Bài học xác định hiệu quả đầu tư của dự án

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
TS. Trần Văn Tấn - Khoa Kinh tế xây dựng, trường ĐHXD có nói: "Lập và phân tích hiệu quả dự án đầu tư là một "đặc sản" của Khoa KTXD trường ĐHXD. Bởi vì các bạn được đào tạo cách xác định Tổng mức đầu tư xây dựng công trình (theo con mắt của những người xây dựng), yếu tố mang tính quyết định trong lập và phân tích hiệu quả DAĐT".
Cách tốt nhất để học là dạy người khác, với kiến thức của mình TA không dám nhận là thầy, ở đây TA chỉ mong được thảo luận cùng các bạn để học cách trình bày tốt nhất cho bài giảng về chuyên đề này ở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ định giá offline mà Viện KTXD phân công TA thực hiện.

Dàn bài: (TA sẽ cố gắng đi theo hướng thực hành ở các ví dụ cụ thể. Tuy nhiên, để làm nghề bài bản và chuyên nghiệp, bạn cần nghiên cứu và nắm vững các vấn lý thuyết cơ bản trước.)

Dbaihieuqua.jpg



Các tài liệu tham khảo (các bạn nên sưu tầm):

1. Các Thông tư, Nghị định của Chính phủ, các Bộ về quy định lập và thẩm định dự án đầu tư.
2. Nguyễn Thị Bình Minh, Phòng kinh tế ĐT & DA Viện Kinh tế xây dựng- Bộ xây dựng, Bài giảng chuyên đề 3:phương pháp xác định tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình, 2008.
3. Nguyễn Văn Chọn, Kinh tế đầu tư (2 tập), NXB Thống kê, 2001.
4. Trần Văn Tấn, tài liệu bài giảng môn Kinh tế đầu tư dùng cho sinh viên lớp 43KT1 trường Đại học xây dựng, 2001.
5. Đinh Thế Hiển, Lập_thẩm định hiệu quả tài chính DAĐT, NXB Thống kê, 2002.
6. UNIDO, Sổ tay hướng dẫn đánh giá các dự án công nghiệp, Trịnh Tiến Dũng và Nguyễn Cảnh Nam dịch, 1991.
7. Nguyễn Thế Anh, đồ án tốt nghiệp: Xây dựng chương trình ứng dụng tin học lập và đánh giá các dự án đầu tư, 2003.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1.1 Khái niệm về hoạt động đầu tư

- Đầu tư là đem một khoản tiền của đã tích lũy được, sử dụng vào một việc nhất định để sau đó thu lại lợi ích (tiền, tài sản…) có giá trị lớn hơn.
- Là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai. Thường đầu tư là việc sử dụng tiền của nhằm mục đích sinh lợi.

Câu hỏi 1:
- Việc mua sắm nhằm cất trữ dễ dàng: vàng, đô la… có khác với đầu tư không ?
Trả lời:
- Có khác (bởi: chỉ cần giữ lượng giá trị vốn có, không nhất thiết phải sinh lợi).

Câu hỏi 2
:
- Có người nói “tôi sẽ đầu tư một chiếc ti vi để xem euro 2008” có phải là đầu tư không ?
Trả lời:
- Đó chỉ là một cách nói. Việc mua sắm nhằm mục đích tiêu dùng không sinh sôi thêm tiền, mà ngược lại.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1.2 Các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư xây dựng công trình

- Là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường là quyết định việc sử dụng các nguồn lực (tiền, tài sản, công sức…)
- Là hoạt động có tính chất lâu dài
- Là hoạt động luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai
- Là hoạt động có nhiều rủi ro

Câu hỏi 1:
Cho ví dụ để phân biệt sự khác nhau giữa đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng (đầu tư có xây dựng công trình)?
Trả lời:
>> Đầu tư chứng khoán, đầu tư tài chính
>> Đầu tư xây dựng văn phòng cho thuê, đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Thái Nguyên, Hoàng Thạch, Hạ Long...

Câu hỏi 2:
Quyết định sử dụng nguồn lực (tiền, tài sản, công sức…) là thế nào ?
Trả lời:
Sau khi lập dự án đầu tư, phân tích, tính toán, đánh giá theo các phương pháp được khoa học đúc kết lại, nếu thấy dấu hiệu khả thi thì quyết định bỏ tiền, tải sản, dồn công sức... để thực hiện dự án đó.


Câu hỏi 3:
Tại sao đầu tư, đầu tư xây dựng công trình luôn cần sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai ?
Trả lời:
Nếu đã giàu có hoặc dồi dào về kinh tế rất có thể chúng ta nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi an nhàn. Nhưng vì còn thiếu thốn, còn nghèo chúng ta phải tìm cách "làm việc" bằng cách thực hiện các dự án để sinh lợi nhiều hơn ra của cải, vật chất.
Do còn thiếu thốn nên để đầu tư cho tương lai chúng ta phải tạm thu hẹp các lợi ích trước mắt (thắt lưng buộc bụng), thiếu thì đi vay để đầu tư (và phải bớt chi tiêu để trả lãi hàng tháng) ... tất cả những điều đó làm chúng ta phải cân nhắc. Đầu tư thì phải sinh lời hơn, món lời đó sẽ thu lại được trong tương lai, nhưng trước mắt vẫn cần phải tồn tại...

Câu hỏi 4:
Có thể hiểu về cụm từ "hoạt động có nhiều rủi ro" như thế nào?
Trả lời:
Lập dự án sau đó dùng các phương pháp tính toán để dự đoán các dấu hiệu dự án khả thi, đáng giá và có sinh lời. Nhưng đó chỉ là dự đoán chứ chưa chắc chắn. Đầu tư một lượng lớn nguồn lực (có thực) vào dự án trong khi nguồn lợi lại đang dự kiến ở tương lai cùng với sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (nhiều khi lại là yếu tố chủ quan, ý chí của một vài người có vị trí) dẫn đến việc thu lại vốn đầu tư và các khoản lợi ích khác chưa chắc chắn tức là mang tính rủi ro. Ngoài ra còn các yếu tố:
- Khi thi công công trình gặp mưa bão, lốc, động đất... gây thiệt hại một phần hoặc toàn bộ dự án.
- Quá trình thực hiện dự án bị đình trệ (do bổ sung thiết kế, phê duyệt lại tổng mức đầu tư, vỡ thầu...) làm mất cơ hội chiếm lĩnh thị trưởng của sản phẩm đầu ra của dự án...
- Biến động mạnh mẽ của thị trường ngoài tầm kiểm soát, dự đoán của Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu như đối với việc tăng giá vật liệu thời gian qua cũng được coi là rủi ro của các dự án thực hiện trong thời gian đó (vì nguồn lực bỏ ra nhiều hơn so với tính toán khi lập, phân tích, đánh giá dự án).
 
B

Binh Ball

Guest
Files của thầy Hiển

Mình xin gửi các file tính toán mà mình sưu tầm được

Xin lỗi Thầy vì đã vi phạm bản quyền của Thầy

Các bạn ở HCM thì đến hiệu sách Lộc đối diện Trường Kinh tế 59 NĐChiểu để mua sách ủng hộ Thầy (giá 120.000), sách trình bày khá chi tiết, nhưng đôi khi vẫn còn 1 vài lỗi đánh máy
 

File đính kèm

  • Phan 3_C12_phan tich dau tu.xls
    21 KB · Đọc: 2.127
  • Phan 4_C19_DA Khu chung cu .XLS
    134 KB · Đọc: 1.981
  • Phan 3_C12_do nhay Hieu qua nuoi tom.xls
    67,5 KB · Đọc: 1.617
  • Phan 4_C19_DA SX gach chiu nhiet.xls
    100,5 KB · Đọc: 1.358
  • Phan 4_C17_ CF su dung von.xls
    90,5 KB · Đọc: 1.596
  • Phan 4_C19_DA SX Mi goi.xls
    109 KB · Đọc: 1.378
M

manhdtr

Guest
Có lẽ với chủ đề này thì tài liệu sau sẽ rất hữu ích. Mời các bạn tham khảo.
Giáo trình Lập và phân tích dự án của TS.Bùi Ngọc Toàn (ĐH GTVT)
 

File đính kèm

  • Lap va phan tich Du an.rar
    1,9 MB · Đọc: 38.892

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1.3 Hiệu quả của dự án đầu tư

Cảm ơn Binh Ball và manhdtr đã tiếp sức. Giờ chúng ta sẽ nghiên cứu về hiệu quả của dự án đầu tư.

1.3.1 Khái niệm:
Hiệu quả của dự án đầu tư là quan hệ so sánh giữa kết quả đầu tưchi phí đầu tư.

Câu hỏi 1
: Chi phí đầu tư là gì ?
Trả lời: Toàn bộ nguồn lực được sử dụng để đầu tư bao gồm:
- Chi phí đầu tư cố định: nhà xưởng, máy móc, thiết bị... (chỗ này bắt đầu dẫn đến sự liên quan với Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình).
- Vốn lưu động ban đầu.

Câu hỏi 2
: Kết quả đầu tư là gì ?
Trả lời: Những gì đem lại từ việc bỏ chi phí đầu tư thể hiện ở:
- Kết quả tài chính
- Kết quả kinh tế
- Kết quả xã hội
Như vậy có thể định nghĩa Hiệu quả của dự án đầu tư là:

Hiệu quả của DAĐT là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án đạt được, thể hiện ở các chi phí đầu tư bỏ ra (càng ít càng tốt) và kết quả đầu tư đạt được theo mục tiêu của dự án (càng cao càng tốt).

1.3.2. Phân loại chỉ tiêu hiệu quả:

Phân loại theo cách tính toán:
- Hiệu quả tuyệt đối (giá trị là bao nhiêu triệu hay tỷ đồng)
- Hiệu quả tương đối (giá trị tăng bao nhiều %)

Phân loại theo kết quả đầu tư:
- Hiệu quả tài chính
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội

1.3.3. Xác định và đánh giá hiệu quả đầu tư:

- Xác định các tham số cần thiết cho việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả theo yêu cầu phương pháp luận;
- Tính toán các chỉ tiêu theo phương pháp thích hợp;
- Phân tích, đánh giá hiệu quả theo các chỉ tiêu đo hiệu quả.

Mở rộng:
- Khi đánh giá hiệu quả đầu tư chúng ta phải coi đồng tiền có giá trị theo thời gian.
- Bên cạnh các chi phí thật sờ được, đếm được bỏ ra, còn có chi phí cơ hội.

Tình huống: Một nhà thầu thi công xây dựng công trình đầu năm bỏ ra 100 triệu tiền vốn để thi công xây dựng công trình. Cuối năm tiền chuyển về tài khoản từ công việc thi công đó là 110 triệu đồng.

>> Kế toán: Báo cáo giám đốc sau khi cân đối tài khoản bên nợ, bên có chúng ta lãi 10 triệu đồng.

>> Kỹ sư định giá: Sau khi học về đánh giá hiệu quả dự án đầu tư và có quan niệm thời gian là tiền bạc sẽ đưa ra ý kiến: Chúng ta lỗ ít nhất 8 triệu đồng vì lãi suất ngân hàng hiện nay là 18%/năm, nếu đem gửi ngân hàng thì chẳng làm gì cuối năm sẽ có thêm 18 triệu trong tài khoản.

Tất nhiên, phải cân nhắc chi phí cơ hội cho 8 triệu đồng, tức là nếu đầu tư tiền để thi công thay vì gửi ngân hàng: cán bộ, công nhân viên có việc làm, có thêm quan hệ trong quá trình thi công công trình, năng lực làm việc đưa vào hồ sơ cho các gói thầu sau...

Tài liệu tham khảo: bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ định giá của TS. Cao Văn Bản – Vụ trưởng Vụ Thẩm định, Bộ KH-ĐT.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Biểu đồ dòng tiền tệ

Trước khi sang phần tiếp theo là Tổng mức đầu tư, chúng ta cùng làm quen với một công cụ quan trọng để phân tích hiệu quả của dự án đầu tư đó là Biểu đồ dòng tiền tệ.

Một dự án đầu tư thường kéo dài nhiều năm (nhiều thời đoạn). Ở mỗi thời đoạn đó đều có thể phát sinh các khoản thu và chi (hoặc chỉ có thu, hoặc chỉ có chi, hoặc không có thu chi). Để thuận lợi cho tính toán, người ta thường quy ước các thời đoạn bằng nhau và các khoản thu chi đó đều xảy ra ở cuối thời đoạn (ngoại trừ vốn đầu tư ban đầu (Tổng mức đầu tư) được quy ước bị bỏ ra ở thời điểm 0). Hiệu số thu chi ở mỗi thời đoạn có thể là âm hay dương. Các khoản hiệu số thu chi đó xảy ra theo dòng thời gian và được gọi là dòng tiền tệ (cash - flows hay viết tắt là CF).
Biểu đồ dòng tiền tệ là một đồ thị biểu diễn các trị số thu và chi theo các thời đoạn, các trị số thu được biểu diễn bằng các mũi tên màu xanh trỏ hướng lên, các trị số chi biểu diễn bằng các mũi tên chỉ xuống dưới. Xem hình vẽ sau:


CashFlow.jpg

Chúng ta có thể dùng 1 trong 2 kiểu trên cũng tương tự nhau mà thôi. Trong hình vẽ TA vẽ biểu đồ dòng tiền đều. Có nhiều cách thể hiện sinh động khác bằng Excel rất thú vị, về vấn đề này TA đã có một bài viết riêng đăng trên tờ Thông tin kinh tế xây dựng, sẽ gửi lên để các bạn tham khảo sau.

Thời gian đầu khi nghiên cứu môn Kinh tế đầu tư, TA không để ý lắm về biểu đồ dòng tiền tệ. Sau này khi làm việc với các dự án, lúc tính toán hiệu quả kinh tế phải xác định dòng tiền hiệu số thu chi và phải làm việc với các bảng tính Excel rắc rối mới thấy rằng Biểu đồ dòng tiền tệ là một công cụ thật trực quan, giúp ta hình dung các vấn đề chi phí, thu nhập rất rõ ràng. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu tiếp các phần sau sẽ thấy cái hay của biểu đồ dòng tiền. Sau đây là một biểu đồ dòng tiền TA vẽ bằng Excel với một chút cách điệu:

ExcelCashFlow.jpg


Sau khi nghiên cứu khái niệm và nhìn vào biểu đồ nói trên chúng ta thấy dịch thật ngữ Cash Flow dịch thành dòng tiền là hợp lý.

Tài liệu tham khảo: Kinh tế đầu tư xây dựng, GS.TSKH. Nguyễn Văn Chọn
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
2.1 Tổng mức đầu tư

Khi nghiên cứu về lập và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư chúng ta mới hiểu ý nghĩa và "giá trị sử dụng" của Tổng mức đầu tư như thế nào ?

2.1.1. Nội dung và yêu cầu xác định Tổng mức đầu tư
1) Khái niệm Tổng mức đầu tư

Biểu hiện bằng tiền giá trị các nguồn lực sử dụng cho dự án được xác định trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

2) Các yếu tố cấu thành Tổng mức đầu tư

Chúng ta thấy rằng Tổng mức đầu tư được hình thành từ 7 yếu tố chi phí (bạn cứ nhớ là có 7 mũi tên) như trong sơ đồ sau:

SD_TMDT.jpg

Biểu thức xác định:​


[FONT=.VnTime]V = V[/FONT][FONT=.VnTime]XD[/FONT][FONT=.VnTime] + V[/FONT][FONT=.VnTime]TB[/FONT][FONT=.VnTime] + V[/FONT][FONT=.VnTime]GPMB[/FONT][FONT=.VnTime] + V[/FONT][FONT=.VnTime]QLDA[/FONT][FONT=.VnTime] + V[/FONT][FONT=.VnTime]TV[/FONT][FONT=.VnTime] + V[/FONT][FONT=.VnTime]K[/FONT][FONT=.VnTime] + V[/FONT][FONT=.VnTime]DP[/FONT]

Trong sơ đồ và biểu thức trên tuy chưa đề cập, nhưng Vốn lưu động ban đầu (đối với các dự án sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ) gồm: Vốn dự trữ sản xuất; Vốn lưu động khác cũng được tính vào TMĐT.​

2.1.2. Vai trò của TMĐT

- TMĐT dùng để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư;
- TMĐT dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư.

2.1.3. Nội dung chi phí đầu tư dự án xây dựng công trình

1) Chi phí xây dựng:
- Chi phí xây dựng CT, HMCT.
- Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc.
- Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng.
- Chi phí xây dựng CT tạm, CT phục vụ thi công.
- Chi phí nhà tạm tại hiện trường.

2) Chi phí thiết bị
- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ.
- Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ.
- Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh.
- Chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị.
- Thuế và các loại phí liên quan.

3) Chi phí GPMB, tái định cư
- Chi phí bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc...
- Chi phí thực hiện tái định cư có liên quan.
- Chi phí tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng.
- Chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư


4) Chi phí quản lý dự án
- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, lập báo cáo KTKT.
- Chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư.
- Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc.
- .v.v.

5) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
- Chi phí khảo sát xây dựng.
- Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, lập báo cáo KTKT.
- Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc.
- .v.v.

6) Chi phí khác
- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư.
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ.
- Chi phí bảo hiểm công trình.
- .v.v.

7) Chi phí dự phòng
- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá.

7 nội dung nói trên hình thành cơ cấu chi phí.

Câu hỏi 1: Các nội dung nói trên Quy định ở đâu ?
Trả lời: Quy định trong 99/2007/NĐ-CP, ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư 05/2007/TT-BXD, ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Câu hỏi 2: Tại sao tôi phải nhớ các nội dung và sắp xếp cơ cấu nói trên và cần phải biết Quy định ở đâu ?
Trả lời: Bạn cần biết Quy định ở đâu để biết chỗ tra cứu khi lập dự án và xác định TMĐT, các khoản mục chi phí bạn phải sắp xếp đúng vị trí để tính toán các khoản chi phí hệ quả theo đúng quy định và không bị ách tắc, phê phán là làm sai khi trình hồ sơ dự án với cơ quan thẩm tra, thẩm định.


Trong các khoản chi phí nói trên, có 2 nội dung chi phí là GPMB, tái định cư và chi phí dự phòng (xác định cho yếu tố trượt giá), TA sẽ trao đổi và hướng dẫn các bạn cách tính chi tiết.

Tài liệu tham khảo: Bài giảng của Ts. Cao Văn Bản và Ts. Nguyễn Thị Bình Minh
 

nhannguyen

Thành viên mới
Tham gia
17/5/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Cám ơn nguyentheanh nhiều. Bài giảng của bạn rất hay và dễ hiểu. Nhưng chắc nguyentheanh bận nên chưa gửi tiếp nội dung chính của bài giảng này lên đây khiến người đọc cảm thấy "hụt hẫng" quá. Nếu được nguyentheanh cho mình xin bài giảng này nhé. Địa chỉ của mình nhannguyengv@yahoo.com.vn
 
T

Tuyết

Guest
Xin cảm ơn Thế Anh nhiều nhé! Bài giảng của anh thật hay và bổ ích.
 

dttrong

Thành viên năng động
Tham gia
19/2/08
Bài viết
61
Điểm thành tích
8
bác TA ơi. bác cho e thắc mắc chổ này chút: trong 7 yếu tố cấu thành TMĐT mà bác đã nêu đó; cái chổ chi phí khác có tính đến chi phí liên quan đến đất đai nếu đưa chi phí này tính vào CF khác thì có trùng lặp với chi phí GPMB ko nhỉ, vì GPMB cũng liên quan đến đất đai, phải đền bù này nọ.hay là khoản đền bù này mình tính vào CF khác, không tính vào CF GPMB.
 
T

trancuongill

Guest
Hi mọi người!
Bài học rất hay, cám ơn moị người nhiều nhé!
Hy vọng sẽ nhận tiếp
 
N

ngannet07

Guest
Mình xin gửi các file tính toán mà mình sưu tầm được

Xin lỗi Thầy vì đã vi phạm bản quyền của Thầy

Các bạn ở HCM thì đến hiệu sách Lộc đối diện Trường Kinh tế 59 NĐChiểu để mua sách ủng hộ Thầy (giá 120.000), sách trình bày khá chi tiết, nhưng đôi khi vẫn còn 1 vài lỗi đánh máy
Rất cám ơn Thầy Hiển và bạn Binh Ball về cách tính hiệu quả của Dự án đầu tư
 

Gaicongtruong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/8/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
8
Website
www.ktg.com.vn
Tài sản và tiêu sản.

- Đầu tư là đem một khoản tiền của đã tích lũy được, sử dụng vào một việc nhất định để sau đó thu lại lợi ích (tiền, tài sản…) có giá trị lớn hơn.
- Là hoạt động bỏ vốn nhằm thu lợi trong tương lai. Thường đầu tư là việc sử dụng tiền của nhằm mục đích sinh lợi.

Câu hỏi 1:
- Việc mua sắm nhằm cất trữ dễ dàng: vàng, đô la… có khác với đầu tư không ?
Trả lời:
- Có khác (bởi: chỉ cần giữ lượng giá trị vốn có, không nhất thiết phải sinh lợi).

Câu hỏi 2
:
- Có người nói “tôi sẽ đầu tư một chiếc ti vi để xem euro 2008” có phải là đầu tư không ?
Trả lời:
- Đó chỉ là một cách nói. Việc mua sắm nhằm mục đích tiêu dùng không sinh sôi thêm tiền, mà ngược lại.
Em xin phép được phát biểu suy nghĩ chút nhé.
Đầu tư phải sinh lãi, theo em những gì đem ra chi tiêu mà sinh lãi thì được gọi là khoản đầu tư, e hay gọi nó là tài sản. Lãi có thể là vô hình hoặc hữu hình ( VD như đầu tư mua một căn nhà để bán hoặc mua một LAPTOP để phục vụ công việc hay đầu tư học một khóa về đấu thầu của GXD).
Những gì đem ra chi tiêu mà không sinh lãi thì không được gọi là một khoản đầu tư, E hay gọi nó là tiêu sản, VD như anh mua một cái TV để xem Euro 2008 không phải là một khoản đầu tư trừ khi anh mua nó để phục vụ việc cá độ bóng đá...hihi.
Chỉ cần bạn phân biệt được ban chi khoản tiền nào ra là TÀI SẢN hay TIÊU SẢN, bạn sẽ biết đó có là đầu tư hay không?
 

cao van ha

Thành viên rất năng động
Tham gia
3/7/08
Bài viết
103
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Theo mình bạn gaicongtruong nói chưa đầy đủ về đầu tư vì như vậy chẳng phải bạn đánh giá về hiệu quả của việc đầu tư nếu có lãi mới được coi là đầu tư sao?còn mục đích đầu tư là sinh lợi nhưng kết quả thu được lại là lỗ thì sao?
Đọc kỹ khai niệm về đầu tư nhé: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn nhằm mục đích sinh lợi trong tương lai
Vậy theo mình ta phải xem xét xem mục đích của việc bỏ tiền ra để làm gì? thì mới có thể kết luận đó có phải là đầu tư hay không?
Nếu mục đích bỏ tiền ra để kiếm lời thì sẽ được coi là đầu tư. Nhưng việc thực tế khi kết thúc quá trình đầu tư kết quả thực sự sinh lợi không thì phải kết thúc quá trình đầu tư mới biết.Vậy theo như bạn gaicongtruong nói cứ phải sinh lợi mới là đầu tư; Mình xin hỏi lại bạn là nếu bạn buôn đất ( Bỏ tiền ra mua đất để bán nhằm kiếm lợi). Nhưng khi bán đi bạn bị lỗ như vậy nếu theo bạn phân tích thì sẽ không phải là đâu tư ?. Nhưng theo mình đó thực chất vẫn là đầu tư.
Nếu bạn đã từng học về kinh tế thì bạn sẽ thấy quen với 1 nguyên tắc quen thuộc của nhà đầu tư là: Rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao.
Trong đầu tư luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro. điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc đầu tư.---> Nhà đầu tư tài ba là nhà đầu tư đạt hiệu quả lớn nhất. còn thua lỗ thì là nhà đầu tư tồi!
Trở lại câu hỏi: Mua ti vi để xem Euro có phải là đầu tư không?
Trả lời: Đó không phải là đầu tư vì mục đích bỏ tiền ra là để thảo mãn nhu cầu chứ không phải mục đích sinh lợi.
Theo mình Xem việc bỏ tiền ra làm một việc gì đó có phải là đầu tư hay không thì là xem mục đích của việc bỏ tiền ra để làm gì?Từ đó mới kết luận?
 
Last edited by a moderator:

khiem_1979

Thành viên mới
Tham gia
9/3/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
45
Cảm ơn bạn nhiều về bài giảng, bạn hãy cung cấp tiếp phần sau nhé.
 

luugu123

Thành viên mới
Tham gia
15/3/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Đánh gia kêt qua tầu tư dự an

Nhờ các bác cho em y kien ve bai dánh giá kết quả đầu tư trường học QT. A mà cho em hoi khi Tinh PNW co phải tính lãi phải trả vào chi phí hay không vậy
 

File đính kèm

  • Truong hoc QT.xls
    58,5 KB · Đọc: 424

luugu123

Thành viên mới
Tham gia
15/3/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
42
Đánh gia kêt qua tầu tư dự an

xin lỗi các bác nhé em gui nham các bác a. nhờ các bác cho em y kiến về cách em lam với nhé. mà cho em hỏi là khi tính PNW co phải tính lãi xuất vào chi phí hàng năm không vậy
 

File đính kèm

  • Truong hoc QT 20-04-09.xls
    89,5 KB · Đọc: 504
L

lehang03

Guest
Mình cũng đang thắc mắc vấn đề này. Bạn nào có ví dụ cụ thể cho mình tham khảo với.
 

Top