Ban điều hành dự án

truongduybao

Thành viên mới
Tham gia
18/4/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
51
Anh em cho hỏi,
Khi nào thì thành lập: Ban điều hành dự án hoặc tổ điều hành dự án.
Theo mình hiểu: trong một BQLDA thông thường thành lập nhiều tổ điều hành dự án để điều hành các dự án khác nhau. Vậy có thể thành lập 1 tổ điều hành nhiều dự án không?
Ai có mẫu thành lập tổ (ban) điều hành dự án cho mình xin với.
Cám ơn nhiều!
 

longkent123

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
9/3/08
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Website
www.facebook.com
Thành lập theo yêu cầu của hợp đồng hoặc do tính chất gói thầu là cần thiết thì công ty thành lập.
Ko có mẫu mã gì đâu bạn. Việc thành lập là việc của tổ chức phân công.
Ban ĐH hoạt động tương tự như 1 phòng và có quy chế hoạt động riêng do chủ tịch hội đồng quản trị phê duyệt theo yêu cầu của GĐ
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Anh em cho hỏi,
Khi nào thì thành lập: Ban điều hành dự án hoặc tổ điều hành dự án.
Theo mình hiểu: trong một BQLDA thông thường thành lập nhiều tổ điều hành dự án để điều hành các dự án khác nhau. Vậy có thể thành lập 1 tổ điều hành nhiều dự án không?
Ai có mẫu thành lập tổ (ban) điều hành dự án cho mình xin với.
Cám ơn nhiều!
Theo tôi còn tùy thuộc vào tính chất, cấp, nhóm dự án ( công trình ).
Có quy định trong Nghị định 12/2009 như sau:
"Điều 33. Các hình thức quản lý dự án
1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Xây dựng.
2. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án. Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư.
Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng thì chủ đầu tư có thể không lập Ban Quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.
3. Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư.
Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban Quản lý dự án
1. Chủ đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật. Ban Quản lý dự án có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc: từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Việc giao nhiệm vụ và uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban Quản lý dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án.
2. Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền."
Mong rằng quy định trên giải đáp được thắc mắc của bạn đưa ra.
Chúc bạn thành công!
 
Last edited by a moderator:

truongduybao

Thành viên mới
Tham gia
18/4/09
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
51
Cám ơn các bạn,
Mình đưa ra yêu cầu mà thiếu thông tin nên có sự hiều nhầm.
Cụ thể là: Ban quản lý này là BQL chuyên trách (không thuộc các sở hay phòng..), trực thuộc UBND tỉnh, được thành lập để quản lý dự án và làm luôn chức năng chủ đầu tư. ==> Do đó, BQL không thể thành lập 1 BQL "con". (???)
Vậy mình hiểu là: BQL có thể thành lập tổ hoặc ban điều hành dự án thuộc BQL (các dự án nhỏ trong tổng thể và 1 số dự án khác kiêm thêm), có nhiệm vụ theo dõi và quản lý dự án từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc (không như BQL điều hành dự án thuê, chỉ quản lý dự án khi ký hợp đồng ở giai đoạn lập hồ sơ mời thầu).
Mình hiều vậy có đúng không các bạn.
Thanks.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Theo mình đã tiếp xúc nhiều ban QLDA cấp tỉnh cũng như cấp huyện thì người ta không cần thành lập ra ban điều hành cho từng dự án. Giám đốc các BQLDA thường ra quyết định giao việc cho từng nhân viên thực hiện các dự án cụ thể. Trong các BQLDA thì người ta lập ra các bộ phận gọi là phòng chuyên trách để thực hiện một số công việc theo từng lĩnh vực
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Cám ơn các bạn,
Mình đưa ra yêu cầu mà thiếu thông tin nên có sự hiều nhầm.
Cụ thể là: Ban quản lý này là BQL chuyên trách (không thuộc các sở hay phòng..), trực thuộc UBND tỉnh, được thành lập để quản lý dự án và làm luôn chức năng chủ đầu tư. ==> Do đó, BQL không thể thành lập 1 BQL "con". (???)
Vậy mình hiểu là: BQL có thể thành lập tổ hoặc ban điều hành dự án thuộc BQL (các dự án nhỏ trong tổng thể và 1 số dự án khác kiêm thêm), có nhiệm vụ theo dõi và quản lý dự án từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc (không như BQL điều hành dự án thuê, chỉ quản lý dự án khi ký hợp đồng ở giai đoạn lập hồ sơ mời thầu).
Mình hiều vậy có đúng không các bạn.
Thanks.
Quả thực nếu vậy thì cũng khó thật!
Đã là Ban lại còn thành lập ban nào nữa? Khó thật!
Nếu được thì nên thành lập các phòng như: Kỹ thuật, Dự án, Đấu thầu, Giám sát, Kế toán... được thì tốt
Nếu không nghe chừng cũng nan giải? Mong các bác chỉ giáo thêm.
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Theo mình đã tiếp xúc nhiều ban QLDA cấp tỉnh cũng như cấp huyện thì người ta không cần thành lập ra ban điều hành cho từng dự án. Giám đốc các BQLDA thường ra quyết định giao việc cho từng nhân viên thực hiện các dự án cụ thể. Trong các BQLDA thì người ta lập ra các bộ phận gọi là phòng chuyên trách để thực hiện một số công việc theo từng lĩnh vực
Quả đúng như chú nói!
Nhưng liệu giao hết về cho một người quản từ A đến Z liệu có đúng luật không?
Và mỗi người chỉ được bao nhiêu công trình ( dự án )?
Hay là cứ theo hợp đồng, giao việc là phải làm?
Người sử dụng lao động không cần biết "đã giao cho ông là ông phải làm"?
Nếu thành lập các bộ phận thì hồ sơ quản thế nào? Một người quản thì tập trung, nhiều thì khi cần thì loạn hết cả lên.
Bộ phận nào chịu trách nhiệm chính đây? Nếu 1 người thì không thể đổ cho ai được ( một mình làm mình chịu).
Khó thật!
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Quả đúng như chú nói!
Nhưng liệu giao hết về cho một người quản từ A đến Z liệu có đúng luật không?
Và mỗi người chỉ được bao nhiêu công trình ( dự án )?
Hay là cứ theo hợp đồng, giao việc là phải làm?
Người sử dụng lao động không cần biết "đã giao cho ông là ông phải làm"?
Nếu thành lập các bộ phận thì hồ sơ quản thế nào? Một người quản thì tập trung, nhiều thì khi cần thì loạn hết cả lên.
Bộ phận nào chịu trách nhiệm chính đây? Nếu 1 người thì không thể đổ cho ai được ( một mình làm mình chịu).
Khó thật!
Thứ nhất: không phải giao cho một người từ A-z mà chỉ từ A-..G, người khác có thể từ G-Z, tùy theo chức năng, năng lực
Thứ 2, các phòng sẽ phải luân chuyển hồ sơ, việc này cũng bình thường thôi
Thứ 3, bộ phận nào cũng sẽ chịu trách nhiệm chính theo chức năng nhiệm vụ
VD: ở 1 BQLDA cấp huyện em được biết có 2 bộ phận chính là phòng GPMB và phòng kế hoạch kỹ thuật (như vậy là rõ về chức năng nhé)
trong phòng kế hoạch kỹ thuật lại phân các bộ phận: tổ đấu thầu, tổ thẩm định, tổ giám sát,...
Nhân sự bộ phận nào thì sẽ làm công việc tương ứng ở bộ phận đó, hồ sơ để lưu chung nhưng bộ phận nào thì quản lý hồ sơ bộ phận đó
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top