Phamduybinh
Thành viên mới
- Tham gia
- 18/9/07
- Bài viết
- 2
- Điểm tích cực
- 0
- Điểm thành tích
- 1
- Tuổi
- 43
Bác nào cho em xin một số thông tin về thi công Top down với
Bác nào cho em xin một số thông tin về thi công Top down với
Em cũng đang nghiên cứu phương pháp này Nhưng Sao Down file đính kèm không được nhỉ ??? Nó ra thành file .gif !
gửi vietha209, đây có phải là bài viết của bạn không? sao lại làm những hành động như vậy. Hôm nay vào diễn đàn, tôi thây thật bất ngờ về điều này...Tôi chưa tham gia thi công một cách thuần Top down nhưng đã trực tiếp thi công dạng "bán top down" rồi, rât tiếc là không có hình up lên cho bạn được. Tôi mô tả qua thế này nhé.
1. Thi công cọc nhồi bình thường. Trong cọc nhồi đặt sẵn thép hình làm hệ cột tạm thời.
2. Thi công hệ tường chắn đất bao quanh (Tại cao độ của mỗi sàn tầng hầm sẽ đặt một lớp xốp khoảng 10-15cm, trong đó đặt sẵn thép chờ sàn, dầm để sau này liên kết với sàn, dầm).
3. Thi công đầo đất theo từng khu vực chạy men theo tường chắn (Nghĩa là chừa khoảng đất ở giữa lại - thi công sau). Trong quá trình này đặc biệt chú ý đến chuyển vị của tường chắn. Đầo đến cao độ đáy sàn tầng hầm phía trên cùng.
4. Tận dụng đất làm côppha sàn (Đầm chặt, phẳng tuyệt đối, có thể rải nilon lên đất tạo phẳng và bảo đảm vệ sinh), đi thép sàn dầm bình thường, bật xốp tại các vị trí tường chắn để liên kết với dầm, sàn. trong tình huống bị lỡ (Vị trí thép bị xô lệch, không khớp) có thể dùng công nghệ keo Hilti (Cường độ liên kết quá đảm bảo) để nối thép. Khoan lỗ, bơm keo, nối thép. Chú ý đặt thép chờ cột.
5. Sau khi thi công xong sàn, dầm, tiến hành móc đất phía dưới. Móc đến cao độ ....
khoan đã nhé, tớ đi uống rượu cái đã hôm sau trả lời tiếp.
Cái tường chắn đất mà bạn nói đấy chính là cọc barettes đấy. Nó được thi công thường là sau khi thi công cọc khoan nhồi bạn ạ. Còn các bước thi công ntn thì bạn đọc kỹ bài viết của mọi người ở trên kết hợp xem bản vẽ là sẽ hiểu ngay thôi !Bác MrHienNo1 ơi!
Cái tường chắn đất của bác trong phương pháp thi công top down người ta lắp dựng, đổ bê tông thế nào và tiến hành hạ cốt ra làm sao thế?
Giải đáp rõ hơn giùm em được không?
cám ơn nhiều về bp tc top down, rất mong có hình ảnh tc thực tế cho sinh độngPhương pháp thi công Top-down :
Là phương pháp thi công từ trên xuống (Top-down). Bản chất của phương pháp này là :
Bước 1 : Thi công tường trong đất và cọc khoan nhồi trước. Cột của tầng hầm cũng được thi công cùng cọc nhồi đến cốt mặt nền.
Bước 2 : tiến hành đổ sàn tầng trệt ngang trên mặt đất tự nhiên. Tầng trệt được tỳ lên tường trong đất và cột tầng hầm. Lợi dụng luôn các cột đỡ cầu thang máy, thang bộ, giếng trời làm cửa đào đất và vận chuyển đất lên đồng thời cũng là cửa để thi công tiếp các tầng dưới. Ngoài ra nó còn là của để tham gia thông gió, chiếu sáng cho việc thi công đào đất... Khi bê tông đạt cường độ yêu cầu, tiến hành đào đất qua các lỗ cầu thang giếng trời cho đến cốt của sàn tầng thứ nhất thì dừng lại sau đó lại tiếp tục đặt cốt thép đổ bê tông sàn tầng 1. Cũng trong lúc đó từ mặt sàn tầng trệt người ta tiến hành thi công phần thân, từ dưới lên. Khi thi công đến sàn tầng dưới cùng người ta tiến hành đổ bê tông đáy nhà liền với đầu cọc tạo thành sản phẩm dưới cùng, có cũng là phần bản của móng nhà. Bản này còn đóng vai trò chống thấm và chịu lực đẩy nổi của lực ácimét.
Có hai phương pháp thi công sàn tầng hầm :
•Dùng hệ cột chống hầm đã thi công (tỳ lên cọc nhồi) để đỡ hệ dầm và sàn tầng hầm.
•Dùng cột chống tạm (thường dùng tỏng thực tế là thép hình chữ Ụ có gia cường đặt vào cọc nhồi, sau khi thi công cột xong thì dỡ bỏ.
ưu điểm của phương pháp Top-down :
•Tiến độ thi công nhanh, qua thực tế một số công trình cho thấy để có thể thi công phần thân công trình chỉ mất 30 ngày, trong khi với giải pháp chống quen thuộc mỗi tầng hầm (kể cả đào đất, chống hệ dầm tạm, thi công phần bê tông) mất khoảng 45 đến 60 ngày, với nhà ó 3 tầng hầm thì thời gian thi công từ 3 --> 6 tháng.
•Không phải chi phí cho hệ thống chống phụ.
•Chống vách đất được giải quyết triệt để vì dùng tường và hệ kết cấu công trình có độ bền và ổn định cao.
•Không tốn hệ thống giáo chống, cốppha cho kết cấu dầm sàn vì sàn thi công trên mặt đất.
Nhược điểm của phương pháp Top-down :
•Kết cấu cột tầng hầm phức tạp.
•Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công.
•Thi công đất trong không gian kín khó thực hiện cơ giới hoá.
•Thi công trong tầng hầm kín ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.
•Phải lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo
Gửi bạn tham khảo thêm biện pháp thi công cụ thể của 1 công trình kèm theo.
cám ơn về bài viết này. nhưng doawload về được. bạn có thể upload lại được kPhương pháp thi công Top-down :
Là phương pháp thi công từ trên xuống (Top-down). Bản chất của phương pháp này là :
Bước 1 : Thi công tường trong đất và cọc khoan nhồi trước. Cột của tầng hầm cũng được thi công cùng cọc nhồi đến cốt mặt nền.
Bước 2 : tiến hành đổ sàn tầng trệt ngang trên mặt đất tự nhiên. Tầng trệt được tỳ lên tường trong đất và cột tầng hầm. Lợi dụng luôn các cột đỡ cầu thang máy, thang bộ, giếng trời làm cửa đào đất và vận chuyển đất lên đồng thời cũng là cửa để thi công tiếp các tầng dưới. Ngoài ra nó còn là của để tham gia thông gió, chiếu sáng cho việc thi công đào đất... Khi bê tông đạt cường độ yêu cầu, tiến hành đào đất qua các lỗ cầu thang giếng trời cho đến cốt của sàn tầng thứ nhất thì dừng lại sau đó lại tiếp tục đặt cốt thép đổ bê tông sàn tầng 1. Cũng trong lúc đó từ mặt sàn tầng trệt người ta tiến hành thi công phần thân, từ dưới lên. Khi thi công đến sàn tầng dưới cùng người ta tiến hành đổ bê tông đáy nhà liền với đầu cọc tạo thành sản phẩm dưới cùng, có cũng là phần bản của móng nhà. Bản này còn đóng vai trò chống thấm và chịu lực đẩy nổi của lực ácimét.
Có hai phương pháp thi công sàn tầng hầm :
•Dùng hệ cột chống hầm đã thi công (tỳ lên cọc nhồi) để đỡ hệ dầm và sàn tầng hầm.
•Dùng cột chống tạm (thường dùng tỏng thực tế là thép hình chữ Ụ có gia cường đặt vào cọc nhồi, sau khi thi công cột xong thì dỡ bỏ.
ưu điểm của phương pháp Top-down :
•Tiến độ thi công nhanh, qua thực tế một số công trình cho thấy để có thể thi công phần thân công trình chỉ mất 30 ngày, trong khi với giải pháp chống quen thuộc mỗi tầng hầm (kể cả đào đất, chống hệ dầm tạm, thi công phần bê tông) mất khoảng 45 đến 60 ngày, với nhà ó 3 tầng hầm thì thời gian thi công từ 3 --> 6 tháng.
•Không phải chi phí cho hệ thống chống phụ.
•Chống vách đất được giải quyết triệt để vì dùng tường và hệ kết cấu công trình có độ bền và ổn định cao.
•Không tốn hệ thống giáo chống, cốppha cho kết cấu dầm sàn vì sàn thi công trên mặt đất.
Nhược điểm của phương pháp Top-down :
•Kết cấu cột tầng hầm phức tạp.
•Liên kết giữa dầm sàn và cột tường khó thi công.
•Thi công đất trong không gian kín khó thực hiện cơ giới hoá.
•Thi công trong tầng hầm kín ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.
•Phải lắp đặt hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo
Gửi bạn tham khảo thêm biện pháp thi công cụ thể của 1 công trình kèm theo.