101 tình huống áp dụng định mức dự toán theo Thông tư 10 dành cho Kỹ sư QS

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
101 tình huống áp dụng định mức dự toán theo Thông tư 10 dành cho Kỹ sư QS GXD, Kỹ sư định giá, người thẩm định / thẩm tra dự toán, Thanh tra - Kiểm toán tham khảo, học tập.

"Những gì tôi nghe tôi sẽ quên. Những gì tôi nói tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm tôi sẽ hiểu. Nói và làm nhiều các Kỹ sư QS GXD ơi !"

Tình huống 1: Cho em hỏi Thông tư số 10/2019/TT-BXD ban hành những tập định mức nào, và có thay thế các tập định mức cũ trước đây không?

Trả lời:

Các tập định mức dự toán ban hành theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD như sau:
- Tập định mức dự toán xây dựng công trình (Mã bắt đầu bằng chữ A): Dự toán GXD Cloud
- Tập định mức dự toán lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình (Mã bắt đầu bằng chữ B): Dự toán GXD ME
- Tập định mức dự toán lắp đặt máy và thiết bị công nghệ (Mã bắt đầu bằng chữ M): Dự toán GXD MEP
- Định mức dự toán khảo sát (Mã bắt đầu bằng chữ C): Dự toán GXD khảo sát
- Định mức dự toán thí nghiệm chuyên ngành (Mã bắt đầu bằng chữ D): Dự toán GXD thí nghiệm
- Định mức dự toán sửa chữa và bảo dưỡng (Mã bắt đầu bằng chữ S)
- Định mức sử dụng vật liệu xây dựng
Các Kỹ sư QS có thể nhớ hơn khi vẽ ra giấy sơ đồ sau (làm sẽ hiểu, nói sẽ nhớ):

dinh-muc-du-toan-xay-dung-cong-trinh-so-10.jpg

Các Kỹ sư QS hãy xem điều khoản chuyển tiếp của Thông tư số 10, có thể các định mức cũ trước đây sử dụng cho các công trình cũ, đang dang dở và công trình vốn tư nhân, nội bộ của Nhà thầu. Còn công trình vốn Nhà nước lập dự toán bây giờ bắt buộc phải thực hiện theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD rồi.

Các Kỹ sư QS hãy phải thực hiện theo quy định về quản lý định mức tại Điều 15 Nghị định 68 (kích để xem Khoản 4 Điều 15 của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP).
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tình huống 2: Em đọc chỗ nào đấy anh Thế Anh có nhắc đến: Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và các Thông tư mới hướng dẫn Nghị định số 68 thì định mức không phải như trước công bố tham khảo nữa. Mà bây giờ là ban hành áp dụng. Anh có thể nhắc lại nội dung này được không ạ? Em quan tâm đến việc áp dụng đơn giá nhân công ạ. Em cảm ơn Anh.

Trả lời:
Theo Khoản 3 Điều 15 của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP:
"3. Định mức xây dựng được ban hành là cơ sở để lập đơn giá xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng."
Tư tưởng của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP là định mức được ban hành áp dụng (đối với các dự án NSNN). Thay cho tư tưởng là công bố để tham khảo áp dụng của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP.

Định mức cũng được ban hành theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD chứ không phải là các văn bản hay quyết định như 1776/BXD-VP hay 588/QĐ-BXD nữa.

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Hiến pháp, Luật, Nghị định, Thông tư là các văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc phải tuân thủ. Thông tư có tính pháp lý cao hơn Quyết định và Công văn.
Vì thế từ nay phải áp dụng theo Thông tư thôi. Em đọc Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhé.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tình huống 3: Định mức giá ca máy là do nhà thầu tự quyết định. Vậy nếu mình chạy trong phần mềm ra ô tô tự đổ 10 T là 1.785.182 đồng/ ca, mình tự điều chỉnh thành 1.200.000 đồng/ca có được không ạ? Có phải dựa trên căn cứ nào không ạ? Em cứ thắc mắc là mình cứ sửa số liệu cuối cùng là được phải không ạ?

Trả lời: Được.

1. Dựa trên ý chí và mong muốn của mình. Nhà thầu như 1 người bán hàng: tôi đưa ra giá đó, mua hay không là quyền của anh. Quyền phát giá giá là của tôi.
2. Tôi để giá thấp như thế là có lợi cho ngân sách nhà nước, cho chủ đầu tư. Tôi vẫn làm được công trình chất lượng. Tốt quá đi chứ.
3. Còn quy định dựa trên căn cứ, văn bản pháp lý nào? Thì đây:

quyen-va-nghia-vu-trach-nhiem-cua-nha-thau.png

Quan trọng là nghệ thuật trong làm giá thầu: Bởi vì đấu thầu có nhiều người tham gia, mình bỏ cao quá thì Bên mời thẩu của Chủ đầu tư khó chọn, dễ thua nhà thầu khác, bỏ thấp quá thì thua thiệt - dễ lỗ - dễ bán nhà - dễ không có tiền lại phải nợ lương kỹ sư...

Trong nhiều hồ sơ mời thầu và mẫu hợp đồng xây dựng (thực hiện theo Luật Đấu thầu, Nghị định 63 và các thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch đầu tư) đã không yêu cầu Nhà thầu phải chi tiết giá thầu và từ lâu rồi nhiều gói thầu, nhiều nhà thầu không nộp đơn giá chi tiết. Nhưng điều này lại có nhược điểm: không chi tiết, giá cả lúc thực hiện có biến động, muốn bù trừ 1 yếu tố nào đó trong đơn giá thì lại khó. Nên thành ra hiện nay, tùy từng gói thầu, điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà lựa: Có gói thì chi tiết giá thầu kèm theo, có gói thì đơn giá tổng hợp cuối cùng.
Ví dụ: Thấy Trump và Tập sắp thỏa thuận đình chiến thương mại, thép Trung Quốc được xuất khẩu trở lại Mỹ, triển vọng vài tháng tới giá sẽ tăng, khát hàng. Thì liệu mà nộp các đơn giá có liên quan đến thép chiết tính chi tiết và thỏa thuận ký hợp đồng điều chỉnh giá. Cái này là do cái đầu của người làm thầu, không thể do phần mềm Dự thầu GXD hay Dự toán GXD.

Nói Nhà thầu không quan tâm là khi Kinh tế thị trường thực sự và hoàn hảo. Ở Việt Nam, làm các dự án Nhà nước anh em mình vẫn phải quan tâm. Là vì công trình Nhà nước thường giải bài toán dự toán theo cách đã biết trước, số liệu được ban hành cố định, ai cũng giống ai. Nên Nhà thầu tìm hiểu cái này giống như người dự thi biết trước đáp án và cách giải, đỡ phải đi điều tra.

Mình lấy luôn số liệu mà 100% các Chủ đầu tư + Tư vấn đều dùng để lập dự toán, đem vào bài thầu của mình, sau đó sửa số cho nhỏ hơn chút... Đó là cách làm phổ biến của nhiều Nhà thầu hiện nay.
Em sửa số liệu cuối cùng hoàn toàn được em ạ. Bản chất là em có thể cho Khấu hao = 0, giá ca máy ở số liệu cuối cùng khác hẳn luôn. Giải thích khi có ai hỏi về giá bất thường: Máy của em mua về dùng 10 năm rồi, giữ máy vẫn tốt, đã thu hồi giá trị máy ở các công trình trước rồi, giờ ở công trình này em chỉ trả tiền lương thợ và đổ tí xăng dầu chạy thôi. Tất nhiêu phải có hồ sơ máy :D
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tình huống 4: Cho em hỏi, trong công tác lập đơn giá dự thầu, nhà thầu có nhất thiết phải xây dựng đơn giá chi tiết tuân theo định mức hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công mà Bộ Xây dựng mới ban hành và các loại giá vật liệu, nhân công, máy thi công theo nguyên tắc lập dự toán không?

Trả lời:
Không bạn nhé. Quy định tại Khoản 1 Điều 31. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP bạn nhé:
quyen-va-nghia-vu-trach-nhiem-cua-nha-thau.png
Bạn đọc gửi câu hỏi inbox vào địa chỉ facebook.com/dutoangxd hoặc tham gia group Zalo Dự toán GXD nhé: https://zalo.me/g/zbkbdy669 để thảo luận với cộng đồng sử dụng phần mềm Dự toán GXD nhé.​
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tình huống 5: Cho em hỏi hình như là công thức xác định định mức vận chuyển trong Định mức 10 (ban hành kèm theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD) bị sai?

Trả lời: Đúng. Công thức trong định mức 10 bị lỗi chế bản. Tinh thần vẫn theo định mức số 1776/BXD-VP (tôi đã trao đổi với người soạn thảo Định mức 10 để xác nhận vấn đề rồi nhé).
Khi lập, thẩm tra / thẩm định dự toán, phê duyệt dự toán và thanh tra / kiểm toán các bạn chú ý chỉnh lại công thức:

cong-thuc-dinh-muc-van-chuyen-trong-dinh-muc-10-sai.jpg

Ví dụ: Áp dụng định mức theo Thông tư số 10 để lập dự toán, việc vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 1km tiếp theo chỉ còn ngoài phạm vi 5km (trước đây là ngoài 7km).

Công trình của bạn chẳng hạn vận chuyển đất cấp 1 bằng ô tô 5 tấn ngoài phạm vi 7km sẽ áp dụng theo đội hình (7=1+4+2) như sau:
- AB.41411: Vận chuyển đất bằng ôtô tự đổ 5 tấn trong phạm vi 1000m, đất cấp I (hệ số đm: 1)
- AB.42111: Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 5T 1km tiếp theo trong phạm vi 5km, đất cấp I (nhân hệ số định mức cho 4)
- AB.42211: Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 5T 1km tiếp theo ngoài phạm vi 5km, đất cấp I (hệ số đm: 2)

Làm tương tự như định mức 1776 nhưng với 5km: 1km đầu, 4km tiếp theo và ngoài 5km.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tình huống 6: Cho em hỏi Thông tư số 10/2019/TT-BXD ban hành định mức có mã AB.xxxxx cũng là vận chuyển, mã AM.xxxxx cũng là vận chuyển. Vậy khi nào áp mã AB, khi nào áp mã AM?

Trả lời:
Đem vấn đề này trao đổi với người biên soạn tập định mức ban hành theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD được ý kiến như sau:
- Định mức mã AB. là vận chuyển trong nội bộ công trường có tính đến quay đầu.
- Định mức mã AM. là vận chuyển ngoài công trường trên đường quốc lộ, hiện tại đang giới hạn là 50km và không tính quay đầu.
Các bạn lập dự toán, thẩm định dự toán, thanh tra và kiểm toán chú ý nhé:

khi-nao-ap-dung-dinh-muc-ma-AB-AM.jpg
Vì khi biên soạn, dự thảo và ban hành định mức, người ta thường có các cuộc họp bàn và thảo luận. Những người tham gia sẽ hiểu rõ hơn như nào là áp dụng chính xác, theo đúng tinh thần tác phẩm.

Tác giả Dự toán GXD có may mắn đã tham gia tổ biên soạn tập định mức 1776/BXD-VP và giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhóm biên soạn định mức 10/2019/TT-BXD nên để giúp người dùng phần mềm Dự toán GXD, học viên và bạn đọc hiểu chuẩn xác theo đúng tinh thần, quy định phải tìm đúng người hỏi.

Giúp bạn tránh phiền toái khâu thanh tra, kiểm toán sau này. Thuật toán phần mềm Dự toán GXD cũng thế, luôn cập nhật theo đúng quy định. Nếu chưa an tâm, bạn chỉ còn cách gửi văn bản hỏi nơi ban hành định mức.

Câu chuyện chi tiết từ chuyên gia chia sẻ thế này phải ai tham gia công tác định mức mới hiểu:

1. Trước kia các cụ nhà ta xây dựng định mức, thì công tác mã AB. là dùng để vận chuyển trong phạm vi công trình, đất nguyên thổ đo tại nơi đào, tính đến hệ số nở rời của đất, như nhiều văn bản của Bộ Xây dựng trả lời đã nêu trong định mức ai biết đọc cũng biết.

2. Chi phí vận chuyển tính = Cước vận chuyển nhân cự ly vận chuyển (khảo sát từng công trình). Cước vận chuyển ban đầu do Ủy ban Vật giá Nhà nước ban hành, sau đó các địa phương ban hành.

3. Sau đó cước vận chuyển các địa phương ban hành lôm côm quá, phập phà phập phù, tỉnh có, tỉnh không, ban hành thì mãi không cập nhật... Thế là BXD quyết định giải quyết vấn đề này bằng cách là chuyển sang định mức vận chuyển để tính CP v/c, khỏi cần các địa phương ban hành cước v/c nữa.

4. Khi đó mới chuyển mã AB thành mã để vận chuyển như hiện nay. Vấn đề là ở Viện KTXD có gói tư vấn định mức vận chuyển cho mấy công trình thủy điện, đường... bỏ đi thì tiếc, mà cho vào thành mã AM... thì gây rắc rối cho anh em mình như hiện nay.
(Nói chung các bác Viện KTXD cũng có ý tốt, bởi vì anh/em làm thiếu định mức, nhiều dự toán cứ TT, VD chiếm đa số, nên cũng muốn đưa nhiều định mức vào để anh/em có công cụ sử dụng. Nhưng tình yêu vô ý gây nên tội, đưa mã AM vào cũng vận chuyển, trong khi mã AB cũng vận chuyển, lại không có thuyết minh rõ ràng, thành ra xã hội loạn cào cào vì cái này).

5. Các tập định mức hiện nay đề là Cục Kinh tế xây dựng trình Bộ Xây dựng ban hành, nhưng thực chất là do Viện Kinh tế xây dựng thực hiện rà soát, soạn thảo rồi trình sang là chính. Khi anh/em vướng mắc hỏi, mình hỏi đ/c Trưởng phòng Định mức (đã chuyển) của CKTXD về vấn đề này, các đ/c ấy bảo đó là tác phẩm của VKTXD, anh hỏi bên đó. Chính vì thế mình mới tìm mấy đ/c chủ trì soạn thảo định mức của VKT để hỏi ý kiến tác giả về tác phẩm, mới dẫn đến bài trên diễn đàn nói trên.

6. Nhiều anh em không thể lấy ý kiến chuyên gia, bài viết trên diễn đàn làm cơ sở, nên làm văn bản hỏi và được trả lời, nhưng vẫn chung chung không rõ vấn đề. Hỏi thì người ta trả lời, nhưng mà gãi xong cảm giác vẫn ngứa ngáy, gãi chưa trúng chỗ ngứa.

Đấy câu chuyện dài dòng trồng dâu nuôi tằm - nhả tơ - dệt lụa - may áo - tàn thuốc rơi - cháy áo là như thế. Nhiều lúc nó dài, anh em hỏi, mình thì bận, gõ lại thì nó dài dòng. Tham dự hội thảo do GXD tổ chức trao đổi cho nó nhanh.

Trên đây là câu chuyện cũ, ngày 30/08/2021 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 12/2021/TT-BXD (định mức 12) thay cho Thông tư 10/2019/TT-BXD (định mức 10). Đã có thuyết minh rõ hơn về vận chuyển áp dụng mã AB và AM, bạn xem thuyết minh ở đầu 2 chương ở đây:

1. AB: https://dutoan.gxd.vn/dinh-muc/xay-dung/chuong-2.html
2. AM: https://dutoan.gxd.vn/dinh-muc/xay-dung/chuong-12.html
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tình huống 7: Không chỉ công thức vận chuyển đất AB như nói ở trên, mà công thức tính ở phần vận chuyển vật liệu Chương 12 nữa cũng bị sai phải không ạ? Theo em thấy phải thay (Li-1)= 9 mới là chuẩn phải không ạ?

Trả lời:
Không phải như vậy. Sau khi trao đổi thêm với người soạn thảo và các đồng nghiệp. Xem kỹ lại bạn thấy trong đó dấu chạy từ 2 đến 10 (chứ ko như thông thường là từ 0 đến n). Nếu quãng đường lớn hơn 10 thì đoạn đó là 10-1 = 9. Vì vậy, công thức này vẫn OK bạn nhé.

cong-thuc-van-chuyen-vat-lieu-cung-sai.jpg

Thông tư số 12/2021/TT-BXD đã sửa đổi, bổ sung hãy tra cứu định mức Chương 12 tại đây nhé, các sửa đổi bổ sung đã được đánh màu đỏ, màu xanh: https://dutoan.gxd.vn/dinh-muc/xay-dung/chuong-12.html
Chúc các bạn nhiều thành công.​
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tình huống 8: Trong đơn giá thép theo định mức có phần hao hụt để thi công. Ví dụ để sản xuất, lắp dựng 1000 kg thép <10 thì tốn 1005 kg thép. Vậy thép vụn (DC) thuộc phần của CĐT hay của nhà thầu. Món DC này có được đề cập đến chỗ nào chưa?

dc-thep-thuoc-CDT-hay-Nha-thau.jpg

Trả lời:
Chủ đầu tư chỉ mua thành phẩm theo đơn vị tính là 1 tấn thép thôi (nghiệm thu thanh toán theo tấn). Thường thì khoán cho Nhà thầu lo khâu thi công, gia công, hao hụt.
Theo thông lệ thép DC thuộc nhà thầu. Nhà thầu chào giá, rồi đi mua vật tư, cung cấp, gia công, lắp dựng, thu dọn, hoàn thiện sản phẩm. Chủ đầu tư nghiệm thu sản phẩm là cấu kiện được thi công và trả tiền. Nhà thầu khi tính toán giá chào thầu là chào tất cả các yếu tố trên rồi. Ngoại trừ thỏa thuận khác trong hợp đồng.
- Nếu thép vụn (DC) thuộc về Chủ đầu tư thì giá chào thầu nhà thầu sẽ tính khác.
- Và nếu thỏa thuận thép vụn thuộc Chủ đầu tư thì nhà thầu sẽ thỏa thích cắt tùy ý, hao hụt nhiều kệ Chủ đầu tư, vì vậy thường sẽ khoán cho Nhà thầu, chứ Chủ đầu tư mà quan tâm cả đến vụ này sẽ không khích lệ nhà thầu đưa ra các biện pháp sáng kiến, cải tiến để tiết kiệm vật tư. Chủ đầu tư khó mà quản lý...
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tình huống 9: Nếu áp mã định mức AB. cho công tác vận chuyển nội bộ công trường có tính quay đầu, AM. là định mức vận chuyển ngoài công trường trên đường quốc lộ. Vậy nếu vận chuyển đất đắp từ mỏ về công trường thì phải dùng mã AM. Nhưng theo mã AM thì nó không phân đất cấp loại mấy thì làm thế nào?

Trả lời:
Đất, đá vận chuyến áp mã AM được xác định là đất trên xe rồi. Còn áp định mức mã AB phải có cấp vì xác định từ đào đất nguyên thổ.
AB là đất theo khối đào, tính ở hố đào có độ chặt nên có phân cấp.
AM là đất tơi khai thác ở mỏ ra nên không phân cấp nữa.
Theo quan điểm của mình khi áp mã AM không phân cấp khi tính vận chuyển nữa. Nếu không đồng ý, bạn nên làm văn bản hỏi Bộ Xây dựng nơi ban hành định mức nhé.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tình huống 10: Em đang cần dữ liệu lập dự toán các hạng mục Chiếu sáng tại Lào Cai. Mà phần đơn giá dịch vụ công ích không có Lào Cai, em đã tìm thử không có luôn, ví dụ mã CS.1.01.23. Vậy em phải làm thế nào?

Trả lời:
Kể cho bạn câu chuyện vui liên hệ để dễ hiểu tình huống này, đừng để ý tiểu tiết: Có 1 đệ tử của tôi làm Chỉ huy phó 1 công trình bên tập đoàn Hòa Bình kể: Khi lên Chỉ huy phó bọn em được đưa về học huấn luyện, trong đó có các bài học Tam Quốc. Lên Chỉ huy trưởng lại học thêm các bài Tam Quốc khác.

Các kiến thức trong Tam Quốc hay Binh Pháp Tôn Tử áp dụng vào công việc, kinh doanh, điều hành, quản lý hay thậm chí là lập dự toán, kỹ sư QS cũng rất hay. Biết ứng dụng sẽ làm cho ta dùng sức nhàn mà công việc hiệu quả hơn nhiều và đạt được mục tiêu (dùng sức nhàn mà đấu sức mỏi của đối thủ khi tranh thầu chẳng hạn).

Trong phần mềm Dự toán GXD (hoặc bất kì phần mềm GXD nào), em cứ vào Tải dữ liệu, đánh chữ LaoCai hoặc tên địa phương em đang lập dự toán là tải được dữ liệu.
- Đối với dữ liệu Dịch vụ công ích thì trong hộp tải dữ liệu em đánh chữ DVCI và tìm xem địa phương em làm dự toán có công bố không.
- Đối với địa phương không công bố em cần dùng định mức Dịch vụ công ích của Bộ Xây dựng công bố để lập dự toán dịch vụ công ích ở địa phương đó. Em mượn DVCI của tỉnh khác, lắp vào Dự toán GXD chạy ra Định mức Bộ Xây dựng, thay giá của mình vào. Đây gọi là kế "mượn đường diệt Quắc" hay kế "Kim Thiền Thoát Xác".
Áp dụng cho bất kì địa phương, hay công trình nào em nhé. Dùng các phần mềm GXD có nhiều tâm huyết gửi gắm bên trong cho anh/em QS, QA/QC lắm. Nên có bộ Tam Quốc và Binh Pháp Tôn Tử trong nhà
1f642.png


tai-du-lieu-dich-vu-cong-ich.jpg

 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tình huống 11: Cho em hỏi hiện nay đã có định mức mới vậy đơn giá của các tỉnh trước đây có còn sử dụng được không? Vì e đang làm ống gió. Theo định mức mới thì chỉ có phần lắp đặt không có gia công đường ống

Trả lời:
Đơn giá của các tỉnh trước đây sử dụng cho các công trình cũ, đang dang dở và công trình vốn tư nhân. Còn công trình vốn Nhà nước lập dự toán bây giờ bắt buộc phải thực hiện theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD rồi. Theo Văn bản số 1158/BXD-KTXD ngày 17/03/2020 của Bộ Xây dựng thì phải lấy báo giá thị trường rồi, không còn vận dụng định mức như ngày xưa nữa hoặc phải thực hiện theo quy định về quản lý định mức của Nghị định 68/2019/NĐ-CP.

Tức là để lập dự toán bạn sẽ mua đường ống gió, không có gia công lắp đặt như định mức 1777/BXD-VP trước đây nữa. Hoặc là bạn sẽ phải thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP (kích để xem).
Để thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Chủ đầu tư phải dự toán 1 khoản chi phí trong bảng tổng hợp dự toán công trình để Tổ chức thực hiện và thực hiện (tự thực hiện hoặc thuê tư vấn về công việc định mức).
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tình huống 12: Thầy ơi cho em hỏi: định mức thì nghiệm nhà thầu được sử dụng không? và khi vào ạ? bên em làm nhà thầu thi công có được tính thêm phần thí nghiệm không ạ? Trong phần chi phí không xác định từ thiết kế có đề cập nhưng chưa rõ lắm ạ?

Trả lời:
Theo Điều 8 Nội dung dự toán xây dựng (của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và Thông tư số 09/2019/TT-BXD):

- Dự toán xây dựng gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
Công thức: GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP

- Chi phí xây dựng gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng
Công thức: GXD = T + GT + TL + GTGT

Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu là 1 nội dung chi phí thuộc vào khoản: Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế nằm trong Chi phí gián tiếp (GT). (trước đây gọi là Chi phí trực tiếp khác).

Chi phí không xác định được khối lượng từ thiết kế được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp được quy định tại Bảng 3.10 Phụ lục 3 Thông tư số 09/2019/TT-BXD.

Như vậy, khi lập dự toán để dự trù vốn và lập dự toán dự thầu để chào thầu, Chủ đầu tư & Nhà thầu đã tính khoản Chi phí không xác định được khối lượng từ thiết kế theo tỷ lệ % ở Bảng 3.10 như nói ở trên thì đã bao gồm Chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu.
Nhiều nhà thầu lúc chào thầu thì không chú ý, đến khi thi công thấy khoản chi cho thí nghiệm vật liệu này nhiều mới kêu. Bảo sao khi đấu thầu cứ đòi hỏi phải có kinh nghiệm đã trải qua các gói thầu tương tự, để biết mà hình dung được mà lập giá chào thầu đủ chi phí mà làm được ở các gói thầu sau này.

Theo Khoản 4 Điều 29. Thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình trong quá trình thi công xây dựng Nghị định số 46/2019/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình:
"Nhà thầu thiết kế xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng, sản xuất sản phẩm xây dựng và các nhà thầu khác có liên quan phải chịu chi phí thực hiện thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng, thí nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình nếu kết quả thí nghiệm, kiểm định chứng minh được lỗi của các nhà thầu này. Đối với các trường hợp còn lại, chi phí thực hiện các công việc này được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng công trình.". Các kỹ sư QS hãy xem thêm các khoản còn lại trong Điều 29 nhé.

Đó Kỹ sư QS phải hiểu xuyên suốt từ Nghị định Quản lý chi phí sang Nghị định Quản lý chất lượng để mà từ khâu lập giá thầu, đến khâu thanh quyết toán bảo vệ khối lượng hiểu mà làm cho đúng. Do đó tại Khóa học Kỹ sư QS GXD phải dạy các Kỹ sư QS cả các nội dung công việc của QA QC Xây dựng (nghiệm thu chất lượng, hoàn công, lập hệ thống hồ sơ biên bản nghiệm thu, ghi nhật ký thi công...)
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tình huống 13: Định mức đã có công bố ở các hệ thống trước đó (ví dụ 1776/BXD-VP, 1777/BXD-VP...) giờ Thông tư số 10/2019/TT-BXD không có (không cho vào, không ban hành lại) hoặc các công tác chưa có định mức thì giờ làm thế nào? Có tạm tính, có vận dụng như trước không?

Trả lời:
Theo Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và theo văn bản số 1158/BXD-KTXD ngày 17/03/2020 của Bộ Xây dựng giải đáp cho Bộ Giao thông vận tải thì:
- Tư vấn lập dự toán phải xác định định mức mới hoặc
- Phải điều chỉnh định mức có để áp dụng
- Lấy báo giá thị trường

Các bạn xem video diễn giải sẽ rõ hơn nhé:
Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP tôi đăng lại đây luôn để các bạn đỡ phải tra:

"4. Đối với các công việc xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành hoặc đã có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành nhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức dự toán xây dựng công trình mới, định mức dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làm cơ sở xác định đơn giá xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự toán, quản lý chi phí của dự án hoặc gói thầu có trách nhiệm xác định định mức dự toán xây dựng mới, định mức dự toán xây dựng điều chỉnh theo thiết kế, yêu cầu cụ thể của công việc, gói thầu, dự án, làm cơ sở xác định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng;

b) Đối với các định mức dự toán xây dựng mới hoặc định mức dự toán xây dựng điều chỉnh, khi áp dụng tính toán xác định đơn giá xây dựng thấp hơn đơn giá xây dựng áp dụng định mức đã ban hành thì người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt áp dụng cho dự án, công trình để xác định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý. Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phê duyệt;

c) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp danh mục các công tác điều chỉnh định mức, xây dựng định mức mới chưa có trong danh mục định mức ban hành, báo cáo cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp và tổ chức khảo sát xây dựng định mức dự toán xây dựng công trình trong quá trình thi công xây dựng theo phương pháp Bộ Xây dựng hướng dẫn. Kết quả xây dựng định mức được cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp tổng hợp và gửi về Bộ Xây dựng làm cơ sở phục vụ quản lý. Chi phí cho việc tổ chức xây dựng định mức được tính vào tổng mức đầu tư của dự án."
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi 14: Em đang lập dự toán kênh đất. Vì do đặc thù công trình không thể vận chuyển đất = xe được n
nên em phải tính thêm vận chuyển = thủ công (300m). Em không rõ giờ ta tính theo Định mức 1149 có đúng không ạ?
Trả lời:
- Nếu công trình của bạn vốn tư nhân, bạn có thể chủ động áp định mức tùy ý.
- Nếu công trình của bạn vốn Nhà nước thuộc đối tượng phạm vi áp dụng của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP thì câu trả lời giống tình huống bên trên.

Bạn cần xem lại nguốn vốn công trình mình đang lập dự toán, rồi mở Nghị định số 68/2019/NĐ-CP để đọc ngay những điều khoản đầu tiên để đối chiếu xem có phải là đối tượng và phạm vi áp dụng hay không nhé!

Chúc bạn thành công.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi 15: Thầy Thế Anh cho em hỏi công bố và ban hành khác nhau như thế nào ạ?
Trả lời:
Hiểu nghĩa 2 cụm từ "công bố" và "ban hành" phải tra từ điển tiếng Việt hoặc từ điển tiếng Anh-Anh (các từ điển uy tín như Oxford, Cambrigde...). Còn hiểu theo cách lâu giờ sử dụng định mức dự toán để lập và quản lý chi phí ở Việt Nam là:
- Công bố -> tham khảo, áp dụng, có thể chỉnh sửa khá linh hoạt. Cái này em cứ đọc điều 19 Quản lý định mức ở Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là rõ
- Ban hành -> bắt buộc áp dụng, chỉnh sửa phải có căn cứ, phải có ý kiến của cấp có thẩm quyền. Em đọc Điều 15 Quản lý định mức của Nghị định số 68/2015/NĐ-CP nhé.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi 16: Thầy Thế Anh cho em hỏi, lập dự toán theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP nhưng định mức sử dụng theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD có được không ạ? (tức định mức theo TT10/2019, còn cơ cấu chi phí theo TT06/2016).

Trả lời:
Cái này tôi nghĩ là có thể được khi dự án của bạn đang thực hiện theo Nghị định số 32. Bởi cơ chế của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là định mức được tham khảo. Vậy tôi tham khảo áp dụng luôn định mức theo TT10.
Hơn nữa, định mức theo TT10 thì có giá trị hầu như nhỏ hơn 1776, 1777... nên xu hướng tiết kiệm cho dự án.
Tuy nhiên, nếu áp cái nào làm đơn giá và chi phí lớn hơn thì em cần có thuyết minh, giải trình kỹ. Nếu không sẽ bị đặt vấn đề là vì sao và phải giải trình, chứng minh.
 

HuongGiang

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/4/20
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
38
Nơi ở
Cầu Giấy Hà Nội
Câu hỏi 17: Thầy cho em hỏi theo định mức 10 thì công tác sản xuất cửa thép áp mã nào ạ? Định mức cũ thì em áp mã AI.52251. Em đang lập dự toán tại HN, nếu e làm theo ĐM 10, nhân công theo 2462, máy e vẫn tính bù theo 689 được không ạ? và e không hiểu sao tại HN, không tính bù ca máy theo bù nhân công lái máy, chỉ tính bù nhiên liệu?

Trả lời:
Em đối chiếu định mức 1776/BXD-VP với định mức 10 cái nào tương ứng thì áp. Nếu định mức không ban hành lại thì em xem lại tình huống 13 ở trên.
Hiện tại Hà Nội không có hướng dẫn gì thêm, quan điểm của người lập dự toán và người thẩm định / phê duyệt và cả chuyên gia đang tư vấn trả lời cho em có thể khác. Vì vậy, để chính xác nhất thì cần phải làm việc với người thẩm định / phê duyệt dự toán, nhiều khi phải theo ý người ta. Còn quan điểm của mình dùng 689 và tính bù được.
Mình cũng không hiểu tại sao Hà Nội lại vậy, có tìm hiểu cũng ko thay đổi được họ, mà mình còn nhiều việc khác, nên mình cũng chưa kịp tìm hiểu họ. Cứ theo Nguyên tắc quản lý chi phí nêu trong Điều 3, Nghị định 68/2019/NĐ-CP: tính đúng, tính đủ...
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Áp dụng cho bất kì địa phương, hay công trình nào em nhé. Dùng các phần mềm GXD có nhiều tâm huyết
Tình huống 13: Định mức đã có công bố ở các hệ thống trước đó (ví dụ 1776/BXD-VP, 1777/BXD-VP...) giờ Thông tư số 10/2019/TT-BXD không có (không cho vào, không ban hành lại) hoặc các công tác chưa có định mức thì giờ làm thế nào? Có tạm tính, có vận dụng như trước không?

Trả lời:
Theo Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và theo văn bản số 1158/BXD-KTXD ngày 17/03/2020 của Bộ Xây dựng giải đáp cho Bộ Giao thông vận tải thì:
- Tư vấn lập dự toán phải xác định định mức mới hoặc
- Phải điều chỉnh định mức có để áp dụng
- Lấy báo giá thị trường

Các bạn xem video diễn giải sẽ rõ hơn nhé:
Khoản 4, Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP tôi đăng lại đây luôn để các bạn đỡ phải tra:

"4. Đối với các công việc xây dựng chưa có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành hoặc đã có trong hệ thống định mức dự toán xây dựng được ban hành nhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình được thực hiện như sau:
a) Chủ đầu tư tổ chức xác định các định mức dự toán xây dựng công trình mới, định mức dự toán xây dựng công trình điều chỉnh làm cơ sở xác định đơn giá xây dựng công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự toán, quản lý chi phí của dự án hoặc gói thầu có trách nhiệm xác định định mức dự toán xây dựng mới, định mức dự toán xây dựng điều chỉnh theo thiết kế, yêu cầu cụ thể của công việc, gói thầu, dự án, làm cơ sở xác định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng;

b) Đối với các định mức dự toán xây dựng mới hoặc định mức dự toán xây dựng điều chỉnh, khi áp dụng tính toán xác định đơn giá xây dựng thấp hơn đơn giá xây dựng áp dụng định mức đã ban hành thì người quyết định đầu tư quyết định phê duyệt áp dụng cho dự án, công trình để xác định dự toán xây dựng, dự toán xây dựng công trình, dự toán gói thầu xây dựng và gửi về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản lý. Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phê duyệt;

c) Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp danh mục các công tác điều chỉnh định mức, xây dựng định mức mới chưa có trong danh mục định mức ban hành, báo cáo cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp và tổ chức khảo sát xây dựng định mức dự toán xây dựng công trình trong quá trình thi công xây dựng theo phương pháp Bộ Xây dựng hướng dẫn. Kết quả xây dựng định mức được cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp tổng hợp và gửi về Bộ Xây dựng làm cơ sở phục vụ quản lý. Chi phí cho việc tổ chức xây dựng định mức được tính vào tổng mức đầu tư của dự án."
Câu hỏi 18: Khoản a thì chủ đầu tư "tổ chức xác định các định mức dự toán...", còn khoản c thì chủ đầu tư tổng hợp danh mục rồi báo cáo cơ quan chuyên môn để tổ chức khảo sát xây dựng định mức? Vậy tóm lại quy trình sẽ là thế nào nhỉ?

Trả lời:
Chủ đầu tư đứng ra tổ chức chứ không làm trực tiếp. Khi đơn vị tư vấn xác định định mức, áp dụng và triển khai các công việc rồi thì Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp các định mức đó gửi về Bộ Xây dựng.

Bộ Xây dựng dự định là tập hợp các số liệu này từ các Chủ đầu tư gửi về để sau đó xử lý số liệu và ban hành tiếp.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi 19: Em mới mua phần mềm Dự toán GXD. Em đang làm công tác thảm bê tông mặt đường. Nhưng em tìm mãi công tác phân tích 1 tấn bê tông nhựa (đá, cát, nhựa đường) trong sản xuất và rải thảm mặt đường ra không thấy? Xin chỉ giúp cho em với ạ. Em thấy các phần mềm khác tích vào bê tông nhựa hạt mịn chọn phân tích thì ra được phân tích chi tiết 1 tấn bê tông nhựa đó. Giống như bê tông xi măng được phân tích vữa.
Trả lời: Vấn đề này bạn xem file giải đáp và giải pháp của GXD nhé. Có ý kiến gì bạn cứ phản hồi luôn để GXD nghiên cứu xử lý.

Trả lời:
Về công tác sản xuất đá dăm đen và bê tông nhựa: Trong định mức số 10/2019/TT-BXD (trang 175 file pdf gốc) có nói: Hao phí VL đá, cát, bột đá, nhựa căn cứ vào thiết kế và phụ lục định mức cấp phối vật liệu để xác định.
Do đó Sản xuất đá dăm đen và bê tông nhựa còn phụ thuộc vào tỷ lệ nhựa %, tỷ lệ nhũ tương % hay tỷ lệ khoáng chất, cần phải dựa vào thiết kế của công trình và phụ lục định mức cấp phối để lập. Vì vậy, số liệu không giống nhau cho mọi công trình nên không đưa được định mức vào sẵn trong phần mềm.

Nhưng bạn hoàn toàn có thể đưa các cấp phối thường dùng của mình vào phần mềm dễ dàng để tái sử dụng nhiều lần ở các công trình sau. Mời bạn xem file hướng dẫn chi tiết các bước.
 

File đính kèm

  • gxd.edu.vn-hoi-ve-dinh-muc-SX-da-dam-den.docx
    586,6 KB · Đọc: 436

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi 20: Trong phần thuyết minh công tác AD.26100 Sản xuất đá dăm đen và bê tông nhựa của Định mức 10 có nêu: “Định mức sản xuất trên chỉ áp dụng đối với trường hợp đặt trạm sản xuất tại công trình”. Vậy trường hợp trạm trộn không đặt tại công trình thì áp dụng theo đơn giá xây dựng địa phương theo định mức 1776 có được không hay phải tính như thế nào ạ?

Trả lời:
Trường hợp này đối chiếu Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và Thông tư số 10/2019/TT-BXD thì là chưa có định mức (kể cả có ở định mức số 1776/BXD-VP rồi mà không ban hành lại theo Thông tư số 10/2019/TT-BXD thì cũng trở thành công tác chưa có định mức). Như vậy bạn xem lại Tình huống số 13 nói trên nhé.

Hoặc bạn xem thêm bài này: Các định mức cũ đã có nhưng Thông tư số 10 không ban hành lại thì làm thế nào?
Tôi cũng hi vọng Bộ Xây dựng sớm có giải pháp cho vấn đề này, chứ không giai đoạn hiện nay quy định thế này sẽ tắc. Thời gian công sức để đi xác định định mức mới, rồi thỏa thuận để áp dụng sẽ rất lâu, mà nhiều tư vấn không biết làm thế nào, quy trình công việc ra sao, chi phí bao nhiêu... ?

Mà nếu cứ áp dụng (vận dụng, tạm tính) định mức cho các dự án thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 68/2019/NĐ-CP và Thông tư số 10/2019/TT-BXD thì sau này giải trình với Thanh tra, Kiểm toán - án tại hồ sơ rất mệt.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top