Trao đổi về áp dụng định mức
Theo quy định: Công tác vận chuyển vật liệu lên cao được áp dụng đối với các công tác xây lắp đã ban hành trong định mức mà không đề cập đến độ cao xây dựng. Như vậy đối với một số công tác như: Bê tông xà dầm, giằng nhà AF.12300; Bê tông sàn mái AF.12400; Bê tông lanh tô, mái hiên máng nước AF.12500; Bê tông cầu thang AF.12600 đã có 0.11 ca vận thăng 0.8 tấn có được tính thêm chi phí vận chuyển vật liệu lên cao không?
Định mức và đơn giá tổng hợp. Xác định thế nào ?
Theo hướng dẫn mới sẽ có hình thức định mức và đơn giá tổng hợp bên cạnh các khái niệm định mức và đơn giá chi tiết ta đã gặp. Ví dụ: Để xây một căn phòng tiêu chuẩn ta có thể có rất nhiều định mức đơn giá chi tiết về xây, trát, đổ BT, lắp đặt ..... Nay giả sử xây dựng ĐM, hay ĐG tổng hợp cho việc đó thì ta cần kết hợp các ĐM, ĐG chi tiết và một số nội dung VL, NC,M cần thiết khác. Vậy có mấy câu hỏi các bác thêm:
- ĐGTH thì dễ hiểu vì cơ bản chỉ lấy giá trị của các ĐG chi tiết cộng lại tương ứng theo VL, NC,M
- Còn ĐMTH: Ở đây các VL sẽ khác nhau về tên, chủng loại và mã quản lý. Đồng thời các ĐM chi tiết có thể ở các lĩnh vực khác nhau ..... Vậy có cần phân tích vật tư ĐMTH ? Nếu có thì ta lấy các KL VL, NC, M tương ứng cộng lại với nhau ? Khi dùng hai hệ thống ĐM chi tiết theo 33, 24 có thể tên VL giống nhau ( ví dụ XM, cát .... ) nhưng do quản lý ở hai bộ ĐM nên mã khác nhau. Vậy là có hai loại XM trong phân tích vật tư ?
Mong các bác giải thích được rõ. Xin cảm ơn
Định mức, Đơn giá vênh nhau làm theo cái nào ?
Các bạn cho hỏi tôi áp dụng 1 số Định mức, Đơn giá và giá Ca máy, vật tư; nhưng kết quả không khớp nhau. Vậy theo cái nào ? (cả 3 văn bản này đều đã đăng Công báo)
Ví dụ: 0,5 ca (theo ĐM) x 100.000 (theo Giá CM) = 50.000 đ
Nhưng trong quyển đơn giá lại ghi công việc này = 60.000 đ