Phần mềm tiện ích Nhiệt - Lạnh
Tớ kiếm được phần mềm này không phải là tình cờ, sau khi lượn 1 vòng trong site 'www.hvacvn.com' thì có bài giới thiệu nên download thử, không ngờ hay thế nên viết giới thiệu vài dòng. Xin cảm ơn bác admin của hvacvn.
Xin được lưu ý: bài viết này 90% là dịch từ giới thiệu của CoolPack trên home page của nó, trình tiếng Anh của tớ còn lỗ mỗ nên chắc chắn không trành khỏi sai sót nhảm nhí. Mong sự góp ý của cả nhà :p
====================
Được sử dụng nhằm mục đích thiết kế, tính toán, phân tích và tối ưu hóa các hệ thống đông lạnh, CoolPack là một tập hợp các mẫu mô phỏng các vấn đề và kiến thức nhiệt-lạnh riêng biệt, cụ thể gồm có 6 mục như sau:
- Phân tích các chu trình nhiệt-lạnh
- Tính toán tải lạnh hệ thống lạnh
- Mô phỏng hệ thống lạnh
- Tính toán các thành phần trong hệ thống lạnh
- Phân tích các điều kiện vận hành
- Tính toán các đặc tính của môi chất lạnh (vẽ đường đặc tính, quá trình nhiệt động và tải nhiệt, so sánh các loại môi chất...)
- Chi phí vòng đời hệ thống
CoolPack được phát triển như một phần của dự án có tên là SysSim do Cơ quan Năng lượng Đan Mạch tài trợ. CoolPack là một phần mềm miễn phí và có thể download được tại đây:
Code:
http://www.et.web.mek.dtu.dk/Coolpack/UK/download.html
Như đã nêu trên, CoolPack gồm nhiều các mục nhỏ, được chia theo các chủ đề như: Công cụ tính toán nhiệt-lạnh (Refrigeration Utilities); EESCoolTools và một mục nhỏ khác tạm gọi là động lực học (dynamic)
Phiên bản đầu tiên của phần mềm này được ra đời vào năm 1995 và tới nay vẫn không ngừng được cập nhật các môi chất mới với các đặc tính mới của từng môi chất.
ESSCoolTool là một tập hợp các tiện ích mới, nó được chính thức giới thiệu là một phần của CoolPack (tháng Ba, 1999). Cái tên ESSCoolTool là một từ được tổ hợp bởi các thành phần ESS; Cool và Tools :xc:
* ESS (Engineering Equation Solver) được hiểu như một chương trình dùng để tính toán mô phỏng nói chung;
* Cool: được hiểu như một chương trình tính toán, phân tích, thiết kế, đánh giá các chu trình và hệ thống nhiệt lạnh
* Tool: là nhiều các chương trình nhỏ để người dùng có thể tính toán, thiết kế và phân tích hệ thống lạnh một cách chi tiết và nhanh chóng hơn
ESS được phát triển bởi S. A. Klein và F .L. Alvarado
Hình ảnh chụp CoolPack
http://www.et.web.mek.dtu.dk/Coolpac..._dump_main.gif
***************************
http://www.et.web.mek.dtu.dk/Coolpac..._dump_spec.gif
***************************
http://www.et.web.mek.dtu.dk/Coolpac...dump_state.gif
***************************
http://www.et.web.mek.dtu.dk/Coolpac...1_dump_aux.gif
***************************
http://www.et.web.mek.dtu.dk/Coolpac...futil_dump.gif
Biểu đồ h-log(p) của môi chất R717, mô tả quá trình ĐH 1 cấp
***************************
====================
Đánh giá
Cảm nhận đầu tiên của tớ khi chạy chương trình này là... như được gặp lại thầy Chấn và thầy Quang Trung, hai người thầy vỡ lòng nhiệt lạnh của tớ ở trường ĐHXD - Tuyệt đối hàn lâm, đơn giản, dễ hiểu. CoolPack mà được đưa vào giảng dạy cùng với môn học ĐHKK thì quá tuyệt, sinh viên sẽ không lao đao như bọn tớ hồi năm 3, 4 nữa :beer:
Các công cụ tính toán thì có thể cho được điểm 9, trừ 1 điểm vì tội quá ít thứ nguyên :o . Các sơ đồ lạnh, kiểu máy nén, môi chất, các đường đặc tính được cập nhật rất tốt, không còn thiếu cái gì cả.
Chốt hạ: tớ cho CoolPack vào hàng Chương trình cài đặt ngay sau khi cài WindowXP, cùng với ACad, MS Office và Unikey
Mong là sẽ có nhiều bác sinh viên và kỹ sư điện lạnh đọc bài viết này và cùng chia sẻ các kinh nghiệm dùng CoolPack với tớ.
Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ :beer: