Nhà thầu chính và nhà nhà thầu phụ
Phân biệt nhà thầu chính và nhà thầu phụ trong liên doanh. Trong Hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp A quy định " nhà thầu chính phải đăng ký danh sách các nhà thầu phụ (nếu có) và phải kê khai, cung cấp đầy đủ các yêu cầu đối với nhà thầu phụ gồm hợp đồng nguyên tắc kèm theo đăng ký kinh doanh, liệt kê máy thiết bị, nhân lực thi công của nhà thầu phụ". Đối với yêu cầu về phần thí nghiệm, HSMT nêu như sau: "Trường hợp nhà thầu không bố trí được phòng thí nghiệm hiện trường thì phải hợp đồng với một trung tâm thí nghiệm có đủ chức năng thực hiện".
Hỏi:
Trong trường hợp nhà thầu chính ký hợp đồng nguyên tắc với một trung tâm thí nghiệm để thuê phòng thí nghiệm hiện trường thì trung tâm thí nghiệm đó có phải là thầu phụ không?
Trả lời:
Để đảm bảo trách nhiệm của các nhà thầu khi tham gia đấu thầu, Luật Đấu thầu quy định" nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (Điều 4 khoản 12) còn "nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thỏa thuận hoặc hợp đồng được ký kết với nhà thầu chính "( Điều 4 khoản 17). Theo đó, một điểm để phân biệt rõ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ là nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư thuộc nhà thầu chính.
Thực tế đối với một số gói thầu mua sắm hàng hóa mà vật tư, vật liệu có yêu cầu cao về đặc tính kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp lớn, kỹ thuật phức tạp, đặc thù thì ngoài yêu cầu đối với nhà thầu chính, chủ đầu tư còn yêu cầu nhà thầu chính phải kê khai trong HSDT tên các nhà thầu phụ cung cấp các tài liệu có liên quan đến chứng tỏ các nhà thầu phụ đó có đủ kinh nghiệm và năng lực. Những nhà thầu phụ như thế được coi là nhà thầu phụ đặc biệt hay nhà thầu phụ quan trọng. Với vai trò như vậy nên đối với các gói thầu như nêu trên, HSMT thường quy định: Trừ trường hợp bất khả kháng khác ( gồm các lý do về sức khỏe, chết hoặc các trường hợp bất khả kháng khác) thì nhà thầu chính không được phép thay đổi nhà thầu phụ đã kê trong HSDT trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Vậy các nhà thầu khi liên doanh để tham gia đấu thầu thì nhà thầu nào được coi là nhà thầu chính, nhà thầu nào được coi là nhà thầu phụ. Hay nói cách khác, hiện nay có nhiều đơn vị, cá nhân vẫn quan niệm người đứng đầu trong liên danh là nhà thầu chính còn các thành viên còn lại của liên danh là nhà thầu phụ. Cách hiểu này là hoàn toàn sai:
Khi tham dự thầu, tuy theo năng lực và kinh nghiệm của mình mà các nhà thầu độc lập có thể kết hợp với nhau tạo thành nhà thầu liên danh để chuẩn bị cùng một HSDT. Trường hợp liên danh thì cần phải có văn bản thỏa thuận liên danh gửi kèm theo HSDT, trong đó quy định rõ người đứng đầu của liên danh, trách nhiệm chung và riêng của từng thành viên đối với công việc thuộc gói thầu ( Luật Đấu thầu Điều 10 khoản 2) "trách nhiệm chung" nghĩa là nếu một trong các thành viên trong liên danh không thể hoàn thành phần việc của mình như đã thỏa thuận thì các thành viên còn lại có trách nhiệm đối với phần công việc con dở dang. "trách nhiệm riêng" ở đây trách nhiệm là trách nhiệm của mỗi thành viên thực hiện phần công việc của mình đã được quy định trong văn bản thỏa thuận liên danh.
Nghị định 58/ 2008/ NĐ-CP quy định đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký, trừ trường hợp trong văn bản thỏa thuận liên danh hoặc quy định khác (các thành viên trong liên danh ủy quyền cho người đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu). Ngoài ra, Luật Đấu thầu (Điều 46 khoản 2 ) cũng quy định trong hợp đồng ký kết với chủ đầu tư phải có chứ ký của tất cả các thành viên tham dự liên danh.
Như vậy, khi tham dự thầu với tư cách là nhà liên danh thì các thành viên trong liên danh đều phải chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Do đó, theo khái niệm về nhà thầu chính nêu ở phần đầu, trong liên danh không coi thành viên nào là nhà thầu phụ cả. Người đứng đầu liên danh là do các thành viên trong liên danh thỏa thuận bầu lên để thay mặt cho liên danh thực hiện một số công việc của liên danh như ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với bên mời thầu/ chủ đầu tư trong quá trình tham gia đấu thầu, tham gia thương thảo, hoàn thiện hợp đồng....
Đối với trường hợp cụ thể cần phân biệt giữa việc thuê phòng thí nghiệm hay thiết bị thí nghiệm thì đơn vị cho thuê này không được coi là nhà thầu phụ thông thường nhà thầu chỉ cần nêu rõ trong HSDT đây là thiết bị đi thuê và kèm theo hợp đồng hay thỏa thuận sơ bộ để chứng minh khả năng huy đồng được thiết bị đó cho gói thầu. Trường hợp nhà thầu thuê đơn vị hay cá nhân để thực hiện nội dung công việc cụ thể của gói thầu thông qua hợp đồng hoặc thỏa thuận ( khảo sát, tổ chức, thí nghiệm hiện trường...) thì đơn vị thực hiện công việc đó là nhà thầu phụ.
Tóm lại, cả phía chủ đầu tư và nhà thầu đều phải hiểu thầu đáo và phân biệt rõ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp đấu thầu hiện hành.
Tỷ lệ phần trăm khối lượng của nhà thầu phụ
Trích dẫn:
Gửi bởi
thanhtam.acc
Chào các anh chị!
E có 1 số vấn đề thắc mắc chưa tìm đc lời giải, các anh chị chỉ giùm:
1. Một công trình XD đơn vị trúng thầu được phép giao lại thầu phụ tối đa bao nhiêu phần trăm giá trị công trình.
2. E xin nêu 1 VD: CT xây dựng và lắp đặt thiết bị tổng trị giá 10tỷ. Riêng phần Xd là 5tỷ7, Phần thiết bị là 4ty3. Phần thiết bị đơn vị e đã giao thầu lại cho 1 công ty khác là 4tỷ ( đơn vị này nằm trong danh sách các nhà thầu phụ trong dự toán đấu thầu ). Nhưng theo e được biết: Đơn vị nhà thầu chỉ được phép giao lại tối đa 30% giá trị công trình cho 1 đơn vị thầu phụ. Vậy như trường hợp vừa rồi có phạm luật ko?
Mong các anh chị giúp đỡ.
Thanks!
Theo quy định của pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào quy định tỷ lệ % khối lượng nhà thầu phụ đảm nhận (có tên trong HSDT).
Tuy nhiên, việc nhà thầu chính đề xuất danh sách nhà thầu phụ với tỷ lệ % khối lượng phải phù hợp với:
+ Quy định về tỷ lệ % KL nhà thầu phụ trong HSMT
+ Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ.