Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
Hỏi
Đối với hình thức chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa thì có bắt buộc tiến hành thủ tục thẩm định giá không?
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật Đấu Thầu, đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ chính thức ( ODA) , việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế đã ký kết. Như vậy, dự án “ Phòng chống HIV/AISD ở Việt Nam” sử dụng vốn ODA do WB tài trợ khi tổ chức đấu thầu cần thực hiện theo quy định của nhà tài trợ. Trong trường hợp quy định của WB không yêu cầu về thủ tục thẩm định giá trong chào hàng cạnh tranh thì không cần thiết phải tiến hành thủ tục thẩm định giá.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Đấu Thầu và nghị định số 58/2008/NĐ- CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ ( Nghị định 58 /CP), không có quy định phải thẩm định giá trong khi áp dụng hình thức chào hành cạnh tranh. Hơn nữa, theo nghị định tại khoản 3 Điều 43 của Nghị định 58/CP , báo giá được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật, có giá chào sau sửa lỗi và hiệu chính sai lệch thấp nhất và không vượt giá gói thầu đã được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu chứ không phải là giá sau khi đã thẩm định giá. Trong thực tế hiện nay ở các địa phương đều có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn những văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với tình hình, đặc thù riêng của địa phương mình. Những quy định này thực sự cần thiết vì nó là công cụ “ cầm tay chỉ việc”, tạo thuận lợi cho người thực hiện cũng như giúp công tác quản lý được chặt chẽ hơn, Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, đôi khi chính những thủ tục này lại gây rườm rà, không cần thiết làm ảnh hưởng chung đến tiến độ thực hiện các dự án là điều nên đáng tránh.
Giá chào hàng cao hơn giá gói thầu
Trích dẫn:
Gửi bởi
Trần Thị Thu Sang
trường hợp giá chào hàng cạnh tranh cao giá gói thầu xử lý như thế nào đối với mua sắm hàng hóa
Tình huống này chưa được hướng dẫn xử lý trong NĐ58 và 85 nên em phải báo cáo người có thẩm quyền (trước 1/12/2009) hoặc báo cáo CĐT (từ 1/12/2009) để xem xét quyết định.