Ban Quản lý DA hàng ngày thực hiện việc gì ?

  • Khởi xướng Cairong
  • Ngày gửi
C

Cairong

Guest
Vì tìm kiếm và lọc thông tin lâu quá nên mong các chỉ giúp cho một số điểm chính trong việc theo dõi, quản lý DA hàng ngày. Chúng tôi triển khai DA xây trụ sở, đã có thuê TV giám sát, và sẽ ký HĐ thuê 1 đ/c KT đại diện cho bên A. Tuy vậy BQLDA vẫn còn một vài đồng chí. Vậy theo các bác hàng ngày phân công các đ/c đó làm gì cho phù hợp công việc quản lý của BQLDA ? Có tài liệu nào đề cập đến các việc này ?
 
H

Hugolina

Guest
Thế trong quyết định thành lập, Chủ đầu tư giao các bác làm những việc gì? Nếu đối chiếu các công việc cần làm, thấy đã phân công phân nhiệm đủ hết rồi, mà vẫn thừa người, thì có khả năng các bác tính thừa biên chế . Chứ bên bọn tôi, chạy như cờ mà việc vẫn ngập đầu.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Thế trong quyết định thành lập, Chủ đầu tư giao các bác làm những việc gì? Nếu đối chiếu các công việc cần làm, thấy đã phân công phân nhiệm đủ hết rồi, mà vẫn thừa người, thì có khả năng các bác tính thừa biên chế . Chứ bên bọn tôi, chạy như cờ mà việc vẫn ngập đầu.

Thường trong quyết định thành lập ban quản lý dự án 1 công trình không nói cụ thể công việc của ban đó. Nhưng Ban quản lý dự án (kết hợp giữa kỹ thuật A,B) phải quán xuyến toàn bộ các côg việc trên xãy ra trên công trường, cũng như những sự cố, vướng mắc mà công trường gặp phải.
Ban quản lý DA phải có báo cáo thường xuyên tình hình trên công trường, công trình với người quyết định đầu tư.
Mong các bác đóng góp ý kiến thêm!
 
C

Cairong

Guest
Thế trong quyết định thành lập, Chủ đầu tư giao các bác làm những việc gì? Nếu đối chiếu các công việc cần làm, thấy đã phân công phân nhiệm đủ hết rồi, mà vẫn thừa người, thì có khả năng các bác tính thừa biên chế . Chứ bên bọn tôi, chạy như cờ mà việc vẫn ngập đầu.

Chính là đang tìm nội dung công việc cần phải làm để giao cho các đ/c đó mà ?
Tất nhiên là trung gian của CĐT và B. Tuy nhiên ko xác định rõ công việc thì dễ đi chơi hoặc ko biết làm gì bác ạ
 
T

td.bitexco

Guest
Ban QLDA làm gì?

Vì tìm kiếm và lọc thông tin lâu quá nên mong các chỉ giúp cho một số điểm chính trong việc theo dõi, quản lý DA hàng ngày. Chúng tôi triển khai DA xây trụ sở, đã có thuê TV giám sát, và sẽ ký HĐ thuê 1 đ/c KT đại diện cho bên A. Tuy vậy BQLDA vẫn còn một vài đồng chí. Vậy theo các bác hàng ngày phân công các đ/c đó làm gì cho phù hợp công việc quản lý của BQLDA ? Có tài liệu nào đề cập đến các việc này ?

Câu hỏi này của bạn đặt ra chả khác gì để làm nhà ta phải thực hiện các bước như thế nào!!. Mời bạn nghiên cứu lại Luật xây dựng, các NĐ, TT, QĐ liên quan về quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình, trong đó lưu ý đến nội dung đề cập tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 02/2007/TT-BXD NGÀY 14 THÁNG 02 NĂM 2007 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ: LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH; GIẤY PHÉP XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 16/2005/NĐ-CP NGÀY 07/02/2005 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 112/2006/NĐ-CP NGÀY 29/9/2006 CỦA CHÍNH PHỦ.
Qua đó có thể thấy rằng việc làm thường xuyên hàng ngày của BQLDA là rất đa dạng và bao trùm nhiều công đoạn, ngoài việc giám sát công tác thực hiện của nhà thầu về mọi mặt còn phải chuẩn bị các thủ tục thanh toán, nghiệm thu, giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có), xử lý các báo cáo của tư vấn, của nhà thầu... Quan hệ với các ban ngành, cơ quan hữu quan có liên quan (tại địa phương xây dựng công trình và các cơ quan chủ quản, liên quan tới việc xây dựng, phê duyệt dự án .v.v...).
Các bạn khác cho ý kiến bổ sung thêm.
 
M

Mai Van Cuong

Guest
Tôi đang làm ở BQL dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên. Qua những quan sát và công việc thực hiện, tôi thấy rằng một số công việc chính mà các cán bộ BQLDA cần chú tâm:
- Đôn đốc và kết hợp với tư vấn để lập và phê duyệt tổng mức đầu tư.
- Giải quyết các công việc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho việc lập kế hoạch đấu thầu, mời thầu, đánh giá kết quả đấu thầu.
- Chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để thương thảo và ký kết các hợp đồng với các nhà thầu.
- Lo các công việc liên quan đến hoàn thiện hồ sơ thiết kế, lập tổng dự toán và các dự toán chi tiết cho dự án (đôn đốc tư vấn, lo hồ sơ, tài liệu, sát sao công việc lập dự toán).
- Chuẩn bị kế hoạch sản lượng hàng tháng (kế hoạch công việc thực hiện, hạng mục thực hiện), trên cơ sở kế hoạch sản lượng lập được kế hoạch giải ngân để đăng ký với Ngân hàng để bố trí vốn cho dự án.
- Nghiệm thu khối lượng hoàn thành và thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành cho Nhà thầu.
- Đặc biệt là đối với dự án lớn không có định mức, đơn giá cho nhiều công tác thì phải tổ chức thuê tư vấn lập bộ đơn giá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt áp dụng cho công trình (đối với dự án xi măng Thái Nguyên, BQLDA ký hợp đồng với Viện Kinh tế xây dựng để xây dựng bộ đơn giá công trình, phòng Giá xây dựng chủ trì thực hiện). Khâu này ban đầu không được chúng tôi quan tâm đúng mức. Nhưng đến giờ mọi người đều nhận thấy rằng đây là một trong những khâu quan trọng nhất. Nếu làm dự án thì phải quan tâm đến đầu tiên vì đây là điểm nút để giải quyết mọi khâu khác.
- Đối với dự án của chúng tôi, do có quyết định ưu đãi đầu tư của Chính phủ nên được miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, cán bộ BQL còn phải lo các thủ tục để được miễn giảm các khoản thuế này. Để làm các thủ tục này phải qua Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương (Bộ chủ quản), Tổng cục thuế và Tổng cục Hải Quan.
Ngoài ra còn rất nhiều việc không tên nữa, công việc nào cũng vất vả, đến lúc bạn sẽ cảm thấy bao nhiêu người cũng thiếu.
 
Last edited by a moderator:

stock_pnt

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/1/08
Bài viết
28
Điểm thành tích
6
Ban quản lý làm những nội dung công việc gì thì theo nhiệm vụ của chủ đầu tư giao. Sau khi phê duyệt dự án,chủ đầu tư sẽ thành lập ban quản lý dự án kèm theo các nhiệm vụ cụ thể hoặc nhiệm vụ đã được phân giao luôn trong quyết định phê duyệt dự án.Thông thường, chủ đầu tư chỉ giao một số nhiệm vụ :

1.Quản lý vốn
2.Quản lý chất lượng xây dựng và tiến độ thi công tại hiện trường

Theo đó, BQLDA chỉ làm nhiệm vụ quản lý chất lượng và tiến độ thi công xây dựng (thông qua tư vấn giám sát hoặc tự giám sát); quản lý vốn (nghiệm thu, thanh toán và xử lý các phát sinh nếu có)...

Trước đây, bọn mình là Ban QLDA, được Bộ giao cho quản lý vốn, chất lượng và tiến độ...tất cả mọt việc đều phải báo cáo , trình bẩm Bộ trước khi triển khai thực hiện. Nội dung các công việc thường gồm ;

1.Giải phóng mặt bằng -> Giao địa phương
2.Tổ chức đấu thầu : Ban lập hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu, giá gói thầu...trình Bộ duyệt, tổ chức đấu thầu, đánh giá HSDT và trình Bộ duyệt kết quả, Ban ký hợp đồng triển khai, tất cả các phát sinh dù nhỏ cũng phải báo cáo và được Bộ đồng ý mới được triển khai, và phải trình Bộ duyệt điều chỉnh bổ sung kết quả đấu thầu sau đso ký phụ lục bổ sung điều chỉnh hợp đồng.
3.Nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành, nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng...trình Bộ để tổ chức nghiệm thu bàn giao...
4.Lập báo cáo quyết toán dự án.
5.hết.
 

huongtl

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
11/10/07
Bài viết
218
Điểm thành tích
28
Tuổi
43
Kết một câu thế này: "Ban quản lý có nhiều loại còn nhiệm vụ của Ban quản lý dự án thì do Chủ đầu tư giao. Giao việc gì làm việc đó". Tất nhiên ứng với các nhiệm vụ thì là các quyền hạn để thực hiện được nhiệm vụ đó.
Mình nghĩ vậy --> các bác có gì hơn cứ biểu quyết.
 
H

haodo2002

Guest
Vì tìm kiếm và lọc thông tin lâu quá nên mong các chỉ giúp cho một số điểm chính trong việc theo dõi, quản lý DA hàng ngày. Chúng tôi triển khai DA xây trụ sở, đã có thuê TV giám sát, và sẽ ký HĐ thuê 1 đ/c KT đại diện cho bên A. Tuy vậy BQLDA vẫn còn một vài đồng chí. Vậy theo các bác hàng ngày phân công các đ/c đó làm gì cho phù hợp công việc quản lý của BQLDA ? Có tài liệu nào đề cập đến các việc này ?

Câu hỏi này thật buồn cười. Để có câu trả lời, thì đồng chí nên tham khảo mấy câu hỏi này nhé:
1. Chỗ đồng chí, thành lập ra Ban QLDA để làm gì?
2. Ban QLDA chỗ đ/c là quản lý dự án ĐTXD, vậy có năng lực đảm bảo theo các quy định hiện hành không?
3. Giám đốc/Trưởng Ban QLDA có năng lực phù hợp không? có kinh nghiệm gì liên quan đến ĐTXDCB không?
......
Nếu thừa cán bộ, thì nên giảm bớt, chỉ giữ lại số lượng cần và đủ, để có điều kiện tăng lương, thu nhập, bồi dưỡng...cho cán bộ QLDA (do chi phí QLDA đã xác định, vì vậy ít người, tiến độ nhanh, hoàn thành sớm...thì càng dễ thở. Nhiều người, chậm tiến độ....thì càng ngày càng móm, tiền đâu ra mà tiêu, mà chi lương mới thưởng.)
Nếu chưa xác định được cụ thể nhiệm vụ của Ban QLDA, thì không thể xácđịnh được nhiệm vụ, công việc của các thành viên.
Thế nên, chỗ đ/c thành lập ra Ban QLDA, mà các thành viên không biết phải làm gì, thì tôi thấy buồn cười quá (buồn nhất là dành cho cái ông ký QĐ thành lập Ban, buồn nhì là cái ông lãnh chức Trưởng Ban).
 

nqhuy2907

Thành viên có triển vọng
Tham gia
26/4/08
Bài viết
9
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Ban QLDA có 2 loại.
I. Ban QLDA 1 công trình nào đó, làm xong thì giải tán.
II. Ban QLDA chuyên nghiệp.
Thì đồng thời 1 lúc quản lý nhiều dự án.
Các việc cần làm:
1. Xếp trưởng chạy làm sao có dự án, công trình về cho anh em làm.
2. Có được chủ trương thì anh em bắt đầu tiến hành làm: Khảo sát, thiết kế cơ, đền bù GPMB, tổ chức đấu thầu thi công, giải quyết vướng mắc trong đền bù, Thi công, giám sát thi công đến khi hoàn thành thì bàn giao đưa vào sử dụng.
Để làm được thì nghiên cứu kỹ Luật, TT, NĐ như các bác trên Diễn đàn đã đề cập.
 
M

minhtuong

Guest
Câu hỏi này thật buồn cười. Để có câu trả lời, thì đồng chí nên tham khảo mấy câu hỏi này nhé:
1. Chỗ đồng chí, thành lập ra Ban QLDA để làm gì?
2. Ban QLDA chỗ đ/c là quản lý dự án ĐTXD, vậy có năng lực đảm bảo theo các quy định hiện hành không?
3. Giám đốc/Trưởng Ban QLDA có năng lực phù hợp không? có kinh nghiệm gì liên quan đến ĐTXDCB không?
......
Nếu thừa cán bộ, thì nên giảm bớt, chỉ giữ lại số lượng cần và đủ, để có điều kiện tăng lương, thu nhập, bồi dưỡng...cho cán bộ QLDA (do chi phí QLDA đã xác định, vì vậy ít người, tiến độ nhanh, hoàn thành sớm...thì càng dễ thở. Nhiều người, chậm tiến độ....thì càng ngày càng móm, tiền đâu ra mà tiêu, mà chi lương mới thưởng.)
Nếu chưa xác định được cụ thể nhiệm vụ của Ban QLDA, thì không thể xácđịnh được nhiệm vụ, công việc của các thành viên.
Thế nên, chỗ đ/c thành lập ra Ban QLDA, mà các thành viên không biết phải làm gì, thì tôi thấy buồn cười quá (buồn nhất là dành cho cái ông ký QĐ thành lập Ban, buồn nhì là cái ông lãnh chức Trưởng Ban).

Mình thấy chẳng buồn cười tí nào cả. Đây là vấn đề thấy mãi, cười nhiều rồi, giờ không cười được nữa.:))
 

thunder

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/2/08
Bài viết
18
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
chu de nay hay that!
em cung doc va nghien cuu tai lieu roai nhung cac bac co bac nao co ngay mau quyet dinh va to giao nhiem vu cho ban quan ly thi cho em xin voi nhu the co le xe re cho em hon
em xin chan thanh cam on
 
T

tieubao2006

Guest
Chao ban! Mình cũng đang làm việc ở BQLDA, mình có ý kiến như thế này bạn tham khảo thử xem:
QLDA 1 công trình gồm có 3 giai đoạn chính nên bạn cũng có thể bố trí người theo dõi dự án theo từng giai đoạn của công trình (nếu chỉ thực hiện 1 dự án) hoặc chia nhỏ các bộ phận (nếu qlý nhiều dự án khác nhau):
1. Quản lý về kế hoạch (Giai đoạn chuẩn bị dự án):
- Ký HĐ và theo dõi tiến độ tư vấn
- Làm các thủ tục trình CĐT phê duyệt dự án, KHĐT
- Thực hiện các công tác về đền bù GPMB (nếu có)
- Tổ chức đấu thầu xây lắp, thiết bị
- Ký các HĐ xây lắp, giám sát
- Thực hiện một số công việc hành chính khác: tạm ứng, quyết toán HĐ Tư vấn, giám sát....
2. Quản lý về kỹ thuật (Giai đoạn thực hiện dự án)
- Theo dõi tiến độ thi công công trình và việc thực hiện HĐ TVGS
- Phối hợp cùng TVGS để giải quyết các vướng mắc, phát sinh và trình CĐT phê duyệt
- Ký các Biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công....
3. Quản lý về tài chính (Giai đoạn kết thúc dự án)
- Tập hợp các tài liệu để làm công tác quyết toán
Trên đây chỉ là cái sườn của việc qlý dự án để bạn có thể hình dung qua về công việc còn chi tiết của công việc QLDA rất phức tạp bạn cần phải tham khảo thêm các thông tư, nghị định hướng dẫn nhé.
 

chi dinh thau

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/1/08
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Tuổi
48
Cho tôi hỏi : Chủ đầu tư thuê tư vấn QLDA. Trong trường hợp này tư vấn QLDA có được thay mặt CĐT ký các văn bản thuộc thẩm quyền của CĐT để trình duyệt hồ sơ không ? Hay chỉ báo cáo đề xuất CĐT ký các văn bản này
 
G

goldenfish

Guest
Cho tôi hỏi : Chủ đầu tư thuê tư vấn QLDA. Trong trường hợp này tư vấn QLDA có được thay mặt CĐT ký các văn bản thuộc thẩm quyền của CĐT để trình duyệt hồ sơ không ? Hay chỉ báo cáo đề xuất CĐT ký các văn bản này
Theo mình thì không. Vẫn là Tư Vấn làm, ký vào rồi trình lên Chủ Đầu Tư/ban Quản Lý rồi Chủ Đầu Tư/ban Quản Lý trình duyệt. Tư Vấn mà ký trực tiếp, trình trực tiếp thì nhiều cái nguy lắm.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Cho tôi hỏi : Chủ đầu tư thuê tư vấn QLDA. Trong trường hợp này tư vấn QLDA có được thay mặt CĐT ký các văn bản thuộc thẩm quyền của CĐT để trình duyệt hồ sơ không ? Hay chỉ báo cáo đề xuất CĐT ký các văn bản này

Bạn xem tại điều 37 của nghị định 16/2005/NĐ-CP của chính phủ!
Điều 37. Nhiệm vụ của chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án
1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn tư vấn quản lý dự án. Tổ chức tư vấn được lựa chọn phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Tổ chức tư vấn phải là tổ chức tư vấn độc lập.
2. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong trường hợp thuê tư vấn tổ chức quản lý dự án:
a) Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án;
b) Ký thanh toán cho nhà thầu theo yêu cầu của tư vấn quản lý dự án;
c) Tạo mọi điều kiện cho hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý dự án;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại khi thông đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án hoặc nhà thầu làm thất thoát vốn đầu tư.
3. Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn quản lý dự án:
a) Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư phê duyệt;
b) Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn lựa chọn nhà thầu;
c) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực;
d) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết; tư vấn quản lý dự án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính chính xác, hợp lý của giá trị thanh toán;
đ) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của dự án;
e) Nghiệm thu, bàn giao công trình;
g) Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
Tuỳ điều kiện của dự án, chủ đầu tư có thể giao các nhiệm vụ khác cho tư vấn quản lý dự án và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng.
4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý dự án tại công trường xây dựng.

Thân chào bạn!
 

lechi

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
29/2/08
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Tuổi
38
Website
www.constrexim1.com
Theo mình thì công việc của một ban có thể chia theo nhóm như thế này:
1. Trưởng ban là phụ trách chung
2. Phó ban để có thế khi trưởng ban vắng sẽ làm thay (có cũng được mà không cũng được)
3. Kế toán:tính lương, mua vật tư, kê khai thuế (nếu ít việc thì chắc chỉ cần 1 người là đủ)
4. Kỹ thuật: Quản lý chung, giám sát, vẽ vời và tính toán số liệu khi cần
5. Dự toán: để kiểm tra giá cả và có thể làm tiến độ, kế hoạch luôn
6. Hành chính: cho chân chạy giấy tờ các ban ngành và quản lý anh em trong ban, cái này thì nếu Ban nhỏ thì bố trí 1 người là Ok, vì khi cần dự toán có thể làm thay cho hành chính (Chứ hành chính thì chắc không thể thay cho dự toán được,hehe)
7. Bảo vệ
8. Cấp dưỡng
9. Lái xe
Còn số lượng thì thuỳ vào Ban lớn hay bé. Nhưng chủ yếu là phải xác định đâu là bộ phận quan trọng, có ý nghĩa và khó thay thế cho nhau. Có như vậy mới đưa ra mức lương hợp lý và cũng không để tình trạng người ở phòng này soi phòng kia rồi so sánh lương mà gây ra tâm lý làm hời hợt (điều này hoàn toàn có thể xảy ra!). Khi đã phân công rõ ràng thì gắn cho họ cái trách nhiệm và cả quyền lợi. Tức là ko bị hạn chế về mặt thời gian, nên nếu bộ phận nào làm tốt và nhanh thì họ có nhiều thời gian nghỉ, là hợp lý. Không thể cứ thấy họ chơi mà bảo họ ít việc được! Việc đã phân công thì cứ thế mà làm, làm xong chưa có việc thì chơi!hehe
 

Top