Lập dự án đầu tư đối với dự án BT
Cơ quan mình đang tiến hành lựa chọn nhà thầu theo hình thức hợp đồng chìa khoá trao tay (BT) cho một dự án khu đô thị. Mình có mấy câu hỏi đề nghị mọi người đóng góp cho ý kiến như sau:
1. Đối với dự án BT, thì Chủ đầu tư ký hợp đồng với nhà thầu lập luôn dự án đầu tư có được hay không? Hay chủ đầu tư phải lập trước khi lựa chọn nhà thầu, khi đó Nhà thầu chỉ tiến hành từ bước thiết kế BVTC cho đến xây dựng, hoàn thiện và bàn giao công trình (Theo NĐ12/2009 thì Chủ đầu tư phải lập dự án đầu tư).
2. Trường hợp thực hiện theo phương án trên thì hợp đồng BT trong trường hợp này gồm những thành phần nào và giá trị được xác định như thể nào.
(Theo mình hiểu bao gồm các chi phí sau: Chi phí lập dự án đầu tư, chi phí thiết kế BVTC và dự toán, Chi phí xây lắp...)
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người!
Hợp đồng chìa khóa trao tay
Trích dẫn:
Gửi bởi
naat
có lẽ bạn đang nhầm lẫn giữa việc lựa chọn nhà thầu và đầu tư chăng? hợp đồng chìa khóa trao tay khác hoàn toàn với hợp đồng BT. hợp đồng BT là một hình thức đầu tư (thông thường được ký giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền) còn hợp đồng chìa khóa trao tay là việc nhà đầu tư lựa chọn một nhà thầu đảm nhận toàn bộ thiết kế và thi công.
Tôi bổ sung thêm cho chuẩn xác hơn:
"hợp đồng chìa khóa trao tay là việc nhà đầu tư lựa chọn một nhà thầu đảm nhận toàn bộ thiết kế và thi công": Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và tổng thầu thực hiện tất cả các công việc từ lập dự án, thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị và thi công xây lắp công trình" (còn hợp đồng em nêu gọi là "hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công").
đơn giá các hạng mục công trình
chào anh chị
Phước là dân môi giới bất động sản
Phước đang muốn tìm "bảng báo giá các hạng mục của dứan chung cư cao cấp'
Tìm hoài không thấy
anh chị biết lấy thông tin này từ đâu khong a
chỉ giúp phước nha
cảm ơn trước a
Hợp đồng dự án BT và hợp đồng chìa khóa trao tay
Trích dẫn:
Gửi bởi
vinhnd83
Cảm ơn bạn vì những ý kiến đóng góp, tiện đây mình hỏi luôn bạn mấy ý:
1. Theo điểm đ khoản a điều 103 của Luật xây dựng: "Tổng thầu chìa khoá trao tay thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc từ lập dự án đến việc thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình". Thế có nghĩa là việc lựa chọn nhà thầu theo hình thức chìa khoá trao tay không chỉ thiết kế và thi công mà còn có thể cả lập dự án và cung ứng vật tư.
2. Nếu có sự khác nhau giữa hợp đồng BT và hợp đồng chìa khoá trao tay thì sự khác nhau là gì?. Chẳng lẽ hợp đồng BT không được áp dụng cho các doanh nghiệp với nhau sao mà cứ phải nhà nước và nhà đầu tư?
3. Mình biết hợp đồng BT là hình thức lựa chọn nhà đầu tư (Theo NĐ 108/2009/NĐ-CP). Nhưng thực chất cũng là lựa chọn nhà thầu vì phải thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
4. Cái mình đang lăn tăn nhất chính là gộp cả nhiệm vụ lập dự án, thiết kế và thi công cho Nhà đầu tư thì không biết xử lý như thế nào để mời thầu (Vì lúc này, chi phí tư vấn lập dự án và thiết kế chưa có căn cứ để xác định và khối lượng xây lắp chưa có khối lượng để mời). Mình nghĩ trong trường hợp này nên tách ra làm 2 giai đoạn: Giai đoan 1 là CĐT lập dự án đầu tư (Có thể Nhà đầu tư có thể tham gia lập ở giai đoạn này nhưng ở vai trò là tư vấn); Giai đoạn 2 là đấu thầu/ chỉ định thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện hợp đồng BT.
Góp thêm vài ý kiến liên quan đến thắc mắc của bạn Vinhnd83:
1. Điểm thắc mắc thứ nhất của bạn Vinhnd83: Đúng như thế nhưng phải bỏ đi 2 chữ "có thể".
2. Điểm thắc mắc thứ hai của bạn Vinhnd83: Hợp đồng BT không phải hợp đồng xây dựng (hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng) được ký kết giữa chủ đầu tư dự án xây dựng và nhà thầu xây dựng mà là hợp đồng Nhà nước ký kết với nhà đầu tư vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế Việt Nam. Trong hợp đồng BT, nhà đầu tư (DN dự án) thực chất là chủ đầu tư dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, nhà đầu tư dự án BT phải tự thu xếp nguồn vốn để thực hiện dự án BT (Dự án BT là dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo hợp đồng BT), Nhà nước có thể góp vốn tham gia thực hiện dự án BT (nhưng không quá 49%) tổng vốn đầu tư dự án . Nhà đầu tư (DN dự án ) sau khi được cấp GCN đầu tư của CQNN có thẩm quyền sẽ tiến hành triển khai thực hiện dự án (lựa chọn nhà thầu TK, thi công, ...) theo các quy định pháp luật xề xây dựng , đấu thầu,...
Những điều kể trên phần nào cho thấy sự khác nhau giữa hợp đồng BT và hợp đồng xây dựng nói chung và hợp đồng chìa khóa trao tay nói riêng..
3. Điểm thắc mắc thứ ba của Vinhnd83: Đúng là có thể phải tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu để lựa chọn nhà đầu tư dự án BT (chứ không phải đấu thầu lựa chọn nhà thầu xây dựng). Không thể coi nhà đầu tư là nhà thầu.
4. Điều "lăn tăn" thứ tư của Vinhnd83: Khỏi lăn tăn vì dự án BT không phải do nhà đầu tư lập mà là CQNN có thẩm quyền lập làm cơ sở lập HSMT, đàm phán hợp đồng BT với nhà đầu tư.
Tất cả những vấn đề trên đều đã được quy định trong ND108/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/10/2010. Vinhnd83 nên nghiên cứu ND108 kỹ hơn chút nữa.