đơn lẻ, khoảng hơn 1m3 đất), các bác tính sử dụng mã đắp đất bằng máy đầm 16T thì nghe hơi .... :((.