Bài viết hay về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

  • Khởi xướng minhtuong
  • Ngày gửi
M

minhtuong

Guest
Mình chưa rõ tác giả bài viết này nhưng đây là một bài viết khá hay về hợp đồng xây dựng hiện nay, các bạn đọc để tham khảo.

Để tháo gỡ những vướng mắc trở ngại trong lĩnh vực quản lý chi phí, hợp đồng và thanh quyết toán các dự án đầu tư xây dựng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2007 và Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng về Hợp đồng trong Xây dựng số 06/2007; có thể nhận định đây là một bước đổi mới có tính quyết định nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập sâu với khu vực và quốc tế về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Tuy nhiên để các cơ chế, chính sách quan trọng mang tính quyết định này đạt được hiệu quả đòi hỏi các chủ thể có liên quan trong đó các cơ quan quản lý nhà nước các cấp (bao gồm cả các cấp ngân sách nhà nước) các chủ thể trực tiếp trong các dự án đầu tư xây dựng đó là chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn và các nhà thầu phải đổi mới tư duy quản lý đã được thể hiện trong luật pháp cũng như việc nắm vững các nội dung mang tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực này. Sau đây là một số vấn đề cần quan tâm:

1. Cơ sở pháp lý cao nhất của Hợp đồng trong hoạt động xây dựng là Luật Dân sự và Luật Xây dựng. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng là Hợp đồng dân sự; Theo Điều 388 Bộ luật Dân sự "Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên". Trong hợp đồng sự thoả thuận là quan trọng nhất, vì vậy Điều 402 Bộ luật Dân sự đã ghi "Thoả thuận được hiểu là sự thống nhất của các bên về việc thực hiện hay không thực hiện một việc cụ thể. Muốn thống nhất, các bên phải có cơ hội bày tỏ ý chí, các ý chí ấy phải trùng khớp, thống nhất về một số nội dung nhất định, được hiểu đó là nội dung của hợp đồng".
Sở dĩ phải nêu lại nguyên tắc pháp lý quan trọng này là bởi lẽ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn nhà nước (chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm) luôn vi phạm nguyên tắc cơ bản này đó là sự bất bình đẳng trong quan hệ hợp đồng giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu và trên tất cả trong nhiều trường hợp quyền và nghĩa vụ của các bên lại bị "vô hiệu" bởi một tổ chức thứ ba: Cơ quan được giao nhiệm vụ cấp phát cho vay và thanh toán. Chính vì lẽ đó cần được thực thi một số nguyên tắc pháp lý quan trọng tiếp theo.

2. Các cơ quan cấp phát, cho vay và thanh toán không chịu trách nhiệm về xác nhận khối lượng và chi phí một khi các bên trong hợp đồng đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Về nguyên tắc pháp lý đúng là như vậy nhưng lâu nay trong thực tế chúng ta đã ngộ nhận nguyên tắc này mà lẽ ra về pháp lý Chủ đầu tư phải là người chịu trách nhiệm trước hết về tiến độ, chất lượng và chi phí đầu tư XD. (Luật Xây dựng, các Nghị định 16/2005, Nghị định 209/2004, Nghị định 99/2007 của Chính phủ); các Tổ chức tư vấn, cung ứng vật tư, thiết bị và thi công xây dựng chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và trước pháp luật những thoả thuận (gồm quyền và nghĩa vụ) đã được ghi trong hợp đồng "Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật; Các tranh chấp chưa được thoả thuận trong hợp đồng thì giải quyết trên cơ sở quy định của pháp luật liên quan" (Thông tư 06/2007 TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành Nghị định 99/2007 của Chính phủ); Nếu các văn bản hướng dẫn về hợp đồng và thanh toán không làm rõ nguyên tắc này và phải chỉ đạo triển khai triệt để trong thực tế thì không thể khắc phục được tình trạng lạm quyền, cửa quyền trong thực tế quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước hiện nay.

3. Chủ đầu tư các tổ chức tư vấn và các nhà thầu được quyền lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp với tính chất cụ thể của công việc hoặc gói thầu. Trong thực tế hiện nay, việc áp dụng hình thức hợp đồng theo giá trọn gói một cách tràn lan đang là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ách tắc trong quá trình thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước kèm theo các hậu quả khôn lường như chất lượng công trình kém, tiến độ thi công bị kéo dài... ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước. Cần được hiểu là chúng ta đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động không những trong nước mà mang tính phạm vi toàn cầu vì vậy trong lĩnh vực hợp đồng và thanh toán cũng không thể xa rời thực tế đó. Có thể khẳng định hình thức hợp đồng trọn gói hay hợp đồng giá theo trọn gói là một hình thức hợp đồng tiên tiến nó làm giảm nhẹ gánh nặng quản lý cho Chủ đầu tư, tăng cường trách nhiệm thực hiện hợp đồng cho các nhà thầu, nhưng do chúng ta thiếu những hướng dẫn đầy đủ về chuyên môn cũng như pháp lý nên đã dẫn đến hậu quả tiêu cực như đã nêu trên. Thực chất hợp đồng trọn gói đang được sử dụng thực tế hiện nay là gì? Đó là chi phí của công việc hay gói thầu dựa trên khối lượng tính toán từ thiết kế bản vẽ thi công do Chủ đầu tư thuê các tổ chức tư vấn lập và Chủ đầu tư phê duyệt thường bị tính thiếu (mặc dù đã thẩm định) đơn giá được áp dụng là bộ đơn giá các địa phương (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương) ban hành thường không cập nhật hoặc cập nhật không kịp thời đặc biệt là giá cả vật liệu xây dựng thường mang tính chủ quan của các cơ quan quản lý thông qua phương pháp thông báo giá làm căn cứ để Chủ đầu tư ký kết hợp đồng chỉ định thầu hoặc làm căn cứ xác định giá gói thầu để xét thầu trong trường hợp đấu thầu; Khi thanh toán hoặc quyết toán công trình cơ quan cấp phát, cho vay lại thực thi nguyên tắc (Luật bất thành văn) cái gì nhà thầu làm thêm thì không thanh toán, cái gì nhà thầu không làm thì trừ đi? Nói tóm lại toàn bộ rủi ro đều do nhà thầu chịu. Để khắc phục triệt để tình trạng này cần thực hiện các giải pháp sau:

Chỉ thực hiện hình thức hợp đồng giá trọn gói trong các trường hợp:

+ Đối với những công việc hoặc gói thầu có đủ điều kiện xác định và khối lượng cụ thể trong xây dựng đó là các công tác xây, trát, lát, ốp, đổ bê tông... với điều kiện khi thương thảo hợp đồng các nhà thầu được quyền xem xét bổ sung các khối lượng nếu hồ sơ thiết kế dự toán tính thừa hoặc thiếu trước khi ký hợp đồng trong trường hợp chỉ định thầu, Chủ đầu tư cần sử dụng tư vấn khi xem xét các đề nghị của nhà thầu (chấp nhận hay không chấp nhận). Về đơn giá và các khoản chi phí tính theo tỷ lệ % cần được các bên xem xét theo điều kiện cụ thể của công trình (Nghị định 99/2007/CP và Thông tư 05/2007/BXD) dựa trên cơ sở thoả thuận giữa các bên trong đó có tính đến những biến động của thị trường đối với các yếu tố đầu vào của đơn giá.

+ Đối với trường hợp đấu thầu cũng được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với các công việc trên nhưng trong hồ sơ mời thầu bảng tiên lượng được coi là tạm tính để các nhà thầu áp đơn giá dự thầu; Các khối lượng do Nhà thầu phát hiện sai sót thừa hoặc thiếu dựa trên Bản vẽ thiết kế thi công trong Hồ sơ mời thầu cần được lập thành dự toán riêng để Chủ đầu tư khi đánh giá hồ sơ dự thầu xem xét (chấp nhận hoặc không chấp nhận), nếu được chấp nhận cần được quy đổi về cùng mặt bằng khối lượng đối với tất cả các hồ sơ dự thầu khác để xác định giá đánh giá. Về đơn giá dự thầu của nhà thầu phải chấp nhận các rủi ro (nếu có) tức là đã bao gồm cả các yếu tố đầu vào (vật liệu, nhân công, máy thi công và các yếu tố liên quan khác) do biến động của thị trường (nếu các bên xét thấy không cần ghi thêm điều kiện điều chỉnh nào); Khi thanh toán không yêu cầu xác nhận khối lượng chi tiết đã thực hiện. Cần lưu ý khi xác định giá dự toán làm căn cứ để xác định giá gói thầu phải được tính đúng, tính đủ theo yêu cầu khách quan của thị trường như trong quy định của Nghị định 99/2007 của Chính phủ và Thông tư 05/2007 của Bộ Xây dựng. Với các điều kiện như trên việc áp dụng hợp đồng trọn gói là hoàn toàn khả thi, phù hợp với thực tế Việt Nam và thông lệ quốc tế. Một điểm cần lưu ý là khi áp dụng hợp đồng trọn gói các phát sinh ngoài hợp đồng vẫn được Chủ đầu tư hoặc cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết hoặc những nguyên tắc điều chỉnh do những nguyên nhân bất khả kháng không do nhà thầu gây ra đồng thời được 2 bên thoả thuận điều chỉnh ghi trong hợp đồng (như giá cả vật tư, nhân công... có những biến động).

+ Một trường hợp khác có thể áp dụng hợp động trọn gói cho các công việc khối lượng khó xác định như kinh nghiệm thế giới thường áp dụng cho công tác điện nước, hoặc các công việc thu dọn vệ sinh mặt bằng... thường được áp dụng hợp đồng trọn gói khi mà các nhà thầu có kinh nghiệm thực hiện, kể cả chấp nhận rủi ro (nếu có). Ngoài ra các hợp đồng tư vấn (Lập dự án, thiết kế, giám sát thi công...) khi giá gói thầu được xác định theo tỷ lệ % chi phí (Văn bản 1751/VP - BXD) cũng có thể áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói hoặc xác định giá gói thầu bằng phương pháp lập dự toán (tháng/người) cũng có thể áp dụng hình thức hợp đồng này.

4. Khuyến khích áp dụng hình thức chỉ định thầu (theo quy định của pháp luật) hoặc đấu thầu để lựa chọn Tổng thầu thiết kế - Xây dựng (Design and Build), Tổng thầu EPC (Engineering - Procurement - Construction), Tổng thầu chìa khoá trao tay (Turnkey): về thực chất các hợp đồng loại này đều là hợp đồng trọn gói (Lumpsum Contract) đã được pháp luật quy định (Luật Xây dựng, Nghị định 16/2005/CP và các văn bản hướng dẫn liên quan). Việc lập hồ sơ mời thầu hoặc xác định căn cứ ký kết hợp đồng, giá gói thầu được xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật tổng thể - từ tiếng Anh: Front End Engineering Design (viết tắc FEED) gần tương đương như thiết kế kỹ thuật của Việt Nam (tuy chưa chi tiết so với TKKT của Việt Nam) hoặc thiết kế sơ bộ mở rộng (tương đương như Thiết kế cơ sở của Việt Nam). Vì vậy bảng tiên lượng trong hồ sơ mời thầu thường là khối lượng gộp (không tương thích với danh mục đơn giá chi tiết do các tỉnh ban hành hoặc công bố hiện nay). Vì vậy việc thanh toán phải dựa trên khối lượng gộp hoặc theo giai đoạn hoàn thành. Tuy vậy các văn bản hướng dẫn hiện hành về thanh toán và quyết toán cho các loại hợp đồng Tổng thầu EPC và chìa khoá trao tay hầu như chưa có, trong khi các hình thức hợp đồng trọn gói kiểu này đang từng bước được mở rộng áp dụng ở các ngành các địa phương hiện nay như dự án Nhà máy Bia Củ Chi với tổng giá trị gói thầu lên đến 1900 tỷ đồng, dự án Nhà máy Nước Thủ Đức - TP Hồ Chí Minh, dự án Nhà máy Điện Uông Bí mở rộng và nhiều gói thầu xây lắp của ngành dầu khí, điện...

5. Cần mở rộng việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá hoặc hợp đồng giá điều chỉnh đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đối tượng áp dụng các hình thức hợp đồng thuộc loại này đó là các công việc, gói thầu khó khăn trong việc xác định chính xác khối lượng trong bước thiết kế làm căn cứ lập hồ sơ mời thầu như các gói thầu lầm đất, đá trong giao thông, thuỷ lợi hoặc các công việc đóng cọc, ép cọc, khoan cọc nhồi... trong xây dựng dân dụng, công nghiệp. Thực tế các dự án vay vốn ODA thuộc các ngành giao thông, thuỷ lợi các nhà tài trợ cũng có quy chế cho việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc theo giá điều chỉnh (tương đương với đơn giá trúng thầu hoặc đơn giá trúng thầu được điều chỉnh) còn khối lượng được thanh toán là khối lượng thực tế được nghiệm thu, khối lượng trong hồ sơ mời thầu hoặc trong hợp đồng chỉ là tạm tính. Nếu gói thầu được xác định theo những nguyên tắc, phương pháp đổi mới được quy định trong Nghị định 99/2007 của Chính phủ và Thông tư 05/2007 của Bộ Xây dựng thì việc áp dụng hợp đồng theo đơn giá hoặc giá điều chỉnh là hoàn toàn khả thi với điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam.

6. Việc áp dụng rộng rãi nhiều hình thức hợp đồng (giá trọn gói, đơn giá cố định, giá điều chỉnh) trong một gói thầu hoặc trong một công trình là điều cần thiết phù hợp với pháp luật hiện hành (Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn). Ví dụ các dự án cao ốc chung cư hoặc văn phòng, khách sạn... phần mềm móng cần được áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định như đã từng được áp dụng cho công tác khoan cọc nhồi của toà nhà Diamond Plaza - TP Hồ Chí Minh và nhiều công trình dân dụng tương tự khác; áp dụng hợp đồng theo giá trọn gói cho các phần bê tông, xây, trát, lát, ốp, điện nước, cơ khí, thông hơi, thông gió thuộc các toà nhà cao ốc văn phòng hoặc chung cư cao tầng...

7. Những vấn đề cần quan tâm tiếp theo trong lĩnh vực hợp đồng, thanh toán trong các dự án ĐTXD.
+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế hợp đồng và thanh toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các bên, xử lý tranh chấp theo cơ chế trọng tài hoặc toà án phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Kiên quyết sửa đổi bổ sung các điều khoản trái với nguyên tắc luật pháp đã được Chính phủ ban hành trong đó có Nghị định 99/2007 của Chính phủ do các ngành ban hành.
+ Khẩn trương biên soạn các hợp đồng mẫu cho các loại hình tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hoá hoặc các loại hình Tổng thầu Thiết kế và xây dựng; Thiết kế mua sắm thiết bị, thi công xây lắp (EPC) và Chìa khoá trao tay phù hợp với thông lệ quốc tế có tính đến điều kiện cụ thể ở Việt Nam.

Nguồn: TC Xây dựng, số 10-2007
 
Last edited by a moderator:
N

NHU_Y

Guest
:confused:
Bài viết về hợp đồng trong XD của bạn minhtuong trích rất hay. Nhưng tôi là một chủ đầu tư, thì có một số dự án rất nhỏ, giá trị hợp đồng tư vấn cũng nhỏ theo (khoảng vài triệu hoặc thậm chí vài trăm ngàn), nhưng theo thông tư 06 phải làm hợp đồng theo mẫu đính kèm thì không cần thiết (mà nếu không làm vậy thì cơ quan kiểm soát thanh toán không chấp nhận). Không kể là, những dịch vụ tư vấn trong những dự án rất nhỏ như vậy, theo luật, cũng phải làm hồ sơ chỉ định thầu (trong lúc đó, những người làm tư vấn này cho biết, nếu làm hồ sơ chỉ định thầu và hợp đồng dài như vậy, thì giá trị tiền giấy photo cũng vượt giá trị hợp đồng rồi !). Vì vậy, chúng tôi không biết xử lý làm sao, mong các bác chỉ giúp !
 
M

minhtuong

Guest
:confused:
Bài viết về hợp đồng trong XD của bạn minhtuong trích rất hay. Nhưng tôi là một chủ đầu tư, thì có một số dự án rất nhỏ, giá trị hợp đồng tư vấn cũng nhỏ theo (khoảng vài triệu hoặc thậm chí vài trăm ngàn), nhưng theo thông tư 06 phải làm hợp đồng theo mẫu đính kèm thì không cần thiết (mà nếu không làm vậy thì cơ quan kiểm soát thanh toán không chấp nhận). Không kể là, những dịch vụ tư vấn trong những dự án rất nhỏ như vậy, theo luật, cũng phải làm hồ sơ chỉ định thầu (trong lúc đó, những người làm tư vấn này cho biết, nếu làm hồ sơ chỉ định thầu và hợp đồng dài như vậy, thì giá trị tiền giấy photo cũng vượt giá trị hợp đồng rồi !). Vì vậy, chúng tôi không biết xử lý làm sao, mong các bác chỉ giúp !

Chào bạn,
Mẫu hợp đồng tư vấn thiết kế và thi công xây dựng do Bộ XD ban hành có ý nghĩa công bố. Việc quyết định sử dụng toàn bộ nội dung hay chỉ một phần nào đó thì do chủ thể của hợp đồng quyết định thông qua soạn thảo, đàm phán, quản lý thực hiện. Việc cơ quan kiểm soát thanh toán không chấp nhận (như bạn nói) nếu không áp ụng "nguyên si" mẫu hợp đồng là không đúng với ý nghĩa "công bố" ban hành kèm theo công văn số 2507, 2508 ngày 26/11/2007 của Bộ xây dựng.
Hiện nay theo qui định hiện hành thì tất cả gói thầu chỉ định thầu bất kể tư vấn hay thi công lớn hay nhỏ, kể cả vài chục triệu như bạn đều phải làm hồ sơ yêu cầu và hồ sơ đề xuất. :D
Hiện nay Bộ kế hoạch đầu tư hiện đang lấy ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi Nghị định 111, trong bản dự thảo có vấn đề chỉ định thầu cho gói thầu dưới 150 triệu theo hình thức đơn giản hơn nhiều. Bạn vào trang web của Bộ KH-ĐT xem và góp ý nhé.
Chúc vui
 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Tôi thấy bài viết này có một số vấn đề:

1.
Trong thực tế hiện nay, việc áp dụng hình thức hợp đồng theo giá trọn gói một cách tràn lan đang là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ách tắc trong quá trình thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước kèm theo các hậu quả khôn lường như chất lượng công trình kém, tiến độ thi công bị kéo dài... ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước

Tác giả thiếu dẫn chứng chứng minh cụ thể. Kết luận có vẻ mơ hồ. Thế nào là "nguyên nhân chủ yếu"?, và việc áp dụng HĐTG có phải là "một trong những nguyên nhân chủ yếu"? Vì sao?

2.
khối lượng tính toán từ thiết kế bản vẽ thi công do Chủ đầu tư thuê các tổ chức tư vấn lập và Chủ đầu tư phê duyệt thường bị tính thiếu (mặc dù đã thẩm định)

Không đúng! Thường bị tính sai, và thường thừa nhiều hơn thiếu.

3.
đơn giá được áp dụng là bộ đơn giá các địa phương (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương) ban hành thường không cập nhật hoặc cập nhật không kịp thời đặc biệt là giá cả vật liệu xây dựng thường mang tính chủ quan của các cơ quan quản lý thông qua phương pháp thông báo giá làm căn cứ để Chủ đầu tư ký kết hợp đồng chỉ định thầu hoặc làm căn cứ xác định giá gói thầu để xét thầu trong trường hợp đấu thầu

Nhà thầu khi lập hồ sơ dự thầu không bị khống chế bởi thông báo giá của tỉnh. Đơn giá vật liệu, ca máy họ đưa ra có thể cao hoặc thấp hơn thông báo giá hoặc đơn giá của tỉnh. Có thể họ phải giả trình với tổ TV chấm thầu, nhưng không ai ép buộc họ phải lấy "đúng như trong sách cả". Chẳng hạn tôi có mỏ đất, nên tôi bỏ giá vật liệu đất thấp, máy móc tôi hết KH nhưng vẫn sử dụng tốt, tôi bỏ giá thấp, còn máy này đắt tiền, hiện đại, tôi cần khấu hao nhanh, nên tôi bỏ giá cao ...

4.
thực thi nguyên tắc (Luật bất thành văn) cái gì nhà thầu làm thêm thì không thanh toán, cái gì nhà thầu không làm thì trừ đi?

Không đúng! Cái gì nhà thầu làm thêm thì vẫn được thanh toán, nếu đầy đủ thủ tục phát sinh. Cái gì không làm thì phải trừ đi. Điều này có vẻ không hợp lý cho mấy đối với lọai hợp đồng trọn gói, nhưng trong điều kiện TVTK thường tính sai và tính thừa, trong điều kiện trách nhiệm của chủ đầu tư rất mơ hồ, thì các bạn nói là nên trừ hay không nên trừ???

5.
.+ Đối với những công việc hoặc gói thầu có đủ điều kiện xác định và khối lượng cụ thể trong xây dựng đó là các công tác xây, trát, lát, ốp, đổ bê tông... với điều kiện khi thương thảo hợp ...

+ Đối với trường hợp đấu thầu cũng được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với các công việc trên nhưng trong hồ sơ mời thầu bảng tiên lượng được coi là tạm tính để các nhà thầu áp đơn giá dự thầu; Các khối lượng do Nhà thầu phát hiện sai sót thừa hoặc thiếu dựa trên Bản vẽ thiết kế thi công trong Hồ sơ mời thầu cần được lập thành dự toán riêng để

Sự thực 2 biện pháp mà tác giả đưa ra không có gì mới mẻ, trước nay chúng ta vẫn làm thường xuyên. Nhà thầu được quyền tính toán lại khối lượng khi dự thầu, được quyền đưa trình CĐT những khối lượng tính thừa, tính thiếu, và được quyền bổ sung những khối lượng đó. Nhiều CĐT còn đưa ra điều kiện trong hồ sơ mời : "Nếu nhà thầu khi bỏ thầu không kiểm soát được khối lượng thiếu, thì khi trúng thầu nhà thầu phải chịu thiệt khối lượng tính thiếu đó, không được bù".

Thế còn khối lượng thừa? Thường thì nhà thầu lờ đi khối lượng thừa, và thường CĐT không chịu thanh toán khối lượng này kể cả trong trường hợp hợp đồng trọn gói. Nhà thầu vui vẻ chấp nhận, và nghĩ ra mẹo khác: Bỏ thầu giá thấp đối với những khối lượng này để giảm giá thầu, khi nghiệm thu CĐT cắt đi cũng không thiệt hại nhiều!!!

Cái mà theo tôi cần thiết nhất để hợp đồng trọn gói trở về đúng với ý nghĩa của nó, và cũng là để NĐ58 thực thi có hiệu quả nhất, đó là bằng mọi cách phải có chế tài xử lý việc đơn vị TVTK thiếu trách nhiệm tính toán DT sai quá nhiều , cơ quan thẩm định vô trách nhiệm trong công tác thẩm định không phát hiện được, thì lại chưa thấy tác giả bài viết đề cập.

Chỉ có dự toán đúng đắn và tổ TV chấm thầu có trình độ, khách quan công bằng thì mới có hợp đồng trọn gói đúng nghĩa!

Noí chuyện hợp đồng trọn gói đúng nghĩa có khả thi áp dụng trong điều kiện Việt Nam hiện nay hhay không, thì xin các bạn cứ phản biện, nhưng tôi cho là còn lâu!

p/s: Bài tôi viết dài quá mà cá ô để post bài của diẽn đàn lại hơi bé, nên khi viết tôi không hình dung ra được kết cấu bài nó ra thế nào, nếu quá lủng củng thì mong các bạn thông cảm.
 

Đắc Khang

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
19/7/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Chỉ định thầu

:confused:
Bài viết về hợp đồng trong XD của bạn minhtuong trích rất hay. Nhưng tôi là một chủ đầu tư, thì có một số dự án rất nhỏ, giá trị hợp đồng tư vấn cũng nhỏ theo (khoảng vài triệu hoặc thậm chí vài trăm ngàn), nhưng theo thông tư 06 phải làm hợp đồng theo mẫu đính kèm thì không cần thiết (mà nếu không làm vậy thì cơ quan kiểm soát thanh toán không chấp nhận). Không kể là, những dịch vụ tư vấn trong những dự án rất nhỏ như vậy, theo luật, cũng phải làm hồ sơ chỉ định thầu (trong lúc đó, những người làm tư vấn này cho biết, nếu làm hồ sơ chỉ định thầu và hợp đồng dài như vậy, thì giá trị tiền giấy photo cũng vượt giá trị hợp đồng rồi !). Vì vậy, chúng tôi không biết xử lý làm sao, mong các bác chỉ giúp !

Chính xác là như vậy đó. Muốn lấy 1 đồng ngân sách đôi khi phải mất mấy triệu đồng (chi phí văn phòng phẩm, nhân công, ...).
Bạn hãy áp dụng điều 41, khoản 10 của NĐ58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2008 để giải quyết.
Thân.
 

lamriver

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
2/5/08
Bài viết
95
Điểm thành tích
28
thân gửi bạn lieu-xieu, tôi cũng đang vướng cái vụ HSMT mời thiếu khối lượng, KL thiếu này nhà thầu phát hiện trong quá trình thi công, tính ra giá trị cũng lớn, cũng thiệt thòi cho nhà thầu trong khi giá trúng thầu đã giảm đến 16% so với giá được duyệt, nhưng ngặt một nỗi trong mục chỉ dẫn nhà thầu của HSMT cũng ghi tương tự như bạn đã trích ""Nếu nhà thầu khi bỏ thầu không kiểm soát được khối lượng thiếu, thì khi trúng thầu nhà thầu phải chịu thiệt khối lượng tính thiếu đó, không được bù" vẫn phải thi công KL tính thiếu theo đúng HSTK được duyệt và không được thanh toán. Tôi đang cố tìm hiểu các văn bản pháp lý có đường mở cho nhà thầu không, bạn nào có ý kiến hay giúp tôi được không? (hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định)
 
H

Hugolina

Guest
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận đ­ược câu hỏi ­của Ông Nguyễn Trí Thành, địa chỉ Email (thngtri@yahoo.com.vn) hỏi:

"Các hạng mục công trình xây lắp của dự án chúng tôi được thiết kế 3 bước, khi tổ chức đấu thầu chúng tôi mời thầu khối lượng theo Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và ký hợp đồng với Nhà thầu theo hợp đồng đơn giá cố định

Khi thi công, nhà thầu thi công theo Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công,nên khối lượng thực tế thi công tăng (giảm) sovới khối lượng ghi trong hợp đồng đã ký.
Xin hỏi:
1. Khối lượng tăng (giảm) so với khối lượng hợp đồng có phải là khối lượng phát sinh hay không?
2. Khi làm thủ tục thanh toán khối lượng tăng (giảm) nêu trên có phải trình Chủ đầu tư phê duyệt khối lượng, dự toán tăng (giảm) so với hợp đồng không?
3. Hồ sơ thanh toán gồm những tài liệu gì?
Về vấn đề nêu trên, sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng áp dụng phương thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định là khối lượng công việc không có đơn giá hoặc khối lượng công việc có đơn giá nhưng phát sinh, bổ sung thêm khối lượng.
2. Hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng được quy định tạiĐiều 26 Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, riêng đối với Hồ sơ thanh toán đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định được quy định tại điểm 2.8.7 mục II của Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng “ Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng” như sau:
+ Hồ sơ hoàn công của các công việc được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán; Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành (biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng) tương ứng với các công việc theo hợp đồng đã ký cho giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
+ Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng (phụ lục số 2 Thông tư 06/2007/TT-BXD);
+ Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng (phụ lục số 4 Thông tư 06/2007/TT-BXD);
+ Bảng xác định đơn giá điều chỉnh theo qui định của hợp đồng (nếu có) (phụ lục số 3 Thông tư 06/2007/TT-BXD) có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu;
+ Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán (phụ lục số 1 Thông tư 06/2007/TT-BXD) cần thể hiện các nội dung: Giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh ngoài hợp đồng, chiết khấu tiền tạm ứng, giá trị thanh toán sau khi đã bù trừ các khoản trên.
3. Khi làm thủ tục thanh toán khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư phải thực hiện theo các quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định 99/2007/NĐ-CP và Thông tư 06/2007/TT-BXD như sau:
a) Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định. Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình (Khoản 3 Điều 32 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng)
b) Khối lượng phát sinh phải có văn bản phê duyệt hoặc dự toán bổ sung được duyệt (Điểm 1.2. khoản 1 mục IV Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính)
Trường hợp khối lượng phát sinh tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu thì khối lượng phát sinh tăng giảm phải phù hợp với các điều kiện cụ thể quy định trong hợp đồng, có văn bản phê duyệt, được tính theo đơn giá của hợp đồng. Giá trị hợp đồng sau khi điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép.
Những khối lượng phát sinh vượt hoặc ngoài hợp đồng, ngoài phạm vi của hồ sơ mời thầu phải có văn bản phê duyệt (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung được duyệt (nếu khối lượng phát sinh được chỉ định thầu) của cấp có thẩm quyền cả về khối lượng và đơn giá ”.
c) Chủ đầu tư được quyền phê duyệt đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh, thanh toán khối lượng phát sinh và tự chịu trách nhiệm về việc phê duyệt, thanh toán này. Đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư trước khi phê duyệt đơn giá các công việc phát sinh và thanh toán khối lượng phát sinh ( khoản 5 Điều 27 Nghị định 99/2007/NĐ-CP).
Điều cần lưu ý là thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp đã nêu tại Điều 17 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng."
Tuy nhiên văn bản trả lời này từ năm 2007 nên bạn cũng cần đối chiếu với một số văn bản mới như NĐ 49 ...xem các mục được trích dẫn làm cơ sở có gì thay đổi không.


 

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Gửi bạn Lam Giang cái này. Trong trường hợp HDD theo đơn giá cố định theo tôi vẫn thanh toán được khối lượng tính thiếu. Bạn có thể nghiên cứu thêm Luật Đấu thầu để rõ hơn (Các điều liên quan đến hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng).

IE lởm quá ko có thời gian trả lời rõ hơn, sorry
BỘ XÂY DỰNG
******​
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********​
Số: 08/BXD-KTTC
V/v: Giải đáp vướng mắc trong việc thực hiện Luật Xây dựng.
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2005

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai.

Trả lời Văn bản số 1292/UBND-XDCB ngày 26 tháng 10 năm 2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lào Cai về việc đề nghị giải đáp vướng mắc trong việc thực hiện Luật Xây dựng và Qui chế đấu thầu, Bộ Xây dựng hướng dẫn như sau:
­ Theo nội dung của Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005 của Bộ Xây dựng thì: tất cả các công trình (bao gồm cả chỉ định thầu và đấu thầu) không phân biệt loại hợp đồng (hợp đồng trọn gói, hợp đồng giá cố định, hợp đồng giá điều chỉnh hay hợp đồng kết hợp các loại giá này) đều được điều chỉnh dự toán xây dựng công trình cho các khối lượng xây dựng thực hiện từ ngày 01/10/2004 theo quy định tại Thông tư số 03/2005/TT-BXD; Trường hợp khối lượng xây dựng thực hiện từ 01/10/2004 nhưng trong hợp đồng các bên thoả thuận không điều chỉnh giá trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng thì Chủ đầu tư cùng nhà thầu xây dựng thương thảo bổ sung hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo qui định. Khi điều chỉnh giá hợp đồng vượt giá gói thầu đã được phê duyệt chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định.
­ Trường hợp trong hồ sơ mời thầu nêu rõ tiên lượng mời thầu chỉ để tham khảo (đấu thầu thọn gói) thì phần khối lượng tính thiếu trong hồ sơ mời thầu, trúng thầu so với khối lượng trong hồ sơ thiết kế không được hiểu là khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng; Trường hợp trong hồ sơ mời thầu nêu rõ đấu thầu trên cơ sở tiên lượng mời thầu (đấu thầu đơn giá) thì phần khối lượng tính thiếu trong hồ sơ mời thầu, trúng thầu so với khối lượng trong hồ sơ thiết kế được hiểu là khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, việc thanh toán theo khối lượng thực tế thi công được các bên nghiệm thu theo đúng qui định.
­ Căn cứ phần II, mục I trong Thông tư số 08/2005/TT-BXD ngày 06/5/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp thực hiện Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ thì: “Các dự án đã phê duyệt, dự án đang tổ chức thẩm định, dự án đã thẩm định nhưng chưa phê duyệt, dự án đang triển khai thực hiện dở dang thì các công việc tiếp theo thực hiện theo quy định trước khi Nghị định số 16/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Trường hợp thấy cần thiết thực hiện các công việc chưa triển khai hoặc đang thực hiện dở dang cho phù hợp với quy định của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP thì người quyết định đầu tư xem xét quyết định theo nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ và hiệu quả của dự án, không làm gián đoạn các công việc”. Vì vậy, đối với các dự án đã được phê duyệt, đang triển khai thực hiện dở dang trước thời điểm Nghị định số 16/2005/NĐ-CP có hiệu lực thi hành có thực hiện theo các qui định của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP hay không thuộc thẩm quyền của Người quyết định đầu tư.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lào Cai căn cứ hướng dẫn trên để tổ chức thực hiện.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VP, VKTXD, KTTC. T08.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đã ký




Nguyễn Văn Liên
 

lekhoa_da

Thành viên năng động
Tham gia
6/9/08
Bài viết
59
Điểm thành tích
18
Bài viết khá hay, nói lên sự bất cập của việc thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Tuy nhiên mình góp ý một số nội dung của tác giả viết theo mình là cần phải trao đổi thêm:

Các cơ quan cấp phát, cho vay và thanh toán không chịu trách nhiệm về xác nhận khối lượng và chi phí một khi các bên trong hợp đồng đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng. Về nguyên tắc pháp lý đúng là như vậy nhưng lâu nay trong thực tế chúng ta đã ngộ nhận nguyên tắc này mà lẽ ra về pháp lý Chủ đầu tư phải là người chịu trách nhiệm trước hết về tiến độ, chất lượng và chi phí đầu tư XD....
Thực tế thì trước Nđ 99 và TT 06 đã có Nđ 16 , TT 02 , Tt45/BTC, luật XD, Chúng ta không hề ngộ nhận chuyện này, chúng ta hiểu rất rõ và rất bức xúc chuyện này, vấn đề là ở chổ chúng ta không thể nào làm khác được dù rằng đã có nhiều cơ quan, đại biểu lên tiếng về vấn đề này.
Chủ đầu tư các tổ chức tư vấn và các nhà thầu được quyền lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp với tính chất cụ thể của công việc hoặc gói thầu. Trong thực tế hiện nay, việc áp dụng hình thức hợp đồng theo giá trọn gói một cách tràn lan đang là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ách tắc trong quá trình thanh toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi cả nước kèm theo các hậu quả khôn lường như chất lượng công trình kém, tiến độ thi công bị kéo dài... ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
Việc kết luận như vậy e rằng mang tính chủ quan, vì sao :
- Về luật pháp : Hợp đồng trọn gói là một dạng hợp đồng được áp dụng rộng rãi và khuyến khích trong hoạt động Xd ở nước ta từ khi có luật đến trước lúc nền kinh tế nước ta bị lạm phát cao,
- Về tính khoa học quản lý và cạnh tranh: Hình thức trọn gói vẫn mang tính ưu việt cao về quản lý và thúc đẩy tính cạnh tranh cao.
-Về thông lệ : Theo fidic , hoặc đa số các hợp đồng sử dụng vốn vay ODA, WB, ... hình thức hợp đồng trọn gói vẫn đã áp dụng hầu như đa số.
Chúng ta chưa có một bảng thống kê mang tính định lượng là do nó mà gây ra các hậu quả như tác giả viết. Do đó kết luận như thế thì e quá vội vàng chăng?

Cần được hiểu là chúng ta đang tồn tại trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động không những trong nước mà mang tính phạm vi toàn cầu vì vậy trong lĩnh vực hợp đồng và thanh toán cũng không thể xa rời thực tế đó.
Có thể khẳng định hình thức hợp đồng trọn gói hay hợp đồng giá theo trọn gói là một hình thức hợp đồng tiên tiến nó làm giảm nhẹ gánh nặng quản lý cho Chủ đầu tư, tăng cường trách nhiệm thực hiện hợp đồng cho các nhà thầu, nhưng do chúng ta thiếu những hướng dẫn đầy đủ về chuyên môn cũng như pháp lý nên đã dẫn đến hậu quả tiêu cực như đã nêu trên

- Kinh tế thị trường là nền kinh tế lấy khu vực kinh tế tư nhânlàm chủ đạo. Những quyết định kinh tế được thực hiện một cách phi tập trung bởi các cá nhân người tiêu dùng và công ty Việc định giá hàng hóa và phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế được cơ bản tiến hành theo quy luật cung cầu. Nền kinh tế của chúng ta chưa phải là một nền kinh tế thị trường, mà là nền kinh tế hướng thị trường hoặc là thị trường có định hướng.
Chúng ta có đầy đủ những hướng dẫn chuyên môn lẫn pháp lý nền để thực hiện nó, vấn đề hậu kiểm và điều kiện để nó đi thực sự đi vào thực tiển thì quả thực chưa làm được tốt .

Chỉ thực hiện hình thức hợp đồng giá trọn gói trong các trường hợp:

+ Đối với những công việc hoặc gói thầu có đủ điều kiện xác định và khối lượng cụ thể trong xây dựng đó là các công tác xây, trát, lát, ốp, đổ bê tông... .

+ Đối với trường hợp đấu thầu cũng được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với các công việc trên nhưng trong hồ sơ mời thầu bảng tiên lượng được coi là tạm tính để các nhà thầu áp đơn giá dự thầu; Các khối lượng do Nhà thầu phát hiện sai sót thừa hoặc thiếu dựa trên Bản vẽ thiết kế thi công trong Hồ sơ mời thầu cần được lập thành dự toán riêng để Chủ đầu tư khi đánh giá hồ sơ dự thầu xem xét (chấp nhận hoặc không chấp nhận), nếu được chấp nhận cần được quy đổi về cùng mặt bằng khối lượng đối với tất cả các hồ sơ dự thầu khác để xác định giá đánh giá. Về đơn giá dự thầu của nhà thầu phải chấp nhận ......).

+ Một trường hợp khác có thể áp dụng hợp động trọn gói cho các công việc khối lượng khó xác định .....
Thực ra những việc tác giả viết, chúng ta đã làm và đang làm đó chứ.

Cần mở rộng việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá hoặc hợp đồng giá điều chỉnh đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đối tượng áp dụng các hình thức hợp đồng thuộc loại này đó là các công việc, gói thầu khó khăn trong việc xác định chính xác khối lượng trong bước thiết kế làm căn cứ lập hồ sơ mời thầu như các gói thầu lầm đất, đá trong giao thông, thuỷ lợi hoặc các công việc đóng cọc, ép cọc, khoan cọc nhồi... trong xây dựng dân dụng, công nghiệp..... Thực tế các dự án vay vốn ODA thuộc các ngành giao thông, thuỷ lợi các nhà tài trợ cũng có quy chế cho việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc theo giá điều chỉnh (tương đương với đơn giá trúng thầu hoặc đơn giá trúng thầu được điều chỉnh) còn khối lượng được thanh toán là khối lượng thực tế được nghiệm thu, khối lượng trong hồ sơ mời thầu hoặc trong hợp đồng chỉ là tạm tính. Nếu gói thầu được xác định theo những nguyên tắc, phương pháp đổi mới được quy định trong Nghị định 99/2007 của Chính phủ và Thông tư 05/2007 của Bộ Xây dựng thì việc áp dụng hợp đồng theo đơn giá hoặc giá điều chỉnh là hoàn toàn khả thi với điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam.

Việc áp dụng hợp đồng theo đơn giá chỉ khi không xác định được khối lượng chính xác, còn theo giá điều chỉnh chỉ khi giá cả thị trường biến động rất lớn. Việc khó khăn lớn nhất không phải là xác định khối lượng như tác giả viết mà chính xác là xác định giá vật liệu để thanh toán theo cơ sở nào (hóa đơn, báo giá, chỉ số giá,...). Tất nhiên, đã có quy định hướng dẫn (TT09, CV 1551,..), nhưng việc thực thi vẫn còn loay hoay và lúng túng. Đối với thực tế việc áp dụng hình thức hợp đồng điều chỉnh giá trong điều kiện hiện nay là phải làm do việc biến động giá lớn, nhưng hiệu quả và tính ưu việt của nó thì cần phải xem lại và chờ đợi.
 
Last edited by a moderator:

lelai

Thành viên có triển vọng
Tham gia
2/3/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tuổi
44
Các đồng chí ơi giúp mình với?
Minh có một số câu hỏi về Phụ lục gia han hợp đồng mong có đồng chí nào biết thì mách cho tôi biết được ko?
Tôi có một số nội dung sau cần được làm rõ:

Tôi đang làm về gia hạn các hợp đồng xây lắp về công trình điện, tôi muốn gia hạn tiến độ thực hiện hợp đồng thì nên tiến hành thế nào?

1. Hợp đồng của chúng tôi là hợp đồng không điều chỉnh giá, thời gian thực hiện hợp đồng 210 ngày đã hết, trong hợp đồng chúng tôi lại không quy định rõ thời gian gia hạn của mỗi lần gia hạn là bao lâu? và được gia hạn bao nhiêu lần?

2. Có thể gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng dài hơn số ngày được duyệt để thực hiện hợp đồng là 210 ngày được ko?

Vậy cho hỏi có điều luật nào? quy định điều này hay ko?

Tôi trân trọng cam ơn./.

Câu trả lời xin gửi tới địa chỉ mail của tôi là: toylai2004@yahoo.com
 
N

nhuy_tran

Guest
tiến độ hợp đồng

Theo TT 06/2007-BXD thì

[FONT=&quot]1.1. [/FONT][FONT=&quot]Tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành công việc[/FONT]

[FONT=&quot]1.1.1. [/FONT][FONT=&quot]Trong hợp đồng, các bên phải ghi rõ thời gian bắt đầu, kết thúc hợp đồng.[/FONT]

[FONT=&quot]1.1.2. [/FONT][FONT=&quot]Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết trình bên giao thầu chấp thuận làm căn cứ thực hiện hợp đồng.[/FONT]

[FONT=&quot]1.1.3. [/FONT][FONT=&quot]Các bên tham gia hợp đồng phải qui định cụ thể các tình huống và việc xử lý các tình huống có thể được kéo dài thời hạn hoàn thành công việc, ngoài những tình huống này các bên không được tự ý kéo dài thời hạn hoàn thành.[/FONT]

[FONT=&quot]1.1.4. [/FONT][FONT=&quot]Các bên phải thoả thuận cụ thể về mức độ và phương thức xử lý những thiệt hại về việc chậm tiến độ do các bên gây ra.[/FONT]

[FONT=&quot]1.1. [/FONT][FONT=&quot]Tiến độ thực hiện và thời hạn hoàn thành công việc[/FONT]</h3> [FONT=&quot]1.1.1. [/FONT][FONT=&quot]Trong hợp đồng, các bên phải ghi rõ thời gian bắt đầu, kết thúc hợp đồng.[/FONT]

[FONT=&quot]1.1.2. [/FONT][FONT=&quot]Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết trình bên giao thầu chấp thuận làm căn cứ thực hiện hợp đồng.[/FONT]

[FONT=&quot]1.1.3. [/FONT][FONT=&quot]Các bên tham gia hợp đồng phải qui định cụ thể các tình huống và việc xử lý các tình huống có thể được kéo dài thời hạn hoàn thành công việc, ngoài những tình huống này các bên không được tự ý kéo dài thời hạn hoàn thành.[/FONT]

[FONT=&quot]1.1.4. [/FONT][FONT=&quot]Các bên phải thoả thuận cụ thể về mức độ và phương thức xử lý những thiệt hại về việc chậm tiến độ do các bên gây ra.
-----------------------------
tôi thấy quy định về tiến độ hợp đồng như trên, 2 bên phải thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng về việc kéo dài tiến độ, nhưng chưa tìm thấy vụ xử lý gia hạn ra sao, các pac cho ý kiến thêm
[/FONT]
 
Last edited by a moderator:

phuyag

Thành viên mới
Tham gia
27/10/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
46
Các đồng chí ơi giúp mình với?
Minh có một số câu hỏi về Phụ lục gia han hợp đồng mong có đồng chí nào biết thì mách cho tôi biết được ko?
Tôi có một số nội dung sau cần được làm rõ:

Tôi đang làm về gia hạn các hợp đồng xây lắp về công trình điện, tôi muốn gia hạn tiến độ thực hiện hợp đồng thì nên tiến hành thế nào?

1. Hợp đồng của chúng tôi là hợp đồng không điều chỉnh giá, thời gian thực hiện hợp đồng 210 ngày đã hết, trong hợp đồng chúng tôi lại không quy định rõ thời gian gia hạn của mỗi lần gia hạn là bao lâu? và được gia hạn bao nhiêu lần?

2. Có thể gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng dài hơn số ngày được duyệt để thực hiện hợp đồng là 210 ngày được ko?

Vậy cho hỏi có điều luật nào? quy định điều này hay ko?

Tôi trân trọng cam ơn./.

Câu trả lời xin gửi tới địa chỉ mail của tôi là: toylai2004@yahoo.com
Bạn xem trong nghị định [FONT=&quot]99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 [/FONT]thử xem.
Không thì bạn xem thử mẫu hợp đồng của bộ xây dựng này nhé
http://www.4shared.com/file/69675320/61daddc5/2414_Cong_van_2508.html
 
Last edited by a moderator:

duongpmubg

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
30/6/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Tuổi
44
Hợp đồng trọn gói, những khó khăn khi thực hiện

:-? quả là khó cả cho Bên A và bên B khi thực hiện hợp đồng trọn gói. Tôi cũng từng là bên B, nay là bên A nhưng cũng có nhiều bức xúc. Mà phải nói thẳng là do trình độ hạn chế của bên A, do không lường trước được tất cả các công việc cần thực hiện và phát sinh trong quá trình thực hiện HĐ. Để tránh hậu quả bất lợi về mình nên các ông bên A trong quá trình thực hiện từ khâu mời thầu, đấu thầu, HĐ, thực hiện HĐ, thanh toán ... thường thiên về HĐ trọn gói... chính vì vậy mà mới có TT09 về điều chỉnh giá. Mà nói thật ra thì TT09 là VB trái luật, việc AD nó không đơn giản chút nào phải ko các bạn!
Tôi lấy một ví dụ: trong QĐ phê duyệt Kế hoạch đấu thầu mà nội dung có ghi: 'Thời gian thực hiện HĐ là 1 năm, hình thức HĐ: trọn gói.'. Vậy theo các bác: khi làm HĐ có ai (với tư cách bên A) dám trọn hình thức HĐ khác không
 

hienthu

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
14/12/08
Bài viết
24
Điểm thành tích
8
Tuổi
40
Bạn xem trong nghị định [FONT=&quot]99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 [/FONT]thử xem.
Không thì bạn xem thử mẫu hợp đồng của bộ xây dựng này nhé
http://www.4shared.com/file/69675320/61daddc5/2414_Cong_van_2508.html
Đọc bài viết các bạn mình thấy các bạn chưa hiểu hết vị trí của hợp đồng.
Tôi xin đề cấp rộng một ty nhé bạn.

Hợp đồng là sự thỏa thuận tối cao của các bên giao kết dựa trên nguyên tắc cơ bản của pháp luật đó là bình đẳng, tự nguyện ...
Hiện nay với nền kinh tế thị trường đa phương, việc giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài rất nhiều, cùng với việc giao kết này buộc hệ thống pháp luật của chúng ta phải có xu hướng điều chỉnh dần để trong quan hệ quốc tế về thương mại hóa được thuận lợi và quốc tế hóa về chuẩn mực.
- Công ước Viên 1980( công ước của liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán, quốc tế) là sự tôn trọng tối cao hợp đồng, chỉ có HĐ, dựa vào HĐ, và quyết định ở hợp đồng.
- Luật dân sự nước ta cũng đã thể hiện rõ nét về sự tôn trọng tối cao các cam kết quy định trong hợp đồng.
-Trong quá trình giải quyết tranh chấp dù ở trọng tài kinh tế hay tòa án cũng phải có sự thỏa thuận trong hợp đồng.
Do vậy, việc xây dựng một hợp đồng là cả một vấn đề hết sức quan trọng, đòi hỏi tính chuyên nghiệp hóa cao.

Trở lại vấn đề của bạn, Bạn muốn gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng thì đâu cần tìm điều luật làm gì, vì chẳng một điều luật nào quan trong hơn sự thỏa thuận "tối cao"của các bên trong hợp đồng và sự thỏa thuận đó không trái, chỉ có một điều lăn tăn là không biết trong hợp đồng đó có nêu điều khoản như sau không:

[Điều .xyr.. Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.
1. Việc hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng chỉ được chấp nhận bằng văn bản và được thực hiện trong các trường hợp sau:a) Thay đổi bản vẽ, thiết kế công nghệ hoặc yêu cầu kỹ thuật đối với trường hợp hàng hóa cung cấp theo hợp đồng mang tính đặc chủng được đặt hàng sản xuất cho riêng chủ đầu tư;
b) Bổ sung hạng mục công việc, hàng hóa hoặc dịch vụ cần thiết ngoài phạm vi công việc quy định trong hợp đồng;
c) Thay đổi phương thức vận chuyển hoặc đóng gói;
d) Thay đổi địa điểm giao hàng;
đ) Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng;
Có gì nữa thì thêm vào
2. Chủ đầu tư và nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết bằng văn bản phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.
Hoặc ít ra cũng phải có điều khoản trong hợp đồng quy định về việc điều chỉnh hay bổ sung hợp đồng.
 
Last edited by a moderator:

Ngocson.qs

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
15/6/09
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Tôi thấy bài viết này có một số vấn đề:

1.

Tác giả thiếu dẫn chứng chứng minh cụ thể. Kết luận có vẻ mơ hồ. Thế nào là "nguyên nhân chủ yếu"?, và việc áp dụng HĐTG có phải là "một trong những nguyên nhân chủ yếu"? Vì sao?

2.

Không đúng! Thường bị tính sai, và thường thừa nhiều hơn thiếu.

3.

Nhà thầu khi lập hồ sơ dự thầu không bị khống chế bởi thông báo giá của tỉnh. Đơn giá vật liệu, ca máy họ đưa ra có thể cao hoặc thấp hơn thông báo giá hoặc đơn giá của tỉnh. Có thể họ phải giả trình với tổ TV chấm thầu, nhưng không ai ép buộc họ phải lấy "đúng như trong sách cả". Chẳng hạn tôi có mỏ đất, nên tôi bỏ giá vật liệu đất thấp, máy móc tôi hết KH nhưng vẫn sử dụng tốt, tôi bỏ giá thấp, còn máy này đắt tiền, hiện đại, tôi cần khấu hao nhanh, nên tôi bỏ giá cao ...

4.

Không đúng! Cái gì nhà thầu làm thêm thì vẫn được thanh toán, nếu đầy đủ thủ tục phát sinh. Cái gì không làm thì phải trừ đi. Điều này có vẻ không hợp lý cho mấy đối với lọai hợp đồng trọn gói, nhưng trong điều kiện TVTK thường tính sai và tính thừa, trong điều kiện trách nhiệm của chủ đầu tư rất mơ hồ, thì các bạn nói là nên trừ hay không nên trừ???

5.



Sự thực 2 biện pháp mà tác giả đưa ra không có gì mới mẻ, trước nay chúng ta vẫn làm thường xuyên. Nhà thầu được quyền tính toán lại khối lượng khi dự thầu, được quyền đưa trình CĐT những khối lượng tính thừa, tính thiếu, và được quyền bổ sung những khối lượng đó. Nhiều CĐT còn đưa ra điều kiện trong hồ sơ mời : "Nếu nhà thầu khi bỏ thầu không kiểm soát được khối lượng thiếu, thì khi trúng thầu nhà thầu phải chịu thiệt khối lượng tính thiếu đó, không được bù".

Thế còn khối lượng thừa? Thường thì nhà thầu lờ đi khối lượng thừa, và thường CĐT không chịu thanh toán khối lượng này kể cả trong trường hợp hợp đồng trọn gói. Nhà thầu vui vẻ chấp nhận, và nghĩ ra mẹo khác: Bỏ thầu giá thấp đối với những khối lượng này để giảm giá thầu, khi nghiệm thu CĐT cắt đi cũng không thiệt hại nhiều!!!

Cái mà theo tôi cần thiết nhất để hợp đồng trọn gói trở về đúng với ý nghĩa của nó, và cũng là để NĐ58 thực thi có hiệu quả nhất, đó là bằng mọi cách phải có chế tài xử lý việc đơn vị TVTK thiếu trách nhiệm tính toán DT sai quá nhiều , cơ quan thẩm định vô trách nhiệm trong công tác thẩm định không phát hiện được, thì lại chưa thấy tác giả bài viết đề cập.

Chỉ có dự toán đúng đắn và tổ TV chấm thầu có trình độ, khách quan công bằng thì mới có hợp đồng trọn gói đúng nghĩa!

Noí chuyện hợp đồng trọn gói đúng nghĩa có khả thi áp dụng trong điều kiện Việt Nam hiện nay hhay không, thì xin các bạn cứ phản biện, nhưng tôi cho là còn lâu!

p/s: Bài tôi viết dài quá mà cá ô để post bài của diẽn đàn lại hơi bé, nên khi viết tôi không hình dung ra được kết cấu bài nó ra thế nào, nếu quá lủng củng thì mong các bạn thông cảm.
trong thông tư 03 và 09 bộ xây dựng có nêu một đoạn : và có tư : ..." nếu có lỡ ký hợp đồng trọn gói "... chứng tỏ nó không hay nho rồi và theo mình nghĩ chỉ ên áp dụng với hợp đồng có giá trị thi công nhỏ, nguồn vốn sẵn có và thời gian thi công ngắn để lỡ có trượt giá thì các thông tư cho phép điều chỉnh tránh phải nhắt đến từ "lỡ "
 

daotuananh2110

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/5/09
Bài viết
121
Điểm thành tích
28
Tuổi
43
tất cả nhà mình hãy xem lại xem HĐ trọn gói áp dụng như thế nào theo Luật đầu thầu, hiện nay đã có NĐ48/2010 của Chính Phủ rồi.
Phải xác định rõ rằng HĐ trọn gói là không được điều chỉnh;
Mình xin gửi mẫu hợp đồng điều chỉnh giá mà đã soạn thảo cho mọi người tham khảo nhé!
 

File đính kèm

  • Hdong goi so II-2 chuan.doc
    201 KB · Đọc: 261

daotuananh2110

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
6/5/09
Bài viết
121
Điểm thành tích
28
Tuổi
43
Mình chưa rõ tác giả bài viết này nhưng đây là một bài viết khá hay về hợp đồng xây dựng hiện nay, các bạn đọc để tham khảo.


Bài này viết quá đúng với thực tế thường gặp. Các bạn nên đọc thật kỹ nhé!:-w
 

quynhcc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/9/10
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
5. Cần mở rộng việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá hoặc hợp đồng giá điều chỉnh đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đối tượng áp dụng các hình thức hợp đồng thuộc loại này đó là các công việc, gói thầu khó khăn trong việc xác định chính xác khối lượng trong bước thiết kế làm căn cứ lập hồ sơ mời thầu như các gói thầu lầm đất, đá trong giao thông, thuỷ lợi hoặc các công việc đóng cọc, ép cọc, khoan cọc nhồi... trong xây dựng dân dụng, công nghiệp. Thực tế các dự án vay vốn ODA thuộc các ngành giao thông, thuỷ lợi các nhà tài trợ cũng có quy chế cho việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định hoặc theo giá điều chỉnh (tương đương với đơn giá trúng thầu hoặc đơn giá trúng thầu được điều chỉnh) còn khối lượng được thanh toán là khối lượng thực tế được nghiệm thu, khối lượng trong hồ sơ mời thầu hoặc trong hợp đồng chỉ là tạm tính. Nếu gói thầu được xác định theo những nguyên tắc, phương pháp đổi mới được quy định trong Nghị định 99/2007 của Chính phủ và Thông tư 05/2007 của Bộ Xây dựng thì việc áp dụng hợp đồng theo đơn giá hoặc giá điều chỉnh là hoàn toàn khả thi với điều kiện thực tế hiện nay của Việt Nam.
 

lelai

Thành viên có triển vọng
Tham gia
2/3/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tuổi
44
Mình đang làm ở Công ty cổ phần xây dựng Tân Hưng Phú Thọ, mình có câu hỏi này muốn mọi người tư vấn giúp?


Công ty mình có 1 hợp đồng xây lắp điện REII, trong HSMT và trong hợp đồng kinh tế có công thức điều chỉnh giá là: P = A + B Im / Io
Trong đó:
- P là hệ số điều chỉnh.
- A và B là các hệ số xác định trong SCC tương ứng với phần được điều chỉnh và không được điều chỉnh trong giá hợp đồng, A = 15%, B=85%;
Im là chỉ số được lấy của cuối tháng trước liền kề với thời điểm hoá đơn được lập (Hoá đơn được hiểu là hoá đơn giá trị gia tăng của Nhà thầu xuất cho Chủ đầu tư)
Io là chỉ số giá cả phổ biến ở thời điểm 28 ngày trước khi mở thầu.
Theo công thức này thì nhà thầu được thanh toán phần điều chỉnh giá cho mỗi đợt thanh toán giai đoạn tương ứng (thời gian thi công trong phạm vi hợp đồng), vậy xin hỏi phần thanh toán điều chỉnh giá cho mỗi đợt thanh toán có phải ký phụ lục hợp đồng cho phần giá trị điều chỉnh giá đó không? nó được quy định của nghị định hay thông tư nào? rất mong nhận được ý kiến đóng góp? Trân trọng cảm ơn!
 

Top