Tìm bãi đỗ xe an toàn, đúng qui định luôn là nhu cầu bức thiết tại các đô thị khi mà lượng xe lưu thông trên đường phố chưa bao giờ có chiều hướng chựng lại, nếu không muốn nói là gia tăng đến mức chóng mặt. Xây dựng bãi đậu xe công cộng theo kiểu truyền thống trong bối cảnh giá đất ngày càng đắt đỏ từ lâu đã không còn nằm trong suy nghĩ của các nhà quy hoạch hay giới đầu tư bất động sản...
Xây dựng bãi đậu xe nhiều tầng từng được xem là một giải pháp (vào thế kỷ 20) nhưng lại vấp phải hạn chế. Do phải dành không gian cho thang máy, dốc lên và lối thoát hiểm nên mỗi tầng đậu xe có diện tích sử dụng hạn chế đáng kể so với bãi đỗ phẳng. Một số người ngại lái xe vào bãi đỗ cao tầng bởi trên thực tế những nơi thiếu sáng như vậy từng là hiện trường của nhiều vụ bắt cóc, giết người và cướp của. Nhờ người đỗ xe hộ cũng là một giải pháp nhưng phải đoán chắc rằng đó là nhân viên của khách sạn, bãi giữ hay hộp đêm..., và người đó phải đáng tin tưởng nếu không, chẳng khác nào “giao trứng cho ác”.
Hiện nay, hệ thống đỗ xe tự động (HTĐXTĐ) đang được xem là lời giải vẹn cả đôi đường cho cả nhà đầu tư (bởi tối đa hóa được không gian sử dụng) lẫn người lái (vì an toàn hơn và dễ sử dụng do không cần đích thân lái xe vào bãi). Bãi đậu xe kiểu này còn được gọi là kho chứa ô-tô bởi công nghệ đằng sau nó bắt nguồn từ hệ thống điều khiển nguyên liệu dùng trong phân xưởng và nhà kho.
Trên thế giới có nhiều công ty chế tạo HTĐXTĐ, trong đó phải kể đến U-ParkIt ở New Zealand và Stolzer Parkhuas của Đức, tuy nhiên, nguyên lý hoạt động của tất cả hệ thống này đều giống nhau. Tài xế lái xe đến máy phát phiếu (cũng giống như việc lấy phiếu giữ xe ở bãi giữ truyền thống), rồi kéo cửa kính xuống nhận vé hoặc đưa thẻ tín dụng qua máy quét. Thay vì phải vượt nhiều đoạn dốc và cua quẹo mới tìm chỗ đậu như ở bãi giữ bình thường, ở đây người lái chỉ việc xuống xe và quay ra ngoài. Mọi việc đã có robot đảm nhận. Trong vòng 2 phút, xe và tầng (mà xe đang dừng) sẽ được nâng lên hoặc hạ xuống khu vực chứa và đưa vào từng ô đậu. Do không có người ra vào nên bãi xe không có thang máy, dốc lên hoặc thang thoát hiểm, và các xe được robot tự động đỗ san sát nhau một cách chuẩn xác.
Mô hình bãi đỗ tự động với sức chứa lên tới 200 xe của Robotic Parking Systems. (Ảnh: Cnet)
Nhưng cũng giống như bất kỳ công nghệ mới nào, HTĐXTĐ có thể bị lỗi. Bãi đỗ xe tự động đầu tiên của Mỹ ở Hoboken (bang New Jersey) đã lên mặt báo năm 2004 khi chiếc Cadillac Deville không có người “bay” từ tầng 6 xuống đất. Một năm sau, cũng ở bãi đỗ này, chiếc Jeep bị quăng từ tầng 4. Mặc dù vậy, nhà cung cấp Robotic Parking Systems - vừa được chọn xây dựng ga-ra tự động lớn nhất thế giới ở Dubai - khẳng định xe ít có khả năng bị hư hại hơn so với khi ở bãi đỗ thông thường. Vấn đề là liệu khách hàng có sẵn lòng trao chiếc xe quý giá của mình vào tay robot?
“Thích ứng với công nghệ này cũng gần giống với việc làm quen với chiếc máy rút tiền tự động (ATM), đó là cần phải có thời gian trước khi dân chúng cảm thấy thoải mái với dịch vụ vừa tiện lợi và an toàn này”, Ari Milstein, giám đốc điều hành công ty Automotion Parking Systems giải thích.
Theo Milstein, một bãi đỗ tự động có sức chứa nhiều gấp 2 đến 3 lần so với bãi đậu thông thường cùng diện tích. “Toàn bộ hệ thống không có lối vào và luôn có hệ thống giám sát hoạt động 24/7. Cửa vào duy nhất thì có hệ thống báo động”, Milstein nhấn mạnh những tiện ích về mặt bảo an của HTĐXTĐ.
Theo CNN
Xây dựng bãi đậu xe nhiều tầng từng được xem là một giải pháp (vào thế kỷ 20) nhưng lại vấp phải hạn chế. Do phải dành không gian cho thang máy, dốc lên và lối thoát hiểm nên mỗi tầng đậu xe có diện tích sử dụng hạn chế đáng kể so với bãi đỗ phẳng. Một số người ngại lái xe vào bãi đỗ cao tầng bởi trên thực tế những nơi thiếu sáng như vậy từng là hiện trường của nhiều vụ bắt cóc, giết người và cướp của. Nhờ người đỗ xe hộ cũng là một giải pháp nhưng phải đoán chắc rằng đó là nhân viên của khách sạn, bãi giữ hay hộp đêm..., và người đó phải đáng tin tưởng nếu không, chẳng khác nào “giao trứng cho ác”.
Hiện nay, hệ thống đỗ xe tự động (HTĐXTĐ) đang được xem là lời giải vẹn cả đôi đường cho cả nhà đầu tư (bởi tối đa hóa được không gian sử dụng) lẫn người lái (vì an toàn hơn và dễ sử dụng do không cần đích thân lái xe vào bãi). Bãi đậu xe kiểu này còn được gọi là kho chứa ô-tô bởi công nghệ đằng sau nó bắt nguồn từ hệ thống điều khiển nguyên liệu dùng trong phân xưởng và nhà kho.
Trên thế giới có nhiều công ty chế tạo HTĐXTĐ, trong đó phải kể đến U-ParkIt ở New Zealand và Stolzer Parkhuas của Đức, tuy nhiên, nguyên lý hoạt động của tất cả hệ thống này đều giống nhau. Tài xế lái xe đến máy phát phiếu (cũng giống như việc lấy phiếu giữ xe ở bãi giữ truyền thống), rồi kéo cửa kính xuống nhận vé hoặc đưa thẻ tín dụng qua máy quét. Thay vì phải vượt nhiều đoạn dốc và cua quẹo mới tìm chỗ đậu như ở bãi giữ bình thường, ở đây người lái chỉ việc xuống xe và quay ra ngoài. Mọi việc đã có robot đảm nhận. Trong vòng 2 phút, xe và tầng (mà xe đang dừng) sẽ được nâng lên hoặc hạ xuống khu vực chứa và đưa vào từng ô đậu. Do không có người ra vào nên bãi xe không có thang máy, dốc lên hoặc thang thoát hiểm, và các xe được robot tự động đỗ san sát nhau một cách chuẩn xác.
Mô hình bãi đỗ tự động với sức chứa lên tới 200 xe của Robotic Parking Systems. (Ảnh: Cnet)
Nhưng cũng giống như bất kỳ công nghệ mới nào, HTĐXTĐ có thể bị lỗi. Bãi đỗ xe tự động đầu tiên của Mỹ ở Hoboken (bang New Jersey) đã lên mặt báo năm 2004 khi chiếc Cadillac Deville không có người “bay” từ tầng 6 xuống đất. Một năm sau, cũng ở bãi đỗ này, chiếc Jeep bị quăng từ tầng 4. Mặc dù vậy, nhà cung cấp Robotic Parking Systems - vừa được chọn xây dựng ga-ra tự động lớn nhất thế giới ở Dubai - khẳng định xe ít có khả năng bị hư hại hơn so với khi ở bãi đỗ thông thường. Vấn đề là liệu khách hàng có sẵn lòng trao chiếc xe quý giá của mình vào tay robot?
“Thích ứng với công nghệ này cũng gần giống với việc làm quen với chiếc máy rút tiền tự động (ATM), đó là cần phải có thời gian trước khi dân chúng cảm thấy thoải mái với dịch vụ vừa tiện lợi và an toàn này”, Ari Milstein, giám đốc điều hành công ty Automotion Parking Systems giải thích.
Theo Milstein, một bãi đỗ tự động có sức chứa nhiều gấp 2 đến 3 lần so với bãi đậu thông thường cùng diện tích. “Toàn bộ hệ thống không có lối vào và luôn có hệ thống giám sát hoạt động 24/7. Cửa vào duy nhất thì có hệ thống báo động”, Milstein nhấn mạnh những tiện ích về mặt bảo an của HTĐXTĐ.
Theo CNN