Là một nhân viên của một nhà thầu, tôi thường xuyên gặp việc chủ đầu tư áp dụng các quy định từ các văn bản nhà nước để áp dụng cho dự án của mình đôi khi khá máy móc và cứng nhắc, do đó tôi cũng có một số ý kiến đề nghị mọi người thảo luận nên- không nên và áp dụng ra sao với từng loại dự án và từng nguồn vốn, rất mong ACE đặc biệt các bạn làm CĐT đóng góp.
Trong công việc và hành xử hàng ngày, chúng ta thường đem luật và các văn bản dưới luật ra để tuân theo. Trong các hoạt động xây dựng cũng vây, các thông tư nghị định định mực dường như được áp dụng triệt để với mục đích tuân thủ theo các quy định của nhà nước.
Tuy nhiên nếu đọc kỹ các luật, thông tư nghị định chúng ta sẽ thấy phần quan trọng mà nhiều người bỏ qua: đó là phạm vi áp dụng của các thông tư, nghị định này. Thông thường luật sẽ có quy định áp dụng cho dự án có 30% vốn ngân sách trở lên, như vậy khi tham gia vào một hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì một việc nên làm là xác định nguồn vốn và các quy định liên quan. Một ví dụ đơn giản là quan hệ kinh tế giữa 2 công ty tư nhân thì hợp đồng có cần thiết phải tuân thủ các quy định liên quan đến lĩnh vực xây dựng không? Trường hợp này 2 bên có thể tham khảo các quy định liên quan để tránh làm những việc pháp luật không cho phép, tuy nhiên không cần thiết phải áp dụng máy móc 100%.
Một trường hợp hay gặp nhất đó là chủ đầu tư là nhà nước hoặc vốn ngân sách và nhà thầu là các công ty xây lắp. Trường hợp này thì khi soạn hồ sơ mời thầu và hợp đồng CĐT nên áp dụng triệt để các quy định của nhà nước. Mặc dù vậy trong quá trình triển khai hợp đồng sẽ có những quy định mới, vì vậy cần chú ý đến quy định áp dụng cho các hợp đồng đã ký trước ngày ban hành quy định mới.
Cần phải ghi nhớ một điều khi 2 bên đã ký vào hợp đồng tức là cần tuân thủ tối đa các quyền và nghĩa vụ đã được ghi trong đó, do đó nếu CĐT muốn áp dụng quy định mới vào hợp đồng đã ký thì cần phải có sự thống nhất với nhà thầu và có thể chuyển thành phụ lục nếu được.
Với các nhà thầu trong nước, CĐT và nhà thầu có thể trao đổi dễ dàng tuy nhiên với các dự án có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài thì các bên cần nghiên cứu kỹ hợp đồng trước khi kí kết do đối tác nước ngoài sẽ chỉ cần biết đến hợp đồng mà không quan tâm đến các quy định liên quan đến lĩnh vực xây dựng.
Với việc áp dụng các định mức được duyệt để xét hồ sơ chào thầu của nhà thầu về lý thuyết là chính xác do CĐT cần có 1 căn cứ hợp pháp làm cơ sở xét giá. Tuy nhiên định mức là trường hợp mức hao phí trung bình cho 1 công việc cụ thể, việc nhà thầu có thể dựa trên thực tế hiện trường và kinh nghiệm để chào thầu khác với định mức là hoàn toàn chấp nhận được. cùng với đó là việc các định mức ban hành đã lâu sẽ không thể cập nhật kịp với các máy móc công nghệ mới, việc CĐT khăng khăng áp dụng hoặc bắt buộc tuân theo là không cần thiết.
Như trên đã nói, với các dự án không sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn ngân sách dưới 30% thì không nhất thiết phải tuân theo, mặc dù vậy cũng cần thấy nhà nước có các công cụ, cơ quan, các bộ phận nghiên cứu để có thể ban hành các quy định chính xác điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực xây dựng, do đó việc tham khảo và áp dung/ vận dụng là điều nên làm.
Việc am hiểu và vận dụng các quy định là điều cần thiết để tránh trường hợp 2 bên đặt nhau vào thế khó trong quá trình triển khai hợp đồng.
Trong công việc và hành xử hàng ngày, chúng ta thường đem luật và các văn bản dưới luật ra để tuân theo. Trong các hoạt động xây dựng cũng vây, các thông tư nghị định định mực dường như được áp dụng triệt để với mục đích tuân thủ theo các quy định của nhà nước.
Tuy nhiên nếu đọc kỹ các luật, thông tư nghị định chúng ta sẽ thấy phần quan trọng mà nhiều người bỏ qua: đó là phạm vi áp dụng của các thông tư, nghị định này. Thông thường luật sẽ có quy định áp dụng cho dự án có 30% vốn ngân sách trở lên, như vậy khi tham gia vào một hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì một việc nên làm là xác định nguồn vốn và các quy định liên quan. Một ví dụ đơn giản là quan hệ kinh tế giữa 2 công ty tư nhân thì hợp đồng có cần thiết phải tuân thủ các quy định liên quan đến lĩnh vực xây dựng không? Trường hợp này 2 bên có thể tham khảo các quy định liên quan để tránh làm những việc pháp luật không cho phép, tuy nhiên không cần thiết phải áp dụng máy móc 100%.
Một trường hợp hay gặp nhất đó là chủ đầu tư là nhà nước hoặc vốn ngân sách và nhà thầu là các công ty xây lắp. Trường hợp này thì khi soạn hồ sơ mời thầu và hợp đồng CĐT nên áp dụng triệt để các quy định của nhà nước. Mặc dù vậy trong quá trình triển khai hợp đồng sẽ có những quy định mới, vì vậy cần chú ý đến quy định áp dụng cho các hợp đồng đã ký trước ngày ban hành quy định mới.
Cần phải ghi nhớ một điều khi 2 bên đã ký vào hợp đồng tức là cần tuân thủ tối đa các quyền và nghĩa vụ đã được ghi trong đó, do đó nếu CĐT muốn áp dụng quy định mới vào hợp đồng đã ký thì cần phải có sự thống nhất với nhà thầu và có thể chuyển thành phụ lục nếu được.
Với các nhà thầu trong nước, CĐT và nhà thầu có thể trao đổi dễ dàng tuy nhiên với các dự án có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài thì các bên cần nghiên cứu kỹ hợp đồng trước khi kí kết do đối tác nước ngoài sẽ chỉ cần biết đến hợp đồng mà không quan tâm đến các quy định liên quan đến lĩnh vực xây dựng.
Với việc áp dụng các định mức được duyệt để xét hồ sơ chào thầu của nhà thầu về lý thuyết là chính xác do CĐT cần có 1 căn cứ hợp pháp làm cơ sở xét giá. Tuy nhiên định mức là trường hợp mức hao phí trung bình cho 1 công việc cụ thể, việc nhà thầu có thể dựa trên thực tế hiện trường và kinh nghiệm để chào thầu khác với định mức là hoàn toàn chấp nhận được. cùng với đó là việc các định mức ban hành đã lâu sẽ không thể cập nhật kịp với các máy móc công nghệ mới, việc CĐT khăng khăng áp dụng hoặc bắt buộc tuân theo là không cần thiết.
Như trên đã nói, với các dự án không sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn ngân sách dưới 30% thì không nhất thiết phải tuân theo, mặc dù vậy cũng cần thấy nhà nước có các công cụ, cơ quan, các bộ phận nghiên cứu để có thể ban hành các quy định chính xác điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực xây dựng, do đó việc tham khảo và áp dung/ vận dụng là điều nên làm.
Việc am hiểu và vận dụng các quy định là điều cần thiết để tránh trường hợp 2 bên đặt nhau vào thế khó trong quá trình triển khai hợp đồng.